Nguồn
Khoahoc.net
Xác Ướp Gần 400 Năm ở Việt Nam
Năm
1639, ở chùa Đậu, thuộc quận Thường Tín, Tỉnh Hà Tây miền
bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 50 cây số về hướng nam, có
một vị sư trụ tŕ tục danh Vũ Khắc Minh. Theo truyền thuyết,
một hôm sư quyết định nhập niết bàn bằng phương pháp thiền
định 100 ngày, trong thời gian ấy sư yêu cầu tăng chúng
không được lai văng vào nơi sư tọa thiền. Ba tháng mười ngày
sau, khi mở cửa thiền đường chư tăng mới hay sư đă viên tịch
tự bao giờ nhưng nhục thân dù không hề bị thối rửa mà lại
c̣n tỏa hương thơm. Các tăng bọc xác sư bằng giấy bạc rồi
sơn phủ bên ngoài bằng một loại dầu sơn mài. Sau đó sư được
lồng kiếng và đặt trên một bệ thờ trong chính điện. Từ đó
đến nay vị sư vẫn nguyên vẹn h́nh hài tuy có vài vết nứt
xuất hiện ở phần đầu và hai chân.
Ngoài những điều ghi nhận được từ các truyền
thuyết, các khoa học gia vẫn chưa lư giải được do đâu mà
nhục thân của sư vẫn không bị phân hủy. Suốt mười năm nghiên
cứu, họ không t́m thấy một chứng tích ǵ cho thấy vị sư đă
được tẩm ướp để ǵn giữ được lâu đời theo những phương pháp
ướp xác thông thường. Các khoa học gia chỉ tạm kết luận là
xác thân của vị sư đă tự khô…một cách tuyệt mỹ bởi tất cả cơ
quan nội tạng vẫn c̣n nguyên bên trong cơ thể. Mọi thứ đều
khô toàn hăo đến độ trọng lượng chung gồm xương cốt và các
cơ quan nội tạng nay chỉ nặng chừng 7 kg.
Trong Chùa Đậu, ngoài vị sư Vũ Khắc Minh, c̣n có
thêm xác ướp của vị sư khác tên là Vũ Khắc Trường. Hai ông
vốn là chú và cháu thuở sinh tiền, đều lần lượt trụ tŕ chùa
vào giữa và cuối thế kỷ thứ Mười Bảy. Họ có pháp danh là Từ
Đạo Chân và Từ Đạo Tâm. Cả hai đều viên tịch trong thế liên
sen tọa và nhục thân vẫn c̣n măi đến ngày nay. Thời gian và
khí hậu ẩm thấp ở miền Bắc tuy thế cũng đă phần nào gây hư
hại lên nhục thân hai vị. Xác của sư Vũ Khắc Trường có một
lỗ lớn ở ngực, nhiều vết nứt ở bụng, và lung lay ở ngón tay
cùng chỗ xương sống. Như đă đề cập ở trên, các nhà khoa học
ở Việt Nam đang ráo riết phục hồi những hư hỏng nếu không
mùa mưa sắp đến có thể gây cho tượng đổ sụp.
Tượng của sư Vũ Khắc Minh trong lồng kính.
Năm
1983, nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cương cùng các cộng sự
viên đă cho di dời hai tượng về Hà Nội để rọi quang tuyến và
làm các thử nghiệm khoa học. Qua các tài liệu về kỹ thuật
ướp xác, ba điều kiện ắt có và đủ để thực hiện được việc này
là: tẩm ướp xác bằng thuốc, lấy hết năo trên đầu, và moi hết
tim gan phèo phổi trong bụng. Thế mà các thử nghiệm khoa học
không cho thấy có chứng tích nào của các dược liệu dùng ướp
xác, ảnh chụp quang tuyến cho thấy năo bộ vẫn y nguyên, cả
các cơ quan trong bụng cũng thế. Điều làm kinh ngạc và không
thể giải thích được đối với các nhà khoa học ngày nay là tuy
nguyên vẹn nhưng chỉ nặng 7 ki lô và không hư hại với thời
gian.
Hiện nay các khoa học gia phải ra tay để bảo tồn
cho xác ướp của sư Vũ Khắc Minh được trường tồn và ngăn
không cho những loại siêu vi xâm nhập, họ phải túc trực làm
việc ngay tại chùa, không dám di chuyển tượng đi nơi khác.
Những đường nứt được bồi lại cùng với loại dầu sơn mài họ
lấy mẫu từ trên xác ướp.
Theo lời kể lại rằng vào năm 1947 quân Pháp đốt
phá chùa gây hư hại nặng khiến dân làng địa phương phải tạm
dời hai tượng đến một nơi gần đó để thờ tự. Cùng năm ấy sông
Hồng bị vở đê, hai tượng bị nước cuốn đi mất. Đến khi t́m
lại được th́ chỉ tượng của Vũ Khắc Minh là không hề hấn ǵ,
tượng của Vũ Khắc Trường v́ hư hỏng nên được bồi lại bằng
cát trộn với vôi và mật ong.
