DƯƠNG HUỆ ANH -
Gần đây, một số tài liệu mới về vua Quang Trung được phổ biến trong tuyển
tập “Một vài sử liệu về Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ”, đă giúp cho việc nghiên
cứu sử cận đại được thêm dễ dàng. Sách gồm có 10 bài sưu khảo của các tác
giả Tạ quang Phát, Tạ chí Đại Trường, Hoàng xuân Hăn, Đặng phương Nghi..
Trong bài “Vua Quang Trung qua chính sử của triều Nguyễn” do Tạ quang Phát
dịch từ phần Ngụy Tây Liệt Truyện, trong Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện (tập
sơ, q.30, trang 17b- 43b), chúng tôi nhận thấy dù Quang Trung là kẻ thù của
Gia Long, nhưng sử nhà Nguyễn cũng không thể phủ nhận hết những ưu điểm của
vị anh hùng dân tộc này. Theo bản dịch: ”.. Nguyễn văn Huệ là em của Nguyễn
văn Nhạc, tiếng nói như tiếng chuông to, mắt lập ḷe như ánh điện, là người
giảo hoạt, đánh trận rất giỏi, người người đều sợ Huệ.. Nguyễn Huệ đă bốn
lần đánh phá Gia Định, lâm trận đi đầu các quân sĩ, hiệu lịnh rất nghiêm
minh, quân sĩ đều kính phục..”:
Nguyễn Huệ tỏ ra giỏi thuật dụng binh, như trong vụ cướp thành Phú Xuân, đă
“cho một thuật sĩ đến lấy việc họa phúc để mê hoặc” tướng trấn thủ (Phạm ngô
Cầu)-không khác ǵ mấy lănh tụ miền Nam trước đây. Trước lời khuyên nên thừa
cơ đem quân ra đánh Bắc Hà (v́ hết nhân tài, trừ Nguyễn hữu Chỉnh), Nguyễn
Huệ tỏ vẻ thận trọng, đă đáp lại:”Bắc Hà nhân tài nhiều nhất, há lại có thể
khinh dẻ?”. Ông cũng tỏ ra biết phải trái, nhân nghĩa, khi ngỏ ư:” Một nước
dựng từ mấy trăm năm, một sớm mà ḿnh trộm đoạt lấy, th́ người ta bảo đạo
quân ấy ra sao?”. Nhưng cuối cùng, Nguyễn Huệ biết quyền biến , lợi dụng
thời cơ, không chờ lịnh Nguyễn Nhạc, lấy danh nghĩa Phù Lê, diệt Trịnh tiến
quân sấm sét, đánh chiếm Bắc Hà lần thứ nhất.
Khi chúa Trịnh Khải bị bắt, đă tự vẫn trên đường đến doanh trại địch, Nguyễn
Huệ đă vỗ thây Khải, nói:”Đáng tiếc cho một hảo nam tử, lúc đầu nếu sớm đầu
hàng th́ hẳn không mất phú quư, sao lại tự hủy mạng?”. Rồi cho lấy lễ bậc
vương tống táng Trịnh Khải. Như vậy, cách Nguyễn Huệ cư sử cũng không thiếu
t́nh người, mặc dù, ông NGK cứ nhất định cho anh em Nhạc, Huệ là bọn trộm
cướp.
Nguyễn Huệ cũng tỏ là người cơ trí trong những vụ bố trí đối phó với Nguyễn
hữu Chỉnh và Vũ văn Nhậm, và đục thuyền giết Trần công Xán.. xem ra có vẻ
tàn nhẫn, nhưng đă ở trong thời chiến (giết hay bị giết) th́ h́nh như cũng
khó ai tránh khỏi hành động này. Nguyễn Huệ cũng có con mắt tinh đời, khi
biết sử dụng những nhân tài của nhà Lê như Ngô th́ Nhậm, Phan huy Ích..
Theo biểu sớ bắt được từ Tôn sĩ Nghị, khi vua Lê Chiêu Thống cho người qua
cầu cứu với quan viên nhà Thanh, Tôn sĩ Nghị đă tâu lên vua Càn Long(Cao
Tôn):”An Nam là đất cũ của Trung Quốc, nếu sau khi khôi phục cho nhà Lê rồi,
ta nhân đó cho binh đồn thú đất An Nam luôn. Đó là giúp họ Lê và được luôn
An Nam thật là lưỡng đắc”. Như thế rơ ràng nhà Thanh đă có dă tâm lợi dụng
t́nh thế để đánh chiếm nước ta, trong khi NGK cứ cả quyết biện luận cho họ,
kể cũng lạ.
