|
Cao Biền theo Khâm Định Việt
Sử Thông Giám
Năm Giáp Thân (864). (Đường, năm Hàm Thông thứ 5).
Nhà Đường dùng tổng quản kinh lược sứ Trương Nhân kiêm giữ cả các công việc
Giao Châu.
Theo sách Cương mục (Trung Quốc), bấy giờ Nam Chiếu lấn cướp
Ung Châu, quan quân nhà Đường thua thiệt nặng. Thừa Huấn mạo nhận có công, được
thăng chức Kiểm hiệu Lĩnh Nam tiết độ. Vi Trụ biết rơ việc làm của Thừa Huấn,
viết thư tŕnh bày lên tể tướng. Nhà Đường bèn băi chức Thừa Huấn, dùng Trương
Nhân sang thay, và thêm ba vạn năm ngh́n quân cho trấn Hải Môn, sai Trương Nhân
tiến lấy thành phủ đô hộ.
Tháng 7, mùa thu. Nhà Đường dùng Cao Biền làm đô hộ tổng
quản kinh lược chiêu thảo sứ.
Theo sách An Nam kỷ yếu, Trương Nhân dùng dằng không chịu
tiến quân Hạ Hầu Ti tiến cử Kiêu Vệ tướng quân Cao Biền sang thay; Trương Nhân
giao lại cho Cao Biền tất cả những quân mà Nhân đă coi quản.
Lời chua - Cao Biền:
Theo truyện Cao Biền
trong Đường thư
, Biền, tiểu tự là Thiên Lư, người U Châu, là cháu Sùng Văn,
một nhà truyền đời làm quân Cấm Vệ. Cao Biền, từ khi c̣n nhỏ, rất chịu khó trau
giồi về văn học. Giao du với các nho sĩ, Biền bàn luận đường lối chính trị một
cách rắn rỏi. Những người trong hai quân Cấm, Vệ191
lại càng khen ngợi Biền. Biền theo hầu Chu Thúc Minh, làm tư mă192
. Bấy giờ có hai con chim điêu (thuộc loại chim cắt) đang song song bay với nhau,
Cao Biền giương cung định bắn và khấn: "Nếu ta sau này làm nên sang cả, th́
bắn
trúng nhé!". Khấn rồi bắn một phát trúng cả đôi. Mọi người đều quá đỗi kinh
ngạc,
nhân thế gọi Biền là Lạc Điêu thị ngự (quan thị ngự bắn rơi chim điêu). Biền làm
quan, được thăng dần đến hữu thần sách đô ngu hậu, v́ có công, lại được thăng
làm pḥng ngự sứ Tấn Châu. Hồi Nam Chiếu đánh phá Giao Châu, Biền được cử sang
thay Trương Nhân đánh Nam Chiếu.
Hạ Hầu Ti: Theo truyện
Lưu Triện , Hạ Hầu Ti tên tự là Hiếu
Học, người đất Tiêu thuộc Bạc Châu.
Năm Ất Dậu (865). (Đường, năm Hàm Thông thứ 6).
Tháng 7, mùa thu. Cao Biền tiến quân sang Phong Châu, đánh và phá tan được
quân Man.
Theo sách Cương mục (Trung Quốc),
Cao Biền đang rèn luyện quân lính ở trấn Hải Môn, chưa tiến quân; giám quân là
Lư Duy Chu ghét Biền, muốn hại Biền, nên nhiều lần cứ thúc Biền tiến quân. Biền
đem hơn năm ngh́n người vượt biển đi trước, hẹn Duy Chu cho quân tiếp ứng viện
trợ cho. Khi Biền đem quân đi rồi, Duy Chu giữ chặt quân c̣n lại, không chịu
điều động xuất phát. Tháng chín, quân Cao Biền đến Nam Định193
, thấy dân Man Phong Châu ngót năm vạn người đang gặt lúa ở đồng ruộng, Biền ập
lại đánh tan được, chém được Man tướng là bọn Trương Thuyên, thu lấy lúa của dân
đă gặt để làm lương ăn cho quân.
Lời chua - Nam Định:
Theo Địa lư chí
trong Đường thư
, Nam Định đặt năm Vũ Đức thứ 4 (62, thuộc Giao Châu. Theo
Thái B́nh hoàn vũ kư của Nhạc Sử
đời Tống, ở huyện Nam Định có núi Đông Cứu. Theo Thanh
nhất thống chí , núi Đông Cựu ở châu Gia Lâm. Nay xét
núi Đông Cứu ở huyện Gia B́nh, tỉnh Bắc Ninh, vậy huyện Nam Định phải ở địa giới
Gia Lâm và Gia B́nh.
Phong Châu: Xem đời Hùng Vương (Tb.I,
2).
Năm Bính Tuất (866). (Đường, năm Hàm Thông thứ 7).
Tháng 4, mùa hạ. Cao Biền đánh lấy lại được thành Giao Châu. Nhà Đường thăng
cho Biền lên chức kiểm hiệu Công bộ Thượng thư.
Theo Đường thư
, bấy giờ thủ lĩnh man Nam Chiếu tên là Tù Long, bổ Đoàn Tù
Thiên làm tiết độ sứ ở Thiện Xiển, sai Dương Tập Tư giúp Tù Thiên sang lấn cướp,
cho Phạm Ni Ta làm phủ đô thống, Triệu Nặc Mi làm đô thống ở Phù Da.
Theo sách Cương mục (Trung Quốc),
Cao Biền tiến quân thường đánh phá được quân Nam Chiếu. Những tin thắng trận ấy
gửi đến trấn Hải Môn đều bị Duy Chu d́m đi cả. Chu lại tâu với vua Đường rằng
Biền có ư nuông giặc, không chịu tiến quân. Vua Đường nổi giận, muốn giáng chức
Cao Biền, dùng hữu vũ vệ tướng quân Vương Án Quyền sang thay và gọi Biền về
triều. Ngày tháng ấy, Biền lại đánh thắng quân Nam Chiếu được một trận lớn, vừa
giết vừa bắt được nhiều lắm, rồi bao vây thành Giao Châu đến hơn mười ngày; quân
Man bị khốn quẫn lắm. Khi thành sắp sửa bị hạ th́ Biền nhận được công văn của
Vương Án Quyền cho biết rằng Án Quyền đă cùng với Duy Chu đem đại quân do cửa
biển xuất phát rồi. Biền lập tức giao việc quân cho Vi Trọng Tể, rồi cùng với
hơn trăm người thủ hạ trở về Bắc. Trước đây, tiểu sứ Vương Tuệ Tán do Trọng Tể
sai phái và tiểu hiệu Tăng Cổn do Cao Biền cắt cử, cùng nhau đem thư báo tin
thắng trận về tâu với vua Đường. Khi đi trên biển, hai người trông thấy bóng cờ
từ phía đông sang, hỏi những thuyền đi biển, họ cho biết đấy là quan kinh lược
mới194
và quan giám quân195
sang đấy. Hai người bàn nhau: Duy Chu thế nào cũng cướp lấy tờ biểu này của ta.
Họ liền cùng nhau trốn vào trong hải đảo, đợi Duy Chu đi khỏi, lập tức lên đường
đi gấp về kinh đô. Vua Đường nhận được sớ biểu, mừng lắm, thăng chức cho Cao
Biền lên kiểm hiệu Công bộ thượng thư, lại cho trở lại trấn. Bấy giờ, Cao Biền
mới đến trấn Hải Môn, lại trở lại. Án Quyền là người mờ tối biếng nhác, Duy Chu
là người tàn ác, tham lam, các tướng không ai chịu cộng sự với họ, nên đă bỏ
lỏng ṿng vây, quân Man trốn thoát mất quá nửa. Cao Biền khi đến nơi, lại đốc
thúc tướng sĩ đánh và hạ được thành, chém hơn ba vạn thủ cấp, giết được Tù Thiên
và thổ man là Chu Cổ Đạo đă làm người dẫn đường cho quân Nam Chiếu. Quân Nam
Chiếu phải chạy trốn. Cao Biền lại phá được hai động thổ mán hùa theo Nam Chiếu
và giết những tù trưởng của họ. Các thổ mán khác đem dân chúng đến quy phụ với
Cao Bền có tới một vạn bảy ngh́n người.
