Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Văn Minh Đa Bút và Quỳnh Văn


NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢO CỔ HỌC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

Trần Văn Đạt, Ph.D.
1. Mở Đầu

Về phương diện khảo cổ, Miền Trung bao gồm vùng duyên hải trải dài từ Thanh Hóa đến B́nh Thuận và vùng Tây Nguyên. Một vùng chỉ gồm nhiều núi đồi với các đồng bằng nhỏ hẹp, có bờ biển dài ở phía đông và rừng núi hùng vĩ ở phía Tây. Miền này có nền văn minh bị ảnh hưởng mạnh bởi các cuộc biển tiến, biển lùi và sự giao tiếp với bên ngoài ngay từ thời cổ sơ. Huế là cố đô của Việt Nam hơn trăm năm, mà địa danh này đă ra đời khoảng thế kỷ XV bao gồm cả vùng Thuận Hóa (Lê Văn Hảo, 1984). Các di chỉ khảo cổ t́m thấy được tại Miền Trung thuộc thời đại đá mới giữa, như nền văn hóa Đa Bút và văn hóa Quỳnh Văn tượng trưng cho các nền văn hóa trên vùng đất ven biển. Tiếp theo là thời đại kim khí có liên quan mật thiết với nông nghiệp trồng lúa, bắt ốc và đánh cá ven biển. Đó là giai đoạn hậu kỳ đá mới, đại diện bởi các nền văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên, văn hóa biển Sa Huỳnh và văn hóa Chăm (hay Chàm và Champa).



Công tác khảo cổ Miền Trung bắt đầu hơi muộn hơn Miền Bắc và Miền Nam, nhứt là nền văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên bị bỏ quên trong nhiều thập niên; tuy nhiên, các nhà khảo cổ học đă xác nhận được một nền văn hóa đầu tiên của vùng này. Riêng văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm được các nhà khảo cổ ngoại quốc đặc biệt chú ư, trong khuôn khổ của trường Viễn Đông Bác Cổ và Miền Nam trong thời kỳ Cộng Ḥa. Do đó, trong thời đại kim khí, ngành khảo cổ học có những thành tựu rất lớn trong lănh vực xác nhận tầng văn hóa, khu mộ táng ṿ chum, đồ sắt, đồ thủy tinh, đồ gốm của cư dân Sa Huỳnh; và các kiến trúc, sưu tập các di vật, hiện vật phế thải, sưu tầm minh văn, khảo sát thành cổ, cảng cổ… của dân tộc Chàm. Các cư dân trong các thời kỳ này rất năng động giao thương với các dân tộc hải đảo như Philippines, Malaysia, Indonesia, Nhựt Bổn, Hồng Kông… và các nước trong lục địa như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc…



2. Nông Nghiệp Trong Thời Đại Đá Mới (Viện Khảo Cổ Học, 1998, 1999 và 2002)

Ở vùng ven biển, có hai nền văn hóa đáng chú ư xuất hiện trong thời đại đá mới giữa và cuối, đó là văn hóa Đa Bút và Quỳnh Văn.



2.1. Nền văn hóa Đa Bút (văn hóa ven biển: 6.000-5.000 năm cách ngày nay)

Sau thời kỳ văn hóa Ḥa B́nh - Bắc Sơn, biển tiếp tục lùi dần, các đồng bằng sông Hồng và Cửu Long bắt đầu tái lập và các tập đoàn cư dân mở rộng tầm hoạt động xa hơn, di chuyển từ đồi núi, vùng cao xuống đồng bằng và ven biển để sinh sống dễ dàng. Do đó, vào thời đại đá mới có hàng loạt văn hóa ven biển xuất hiện, đáng kể hơn hết là văn hóa Đa Bút phân bố ở Thanh Hóa và nền văn hóa Quỳnh Văn xuất hiện ở Nghệ An và Hà Tĩnh, có niên đại từ 4.000 đến 3.000 năm trước CN.

Các di tích của nền văn hóa Đa Bút được học giả Pháp E. Patte t́m thấy ở địa điểm Đa Bút, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa vào năm 1926-27. Cư dân sống trong môi trường gần biển và cửa sông nên nguồn thức ăn chính là các ốc ṣ nước lợ chủ yếu là loài hến, hay nước biển như ṣ gai, điệp, ngao. Ngoài ra, họ c̣n săn bắt ở các khu rừng xung quanh mà di vật t́m được như xương răng thú rừng: hươu, nai, trâu, ḅ, lợn, nhím… Điều đáng chú ư là một số nhà nghiên cứu đă nhận ra một số động vật được con người nuôi dưỡng như trâu và lợn (Patte 1932 và Vũ Thế Long, 1979). Kỹ nghệ gốm cũng bắt đầu phát triển với những di vật đồ đựng thô, chất liệu pha nhiều sạn sỏi to, đáy tṛn, không chân đế. Các di vật đồ đá tiến bộ hơn như cưa, đục, ch́ lưới, ŕu mài. Ŕu mài, ch́ lưới cho thấy kỹ nghệ đá và tŕnh độ của Đa Bút tiến bộ hơn văn hóa Bắc Sơn và những dụng cụ này được dùng để sản xuất nông nghiệp và đánh cá.

Trong năm 1979, các nhà khảo cổ khai quật Cồn Cổ Ngựa thuộc xă Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (gần Đa Bút) và phân tích các mẫu bào tử phấn hoa, đă dự đoán rằng các cư dân ở đây đă biết trồng những cây ăn quả và cây rau, củ (Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận và Trần Đạt, 1980), tuy nhiên c̣n trong dạng sơ khai. Sự trồng trọt có thể chưa nhiều để cung cấp đầy đủ thực phẩm cho người dân, mà nguồn thức ăn chính yếu là ṣ hến, cá đánh bắt được từ sông ng̣i và biển cả.