Theo sử Nguyễn, Tôn sĩ Nghị vâng chiếu đem hai mươi vạn quân bốn tỉnh Quảng
Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quư Châu sang nước Nam qua hai ngả Lạng Sơn (Tôn
sĩ Nghị) và Tuyên Quang (Tổng binh Qúy Châu), rơ ràng không phải chỉ có sáu
ngàn kỵ binh như ông NGK đă tin tưởng.
Về trận phá quân Thanh, sử nhà Nguyễn thuật lại như sau:”.. Nguyễn Huệ liền
hạ lịnh cất quân.Các tướng đều khuyên: “Trước tiên nên chính ngôi vị để kết
chặt ḷng người.” Nguyễn Huệ bèn cho đắp đàn ở phía Nam núi Ngự B́nh, lấy
ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (1788) tự lập làm Hoàng đế, đổi niên hiệu là
Quang Trung. Liền ngày ấy vua Quang Trung đem các tướng sĩ thủy bộ cùng tiến
ra Bắc.
Ngày 29/11, đến Nghệ An, vua Quang Trung cho dừng lại hơn mười ngày để tăng
quân số. Dân Nghệ An cứ ba đinh tráng th́ lấy một. Thân binh Thuận Quảng
được chia làm bốn doanh: tiền, hậu, tả, hữu. Tân binh Nghệ An làm Trung
quân, Binh Đắc thắng ? được hơn mười vạn (100.000), voi trận mấy trăm
thớt...
Ngày 20 tháng chạp vua Quang Trung đến núi Tam Điệp ..... Năm quân đều lănh
quân lịnh. Đến ngày trừ tịch (cuối năm) quân Nam qua sông Giản Thủy. Quân
của Hoàng phùng Nghĩa, tướng nhà Lê trấn thủ Sơn Nam đầu tiên bị tan vỡ.
Quân t́nh báo của giặc Thanh đều bị giết sạch để dứt tuyệt tin tức. Từ Ô Môn
thuộc Thăng Long đến Hạ Hồi thuộc Thượng Phúc, giặc Thanh dựng đồn liền
nhau, gác đại bác, ngoài đồn th́ chôn địa lôi, pḥng bị rất kiên cố.
Nửa đêm mùng 3 tháng giêng xuân Kỷ Dậu (1789) quân Nam đă đến Hà Hồi bí mật
vây kín lấy đồn, dùng ống loa truyền lịnh, quân sĩ dạ rần nghe như gần mấy
muôn binh. Quân giặc trong đồn run sợ, không đánh mà tự vỡ tan; quân Nam
đoạt hết quân tư, khí giới.
Hừng sáng mùng 5 quân Nam tiến lũy Ngọc Hồi. Trên lũy đạn bắn xuống như
mưa.Vua Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ lấy ván gỗ núp mà xung vào trận. Vua
Quang Trung tự đánh voi đốc quân ở phía sau.
Quân Nam đă phá được cửa lũy, liền bỏ ván gỗ xuống đất, dùng đoản đao đánh
giết. Quân giặc Thanh chống không nổi, tan ră bỏ chạy tứ phía mắc vào bẫy
ngầm, địa lôi phát nổ, tử thương rất nhiều. Vua Quang Trung giục trống thúc
quân đuổi nà(?)phá luôn mấy đồn Văn Điển, An Quyết. Đề đốc Hứa thế Hanh,
Tổng binh Trương triều Long, Thượng duy Thăng, Tri phủ Điền Châu, Sầm nghi
Đống đều tử trận.]
Tôn sĩ Nghị ở Sa Châu nghe báo, một người một ngựa chạy về hướng Bắc, tướng
sĩ tranh đua qua cầu, khiến cầu phải gẫy mà rơi xuống nước chết đuối gần
muôn người. Nước sông Nhĩ Hà không chảy được v́ thây quân giặc Thanh chận
lấp. Ngày ấy vua Quang Trung xua quân vào thành. Chiến bào của vua biến
thành màu đen xạm v́ thuốc súng.
.. Vua Quang Trung cho quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn, và lên tiếng sẽ
vượt ải đuổi theo giết sạch không sót mạng nào và để t́m tung tích vua Chiêu
Thống.
Người Tàu nhà Thanh kinh hoảng, từ cửa ải trở về Bắc, già trẻ d́u nhau chạy
trốn. Hàng mấy trăm dặm tuyệt nhiên người và khói bếp lạnh tanh. Đạo quân
Vân Nam và Quư Châu vừa kéo xuống Sơn Tây, nghe tin Tôn sĩ Nghiỳ đại bại,
cũng t́m đường trở về.
Vua nhà Thanh liền xuống chỉ cho quan Nội các Phúc Khang An thay Tôn sĩ Nghị
làm tổng đốc Lưỡng Quảng, đề đốc binh mă chín tỉnh, điều binh 50 vạn(500000)
nội ngày ấy đến Nam Quan kinh lư việc An Nam.