Lời chua - Thiên Xiển:
Theo Nam Man truyện
trong Đường thư
, Thiện Xiển là một kinh đô của nước Nam Chiếu, ở về phía tây
bắc Giao Châu.
Phù Da: Theo
Thanh nhất thống chí , phủ An Nam đô hộ
có huyện Phù Da thuộc châu Vũ Định. Lại theo Vân Nam cổ
tích , Vân Nam có thành Phủ Da ở huyện La Thứ196
.
Tháng 11, mùa đông. Giặc Man đă dẹp yên. Nhà Đường đặt Tĩnh
hải quân, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ.
Theo sách Cương mục
(Trung Quốc), kể từ khi Lư Trác sách nhiễu nhân dân, dân các
Man nổi lên gần 10 năm; đến nay mới b́nh định xong, nhà Đường đặt Tĩnh Hải quân
ở An Nam, dùng Cao Biền làm tiết độ sứ. Bắt đầu từ đấy, An Nam đổi tên là Tĩnh
Hải quân tiết trấn.
Cao Biền vào ở phủ lỵ, đắp Đại La thành.
Theo sách An Nam kỷ yếu, Cao Biền đắp Đại La thành, và làm
ra sổ sách chép rơ bờ cơi, số lính thú trong trấn và các thuế má cống nạp. Người
Giao Châu kính sợ Cao Biền, gọi Biền là Cao vương.
Sử cũ chép: La Thành của Cao Biền đắp chu vi một ngh́n chín trăm tám mươi hai
trượng linh trăm thước (1982 trượng, 5 thước)197
; thân thành cao hai trượng, sáu thước (2 trượng, 6 thước);
chân thành rộng hai trượng, năm thước (2 trượng, 5 thước); nữ tường198
bốn mặt cao năm thước, năm tấc (5 thước 5 tấc); năm mươi nhăm lầu vọng địch; sáu
nơi úng môn199
, ba cái hào nước, ba mươi tư đường đi. Lại c̣n đắp con đê ṿng quanh ngoài
thành dài hai ngh́n một trăm hai mươi nhăm trượng, tám thước (2125 trượng, 8
thước), đê cao một trượng, năm thước, chân đê rộng hai trượng, và làm hơn bốn
mươi vạn gian nhà.
Cao Biền đi tuần xem xét đến hai châu Ung, Quảng thấy trên đường biển có
nhiều đá mọc ngầm, làm cho việc vận tải lương thực không được thông đồng. Biền
sai trưởng sử là Lâm Phúng và Hồ Nam tướng quân là Dư Tồn Cổ đem quân bản bộ và
thủy thủ hơn một ngh́n người đi khai đào. Lúc đi, Biền có dụ bảo họ rằng: "Đạo
trời thường giúp lẽ phải, thần linh hay pḥ người ngay. Bây giờ đi khai đường
biển để giúp đời sống cho nhân dân, nếu ta không vụ lợi riêng th́ việc làm có ǵ
là khó?". Lâm Phúng ra đi, khởi công làm việc khơi đục, giữa vời vấp phải có hai
ḥn đá lớn đằng dăng dài đến mấy trượng, ŕu búa đục măi cũng không ăn thua ǵ,
tự nhiên có sấm sét đánh luôn mấy trăm tiếng: tảng đá lớn đều bị vỡ tan. Về phía
tây lại có hai ḥn đá lớn mọc sừng sững đối nhau, các thợ đều phải bó tay. Thế
rồi lại có sấm sét đánh như trước, làm tan cả ra. Đường biển do đấy mới được
thông đồng. Nhân thế gọi tên nơi ấy là Thiên Uy cảng (cảng oai trời).
Lời phê - Nay xét: trong
Đường thư, Cao Biền bị liệt vào truyện
Bạn thần200
; do v́ Biền ăn ở hai ḷng, nên mắc phải tai vạ, chứ có
ǵ đáng khen! C̣n như việc dẹp yên Nam Chiếu chẳng qua chuyên nhờ oai vơ mà
thắng được chúng đó thôi. Con sông mà Biền đứng đào nay ở vào đâu cũng không
biết rơ. Nếu bảo ở tỉnh Nghệ An bây giờ th́ vẫn c̣n nghẽn tắc, nào đă thông suốt
được đâu? Lời Sử cũ chép đây so
với lời truyện Cao Biền trong
Đường thư khen là thần tiên cũng
chỉ là một lối hoang đường tầm bậy giống nhau mà thôi. Vậy mà
Sử cũ khen việc Biền đào cảng là được
trời giúp, tưởng cũng là chuyện nghe theo truyền văn mà vội tin đấy.
Lời cẩn án - Đại La ở Long Biên là cái
thành do Trương Bá Nghi nhà Đường đă đắp trước, Triệu Xương, Lư Nguyên Gia tiếp
tục sửa đắp lại, chứ không phải bắt đầu từ Cao Biền. Sử
cũ chép rằng Cao Biền đắp La Thành, làm nhà cửa có tới
hơn bốn mươi vạn gian, tưởng cũng là lời truyền văn không đúng sự thực e khó tin
được hết cả. Sử cũ lại chép:
"Cao Biền đi tuần xem xét Ung Châu và Quảng Châu, khơi thông đường biển, gọi là
Thiên Uy cảng". Nay xét Địa lư chí
trong Đường thư, ở huyện Bác
Bạch có cái ghềnh Bắc thú (Bắc thú than). Khoảng giữa niên hiệu Hàm Thông
(860-873) nhà Đường, Cao
Biền mộ người đục phẳng những đá mọc ngầm để cho thuyền bè
được thông đồng qua lại. Theo Thanh nhất thống chí,
huyện Bác Bạch nay thuộc châu Uất Lâm. Vậy th́ nơi mà
Cao Biền khơi đục không phải ở địa giới nước ta. Có người bảo đó là Thiết Cảng ở
Nghệ An, v́ nó có tên nữa là Thiên Uy cảng; nhưng không phải. Việc
Sử cũ chép đó e cũng không đúng. Nay
xin lược bớt, ghi phụ sơ qua ở đây để tiện tham khảo.
Lời chua - Đại La Thành: Thành
này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 (767) đời Đường; năm Trinh
Nguyên thứ 7 (79, Triệu Xương đắp thêm; năm Nguyên Ḥa thứ 3 (808), Trương Chu
lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lư Nguyên Gia đời phủ trị tới bên
sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành; năm Hàm Thông thứ 7 (866),
Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh "kim thành"201
, cũng gọi tên là La Thành. Theo Thanh nhất thống chí
thành Đại La ở ngoài phủ thành Giao Châu, quận trị Giao
Chỉ đời Hán, phủ trị đô hộ đời Đường đều ở đấy. Lâu ngày đổ nát, vết cũ khó xét
thấy. Đó tức là những lũy đất ở bốn mặt ngoài tỉnh thành Hà Nội ngày nay. Những
thành đất mà các đời Lư, Trần về sau đă sửa đắp nhiều lần, tục cũng gọi là La
Thành. Nếu bảo đấy là vết thành cũ của Cao Biền th́ thật không đúng.
Năm Ất Mùi (875). (Đường, Hi Tông, năm Kiền Phù thứ 2).
Nhà Đường đổi Cao Biền đi làm tiết độ sứ Tây Xuyên, dùng Cao Tầm sang thay.
Theo sách An Nam kỷ yếu
, Cao Tầm là cháu họ Cao Biền, đă từng làm tiên phong, xông pha
tên đạn, nêu gương mẫu cho các quân sĩ. Cao Biền tiến cử Cao Tầm sang thay cho
ḿnh. Vua Đường nghe theo. Cao Biền ở phủ đô hộ tất cả được chín năm.
Sự Tích Đền
Bạch
Mă
ền Bạch Mă nằm ở phường Hà Khẩu, huyện
Thọ Xương (nay thuộc Hà Nội). Đền này được lập ra vào khoảng cuối thế kỷ thứ IX.