Tóm lại, các di vật thu lượm từ nền văn hóa Đa Bút như bào tử phấn hoa rau quả củ, xương trâu lợn và đồ gốm sơ khai cho biết tŕnh độ văn hóa của cư dân ven biển tiến bộ khá nhiều so với cư dân lục địa, nhờ thường xuyên giao lưu với các dân tộc đảo biển và quốc gia khác. Các bào tử phấn hoa được t́m thấy trong nền văn hóa này xác nhận một nền nông nghiệp trồng trọt cổ sơ đă xuất hiện sớm hơn trên các vùng ven biển, trong khi chưa t́m thấy di vật này trong nền văn hóa Ḥa B́nh-Bắc Sơn. Nền nông nghiệp vượt xa hơn các vùng khác khi phát hiện cư dân ven biển biết thuần dưỡng gia súc sớm và biết tạo ra các khu vườn cung cấp thêm thức ăn xung quanh nơi cư trú. Cũng vậy, đồ gốm thô xuất hiện sớm hơn, biểu hiện đời sống văn hóa vùng ven biển phong phú vượt bực.



2.2. Nền văn hóa Quỳnh Văn

Vấn đề niên đại của văn hóa Quỳnh Văn c̣n đang tranh cải, nói chung từ 6.000 đến 3.000 năm cách ngày nay (Nguyễn Văn Hảo, 1979, Bùi Vinh, 1982). Năm 1930, nhà khảo cổ học Colani đă khai quật một số địa điểm cồn điệp ở gần ga Cầu Giát. Đến nay đă có 21 địa điểm phát hiện thuộc văn hóa Quỳnh Văn, phân bố ở đồng bằng ven biển Nghệ An và Hà Tỉnh, tập trung ở tỉnh Nghệ An.

Nền văn hóa này có rất nhiều cồn điệp ở các bờ biển từ 1-7 km đường chim bay. Có 3 giả thuyết đặt ra cho các cồn điệp này:

(i) Cồn hoàn toàn do người tạo nên,

(ii) Cồn h́nh thành tự nhiên và

(iii) Cồn h́nh thành do thiên nhiên và con người.



Tầng văn hóa Quỳnh Văn chủ yếu là vỏ điệp (Placura placenta, L), xen lẫn các loài ṣ gai, ṣ nhẵn và một số ốc biển, xác cua. Ngoài ra, c̣n có xương cá, xương thú rừng, mai rùa, mai mực, than tro, mùn cát. Người ta c̣n gặp xương thú rừng như tê giác, trâu rừng, ḅ rừng, nai, hươu, voi… Trong nền văn hóa này, dân cư thuộc chủng tộc Australoid và có một số nét Mongoloid, không thường sống liên tục ở các di tích cồn điệp, mà chỉ ở đó theo mùa hay thời vụ, với nền kinh thế chủ yếu hái lượm, săn bắt ở ven đồi núi và đánh bắt cá nước biển, nước lợ. Họ chưa có hoạt động liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi (Viện Khảo Cổ Học, 1998).

Trong nền văn hóa này, các đồ đá rất ít phát triển so với văn hóa Ḥa B́nh, Bắc Sơn và Đa Bút, với công cụ đá mài, ghè đẽo không công phu, cuội tự nhiên; nhưng số lượng đồ gốm t́m thấy khá nhiều. Điều này cho biết văn hóa Quỳnh Văn chủ yếu có hoạt động kinh tế khai thác vùng biển vùng vịnh và đồ gốm phát triển sớm ở vùng nước hơn là ở vùng hang động. Trong thống kê mới từ 10 địa điểm văn hóa Quỳnh Văn có 779 di vật, trong đó (Nguyễn Trung Chiến, 1998):

- Công cụ ghè đẽo có 253 tiêu bản (31,66%),

- Công cụ mài có 3 tiêu bản (0,37%),

- Nhóm công cụ không gia công (chày, ḥn kê, ḥn ghè, bàn nghiền, bàn mài) có 328 tiêu bản (41,05%) và

- Mảnh tước có 225 tiêu bản (26,90%).



3. Ngành Nông Nghiệp Trong Thời Đại Kim Khí

Trong thời đại này, các nhà khảo cổ đă xác nhận 3 nền văn hóa chủ yếu ở Miền Trung; đó là văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm. Cư dân sống với nghề nông nghiệp nương rẫy hoặc lúa nước và đánh bắt cá biển, bên cạnh hoạt động hái lượm và săn bắt. Có sự tương quan gần giữa hai cư dân Sa Huỳnh và dân tộc Chăm, mà nền tảng văn hóa của cư dân trước ra đời sớm hơn để chuẩn bị cho phát triển nền văn hóa của dân tộc sau này. Riêng nền văn hóa Biển Hồ có bản sắc đặc biệt và có liên hệ với các nước Đông Dương khác.



