CHIẾN THẮNG XUÂN KỶ DẬU (1789) VÀ VUA QUANG
TRUNG
DƯƠNG HUỆ ANH
Suốt hai trăm năm nay, cứ đến mùa Xuân, trong
khi hưởng thú vui ngày Tết, người ta không quên nhắc đến chiến thắng lịch sử
Kỷ Dậu (1789) với Vua Quang Trung, một trong những anh hùng dân tộc.
Theo tư liệu đă phổ biến, như Việt Nam Sử Lược
của Trần trọng Kim.. mùa xuân Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn do Vua Quang Trung
cầm đầu đă bất ngờ tiến đánh phá tan 20 vạn quân Thanh của Tôn sĩ Nghị, lúc
đó đang trấn giữ miền Bắc để bảo vệ triều đ́nh Lê chiêu Thống. Dù cho số
quân Thanh có thể ít hơn, v́ không có thống kê rơ ràng, nhưng chiến thắng
lẫy lừng này chưa ai dám phủ nhận.
Gần đây, ông Nguyễn gia Kiểng, trong cuốn Tổ
Quốc Ăn Năn (?)đă viết một bài, bằng những suy luận riêng,-với dẫn chứng vu
vơ- thâm ư có lẽ muốn làm giảm giá trị chiến thắng này cùng vai tṛ của Vua
Quang Trung.
Đây là luận cứ của ông Nguyễn gia Kiểng, từ
trang 155 sách đă dẫn:
“-..Thực ra các tài liệu của nhà Thanh (?)cho
thấy một cách rất rơ ràng là vua Càn Long không có ư định đánh chiếm nước ta.
Không những thế vua.. c̣n cấm Tôn sĩ Nghị giao chiến... ư đồ của họ chỉ là
dọa để Nguyễn Huệ thần phục nhà Lê..( hay) giúp Lê Chiêu Thống có thanh thế
.. để chia đất với Nguyên Huệ mà thôi!
-..Con số hai chục vạn quân Thanh cũng rất sai
sự thực. Tôn Sĩ Nghị sang bằng đưồng bộ, mà đường bộ th́ bị vách núi dầy đặc
ngăn cách không thể di chuyển một số quân khổng lồ như vậy.
-..Thành phố Hà Nội hồi đó có bao nhiêu dân cư?
.. hai chục ngàn là cùng... Các tài liệu c̣n giữ lại (?)chỉ nói quân Thanh
đóng đồn ở vài làng nhỏ cạnh Hà Nội.
Về tư liệu, NGK dẫn chứng giáo sư Đài Loan
Tưởng Quân Chương,-đă dựa vào tài liệu của Thanh triều (?)-nói rằng:”Tôn Sĩ
Nghị đă đem sáu ngàn kỵ binh sang Việt Nam để phô trương thanh thế và làm lễ
thụ (hay tấn?) phong cho Lê Chiêu Thống, nhưng đă bị Nguyễn Huệ đánh bất ngờ,
thua chạy..” Con số này theo tôi (NGK) là hợp lư. Tôi chưa thấy sử gia nào
bác bỏ sự kiện của ông Tưởng..”
Tư liệu khác mà NGK dẫn ra là:” Hoàng Lê Nhất
Thống Chí”- HLNTC-một tiểu thuyết lịch sử?- mà phủ đầu NGK đă gán cho là”một
cuốn sách khá thuận cho Tây Sơn”. Theo sách này, (lời NGK) th́ tướng Tây Sơn,
Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhiệm bàn với nhau rằng đánh quân Thanh không được v́
dân chúng Bắc Hà ủng hộ quân Thanh và ghét Tây Sơn..( Đây cũng là một sự
kiện rất quan trọng chứng tỏ dân chúng không ngưỡng mộ Nguyễn Huệ như một số
tác giả viết- Lời NGK).
Tư liệu khác nữa mà NGK dựa vào là thư từ của
nhóm giáo sĩ ngoại quốc có mặt ở đó (thuộc Mission apostolique en Extrême
Orient), theo đấy, họ tỏ ư bênh vực nhà Tây Sơn..( v́) Tây Sơn không để ư
đến tôn giáo. Theo một giáo sĩ mô tả lại trận Ngọc Hồi (Đống Đa), th́ không
thể(gọi) là lớn được. NGK cũng đưa ra vài sự kiện, trích trong HLNTC.. rồi
kết luận:” những dữ kiện này chứng tỏ trận Đống Đa chỉ là một trận nhỏ.”
Rồi NGK c̣n suy luận “ trong số quân Thanh kéo
nhau qua sông, bị xập cầu chết, có nhiều Hoa kiều.. v́ họ chạy bộ- “ có lẽ
để phù hợp với số 6 ngàn kỵ binh của ông Tưởng Quân Chương đưa ra.
Về thân thế anh em vua Quang Trung, NGHK dựa
vào HLNTC cho rằng ông là con Hồ Phi Phúc, thuộc giới giầu có, không phải
xuất thân nông dân áo vải như Việt Nam Sử Lược viết, (mà NGK cho là Trần
Trọng Kim cũng dựa theo HLNTC nhưng thêm bớt có lợi cho nhà Tây Sơn).
Theo ư NGK, “ba anh em Nhạc, Lữ, và Huệ lớn lên
đi ăn cướp... Ba anh em liên kết với hai đám cướp biển người Trung Hoa là
Tập Dinh và Lư Tài và cùng chiêu mộ nhiều người Thượng.” NGK cũng giải thích
lư do các tướng Tây Sơn đều được gọi là đô đốc, v́ quân họ do đám cướp biển
huấn luyện.
Cũng theo NGK, một sự kiện nổi bật mà các sử
gia cố t́nh làm ngơ là quân Tây Sơn thuần túy chỉ là giặc cướp, và từ lúc
dấy lên.. cho đến lúc diệt Trịnh và Nguyễn,.. họ không đưa ra bất cứ một chủ
trương dựng nước nào (hịch hiệu triệu quốc dân, chẳng hạn).. họ chỉ đánh phá
và cướp bóc mà thôi, không nhân danh một chính nghĩa nào!
Ông NGK viết:”.. Lúc đó, dù mới mười tám tuổi,
Nguyễn Huệ đă bắt đồng đảng và dân chúng gọi ḿnh là “Đức Ông Tám”. Cái lối
tự xưng xấc xược này cũng là đặc tính của đám thảo khấu. Nhưng dù sao, NGK
cũng phải công nhận:” Nguyễn Huệ là một tướng giỏi, nhiều công trận lại giữ
mặt Bắc pḥng họ Trịnh nên nắm phần lớn quân Tây Sơn trong tay... Nguyễn Huệ
mới chỉ làm vua được bốn năm, đang chuẩn bị đánh Trung Hoa.. th́ mất năm
1792).
Nguyễn Huệ là một con người hung bạo, đánh tất
cả mọi ngưiời, đó là một sự thực... Đến cả Nguyễn Nhạc, Huệ cũng đánh.
Nguyễn Huệ dùng bạo lực và sự tráo trở trong mọi trường hợp đối với bất cứ
ai có khả năng trở thành một đối thủ.. Nguyễn Huệ cũng rất tàn ác, các giáo
sĩ thời ấy dù bênh Tây Sơn, cũng ghê sợ về sự tàn ác của Nguyễn Huệ và gọi
ông là một thứ “Atttila” mới. NGK c̣n biện hộ cho hành động thô bạo “quật mồ”
Nguyễn Huệ của Nguyễn Ánh là để báo thù sự tàn sát họ Nguyễn và đào mả tổ
tiên Nguyễn Ánh trước đây, của nhà Tây Sơn.(?)”
Khả năng nh́n xa, trông rộng (tài dụng binh)
của Nguyễn Huệ, theo NGK, cũng rất giới hạn như trong vụ đánh Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Lữ rồi để họ bị Nguyễn Ánh tiêu diệt, ư đồ đánh Trung Hoa.. trong khi
chưa diệt tuyệt Ánh cũng bị NGK phê là điên dại..
Sự chiến thắng Trịnh, Nguyễn.. theo NGK, là do
tinh thần phân hóa của dân chúng, một phần do ảnh hưởng của đạo Gia Tô làm
suy yếu lực lượng triều đ́nh.. anh em Tây Sơn thắng không phải v́ họ mạnh,
mà v́ thế lực địch tan ră, (nên) không cần đánh một trận đáng kể nào
Vẫn theo NGK, một chuyên viên của Anh quốc, từ
Ấn Độ qua quan sát, sau vụ Tây Sơn chiếm Gia Định, 1778, đă báo cáo “chỉ cần
đạo quân 100 người, có kỷ luật, cũng đủ đánh tan toàn bộ quân Tây Sơn một
cách nhanh chóng.” Nhưng ở một đoạn khác, NGK lại nói: “ Nguyễn Huệ trấn áp
được thiên hạ nhờ có được một đạo quân tinh nhuệ..” Và:” Lư do thành công
của Nguyễn Huệ là ông có một đạo quân thực sự trong khi các đối thủ của ông
không có. Những chiến thắng như vậy không đ̣i hỏi một tài dụng binh nào”.