Sách Đại Nam nhất thống chí (quyển 13) khi giới thiệu về đền miếu của Hà
Nội, đă dẫn sách Việt điện u linh tập
của Lư Tế Xuyên, viết rằng:
“Vào đời Đường Hàm Thông, quan đô hộ của nhà
Đường ở nước ta là Cao Biền đă cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi
ngoài cửa Đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người ḱ
dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn măi theo mây.
Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng
rằng:
- Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp
thành nên đến để hội ngộ, việc ǵ mà phải trấn yểm?
Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồng và
bùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ
dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đă tan thành cát bụi. Cao
Biền sợ hăi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần là Long Đỗ.
Đến đời Lư Thái Tổ (húy là Lư Công Uẩn, vua
đầu tiên của nhà Lư, làm vua từ năm 1010 đến năm 1028), dời kinh đô đến đấy, đổi
gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp
xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo (ở thần Long Đỗ). Chợt người cầu đảo thấy
có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một ṿng, đi tới đâu, để
vết chân rành lại đó, và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết
chân ngựa mà đắp thành th́ thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành
hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mă Quảng
Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần.
LỜI BÀN:
Thời Bắc thuộc, Cao Biền được coi là một
trong những nhân vật rất có máu mặt: quan cai trị có tài cũng là Cao Biền mà
đạo sĩ có nhiều phép thuật lạ cũng là Cao Biền. Triều đ́nh nhà Đường trên bước
đường sụp đổ, muốn tạo dựng cho Cao Biền một lư lịch khác thường để có thể vực
dậy một chính quyền đô hộ cũng đang có nguy cơ tan ră. Cho nên trong sử, Cao
Biền bỗng có thêm nhiều thứ mà thực sự Cao Biền chưa hề có bao giờ.
Tuy nhiên, “vỏ quưt dày có móng tay nhọn”,
nhân dân ta cũng có cách đấu tranh thông minh theo kiểu riêng của nhân dân ta
lúc bấy giờ. Việc Bạch Mă thần coi thường mọi phép thuật của Cao Biền, lại c̣n
làm cho mọi thứ trù yểm của Cao Biền phút chốc biến thành cát bụi, có khác nào
một lời nhắc nhở âm thầm mà mạnh mẽ rằng: hăy vững tin, chúng ta nhất định
thắng v́ thần linh sông núi luôn ở bên cạnh chúng ta!
Trông lại ngày xưa, suy ngẫm việc thờ thần
của cổ nhân mới rơ, đền miếu và hương khói, tượng thờ và bài vị... tất cả chỉ
là h́nh thức, một h́nh thức huyền ảo mà dễ nhận, cốt để chuyển tải đến muôn
đời sự tôn vinh những giá trị tốt đẹp của thế tục đó thôi.
(Theo
Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - NXB Giáo dục)
Góp thêm một
huyền thoại về Long Mạch ở dăy Hoành Sơn
Nhân đọc chuyện “Cao Biền trảm long Trà Khúc” của Thùy Dương Tử và “Huyền thoại
Cao Biền yểm đất ở dăy Đèo Cả” của cô Văn Uyên đăng trong tạp chí Phổ Thông số
244 và 247, tôi sực nhớ đến chuyện ông thầy địa lư Tàu nào đó (có phải con cháu
của Cao Biền chăng? ) âm mưu đào đứt ḷng mạch ḍng sông CÔN dưới chân HOÀNH SƠN,
khiến cho nhà Tây Sơn suy vong để trả thù 3 anh em Tây Sơn đă chiếm mất long
huyệt của ông t́m ra hay là để ngăn ngừa mầm mống của Việt tộc phương Nam? Vậy
xin chép thuộc ra sau đây để góp thêm một huyền thoại về long mạch.
Hoành Sơn một đại địa:
Hoành Sơn c̣n gọi là núi Ngang nằm trong dăy Tây Sơn thuộc địa phận xă B́nh
Tường quận B́nh Khê tỉnh B́nh Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng,
ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho
biết th́ Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác
cảnh” của B́nh Định. V́ chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi
ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn),
Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn),
trước mặt là ba dăy g̣ cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía
dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu
thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật
cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ.