3.1. Nền văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên (Viện Khảo Cổ Học, 1998)

Đây là nền văn hóa hậu kỳ đá mới (độ 4.500-3.500 năm cách ngày nay) ở cao nguyên Pleiku (cao độ 700-800 m) và Gia Rai và là nền văn hóa đầu tiên được xác định trên đất Tây Nguyên. Văn hóa Biển Hồ (mang tên di tích hồ Biển Hồ) được khai quật lần đầu tiên (1993) và cũng là tên của địa điểm Tơnuêng do Lafont phát hiện khá sớm (1956). Ông Lafont là người đầu tiên sưu tầm di vật ở cao nguyên Pleiku. Từ cuối 1953 đến đầu 1954, Ông đă thu thập được hơn 200 hiện vật đá kể cả ŕu tứ giác, ŕu có vai, mộ chum… và một số đồ gốm tại 4 địa điểm: Ia Puch, Plei Del, Plei Plier và Tơnuêng. Cho đến nay, cao nguyên Pleiku có 26 địa điểm khai quật, trong đó có 2 địa điểm đă khai quật là Biển Hồ và Trà Dôm và 7 địa điểm đào thám sát. Với sự nghiên cứu một khối lượng lớn đồ đá và đồ gốm thu thập được có đặc tính ổn định và đủ cơ sở cho việc xác định một nền văn hóa mới gọi là văn hóa Biển Hồ (Nguyễn Khắc Sử, 1995).

Tầng văn hóa này có bề dày trung b́nh 0,5-1,2 m cấu tạo từ đất đỏ badan và feralite, thường chứa vết tích than tro, bếp, mộ và các di vật đá và gốm. Công cụ đá phổ biến chế tạo từ nguyên liệu đá lửa (silic) (ŕu có vai và ŕu tứ giác) và đá phtanites (bôn h́nh “răng trâu”) thường được đẽo, ghè cho sắc bén thuận tiện cho việc chặt cây, phá rừng, làm đất. Ngoài ra, c̣n sử dụng đá badan để làm đồ trang sức và đá cát kết làm các loại bàn mài khá phổ biến. Ngoài ra, c̣n t́m thấy công cụ mảnh tước, bàn mài chữ “V” và bàn mài khối trụ có vết mài xung quanh, nhiều bàn đập vỏ cây ở cao nguyên Tây Nguyên. Các bàn đập này cũng được t́m thấy ở nền văn hóa Phùng Nguyên và lan rộng ra ở những nước khác như Trung Quốc, Lào, Malaysia, Philippines, Indonesia, Polynesia và Trung Mỹ.



Đồ đá: Di tích Biển Hồ có 57 công cụ đá, gồm 29 ŕu bôn có vai, 17 ŕu bôn h́nh “răng trâu”, 6 phác vật ŕu bôn, và 5 ŕu bôn tứ giác. “Đặc trưng nổi bật của ŕu bôn có vai văn hoá Biển Hồ là đa số làm từ đá lửa, kích thước nhỏ, mài toàn thân, đẽo lại lưỡi; đa số dáng vai xuôi, ít vai vuông và vai nhọn, 2 vai không cân; 2 mặt thân phồng lên, vuốt mỏng dần về phía lưỡi và 2 cạnh bên, 2 cạnh bên có vết mài phẳng tạo cho mặt cắt ngang h́nh thấu kính 2 ŕa thẳng”. Những di vật đá được ghè dẽo nhọn bén, cho thấy nền nông nghiệp trên đất cao hay nương rẫy đă bắt đầu xuất hiện, ngoài săn bắt, hái lượm và đánh cá đă có từ ngàn xưa. Các cư dân dùng lửa đốt rừng, dùng ŕu để chặt cây, đốn rừng, dùng gậy nhọn đào lỗ chôn hạt giống trồng cây, khi chín dùng tay hái lượm. Nghề nương rẫy đă phát triển nhiều trong giai đoạn này và c̣n hiện diện trong các khu rừng, đồi, triền núi ngày nay.

Trên Tây Nguyên, vào thời kỳ hậu đá mới, các loại cuốc làm đất có kích thước lớn và có h́nh dáng khác nhau đă xuất hiện, cho thấy nền nông nghiệp đă ra đời. Đáng chú ư, ở B́nh Sa, huyện Sa Thầy, Kon Tum, các nhà khảo cổ t́m thấy 5 viên cụi dẹp, tṛn, có lỗ ở giữa, đường kính ngoài 10-12 cm, đường kính trong lỗ 3-4 cm, cân nặng 0,5-1,0 kg. Đây là những viên đá dùng để gắn vào đầu cây chọc lỗ để gieo hạt trồng trọt trên đất khô.



Đồ gốm hiện diện trong di chỉ khảo cổ khá cao: 7 vạn mảnh trên 150 m2 khai quật. Tất cả đều là gốm thô, đất sét pha cát, chế tạo bàn xoay và độ nung khá cao. Tây Nguyên có kỹ thuật làm đồ gốm khá cao. Loại gốm mặt ngoài đỏ chiếm đa số: nồi cổ loe, bát miệng thẳng, ṿ, ấm có ṿi, viên bi, ch́ lưới… Hoa văn trang trí của gốm gồm có hoa văn chải mịn, tiếp theo là văn khắc vạch, in chấm và có lỗ.

Vùng văn hóa Biển Hồ có độ giao lưu khá rộng răi giữa Tây Nguyên với ven biển Trung Việt, Lào và Campuchia. Tuy nhiên, ngoài những di tích của Kontum có quan hệ văn hóa Biển Hồ với phổ biến ŕu có vai, c̣n các di tích của Đắc Lắc và Lâm Đồng khác với Biển Hồ v́ có ŕu tứ giác h́nh thang rất phổ biến. Vă lại, người Gia Rai cư trú ở cao nguyên Kon Tum và nam Pleiku, c̣n người Rhadé chủ yếu chiếm cứ vùng cao nguyên Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng cả hai đều nói ngôn ngữ Malayo-Polynesian; chứng minh hai dân tộc thiểu số này có cùng nguồn gốc xa xưa và về sau phân tán thành hai nhóm khác nhau. Người Gia Rai lấy săn bắt, hái lượm và đánh cá làm hoạt động kinh tế chính, đă biết tới nông nghiệp nương rẫy, chủ yếu lúa rẫy du canh.