Tuy nhiên, NGK cũng công nhận :” Ở trong Nam có
trận thủy chiến tại Cần Giờ là đáng kể. Nguyễn Huệ chỉ huy gần một trăm
chiến thuyền, như vậy cũng là vài ngàn thủy quân... Nguyễn Huệ cũng phá được
quân Xiêm..( đông tới hai vạn người.) Cả ba trận Cần Giờ, Măn Thít và Đống
Đa đều ở rất dưới tầm cỡ của những trận đánh thời Trần Hưng Đạo, Lê Lợi đánh
đuổi quân Minh..
Nguyễn Huệ chỉ mới làm vua được gần bốn năm th́
mất nên tài trị nước của ông không thể bàn đến. Một việc triều đ́nh của ông
làm thường được ca tụng là hay dùng chữ Nôm.Nhưng chữ Nôm thời đó đă phát
triển lắm rồi. Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán đă ra đời trước đó.Và đă có Nguyễn
Du. .. dụ khuyến nông .. chỉ là một dụ b́nh thường lập lại những ǵ các vị
vua trước đă nói. Một biện pháp làm khổ dân chúng rất nhiều là dùng Tín Bài,
một thứ thẻ căn cước, để kiểm soát dân chúng, trong mục đích bắt lính chuẩn
bị đánh Trung Hoa... là điều mà một vị vua sáng suốt không thể làm.”
.. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đă chặn đứng hẳn sự
bành trướng của lănh thổ Việt Nam vào đất Cam Bốt.. Nếu không có anh em Tây
Sơn chắc chắn nước Cam Bốt không c̣n... Nhưng anh em Tây Sơn đă làm một việc
khác rất lớn, rất tai hại cho chúng ta và đă khiến chúng ta là chúng ta ngày
nay: đó là phá tan và chấm dứt hơn hai thế kỷ tiếp xúc và giao thương đầy
hứa hẹn với thế giới bên ngoài, nhất là phương Tây.
NGK có ư trách sử gia Trần Trọng Kim, khi viết
Việt Nam Sử Lược, “đă không cảm thấy có bổn phận phải tuyệt đối khách quan,
và đặc biệt là đối với nhân vật Nguyễn Huệ, ông đă để nhiều tâm t́nh và
thiên kiến vào đó. Ông dựng đứng ra chuyện Nguyễn Huệ ra Bắc” phù Lê diệt
Trịnh” ? để ca tụng Nguyễn Huệ “dứt họ Trịnh, tôn vua Lê đem lại cương
thường cho rơ ràng. Ấy là có sức mạnh mà biết làm việc nghĩa vậy”sic”. Thật
là đổi trắng thay đen! (?)Ông Trần Trọng Kim cũng dựng đứng ra con số hai
chục vạn quân Thanh, không có trong một sử liệu nào để thổi phồng tầm vóc
của trận Đống Đa và ca tụng Nguyễn Huệ “đaị phá quân Thanh”.
NGK cũng ghi là:” Trong hịch của Tôn Sĩ Nghị có
nói tới năm chục vạn, nhưng đó theo HLNTYC chỉ là tờ truyền đơn mà mục đích
là hù dọa làm mất tinh thần quân Tây Sơn. Theo NGK, chính Nguyễn Huệ đă là
nguyên nhân đưa tới việc quân Thanh sang can thiệp (không phải cứu nước, như
họ Trần kể công!).
NGK c̣n chê những thủ đoạn của vua Quang Trung
trong việc giao thiệp với nhà Thanh, như sang chầu, lạy phục và ôm chân Càn
Long, nhưng cho Phạm Công Trị đi thay thế.. là tự hạ ḿnh.
NGK c̣n cho là Đảng Cộng Sản Việt Nam đă có chủ
trương đề cao Nguyễn Huệ (Anh hùng áo vải) để tuyên truyền cho phong trào
Cách Mạng vô sản; hành động của Nguyễn Huệ tương tự như của Cộng Sản (bạo
lực, chiến tranh, độc đoán, tráo trở..), h́nh ảnh Nguyễn Huệ đă đóng góp rất
nhiều cho thắng lợi của đảng Cộng Sản ..