Tam kiệt TÂY SƠN Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia
đ́nh nông thôn tại làng Phú Lạc (B́nh khê) hướng vọng về dăy Hoành Sơn này.
Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả
tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ
Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Măn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối
thế kỷ thứ 18? Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị
thức giả ở B́nh khê kể lại th́ nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn
thân sinh của ba Ngài trân dăy Hoành sơn.
Huyền thoại về Long Huyệt:
Các cụ kể rằng:
Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn
Phúc Thuần (1765-1777) trị v́, có một Ông Thầy địa lư Tàu thường ngày xách địa
bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để t́m phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo
ŕnh. Một hôm thầy địa lư dường như đă t́m ra long mạch nhưng c̣n phân vân không
biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến
cắm ở triền phía đông dăy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em
Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi. Nguyễn Nhạc ngày ngày để ư
theo dơi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt
như khi mới trồng c̣n cành phía Nam th́ héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng v́ biết
rằng long mạch đă ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở
phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam.
Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lư Tàu trở lại thấy hai cành trúc
đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng.
Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi
cành phía Bắc.
Lại có cụ kể rằng:
Có một thầy địa lư Tàu lúc đến t́m địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi
nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi t́m long mạch khắp vùng
Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ư đến dăy
Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ư cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi. Một thời gian sau
Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này,
ngoài chiếc địa bàn Thầy lại c̣n mang theo một chiếc trắp nhỏ ngoài bọc tấm khăn
điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đă t́m ra được long huyệt và… chiếc tráp
kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái trắp
giống hệt như cái trắp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh ḿnh đựng vào
rồi t́m cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được v́ cái trắp ấy Thầy Tàu
luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và
nghĩ ra một kế.
Đến ngày lành đă chọn, Thầy Tàu lẻn mang trắp cùng địa bàn đi lên dăy Hoành sơn.
Vừa đến chân núi th́ một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng
dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng trắp và địa bàn mà
thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ
cũ, Thầy mừng quưnh v́ chiếc trắp và địa bàn vẫn c̣n nằm lăng lóc ở đó, Thầy vội
vă trèo lên nơi long huyệt đă t́m trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở
trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc trắp Thầy
chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc c̣n con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.
Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt
của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dăy Hoành sơn.
Các cụ c̣n kể tiếp rằng:
Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn th́ ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng.
Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là
người có biệt nhăn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc
đă vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên
Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập
hào kiệt, lấy dăy Hoành son làm căn cứ.
Măi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại g̣ Đống Đa, đuổi Tôn
sĩ Nghị chạy về Tàu ḿnh không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà c̣n
nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm
vang dội cả Trung Quốc.
Ông Thầy địa lư năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử
th́ quả nhiên cuộc đất t́m ra năm trước đang phát. Hỏi thăm th́ đó là mộ của Hồ
phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn.
Thầy địa cả giận v́ sự cướp đoạt long huyệt của ḿnh đă t́m ra và để tránh hậu
họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo
Nguyễn Nhạc hăy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh
khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn, Nguyễn Nhạc
tưởng thật nghe lời.
Những nhánh sông vừa đào sông th́ đùng một cái ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà
ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam th́ Nguyễn Ánh chiếm
hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải
cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy
Nhơn rồi lại sáp nhập lănh thổ của Bác vào lănh thổ của ḿnh. Nguyễn Nhạc tức
giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793.
Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi
lên ngôi Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng
tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là
Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm
1802 th́ bị Nguyễn Ánh dứt hẳn.
Đối với thời đại nguyên tử, hỏa tiễn này, liệu người ta c̣n có thể tin những
huyền thoại về long mạch là có thật không ? Tin cũng không được mà không tin
cũng không được! V́ con người làm sao giải thích nổi cái lẽ huyền vi của tạo hóa
cũng như ai có ngờ rằng con người hôm nay đă lên được trên Cung Quảng ?
Sinh ḥa THÁI TẨU
|