3.2. Nền văn hóa Sa Huỳnh (ven biển Miền Trung: 3.000-2.000 năm cách ngày nay) (Viện Khảo Cổ Học, 1999)

Nền văn hóa này đă biết đến khá sớm ở Việt Nam và Đông Nam Á do sự khai quật và báo cáo của các nhà khảo cổ ngoại quốc như Vinet (1909), Parmentier (1924), Colani (1935), Jansé (1941), Malleret (1959), Saurin (1966), Fontaine (1972), Fontaine và Hoàng Thị Thân, (1975), và Solheim II, 1961)… và các nhà khảo cổ Miền Nam. Từ năm 1909 đến 1975, họ đă phát hiện nhiều chum gốm với số lượng rất cao ở gần 20 địa điểm mộ táng. Điều đáng chú ư là công cụ sản xuất bằng sắt chiếm với số lượng cao, nhưng số công cụ đồng thau lại rất ít. Nền văn hóa Sa Huỳnh xuất hiện vào thời kỳ sơ sắt trong thế kỷ II tr CN, có truyền thống giao thiệp với các nước lân cận như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan… Tại Philippines, ông W. C. Solheim II (1961, 1966 và 1967) đă nghiên cứu so sánh gốm Sa Huỳnh và gốm ở Kalanay và t́m thấy có nhiều điểm tương đồng, nên ông đă nêu ra thuyết “truyền thống gốm Sa Huỳnh-Kalanay” ở Đông Nam Á, có khung niên đại đến thiên niên kỷ II tr. CN.



H́nh 1: Di vật văn hóa Sa Huỳnh

1: Khuyên tai 2 đầu thú đá; 2: Khuyên tai 3 mấu thủy tinh; 3: Qua đồng; 4-6: Đồ sắt (4: cuốc, 5: giáo (?), 6: liềm); 7:ŕu đồng; 8: Chum mộ; 9-10: B́nh và bát gốm. (Viện Khảo Cổ Học, 1999)



Với tư liệu mới sau 1975, các nhà khảo cổ xác nhận có một giai đoạn văn hóa tiền Sa Huỳnh thuộc thời đại đồng thau được t́m thấy ở địa điểm Long Thạnh, B́nh Châu (Quảng Ngăi). Song song với hai địa điểm này, c̣n có giai đoạn văn hóa khác góp phần tạo dựng văn hóa Sa Huỳnh thuộc thời đại sắt, đó là giai đoạn văn hóa Xóm Cồn (Quảng Ngăi).



Giai đoạn Xóm Cồn: Cho đến nay, các nhà khảo cổ đă t́m thấy 8 địa điểm thuộc văn hóa Xóm Cồn ở đồng bằng ven biển và đảo thuộc hai tỉnh Phú Yên và Khánh Ḥa. Trong tầng văn hóa Xóm Cồn tích tụ dày đặc vỏ các nhuyễn thể biển và xen lẫn với các di cốt động vật. Loại ốc mặt trăng (Turbo sp.) và ốc tai tượng (Tridacna sp.) rất phổ biến, c̣n loài điệp rất ít được t́m thấy ở di chỉ này. Rơ ràng cư dân chuyên sống với nghề nông nghiệp biển chủ yếu.

Đồ đá gồm nhóm công cụ sản xuất như công cụ ghè đẽo và mảnh tước, ŕu bôn, đục mài toàn thân; công cụ khác như chày, ḥn ghè, ḥn kê, bàn mài; đồ trang sức gồm ṿng tay, hạt chuỗi bằng đá. Ŕu bôn đá và những mảnh tước là những công cụ sản xuất của nghề nương rẫy.

Đồ xương và nhuyễn thể có số lượng đáng kể và đa dạng, gồm mũi dùi, mũi lao, làm bằng sừng, c̣n đa số làm bằng nhuyễn thể như ṿng trang sức và một số lơi ṿng bằng vỏ ốc. Các vật liệu bằng vỏ ốc này cũng được t́m thấy ở Nam Nhựt Bổn, Đông Đài Loan, Bắc Philippines và Nam Thái Lan.

Đồ gốm t́m được cũng khá nhiều, phần lớn sử dụng đất sét pha cát biển, hạt cát tương đối mịn. Hoa văn trang trí là văn khắc gạch, in chấm, dán thêm và tô màu. Niên đại của văn hóa Xóm Cồn từ mẫu ốc lớp dưới cùng là 4140 ± 65 năm cách ngày nay và Bích Đầm lớp dưới là 2935 ± 65 năm cách ngày nay. Văn hóa Xóm Cồn trải dài trong khoảng 3500-3000 năm cách ngày nay (Vũ Quốc Hiền, 1996).



Giai đoạn Long Thạnh: Đây là giai đoạn văn hóa sơ kỳ đồng của văn hóa Sa Huỳnh có niên đại C14 là 1420 ± 40 tr. CN ở độ sâu 1,6 m và 925 ± 60 năm tr. CN ở độ sâu 0,6 m. Trong di tích Long Thạnh có bộ công cụ đa nổi bật là cuốc đá to bản, lưỡi h́nh ṿng cung, thân mỏng, không vai, thường gọi là cuốc h́nh “lưỡi mèo”. Cuốc làm bằng đá badan màu xanh, dài 17-18 cm, chuôi rộng 7-8 cm, lưỡi rộng 11 cm. Ngoài ra c̣n có ŕu tứ giác, ŕu có vai kiểu “răng trâu”, nhiều bàn mài có ḷng chảo, mũi khoan, chày nghiền, ḥn kê. Các dao hái bằng đá, đục nhỏ, chày đập vỏ cây… cũng t́m được ở Ninh Thuận, B́nh Thuận, Quảng Nam, Đà Nẵng. Các loại công cụ đá này cho biết nền nông nghiệp đă đạt một bước tiến mới và xuất hiện trên khắp đồng bằng và ven đồi núi của Miền Trung có niên đại cách nay khoảng 3.000-3.400 năm.

