Trích từ: Tạp Chí Quê Hương Online
Ăn cháo đái bát
Thành ngữ ăn cháo
đái bát gồm hai
vế: vế thứ nhất nói
về việc nhận ân
nghĩa (ăn cháo), về
thứ hai nói về sự
bội bạc ân nghĩa đó
(đái bát). \/ề thành
ngữ này, một số
người c̣n băn khoăn,
không hiểu dạng đích
thực của nó là ăn
cháo đái bát hay
ăn cháo đá bát.
Thực ra, điều đó
chẳng có nghĩa lư ǵ,
bởi v́ hành vi
đái bát hay
đá bát đều biểu
thị sự phũ phàng đến
thô bạo của người
đời. Dĩ nhiên, hành
vi đái bát
gây ấn tượng mạnh mẽ,
nặng nề hơn và phù
hợp với cách nói
khoa trương, phóng
đại mà dân gian vẫn
ưa dùng. Hơn nữa,
trên thực tế sử dụng,
hầu như ta chỉ gặp
dạng ăn
cháo đái bát mà
thôi. Như vậy, chẳng
cần biện luận nhiều,
chúng ta cũng dễ
dàng chấp nhận dạng
thức ăn
cháo đái bát là
dạng đích thực của
thành ngữ đang xét.
Vấn đề đáng quan tâm
hơn là tại sao dân
gian lại dùng cụm từ
ăn cháo để
biểu hiện việc ân
nghĩa? Có bao nhiêu
thứ khác, quư hiếm
hơn, đáng giá hơn
sao không được chọn
dùng, trong khi đó
lại dùng cháo
, một thức ăn bậc
thấp nhất, để chỉ
cái ân cái nghĩa do
người khác mang lại?
Thông thường cháo
là món ăn nhẹ,
dễ tiêu thích hợp
với người bệnh đuối
sức, không ăn được
cơm. Bát cháo từ tay
người khác mang lại
chăm sóc lẽ nào
người bệnh chẳng
biết nâng niu trân
trọng? Lại nữa cháo
trong dân gian các
cụ bà thường dùng để
cúng lễ ở các miếu
dưới gốc đa, sau đó
ban phát cho trẻ để
lấy phước. V́
thế mà có chuyện
“cướp cháo gốc (lá)
đa”. Khi gặp nạn đói
kém nhiều người quẫn
bách cơm không có ăn,
áo không có mặc,
sống thoi thóp trong
hoạn nạn, những
người có ḷng nhân
đức thường nấu cháo
để phát chẩn, giúp
cho người bị nạn bát
cháo cầm hơi. Bát
cháo cứu giúp con
người ra khỏi cái
đói đến chết người
cũng chẳng đáng ghi
ḷng tạc dạ hay sao?
Một miếng khi đói
bằng mót gói khi no
là thế! Những điều
liên tưởng ở trên
cho thấy cách lập ư
lập tứ của thành ngữ
ăn cháo đái bát
vùa cụ thể vùa
rất sâu sắc. Với
quan niệm sâu kín đó,
nhân dân đă khéo léo
tạo nên một sự đối
lập gắt gao giữa một
bên là ân nghĩa với
một bên khác là hành
vi phụ bạc đến mức
thô bạo nhằm toát
lên giá trị phê phán
của thành ngữ ăn
cháo đái bát đối
với những kẻ sống
không có trước có
sau, sống vô ơn bạc
nghĩa.
“Cậu nào lấy mất bi
đông người ta rồi.
Chỉ được cái ăn
cháo đái bát,
uống cho khