Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Nội dung trưng bày trong hệ thống chính 

Việt Nam thời tiền sử:

Đất nước Việt Nam đă có con người sinh sống ngay từ buổi b́nh minh của lịch sử loài người. Những lớp cư dân nguyên thuỷ này qua quá tŕnh sinh tồn đă sáng tạo nên những nền văn hoá nổi tiếng, phát triển liên tục từ thời đại đá cũ đến hết thời đại đá mới, có niên đại từ 300.000 năm đến 5000 năm cách ngày nay. Đó là những nền văn hoá bản địa nổi tiếng Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi thuộc thời đại đá cũ với những di vật tiêu biểu: ŕu tay, công cụ chặt thô, răng người vượn và xương cốt các họ, loài động vật đă hoá thạch,công cụ bổ đôi h́nh múi bưởi, công cụ cắt gọt gia công lần hai… Tiếp nối là văn hoá Hoà B́nh, Bắc Sơn, Quỳnh Văn , Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Xóm Cồn… thuộc thời đại đá mới

.

Mô h́nh hang động văn hoá Hoà B́nh


Trải qua một chặng đường dài của thời tiền sử, cư dân nguyên thuỷ trên đất Việt Nam đă sáng tạo nên những kỹ thuật chế tác đá ngày càng tinh xảo, phong phú về số lượng, đa dạng về loại h́nh. Tất cả những bước phát triển đó đă tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất và xă hội để Việt Nam bước vào thời đại dựng nước, h́nh thành dân tộc.
 

Việt Nam từ thời dựng nước đến nước Đại Việt thời Lư Trần (thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 14 SCN)

Những căn cứ khoa học như truyền thuyết, thư tịch cổ, di tích đền thờ trên mặt đất và đặc biệt là những chứng tích vật chất mà khảo cổ học đă phát hiện được cho thấy Việt Nam bắt đầu bước vào thời đại dựng nước vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN với nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc. Hàng loạt các nền văn hoá thời đồng thau đă được phát hiện trong giai đoạn lịch sử này như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, G̣ Mun, Đông Sơn. Sự phát triển liên tục của các nền văn hoá bản địa này mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn chính là cơ sở vật chất chủ yếu và trực tiếp cho nhà nước sơ khai ra đời. Một sưu tập trống đồng, công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu bằng đồng thau đa dạng và tinh xảo đă cho thấy nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam đă có một nền kinh tế phát triển trong đó nông nghiệp lúa nước giữ vai tṛ chủ đạo và các nghề chăn nuôi, săn bắn, đánh cá, làm đồ gốm, đồ trang sức, luyện kim đúc đồng cùng một số nghề thủ công khác đă phát triển khá cao.


Ŕu mài lười và ŕu lắp cán
Văn hoá Hoà B́nh và Bắc Sơn
Cách nay  8.000 đến 10.000 năm


Trống đồngTân Long
(Loại II - Heger)
Cách nay khoảng 2.000 năm


Đồ trang sức văn hoá Đông Sơn
Cách nay khoảng 2.000 - 2.500 năm


Bên cạnh đời sống vật chất, người Việt c̣n có một đời sống tinh thần rất phong phú và cũng chính từ đây h́nh thành nên những  truyền thống đặc trưng của văn hoá Việt Nam.

Đồng đại với văn hoá Đông Sơn (Đồng bằng Bắc Bộ) là hai nền văn hoá nổi tiếng: Sa Huỳnh (miền Trung), Đồng Nai (Đông Nam Bộ) và từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 ở đồng bằng sông Cửu Long đă h́nh thành một nền văn hoá đặc sắc, đó là nền văn hoá Oc Eo nổi tiếng. Những nền văn hoá này đă tạo nên đặc trưng đa dạng mà thống nhất của truyền thống văn hoá Việt Nam.

Từ thế kỷ 1 tr. CN đến đầu thế kỷ 10, là thời kỳ đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam chống mưu toan thôn tính, đồng hoá của phong kiến phương Bắc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài làm cho văn hoá dân tộc ngày càng phát triển. Bằng chứng của tinh thần đấu tranh quật cường chống đồng hoá của dân tộc được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang liên tiếp diễn ra trong suốt 10 thế kỷ. Bắt đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân. Kết thúc giai đoạn 1000 năm chống Bắc thuộc là chiến thắng Bạch Đằng dưới sự lănh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, năm 938, đă mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên Độc lập của dân tộc.

Cọc gỗ Bạch Đằng
Triều Trần - Thế kỷ XIII

Mở đầu thời kỳ này là các nhà nước phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê. Các nhà nước phong kiến này đă bắt đầu thiết lập và ngày càng củng cố bộ máy quản lư nhà nước, đề ra những chính sách để phát triển kinh tế, văn hoá, xă hội

Những sưu tập hiện vật lịch sử, tiêu biểu là dấu tích khu thành cổ Hoa Lư (Ninh B́nh) với những vật liệu trang trí kiến trúc rồng phượng, hoa sen…. gắn với những công tŕnh kiến trúc kinh thành và tôn giáo cổ. Những cột kinh, tháp trang trí h́nh Phật…. C̣n thể hiện sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 10.