Gốm có nhiều loại h́nh phong phú và đa dạng tùy từng vùng. Ở di tích Long Thạnh, gốm được t́m thấy như b́nh, nồi bát, dọi xe chỉ, ch́ lưới… Các trang trí hoa văn đẹp và trang nhă, thường tổng hợp các yếu tố khắc vạch, in răng ṣ, tô màu, văn thừng…thể hiện sinh động của biển cả. Đặc điểm của nền văn hóa này là các chum hay ṿ lớn, có nắp đậy h́nh bát được dùng làm quan tài. Mộ thường được chôn ở nơi cư trú từng nhóm 5-15 mộ hoặc nhiều hơn. Ṿ mộ thường được chôn đứng và có nắp đậy.



Giai đoạn B́nh Châu: Đây là giai đoạn đồng thau đang phát triển. Hiện nay nhóm di tích B́nh Châu được biết chủ yếu ở hai khu vực Quảng Ngăi và Quảng Nam-Đà Nẵng, ngoài ra c̣n phát hiện lẻ tẻ ở khu vực B́nh Thuận và Ninh Thuận. Trong tầng đất cư trú đă phát hiện nhiều công cụ sản xuất bằng đá như ŕu đá đốc nhọn, thân h́nh tam giác, ŕu tứ giác, cuốc “lưỡi mèo”, dao, chày nghiền, bàn đập vỏ cây, bàn mài; cho biết nghề nông nghiệp nương rẫy xuất hiện.

Gốm ở B́nh Châu có phong cách ổn định, trang trí hoa văn độc đáo với h́nh con nhện, h́nh giọt nước, đám mây, h́nh cây lúa… Phong cách trang trí này đă nói lên chủ đề nông nghiệp trong kỹ nghệ làm đồ gốm, chứng minh cư dân trong nền văn hóa B́nh Châu sống chủ yếu với nghề nông. Ngoài ra, họ c̣n phát hiện nhiều mảnh đồ nấu đồng, công cụ bằng đồng. Nhóm di tích B́nh Châu có thể tồn tại từ khoảng cuối thiên kỷ II đến nửa đầu thiên kỷ I tr. CN.

Nền văn hóa Sa Huỳnh không những phân bố dọc theo miền duyên hải miền Trung mà c̣n bao gồm các vùng trung du và vùng núi Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngăi, B́nh Định. Đến nay, vẫn chưa có đầu mối về quan hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Champa, v́ theo Thư tịch cổ Trung Quốc, nước Chàm chỉ thành lập cuối thế kỷ II sau CN. Nhưng có giă thuyết cho rằng văn hóa Champa nẩy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chàm cổ là con cháu người Sa Huỳnh cổ. Cư dân Sa Huỳnh có thể là thành phần nhân chủng Indonesian, với ngôn ngữ thuộc miền Malayo-Polynesian.

Ở Việt Nam, các chuyên gia đă khẳng định các cư dân trong thời đại kim khí đă sống chủ yếu với nghề nông nghiệp, cho nên, cư dân Sa Huỳnh chắc đă sống với nghề trồng trọt, nhứt là trồng lúa nước và lúa nương. Mặc dù đến nay chưa t́m thấy các di tích hạt lúa nguyên, nhưng gốm Sa Huỳnh có pha trấu, gốm có hoa văn cây lúa, bông lúa được t́m thấy ở gốm B́nh Châu. Các công cụ sản xuất của văn hóa Sa Huỳnh gồm dụng cụ bằng đồng như cuốc, thuổng, liềm, dao, ŕu, chứng tỏ nền nông nghiệp đă lớn mạnh và có năng suất cao hơn thời kỳ đồ đá. Cư dân sống gần những sông rạch, đầm nước ngọt và vùng núi đồi, nghề đánh bắt cá cũng trở nên phổ biến. Ngoài ra, cư dân Sa Huỳnh c̣n trồng các loại cây khác như khoai, sắn, đậu phụng…để có thêm lương thực và các loại cây có sợi như bông, đai, gai để phục vụ nghề dệt.

Tóm lược, cư dân Sa Huỳnh có nền văn minh với sắc thái biển, liên hệ với các dân tộc trong vùng. Ngành gốm Sa Huỳnh đă phát triển mạnh và có tŕnh độ văn hóa khá tiến bộ. Các chum gốm lớn, các b́nh ṿ có hoa văn rất đẹp, chứng tỏ người sản xuất có óc thẩm mỹ rất cao. Họ cũng thông thạo chế tạo đồng thau để làm trang sức. Trong khu mộ táng của nền văn hóa này đă phát hiện nhiều nồi nấu đồng, khuôn đúc, dỉ đồng và nhiều hiện vật bằng đồng. Thật sự họ đă trải qua từ giai đoạn sơ kỳ đồng thau (di chỉ Xóm Cồn, Long Thạnh và B́nh Châu) để bước vào thời đại kim khí (văn hóa Sa Huỳnh xưa), với nền nông nghiệp biển, ruộng nước, rẫy nương khá tiến bộ.



3.3. Nền văn hóa Chăm (192-1693 sau CN) (Viện Khảo Cổ Học, 1999)

3.3.1. Lịch sử khảo cổ

Sau nhiều năm tranh đấu, dân tộc Khu Liên hay Chăm đă giành độc lập dựng nên một quốc gia gọi là Lâm Ấp theo thư tịch Trung Hoa (Lim Yi) từ năm 192 sau CN với đô thành Sư Tử Shimhapura và suy tàn vào năm 1693. Trong địa dư chí, Nguyễn Trăi ghi chép: “Chiêm Thành xưa là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam bộ Việt Thường của ta, sau đổi làm Lâm Ấp. Bờ cơi nước ấy phía Nam thông với Chân Lạp gọi là Thỉ Bị, phía Tây gần Qua Oa gọi là Thượng Nguyên, phía Bắc tiếp giáp với đất Hoan Châu gọi là Ô Lư, phía Đông là giáp biển.”

Công cuộc khảo cổ văn hóa Chăm thật sự chỉ bắt đầu khi người Pháp chiếm Việt Nam hoàn toàn. Vào năm 1881, Ông A. Aymonier công bố minh văn Chăm và Khmer. Tiếp theo sự phát hiện các kiến trúc ở B́nh Định của C. Lemire, kiến trúc ở Thánh địa Mỹ Sơn và các vùng phụ cận năm 1898. Tiếp theo là các cuộc khai quật các phế tháp. Sau năm 1954, Miền Nam tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn nền văn hóa Chăm trong đó có lănh vực lịch sử, văn hóa, dân tộc học… do các học giả như Thái Văn Kiểm, Thiên Văn Cảnh, Trương Bá Phát, Nguyễn Khắc Ngữ, v.v. Trung Tâm Văn Hóa Chăm được thành lập ở Phan Rang năm 1969 tiếp tục sưu tầm, xuất bản các công tác nghiên cứu về văn hóa Chăm (Viện Khảo Cổ Học, 2002).

Sau năm 1975, các nhà khảo cổ tiếp tục nghiên cứu các lănh vực kiến trúc đền tháp, tác phẩm điêu khắc, minh văn, các hệ thống thành cổ Champa, thương cảng Champa, đồ gốm, hệ thống thủy lợi cung cấp nước, di chỉ cư trú... trong các tỉnh: Quảng Nam, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh Thuận, Gia Rai, Đắc Lắc… Trong các cuộc thám sát điều tra, nhiều hiện vật được t́m thấy liên quan đến quá tŕnh đào đắp canh tác, làm thủy lợi… Cho biết nền nông nghiệp ở đây phát triển sớm do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Các phương tiện dẫn thủy khá phổ thông ở Miền Trung như xe đạp nước, bánh xe nước trước kia có quá tŕnh phát triển lâu đời (Đào Duy Anh, 1938):

- Xe đạp nước: Ở miền Trung, nông dân dùng xe đạp nước để tát nước vào ruộng. Ở nơi thấp nhứt th́ dùng một xe, ở ruộng cao th́ chia làm nhiều bậc, mỗi bậc một xe.

- Bánh xe nước: Bánh xe này dùng sức mạnh của ḍng sông để đem nước vào ruộng. Người ta đắp đập ngang sông cho nước chảy mạnh rồi đặt bánh xe ở giữa ḍng. Xung quanh bánh xe có gắn những ống tre nhỏ để múc nước dưới sông rồi theo bánh xe lên trên và đỗ nước và máng. Nước ở máng chảy vào mương và cuối cùng phân chia và các ruộng. Các vật liệu làm bánh xe nước là những thổ sản như tre, gỗ dây chăo. Vào mùa lũ lụt, người ta tháo gở bánh xe nước để tránh bị hư hại.



Ngoài ra, công tŕnh thủy lợi bằng đá badan xếp ở Do Linh, Quảng Trị được xây dựng không rơ thời đại, nhưng theo bà M. Colani, nhà tiền sử học Đông Dương, có thể vào những thế kỷ sau CN do chủ nhân gốc người Indonesia đồng thời với các vùng khác ở Nam và Đông Nam Á Châu. Trong khi một số nhà khảo cổ học khác cho biết hệ thống thủy lợi bậc thang này có thể xuất hiện vào thời cổ sơ (Tạ Chí Đại Trường, 1996).



3.3.2. Những đặc trưng chính

Di tích văn hóa Chăm hiện diện ở khắp Miền Trung, từ Quảng B́nh đến B́nh Thuận-Đồng Nai và gồm các tỉnh Cao nguyên Trung Phần. Nền văn hóa Chăm trải dài trong 15 thế kỷ, từ thế kỷ II (năm 192) sau CN cho đến cuối thế kỷ XVII (năm 1693). Người Chăm thuộc chủng Nam Á, nói tiếng Malayo-Polynesian, hiện nay có dân số 93.510 người, đang sinh sống ở Miền Trung, Miền Nam, tập trung đông nhứt ở Ninh Thuận, B́nh Thuận, Khánh Ḥa và An Giang (độ 80.000 người). Họ tiếp nhận nền văn hóa Ấn Độ khá nhanh ngay sau khi giành được độc lập trong mọi lănh vực, như tôn giáo (Ấn Độ giáo và Phật giáo) chữ viết, phong tục, tư tưởng, tổ chức hành chánh và luật pháp. Những đặc điểm chính của nền văn hóa Chàm gồm có:

Tháp Chăm: Trong suốt quá tŕnh tồn tại, dân tộc Chăm đă xây dưng rất nhiều tháp, nhưng hiện nay c̣n trên 70 tháp. Tháp Chăm là trung tâm hành lễ tôn giáo tại mỗi vùng, được xây dựng nơi g̣ đồi cao riêng từng ngôi tháp như: Tháp Nhạn (Phú Yên), Cánh Tiên, Phú Lộc, B́nh Lâm (B́nh Định), Pô Nagar (Khánh Hoà), hoặc một quần thể có tháp chính gọi là Kalan và những tháp nhỏ phụ thuộc để phục vụ tháp chính.



