Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Bức tranh văn hóa Sa Huỳnh đă rơ ràng hơn

Di vật con chim nước
hiếm có, được chế tác
rất tinh xảo.

Nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung được giới khảo cổ phát hiện từ hơn 40 năm trước. Tháng 4 vừa qua, 10 nhà khoa học Đức - Việt tiến hành khai quật di chỉ Lai Nghi ở Điện Bàn, Quảng Nam. Kết quả lần này cùng với hai đợt tiến hành năm trước đă cho ra bức tranh văn hóa Sa Huỳnh chi tiết hơn.

Từ trước năm 1975, các nhà khoa học đă phát hiện ở vùng Sa Huỳnh (Quảng Ngăi) một di chỉ chứng minh tại đây đă từng tồn tại một nền văn hóa phát triển đồng thời với văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc và văn hóa Óc Eo ở miền Nam, có niên đại cách đây ít nhất 2.400-3.000 năm. Di vật t́m thấy là đồ tùy táng chôn theo người chết được hỏa táng, đặt trong các mộ chum bằng đất nung và chưa xác định được chủ nhân, v́ vậy giới khảo cổ tạm gọi đó là nền văn hóa Sa Huỳnh. Do hầu hết các di chỉ đều là mộ táng, lại tập trung ở vùng duyên hải nên giới nghiên cứu đoán định rằng chủ nhân của chúng cư trú tại các ḥn đảo trên Thái B́nh Dương, có tục hỏa táng và chôn ở đất liền.

Do hoàn cảnh chiến tranh, những phát hiện về văn hóa Sa Huỳnh cũng chỉ dừng lại đó. Riêng tại Quảng Nam, từ những năm sau 1985, Viện Khảo cổ học Việt Nam kết hợp với bảo tàng tỉnh đă đưa lên từ trong ḷng đất những kho tàng khảo cổ có liên quan đến nền văn hóa này. Các di vật xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt dày đặc ở Hội An, Điện Bàn.

 

TS Andreas Reinecke và
TS Lâm Thị Mỹ Dung xử lư
một mộ chum.
Năm 1993-1995 với sự tài trợ của Tổ chức Toyota Foundation (Nhật Bản), Đại học Tổng hợp Hà Nội đă thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ lớn tại Hội An. Phạm vi khảo cổ trên b́nh diện 70 km2, kéo dài dọc theo sông Thu Bồn. Kết quả có ư nghĩa từ cuộc khai quật này là ở đâu có dấu vết văn hóa Sa Huỳnh th́ nơi đó có vết tích của văn hóa Chăm Pa. Có thể nhận định đă có sự kế thừa nào đó về mặt địa lư giữa cư dân hai nền văn hóa...

Ngoài ra, sự kiện t́m thấy 2 đồng tiền Ngũ Thù, Vương Măng niên đại thế kỷ 1, 2 trước công nguyên, cùng các loại gốm văn in h́nh học kiểu Hán Hoa Nam tại Hậu Xá, đă xác định một quan hệ giao lưu giữa chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh với bên ngoài. Đồng thời, nhiều hiện vật cũng cho thấy thấp thoáng những di chỉ cư trú nằm cùng tầng văn hóa với văn hóa Sa Huỳnh... Tuy vậy với chừng đó chưa thể xác nhận được chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh từ đâu đến; có quan hệ kế thừa với vương quốc Chăm Pa cổ đại sau này hay không?  

Đợt khảo sát lần này của Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức cùng Đại học Quốc gia Hà Nội tại di chỉ Lai Nghi (giáp ranh với Hội An) là để làm sáng tỏ những nghi vấn đó.

Có một "trung tâm thương mại" Hội An cổ đại

Tiến sĩ Andreas Reinecke, Trưởng đoàn khai quật Viện Khảo cổ chung và so sánh thuộc Viện Khảo cổ học quốc gia Đức, cho biết, kết quả thu được từ khai quật tại Lai Nghi rất lớn và có ư nghĩa rất quan trọng. Trong ba đợt đào, nhóm đă phát hiện khoảng 40 địa điểm có văn hóa Sa Huỳnh, với 62 mẫu mộ chum và mộ đất cùng hơn 10.000 di vật có giá trị. Trong đó số hạt cườm trang sức nhiều chưa từng có từ trước đến nay với 200 loại hạt chuỗi, chế tác bằng 5 loại đá khác nhau; giá trị là hai mề đay (medal) bằng đá đỏ h́nh chim nước và hổ chế tác rất tinh xảo, lần đầu tiên được t́m thấy tại các di chỉ ở Đông Nam Á.

 

Hai chiếc b́nh gốm lạ được t́m thấy tại Lai Nghi.
Giá trị nữa là 5 bộ đồ đồng (2 gương soi thời Hán), khuyên tai vàng chưa bao giờ t́m được ở Việt Nam (di chỉ giồng Cá Vồ có, nhưng loại nhỏ, có h́nh dáng khác) Nhiều loại trong đó chứng tỏ rằng nghề tiểu thủ công của cư dân vùng này rất phát triển. Ví dụ hai chiếc lọ gốm gần như nguyên vẹn được trang trí hoa văn tia mặt trời (thường thấy trên mặt trống đồng Đông Sơn) lạ mắt, rất đẹp bằng ba màu đỏ đen và trắng, gần như chưa từng phát hiện từ trước đến nay tại các hố khai quật văn hóa Sa Huỳnh... Những ǵ t́m được tại đây, có thể khẳng định rằng Lai Nghi sẽ là một trung tâm khảo cổ lớn nhất về văn hóa Sa Huỳnh của Việt Nam.

A. Reinecke nhận định "chưa có ǵ xác nhận có một mối liên hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh muộn với văn hóa Chăm Pa sớm, nhưng khả năng đă có một bộ phận cư dân văn hóa Sa Huỳnh tiếp tục sống và phát triển trong văn hóa Chăm Pa. Bây giờ chúng tôi chưa có điều kiện so sánh giữa hai nền văn hóa này. Song có một điều chắn chắn là, qua sự tương đồng của một số hiện vật t́m thấy tại đây với di chỉ tại một số ḥn đảo trên vùng biển Đông Nam Á (ví dụ khuyên tai ba mấu và hai đầu thú) th́ 2.500 năm trước đă có một số nhỏ cư dân từ đó đến miền Trung Việt Nam.

Tuy vậy phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ này hầu hết là di chỉ mộ táng có niên đại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên đến 300 năm sau Công nguyên. Có 3 di chỉ cư trú, nhưng chưa có niên đại chắc chắn, do vậy chưa thể coi đó là của văn hóa Sa Huỳnh. Có thể thời kỳ này người ta làm nhà bằng tranh tre, gỗ nên không để lại vết tích. Quan trọng hơn cả là qua những hiện vật t́m được có thể nói rằng trong thời kỳ này, Hội An đă là một trung tâm kinh tế lớn thu hút từ vùng núi dọc sông Thu Bồn, xuống duyên hải, từ văn hóa Đông Sơn và từ Trung Hoa đến Ấn Độ".

Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục so sánh, đối chiếu để t́m ra những bí ẩn đằng sau các di vật khai quật. 

Theo Lao Động

trích từ VN Express

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18