.. Khi Tôn sĩ Nghị d́u dắt nhau chạy về Bắc, các sắc thư của hắn mang theo
đều rơi rớt dọc đường. Vua Quang Trung thu được, nói với Ngô th́ Nhậm:” ..
Việc giúp nhà Lê không phải ở bản tâm chân thật, mà chỉ mượn đó là danh
nghĩa để mưu lợi. Nay sau khi thua trận, họ tất cho là nhục, hẳn là không
chịu dứt can qua. Nhưng hai nước giao binh cũng không phải cái phúc cho nhân
dân. Nay chỉ khéo ở lời thù tiếp ngoại giao mới có thể dứt được đao binh.
Việc này phải do khanh chủ trương.”
Những sự kiện nói trên nói ǵ nếu không là chứng tỏ đức nhân, trí và mưu
thuật của vua Quang Trung hết ḷng v́ nước v́ dân, dù có khi phải dùng lời
lẽ uyển chuyển, có vẻ tự hạ ḿnh qua văn từ, đâu có ǵ đáng chê trách như ư
ông NGK?
Về việc đ̣i lại Lưỡng Quảng, sử nhà Nguyễn cũng nhắc đến:” Vua Quang Trung
thường nói với các tướng:- Được thêm vài năm bồi dưỡng uy lực, nhuệ khí ta
nào sợ chúng”.
Năm Nhâm Tư (1792) vua Quang Trung sai làm tờ biểu cầu hôn (công chúa nhà
Thanh) để thăm ḍ ư vua Thanh và cũng để mượn cớ gây hấn. Nhưng vua lại bịnh
mà việc ấy phải thôi.( Nhà vua mất ngày 29 tháng chín năm Nhâm Tư (1792) ở
ngôi được 4 năm.)”
Cuối cùng, sử gia triều Nguyễn kết tội” Nguyễn Huệ tàn ngược vô đạo, lúc đó
thành Phú Xuân bị chiếm, các tôn lăng của chúa Nguyễn đều bị xâm phạm”; điều
này kể cũng dễ hiểu thôi, v́ hai bên là ḱnh địch. Vả lại, trong không khí
chiến tranh, sự tàn sát nhau là điều khó tránh, có khi do bản năng tự tồn,
có khi quá đà, nhiều lúc v́ say máu lỡ tay.. rất đáng tiếc; c̣n tính hung
bạo gán cho Nguyễn Huệ, nếu có thật, chỉ là bản chất, huận tập từ nhiều đời,
nhiều kiếp.. rất khó có thể thay đổi.
Về tài chỉ huy quân sự của vua Quang Trung, ông Nguyễn Nhă, trong sách đă
dẫn, đă viết:” .. Thực ra thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ cũng đă được
người cùng thời với Nguyễn Huệ xác nhận như là một sự thực không thể chối
căi. Như các giáo sĩ (Tây phương)là những người có nhiều thành kiến, không
mấy thiện cảm với quân Tây Sơn, họ lại thường ví Nguyễn Huệ như là Alexander
(Alexandre le Grand)-đại đế Hi Lạp, và Atilla( vua Hung Nô/Mông Cổ?), nổi
danh bách chiến, bách thắng.”
Xin độc giả t́m đọc bài “ Nguyễn Huệ, một thiên tài quân sự” để hiểu thêm về
nghệ thuật cầm quân của Nguyễn Huệ.
Trong bài “:Việt Thanh chiến sử” giáo sư Hoàng xuân Hăn viết:”.. Trong cuộc
Việt Thanh giao chiến, Quang Trung đă lập một vũ công đặc biệt, mà mọi sử
sách ta,tuy là do những kẻ pḥ nội địch là Nguyễn Ánh viết nên, đều ca ngợi.
Giáo sư Hăn đă trích dẫn một phần trong Càn Long chinh vũ An Nam kư của Ngụy
Nguyên nói về cuộc phản công của Nguyễn Huệ:” Giặc đều chở đại bác bằng voi
mà xông vào trận”, dụng ư để giải thích sự bại trận của quân Thanh.
Về cuộc tiến binh và quân số nhà Thanh, theo bản dịch-trang 142-SDD:” ..
Đường tiến binh sang An Nam có ba: một là ra qua trấn Nam Quan thuộc Quảng
Tây,.. hai là bởi Khâm Châu thuộc Quảng Đông qua bể tới núi Ô Lôi, đến phủ
Hải Đông .. ba là bởi thác Hoa Liên ở huyện Mông Tự thuộc Vân Nam đi bộ tới
sông Thao..
Tôn sĩ Nghị và đề đốc Hứa thế Hanh đem một vạn quân Lưỡng Quảng ra cửa
quan.. Bấy giờ các thổ binh, nghĩa dũng đi theo. Tiếng rằng đại binh có vài
chục vạn.”