H́nh 2: Đền thờ Mỹ Sơn (Quảng Nam)

(Viện Khảo Cổ Học, 2002)



Thành cổ: Nhiều thành cổ Champa như: thành Thị Nại, An Thành, Chà Bàn (B́nh Định), thành Châu Sa (Quảng Ngăi), thành Trà Kiệu… có chức năng kinh tế và quân sự.

Cảng biển: Người Chăm thuở xưa rất giỏi về nghề biển. Hội An là một cảng chính của kinh đô Shimhapura, Trà Kiệu. Ngoài ra, c̣n có cảng cổ Thị Nại, B́nh Định, cảng cổ Phan Rang.

Gốm: Đồ gốm của dân tộc Chăm ít quan trọng hơn, nhưng gốm B́nh Định cũng nổi tiếng khắp xứ. Bộ sưu tập của cha xứ Anton ở nhà thờ Trà Kiệu khá phong phú, đủ loại chất liệu: đồ gốm, đồ đá, đồ đồng, nhưng đặc biệt là đồ gốm: gạch và ngói, nồi, chậu, b́nh, ṿ, lọ…

Minh văn: Người Chăm nói tiếng Mă Lai-Đa Đảo và viết chữ Sanskrit của Ấn Độ. Họ cũng sáng chế riêng chữ viết để ghi tiếng Chăm. Đến nay có 208 minh văn Champa cũ, nhưng mới chỉ dịch và công bố 69 văn bản. Minh văn là các văn bản nói lên ư tưởng mong muốn, được khắc trên các tượng bia, cột đền, trụ cửa, bệ thờ, vách núi… để ghi nhớ một sự kiện ǵ đó của người Chăm.



Văn hóa Chăm là bước đường nối tiếp nền văn hóa Sa Huỳnh và kéo dài gần 15 thế kỷ, chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ cùng nhiều yếu tố của các nước láng giềng và tạo nên một nền văn hóa có sắc thái dân tộc. V́ nước Chăm có một địa h́nh đặc biệt: kề vách núi Trường Sơn phía tây, biển Đông phía đông, với các đồng bằng hạn hẹp bị xẻ cắt bởi các đèo, sông rạch. Nghề nghiệp chủ yếu vẫn là nông nghiệp trồng lúa và đánh bắt cá. Thư tịch cổ Trung Hoa vào thế kỷ III viết về người Chàm: “Mắt sâu, mũi cao, da đen, tóc xoăn, biết làm ruộng hai mùa lúa, trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông dệt vải đến nay 600 năm” (từ đầu CN) (Viện Khảo Cổ Học, 1999). Ngoài ra, họ c̣n trồng các loại cây lương thực khác như khoai, sắn, lạc, đậu…; cây lấy sợi như bông, đay, gai cho nghề dệt vải v́ việc canh tác rất thích hợp cho vùng đất phù sa cát.

Do ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ có nền nông nghiệp tưới tiêu tiến bộ, dân tộc Chăm cũng noi gương và bắt chước làm nhiều công tŕnh đào giếng lấy nước uống, đắp đập ngăn nước làm thủy lợi, tưới nước trồng cây ngay cả vào mùa nắng để tăng gia sản xuất đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước. Nổi tiếng hơn hết với giống lúa Chiêm được dân tộc Chăm du nhập từ Ấn Độ để trồng có lẽ trước CN. Giống lúa này không có quang cảm, có thể trồng quanh năm với 2-3 vụ/năm, chịu đựng hạn hán tốt nên đóng góp lớn vào an ninh lương thực của nước này.

Lúa Chiêm là lúa vô ngh́

Cấy trước trổ trước không kỳ đợi ai.

Miền Bắc Việt Nam đă du nhập giống lúa này từ nước Chăm vào đầu Công Nguyên hoặc sớm hơn để trồng vào vụ Đông Xuân, ngoài vụ lúa Mùa hay Hè Thu; cho nên Miền Bắc có thể trồng 2 mùa lúa mỗi năm rất sớm.

Mạ Chiêm ba tháng không già

Mạ Mùa tháng rưởi ắt là không non.



Vào đời nhà Tống, Trung Quốc cũng du nhập giống lúa Champa này từ Việt Nam trồng ở hạ lưu sông Dương Tử để giải quyết nạn đói kém vào đầu thế kỷ XI và giống lúa Chiêm đă giúp nước này phát triển nền nông nghiệp thâm canh sớm để kịp thời đối phó nạn nhân măn đang bộc phát.



4. Kết Luận

Công cuộc khảo cổ Miền Trung, ngoài di chỉ Đông Sơn thuộc Thanh Hóa trải dài khắp Miền Bắc, c̣n phát hiện nền văn hóa ven biển vào thời đại đồ đá mới giữa, đó là nền văn hóa Đa Bút và Quỳnh Văn. Ở đây, nền nông nghiệp đánh bắt cá ở các vùng ven biển và nông nghiệp làm rẫy đă bắt đầu xuất hiện bên cạnh hoạt động chủ yếu hái lượm và săn bắt. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng của tác động biển tiến và biển lùi trong suốt thời kỳ tiến hóa dân tộc, cư dân sơ cổ ven biển có đời sống văn hóa và nền nông nghiệp tương đối phát triển hơn miền trung du lục địa, nhờ thường xuyên giao tiếp thương mại với các nước bên ngoài. Những mảnh gốm thô, bào tử phấn hoa và vết tích xương động vật thuần dưỡng được t́m thấy trong các cuộc khai quật đă xác nhận điều này.

