"Hồng hồng tuyết tuyết, mới ngày nào c̣n chưa biết cái chi chi...”. Đă
có ai một lần nghe câu hát này ở Bích Câu đạo quán (gần Văn Miếu
QuốcTử Giám) mà không nhớ đến ca trù, không nhớ đến h́nh ảnh cô đào
đắm say hát những lời thổn thức như rút từ trái tim.
Thỉnh thoảng đến mỗi đoạn cao trào, người cầm chầu lại “thưởng” cho cô
vài tiếng tiếng “tom chát”. Không gian ca trù huyền ảo và như tách con
người ra khỏi cuộc sống hàng ngày.
Theo những tài liệu c̣n đến ngày nay, ca trù xuất hiện từ thế kỷ XI,
được hát theo lối cửa đ́nh.
Song do được giới vua chúa yêu chuộng, ca trù dần được bác học hoá, có
đầy đủ quy tắc về điệu, về nhịp, về cách biến tấu, ứng tấu. Theo giới
chuyên môn, đến thế kỷ XV, ca trù chính thức trở thành một loại h́nh
nghệ thuật bác học. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh nhận xét: "Nhắc đến tính bài
bản, tính chính quy trong sáng tác th́ ca trù thuộc loại h́nh nghệ
thuật ca hát chuyên nghiệp. Đă có một thời ca trù chiếm vị trí khá
quan trọng trong sinh hoạt văn hoá. Tiếng hát ca trù là tiếng hát tâm
t́nh, sâu lắng, có sức truyền cảm mạnh mẽ, rộng khắp các tỉnh miền Bắc..."
Đến nay, ngoài tên gọi “ca trù”, loại h́nh nghệ thuật này c̣n có tên
gọi "Hát ả đào", "Hát cô đầu", hay "Hát nhà tơ", "Hát nhà tṛ". Mỗi
tên gọi lại có một cách giải thích riêng.
Gọi là “ca trù” bắt nguồn từ cái “trù”, một thỏi bằng tre ghi chữ nho.
Mỗi trù tương ứng với một số tiền nhất định. Mỗi khi ca đoạn nào hay,
đào hát lại được khán giả cho một vài cái trù.
Đối với tên gọi là “hát ả đào”, có người giải thích chữ "ả" có nghĩa
là một cô gái, và chữ "đào" có nghĩa là một cây đào; từ "ả đào" cũng
có thể hiểu là cô gái họ Đào.
C̣n từ "cô đầu" th́ có người cho là "cô đào" bị nói trệch đi. Riêng Đỗ
Trọng Đoàn và Đỗ Trọng Huề th́ lại cho là chữ "đầu" ám chỉ tiền hoa
hồng (tiền đầu) mà đào hát phải trả cho người dạy. "Cô đầu" lại cũng
thường được dùng để chỉ những người hát có nhiều học tṛ.
Khán giả của ca trù thường là một nhóm nhỏ. Người biểu diễn thường là
phụ nữ, vừa hát vừa tự ḿnh gơ nhịp bằng một cặp dùi trống và một cái
phách bằng tre. Họ hát các bài thơ của Bạch Cư Dị, Nguyễn Công Trứ,
Cao Bá Quát, Tản Đà...
Hiện nay, nghệ sĩ Bạch Vân, chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Hà Nội, được
coi là một trong số ít những nghệ sĩ có giọng ca trù “êm dịu, khi lảnh
lót với quăng ngân nảy hạt tinh tế và điêu luyện”. Theo chị, để trở
thành một đào hát chuyên nghiệp phải có t́nh yêu nghề “điên dại”.
Giọng hát của đào nương phải bằng giọng thật, âm nén mà vang, khẩu
h́nh mở vừa phải. Tài của đào nương thể hiện ở khả năng đọc bài thơ để
ghép điệu cho đúng. Khi thể hiện, phải biết nhả chữ sao cho t́nh và
làm bật được hồn chủ đạo của bài thơ.
Đào hát không chỉ học hát, mà c̣n phải học cả phách, bởi lẽ hát ca trù
không "hát chay" bao giờ, hát phải kèm với phách.
Học phách công phu rèn luyện khó chẳng kém ǵ luyện hát, suốt mấy năm
mới "hoá thân" thành giọng ca thứ hai của đào nương. Tiếng phách điêu
luyện của đào nương là khúc vang động cả không gian, khiến ḷng người
nghe cũng phải rộn ràng theo.
Tư thế ngồi cũng rất quan trọng trong ca trù. Họ phải học sao cho khi
hát ngồi xếp bằng tṛn, lưng thẳng. Ngồi hát không được đưa mắt, lộ
răng mà vẫn "tṛn vành, rơ chữ".
Cùng biểu diễn ca trù với đào hát, c̣n có một người đệm đàn đáy và một
người cầm chầu. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đă ví: "Nghe tiếng đàn đáy,
ta có cảm giác đứng trong một cung điện âm u, hay trước một phong cảnh
bị phủ dưới làn sương mù (...). Khi đàn, người kép có phải chỉ "bấm"
vào phím đàn không đâu (...) nhấn rồi mới gảy, đang nhấn th́ gảy hay
đang gảy rồi mới nhấn, đây là cái hoa tay, cái bí thuật của nhạc công
dùng để khiến cho một tiếng như riêng một ḿnh nó cũng đủ sức quyến rũ,
một tiếng tầm thường trở nên một tiếng huyền ảo...".
Không kém phần quan trọng so với tiếng đàn đáy, tiếng “tom-chat” của
người cầm chầu tạo nên hồn ca trù. Vào thời điểm người hát hát đến độ
xuất thần, câu hát làm chấn động tâm hồn người nghe, người cầm chầu
sung sướng thưởng một hồi "tom-tom-chat". Thông thường, roi chầu làm
bằng gỗ găng, gỗ duối, bởi loại gỗ này chắc mà dẻo, nên có sức đàn hồi.
Khi người cầm chầu hạ roi, toàn thân roi mới có thể tiếp xúc tối đa
lên mặt trống, tạo nên âm sắc đanh gọn mà không khô.
Nghe tiếng hát, tiếng đàn đáy, tiếng “tom-chat” hoà quyện, ca trù
khiến người nghe say đắm. Âm hưởng ca trù ḥa vào lời thơ như xoáy vào
tận đáy ḷng, vào tận "ngơ ngách" của tâm hồn con người.
Thuư B́nh - Văn1 93-96
Ban Biên Tập Hanoi Amsterdam
http://cadaotucngu.com/julia/music/khac/ram/k07.ram