Ở một đoạn khác, bản dịch ghi:” tr.50/a-Nhưng Tôn sĩ Nghị tham lập công bắt
Nguyễn(Huệ). Quân không rút liền, mà lại khinh địch, không đặt pḥng bị, sai
các thổ binh, nghĩa dũng đi tản mát, để quân ở yên trong thành nhà Lê trong
hơn tháng.
Họ Nguyễn (Huệ) ḍ biết thật hư. Cuối năm (1788) dốc tất cả binh lực ra, lại
đem quân đánh úp quốc đô (Thăng Long). Thế mà quân ta c̣n tin lời nói dối là
tới hàng, cứ êm đềm không biết ǵ sốt.
Ngày mồng một tháng giêng năm sau (Kỷ Dậu) trong quân đặt tiệc rượu, bày cỗ
nhạc,.Đang đêm th́nh ĺnh có tin báo rằng quân Nguyễn tới đông. Bấy giờ mới
thảng thốt ngăn địch.
Giặc đều chở đại bác bằng voi mà xông vào trận.Quân ta ít chống nhiều, không
địch nổi. Trong đêm tối tự dày xéo lẫn nhau.
Lê Duy Kỳ đem gia đ́nh trốn trước. Quân Vân Nam (ở Sơn Tây) nghe tiếng súng
rậy trời, cũng lui chạy.
Tôn sĩ Nghị giành qua sông Phú Lương, rồi lập tức đẵn (chặt?) cầu phao để
dứt với phía sau ḿnh. Bởi vậy, quân ở bờ Nam, đề đốc Hứa thế Hanh, tổng
binh Trương triều Long trở xuống, quan binh phu dịch hơn vạn người đều bị
chết đuối.
Sĩ Nghị chạy về trấn Nam Quan, đốt hoặc bỏ hết ngoài cửa quan lương thực khí
giới thuốc súng vài mươi vạn(cân). Quân và ngựa trở về không đầy một nửa...
Xin lưu ư những con số này có thể bị giảm bớt để che đậy sự thất trận nhục
nhă của quân nhà Thanh.
.. Cuối cùng, xin trích dẫn một vài thư từ trao đổi của giáo sĩ Tây phương
thời ấy, c̣n lưu giữ ở Văn Khố Quốc Gia Pháp-Paris, số f/5 A-22 qua bản dịch
của ông Đặng phương Nghi để kết thúc bài nhận xét ngắn này.
Trong một nhật kư của Giáo hội (Thiên Chúa giáo) Bắc Kỳ .. có ghi:” .. Hoàng
đế (Càn Long) cho gửi 300.000 người vừa đi bộ lẫn đường bể sang (An Nam) cứu
vua Chiêu Thống chống quân Tây Sơn..”- tr. 194-SDD.” “ Ngày 17/11, một phần
quân đội Trung Hoa vào thủ đô cùng với vua Chiêu Thống.... Viện binh Trung
Hoa gồm độ 280.000 người, một nửa đóng trong thành phố, nửa c̣n lại ở bên
kia sông.”
Thuật lại trận đánh Hà Hồi ? nhật kư ghi”.. Quang Trung .. đến chung sức,
khuyến khích đội ngũ ông nhưng khi thấy họ chiến đấu không được hăng hái lắm
ông liền bỏ voi và dùng ngựa. Theo lời đồn, ông đeo hai cái đoản đao (gươm)
và chạy ngang dọc chém rơi đầu nhiều sĩ quan và binh lính.. Ông luôn mồm hô
xung phong và lúc nào cũng ở trận tuyến đầu... Theo bản trần thuật sát sự
thật nhất, quân Trung Hoa đă thiệt hại trong trận này hơn 10.000 người..”
Trong thư của ông La Mothe gửi ông Blandin, có đoạn ghi:”.. Ngay đến hoàng
đế Trung Hoa cũng có vẻ nể v́ Tân Attila (ám chỉ Nguyễn Huệ) v́ ngài mới vừa
phong ông làm vua Bắc Kỳ qua trung gian một vị đại sứ, quên cả việc 50.000
binh lính Trung Hoa đă chết v́ tay Tiếm vương năm ngoái chỉ trong một cuộc
giao chiến (thôi); trận đó quân Trung Hoa được trang bị đầy đủ khí giới, từ
súng cho tới gươm và đông gấp mười quân Tiếm vương.”
Chúng tôi nghĩ những tư liệu dẫn trên đă tạm đủ nói lên sự thật về chiến
thắng Xuân Kỷ Dậu và tài đức vua Quang Trung, trái với ư kiến của ông Nguyễn
Gia Kiểng trong cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”.
NAM PHỐ & DƯƠNG HUỆ ANH
|