Tiến đến thời đại kim loại, nền văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên xuất hiện với nền nông nghiệp rẫy nương tiến bộ, dùng cuốc đá, ŕu tay để xới đất, chặt cây, trồng trọt lúc ban sơ. Nền văn hóa Sa Huỳnh bao trùm vùng đất Miền Trung với địa bàn hoạt động trên các đồng bằng hạn hẹp, có đời sống phát triển mạnh kỹ nghệ sắt trong nông nghiệp dùng cuốc, kết hợp với kiếm ăn bằng nghề đánh cá ven biển và thương mại. Nền văn hóa này c̣n được xem là tiền văn hóa Chăm v́ nguồn gốc dân tộc của hai nền văn hóa khá giống nhau. Người Chăm có nền văn hóa rất phong phú chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng có bản sắc riêng biệt, với các di tích lịch sử, tháp Chăm, thành cổ, hải cảng, gốm, minh văn…Họ rất nổi tiếng về các hoạt động thủy lợi, cho nên ngành nông nghiệp thâm canh khá tiến bộ, hiệu năng sản xuất cao trên các cánh đồng nhỏ hẹp, đất đai kém ph́ nhiêu để đáp ứng nhu cầu dân số đông đảo.



Trần Văn Đạt, Ph. D.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Vinh. 1982. Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa)- một bước ngoặt trong nhận thức về văn hóa Đa Bút. Khảo Cổ Học, số 1-1982.
Colani, M. 1935. Le céramique de Sa Huynh. The 2nd Congress of Far-eastern Prehistorians in Manlia.
Đào Duy Anh. 1938. Việt Nam văn hóa sử cương. Nhà x/b Xuân Thu, Texas (tái bản 1976), 345 trang.
Fountaine, H. 1972. Nouveau champ de jarres dans la province de Long Khanh, Bulletin de la Société des Études Indochinoises (BSEI). t. XLVII, No. 3: 397-486.
Fontaine, H. và Hoàng Thị Thân, 1975. Nouvelles notes sur le champ de jarres funèraires de Phu Hoa avec une remarque sur la crémation au Vietnam, BSEI, tome I, No.1, Sai Gon, p. 7-50.
Jansé, O. 1941. Some notes on the Sa Huynh complex. AP, Vol. III.
Lafont, B.P. 1956. Note sur un site néolithique la province du Pleiku. Bulletin de l’École Française d’Extrême - Orient (BEFEO), 48: 233-248.
Lê Văn Hảo. 1984. Sơ thảo lịch sử Huế. Bản đánh máy lưu tại Bảo Tàng thành phố Huế.
Malleret, L. 1959. La civilization Dongsonien d’après les recherches de M.O. Janse. FA. No. 160-161: 9-10.
Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận và Trần Đạt, 1980. Phân tích bào tử phấn hoa ở Cồn Cổ Ngựa (Thanh Hóa). Những phát hiện mới (NPHM), Viện Khảo Cổ Học 1980.
Nguyễn Khắc Sử. 1995. Văn hóa Biển Hồ ở Tây Nguyên. Khảo Cổ Học, số 3, 1995: 7-16.
Nguyễn Trung Chiến. 1998. Văn hóa Quỳnh Văn. NXB Khoa Học Xă Hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hảo. 1979. Khai quật di tích G̣ Lạp Bắc (Nghệ Tĩnh) năm 1979. Tư liệu Viện Khảo Cổ Học.
Parmentier, H. 1924. Dépôts de jarres à Sa Huynh (Quảng Ngăi – An Nam). BEFEO, t. XXIV, No. 1-2, p. 325-343.
Patte, E. 1932. Le Kjokkenmodding néolithique de Dabut et ses sépultures (province de Thanh Hóa, Indochine). Bulletin du Service Géologique d’Indochine (BSGI), vol. XIX, pt.3.
Saurin, E. 1966. Un site archéologique à Dau Giây (province de Long Khanh), sud Vietnam), Việt Nam Khảo Cổ Tập San, số 4, Sài G̣n.
Solheim II, W.G. 1961. Introduction to Sa Huynh. Asian Perspectives Hồng Kông AP, Vol. III, No. 2.
Solheim II, W.G. 1966. Further relationship of the Sa Huynh - Kalanay pottery tradition. AP., Vol. VIII, No. 1.
Solheim II, W.G. 1967. The Sa Huynh - Kalanay pottery tradition: past and future research, in Studies in Philippine Anthropology, p 151-174.
Tạ Chí Đại Trường. 1996. Những bài dă sử Việt. Nhà x/b Thành Văn, California, Hoa Kỳ, 431 trang.
Viện khảo cổ học. 1998. Khảo cổ học Việt Nam, Tập I: Thời đại đá Việt Nam. NXB Khoa học xă hội, Hà nội, 457 tr.
Viện Khảo Cổ Học. 1999. Khảo cổ học Việt Nam, Tập II: Thời đại kim khí Việt Nam. NXB Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 551 tr.
Viện Khảo Cổ Học, 2002. Khảo cổ học Óc Eo. Khảo Cổ Học Việt Nam, Tập III, NXB Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, p 369-405.
Vinet, M. 1909. Chronique. BEFEO, Tome IX, Hanoi.
Vũ Quốc Hiền, 1996. Công cụ và đồ trang sức bằng vỏ nhuyễn thể ở di chỉ Bích Đầm (Khánh Ḥa), trong NPHM, Viện Khảo Cổ Học, 1996, tr 90.
Vũ Thế Long. 1979. Di tích động vật ở di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa). NPHM, Viện Khảo Cổ Học 1979.
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18