Tóm lại, theo NGK, chiến thắng quân Thanh..
binh Trịnh, binh Nguyễn .. của Nguyễn Huệ không giá trị bao nhiêu, và có thể
ông c̣n làm hại cho quyền lợi đất nước ( nhà Thanh mượn cớ can thiệp, ngưng
cuộc Nam tiến..)
Tổng luận, theo NGK, thiên tài quân sự và những
đức độ nhân ái, anh minh.. của Nguyễn Huệ theo lịch sử.. chỉ là sự xuyên tạc,
có dụng ư.
Thực sự, phải hiểu lịch sử như thế nào?
Trước hết, ông NGK không đưa ra được một tư
liệu nào rơ ràng, khả tín để chứng minh những phán xét của ông. Về sử liệu
nhà Thanh, ông dựa vào để quyết đoán mà không đưa ra bằng chứng cụ thể nào;
bộ Hoàng Lê Nhất Thống Chí(HLNTC) ông thường viện dẫn, thực ra là một tiểu
thuyết lịch sử (dân gian) khó tin cậy; c̣n những lá thư của nhóm giáo sĩ (có
tính cách riêng tư) nghĩ cũng ít giá trị thuyết phục.
Điều dễ nhận thấy là ông NGK h́nh như có chủ ư
làm giảm giá trị chiến thắng của nhà Tây Sơn, và hạ thấp vai tṛ lănh đạo
của vua Quang Trung.
Không hiểu ông căn cứ vào tài liệu nào của nhà
Thanh để quyết đoán là vua Càn Long không có ư định đánh chiếm nước ta. NGK
cũng cả quyết “con số hai chục vạn quân Thanh rất xa sự thực” mặc dầu ông
viết, theo” hiệu triệu của Tôn Sĩ Nghị có tới 50 vạn quân Thanh kéo sang”
nước ta. Ông lư luận là v́ Tôn qua bằng đường bộ nên không thể đưa nhiều
quân sang. Nhưng theo những sử liệu Việt Nam hiện có, (và ngay cả HLNTC mà
ông thường dựa vào), quân Tôn Sĩ Nghị kéo sang bằng ba đường thủy bộ, như
những cuộc xâm lăng các triều đại trước đây (Tống, Nguyên, Minh..). Ông chỉ
căn cứ vào lời của một giáo sư Đài Loan-Tôn đem 6 ngàn kỵ binh qua Việt Nam-
để tin chắc là:”Con số này .. là hợp lư.”
NGK dẫn lời của một giáo sĩ Tây phương viết
trong thư riêng để phán đoán” “trận Đống Đă chỉ một là trận nhỏ” nhưng quên
rằng chiến thắng Xuân Kỷ Dậu bao gồm nhiều mặt trận ở nhiều địa phương.
NGK tính số binh sĩ khiêng tấm mộc đỡ tên đi
trước (20 tấm, mỗi tấm 30 người theo sau) để kết luận quân số chỉ chừng 600,
không hiểu rằng đó chỉ là những đội tiền phong, sau họ c̣n vô số những hàng
ngũ khác tiến theo.
NGK dựa vào con số 20 kỵ binh mà Tôn phái đi
cùng quân cứu viện, để quyết đoán số quân tham chiến là ít, nhưng chắc ông
không để ư là trong các viện binh có cả đạo quân Quảng Tây của tướng Dương
(hay Thang?) Hùng Nghiệp.
Điều NGK nói đúng là theo sử liệu, “lúc ấy quân
Tây Sơn không được ḷng dân chúng Bắc Hà”, kể cũng dễ hiểu, v́ qua hơn 200
năm trị v́ của nhà Lê, dù sao, dân Bắc Hà cũng c̣n chút lưu t́nh, nhưng việc
quân Tây Sơn theo kế của Ngô Th́ Nhậm đồng kéo thủy bộ về trấn giữ Tam Điệp
là một chiến thuật hợp lư và khôn ngoan.
Theo thiển ư, Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng
Kim dù chỉ là sơ lược, ít nhất cũng đă căn cứ vào 26 tác phẩm Hán, Quốc ngữ
và Pháp văn, trong đó có Đại Việt Sử Kư, Khâm định Việt sử Thông giám, Lịch
triều Hiến chương,đại Nam thực lục, Trung quốc sử, Thanh triều sử kư... nên
có giá trị khả tín- hơn là Hoàng Lê Nhất Thống Chí, gần như là tiểu thuyết.
Xem Phần 2 |