Gạch xây thành Hoa Lư
Đất nung triều Đinh - Lê, Thế kỷ X


Tiếp sau là các triều đại Lư, Trần (1010-1400), Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng của văn hoá Đại Việt sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá dân tộc với những sự kiện nổi bật: Vua Lư Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010; Văn Miếu – trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng năm 1076 gắn liền với những kỳ thi tuyển chọn nhân tài; Bộ luật H́nh thư ra đời năm 1341… và đặc biệt những chính sách phát triển kinh tế, xă hội, kiện toàn hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống đê điều … 


Sự phát triển về kinh tế, văn hoá trong giai đoạn này được thể hiện qua nhiều sưu tập hiện vật trong đó tiêu biểu là nghệ thuật làm gốm. Bộ sưu tập gốm tráng men, chủ yếu là ḍng men ngọc, men ngà, men nâu, men ngà vẽ hoa nâu độc đáo đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những họa tiết hoa văn như hoa sen, hoa cúc dây, lá đề, rồng, chim, cá…được trang trí trên các loại h́nh đồ gia dụng: Bát, đĩa, ấm, b́nh, chậu, thố thạp…

Gốm men ngọc - Triều Lư - Trần
Thế kỷ XI - XIV

Nghệ thuật chạm khắc đá cũng đạt đến đỉnh cao với pho tượng Phật Adiđà, tượng đầu người ḿnh chim, những trang trí kiến trúc kinh thành và tôn giáo nổi tiếng: Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Tháp B́nh Sơn (Vĩnh Phúc), Đền Kiếp Bac (Hải Dương) … Những di tích, di vật này không chỉ thể hiện tŕnh độ phát triển, thẩm mỹ cao của thời Lư, Trần mà c̣n phản ánh sự phát triển của Phật giáo Việt Nam đương thời.
Cũng trong thời kỳ này, các anh hùng dân tộc Thái uư Lư Thường Kiệt và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng quân dân Đại Việt thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc trong hai cuộc kháng chiến oanh liệt: chống Tống (1075-1077); chống Mông Nguyên (1258-1285-1288).

Tượng đầu người ḿnh chim
Đá. Triều Lư. Thế kỷ XI (1057)
Chùa Phật Tích - Phượng Hoàng - Tiên Du - Bắc Ninh

Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.


Sang đến thế kỷ 15, dân tộc Việt Nam lại một lần nữa đứng lên chống quân xâm lược Minh giành độc lập dân tộc. Với chiến thắng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trăi lănh đạo nền độc lập dân tộc được khôi phục, đất nước được giải phóng. Triều đại Lê Sơ ra đời và phát triển đến giai đoạn cực thịnh. Ngoài những tư liệu lịch sử  về việc cải cách trong chế độ ruộng đất, thi cử, pháp luật … chúng ta c̣n thấy được sự phát triển của một số nghề thủ công cổ truyền như nghề làm gốm, đồ gỗ, đồ đồng qua một số sưu tập hiện vật độc đáo. Việc giao thương buôn bán giữa Đại Việt với các nước trong khu vực thời đó đă thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời Lê Sơ - Mạc – Lê Trung Hưng.
 

Đầu Rồng
Đất nung. Triều Lê Sơ. Thế kỷ XV
 Lam Kinh - Thanh Hoá

Tượng người phụ nữ quư tộc
Gốm men trắng vẽ nhiều màu
và vàng kim -Thế kỷ XV

Thạp gốm hoa nâu
Triều Trần - Lê Sơ. Thế kỷ XIV - XV
Quốc Oai - Hà Tây

Đầu thế kỷ 18, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng khoảng sâu sắc. Nội chiến kéo dài, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Phong trào nông dân nổ ra liên tiếp mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn năm 1771 đă dẹp tan các thế lực phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước. Và vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, dưới sự lănh đạo của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, nhân dân ta đă làm nên chiến thắng oanh liệt trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh. Về kinh tế, văn hoá, xă hội, triều Tây Sơn c̣n để lại cho đến ngày nay những chính sách cải cách tiến bộ thể hiện ở một số tờ chiếu khuyến nông, lập nhà học, quản lư và phát triển đê điều…

Đỉnh đồng
Triều Nguyễn.Thế kỷ XIX

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, ra đời và tồn tại trong một bối cảnh đặc biệt. Mặc dù vậy, trong thời kỳ độc lập (1802-1883),   những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xă hội của nhà Nguyễn vẫn tiếp tục phát triển. Thể hiện rơ ở một số tư liệu h́nh ảnh về kinh đô Huế, Văn Miếu Huế, bức bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ; và đặc biệt là một số sưu tập hiện vật tiêu biểu như chuông đồng, đỉnh đồng, đồ gốm, đồ gỗ…

Bộ quan phục
Vải thêu nhiều màu.
Triều Nguyễn. Thế kỷ XX

Trong thời kỳ thuộc Pháp (1883-1945), trên đất nước Việt Nam, phong trào chống Pháp đă nổ ra khắp nơi, nổi bật là những cuộc khởi nghĩa của một số văn thân yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như: cuộc khởi nghĩa của Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Lương Văn Can… .......
 