Chùa Đậu
Vị sư trụ tŕ hiện nay cho biết sự nguyên vẹn
của nhục thân vị sư tiền nhiệm đối với thời gian là minh
chứng cho thấy với tấm thân tạm bợ con người có thể đạt đến
cảnh giới cao hơn nếu biết tu chứng theo lời Phật dạy. Cũng
theo lời các vị cao tăng cùng các nhà khảo cổ Việt Nam, năo
và các cơ quan nội tạng tuy là những thứ dễ bị lên mốc và
thối rửa nhưng dưới mắt người có niềm tin tôn giáo, nhất là
Phật Giáo, hai vị sư này trong khi hành thiền đă đạt đến mức
đại định, lửa Tam Muội giúp đốt sạch nhục thân và các tế bào
sống khiến những phần mềm trong cơ thể tuy c̣n nhưng đă bị
đốt khô hết rồi.
Nếu lịch sử dừng ở đây th́ hẳn Chùa Đậu chỉ vang
danh với hai pho tượng vô giá, vốn là một niềm tự hào cho
dân tộc Việt nói chung và Phật Giáo VN nói riêng. Nhưng
không, chưa hết đâu, nhân loại khắp thế giới, nhất là giới
khoa học đang nôn nóng hướng mắt về Chùa Đậu v́ lo lắng cho
t́nh trạng của hai pho tượng mà Việt Nam nâng lên hàng báu
vật quốc gia. Hai pho tượng đang tiếp tục suy đồi mà bàn tay
khoa học chưa ngăn chận được. Nguyên nhân do nơi đâu? Thiên
tai, hỏa hoạn hay ô nhiễm môi sinh? Hay hai pho tượng vẫn
‘sống’ với ước nguyện chỉ tồn tại đến hơn 300 năm? Vấn đề
không c̣n là tài chánh. Sau thời gian báo động ban đầu, thế
giới thi nhau đổ tiền vào cứu giúp v́ với họ đây cũng là di
sản của thế giới nữa. Vấn đề là chưa t́m ra được nguyên nhân
để mà chận đứng. Tháng bảy năm rồi, Pḥng Dịch Vụ Văn Hóa và
Thông Tin Tỉnh Hà Tây có triệu tập một hội nghị ở Chùa Đậu
với hy vọng thu thập được những ư kiến khoa học xây dựng;
nhưng tiếc thay đă không ghi nhận được một kết quả nào cụ
thể. Tưởng cũng cần nhắc lại, cách đây ba năm, kẻ gian lẻn
vào chùa định cướp đi pho tượng, bị phát giác đă đâm chết
một tăng sĩ trẻ tuổi rồi chạy thoát.
Hiện ở Việt Nam, người ta được biết có đến 5 pho
tượng (từ người sống), dĩ nhiên tất cả đều là nhục thân của
các cao tăng Phật Giáo. Ngoài hai vị nêu trên c̣n có tượng
của Từ Cao Hạnh ở Chùa Thầy cũng thuộc Tỉnh Hà Tây, Chuyết
Chuyết ở Chùa Phật Tích, Bắc Ninh và Như Trí của Chùa Tiêu.
Sư Như Trí tịch năm 1723 hiện nhục thân được thờ
ở Chùa Tiêu, thuộc Tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội vài chục cây
số về hướng bắc. Cũng tư thế liên hoa tọa, các cơ quan trong
cơ thể vẫn c̣n nguyên. Tượng của vị sư này cũng đang trong
t́nh trạng suy đồi, hai cánh tay bị rớt khỏi cơ thể từ chỗ
khớp ở cùi chơ.
Những chuyên gia lo phục chế pho tượng đă ngạc
nhiên v́ t́m thấy dưới lớp sơn mài đầu tiên là một tấm đồng
dài 65 cm và rộng 22 cm dùng để chống phần lưng của pho
tượng. Đây là lần đầu tiên họ t́m thấy một kỹ thuật tương tự
được dùng tại Việt Nam.
Tượng sư Như Trí ở Chùa Tiêu, Bắc Ninh
Qua nghiên cứu, người ta được biết lúc sinh thời
ông là một người cao 1m65, và viên tịch ở tuổi từ 45 đến 50.
Ngày nay tượng cân nặng 34 kg, chiều cao ở thế ngồi là 78,5
cm; hiện được lưu trữ trong lồng kính có bơm chất nitrogen.
Tượng được phát hiện cách đây 30 năm, v́ trong
thời chiến tranh nên không được bảo quản đúng mức. Kể từ năm
2002, sau cuộc thăm viếng của các cao tăng thuộc hai chùa
Trúc Lâm và Yên Tử, tượng được phục chế và được đem trưng
bày cho công chúng vào xem.
|