Pḥng chuyên đề: Nghệ thuật điêu khắc đá Chăm Pa.

Dân tộc Chăm là một trong 54 tộc người sinh sống trên đất Việt Nam, tồn tại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 đă xây dựng và để lại cho chúng ta ngày nay một kho tàng nghệ thuật vô giá: Đó là những tháp chàm cổ kính và những điêu khắc đá gắn liền với những công tŕnh tôn giáo. Hiện vật tiêu biểu gồm: Tượng SiVa Tháp Mẫm, chim thần Garuđa, sư tử, voi, nhạc công thổi sáo…

 

Thần Siva
Cuối thế kỷ XII. Tháp Mẫm - An Nhơn  B́nh Định

Nội dung trưng bày ngoài trời

Trưng bày ngoài trời là một phần quan trọng của Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, đă được thiết kế và xây dựng với mục đích bổ sung nội dung và tăng cường diện tích trưng bày cho hệ thống trưng bày chính. Phần trưng bày ngoài trời này có diện tích 8000 m2 với số lượng hiện vật lên tới gần 100 hiện vật thể khối lớn, có niên đại sớm nhất vào thế kỷ 2 và muộn nhất vào khoảng đầu thế kỷ 20. Đa số những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo và điêu khắc kiến trúc, chủ yếu bằng những chất liệu bền vững như: đá, đất nung…

Toàn cảnh trưng bày ngoài trời

 

Toàn bộ phần trưng bày ngoài trời được chia làm 3 khu trưng bày. khu vườn phía Đông nhà Bảo tàng là sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa. Hiện vật trưng bày ở đây chủ yếu là bia kư, tượng, mi cửa tháp, cột đá kiến trúc có minh văn… Đó là bia Vơ Cạnh (thế kỷ 2-3), bia Mỹ Sơn I (thế kỷ 5), bia Mỹ Sơn II (thế kỷ 1…. Từ những minh văn trên những tấm bia và cột đá, đă cho chúng ta thấy công lao của các triều đại trước trong việc đầu tư xây dựng đền thờ và cung tiến của cải cho các đền thờ thần của dân tộc Chăm nổi tiếng xa xưa.

Garuda nuốt Naga Thế kỷ XII, 
Tháp Mẫm -An Nhơn - B́nh Định

Tiếp theo, khu vườn phía Tây nhà Bảo tàng là khu trưng bày nghệ thuật thời Lư Trần (thế kỷ11-14), chủ yếu là những hiện vật mang phong cách Phật giáo: Bia chùa Báo Ân (Thanh Hoá), mảnh bệ tượng chùa Phật Tích (Bắc Ninh), đặc biệt những h́nh tượng rồng, phượng, sấu… chủ yếu được sử dụng trong trang trí kiến trúc tôn giáo ở các kinh thành thời Lư, Trần, đă thể hiện rơ sự phát triển của văn hoá và Phật giáo đương thời.

Đầu rồng trang trí kiến trúc
 Triều Trần. Thế kỷ XIII - XIV


Cuối cùng là khu trưng bày nghệ thuật thời Lê Nguyễn, với một sưu tập hiện vật phong phú, có giá trị đă thể hiện rơ sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xă hội và tôn giáo của các triều đại này. Hiện vật tiêu biểu gồm bia điện Nam Giao dựng năm 1678 đời Lê Hy Tông ghi về việc xây dựng điện

Cặp tượng rùa
Triều Lê - Nguyễn. Thế kỷ XVIII - XIX. Hà Nội

Nam Giao và việc hàng năm, vào đầu năm mới vua cùng quần thần tế cáo trời đất, cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an; Tháp Đậu An (thế kỷ 17) với những trang trí mang yếu tố đạo giáo và Phật giáo điển h́nh thế kỷ 16 – 17; một số trang trí kiến trúc khác được trưng bày thành từng cặp như rồng thành bậc tam cấp, rùa, nghê, một số h́nh tượng voi, chó, hổ… thường được trang trí chủ yếu trong các lăng mộ thời đó.

 


Phần trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ hấp dẫn du khách bởi sự phong phú, đa dạng của những sưu tập cổ vật và một phần do nghệ thuật trưng bày mới đă tạo nên một không gian đẹp, hài hoà kết nối một cách tự nhiên giữa xưa và nay, để từ đó chúng ta có thể thấy một cách có hệ thống sự phát triển về nghệ thuật của các giai đoạn trong lịch sử dân tộc.
 

TRich tu Vietnamtourism.com

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18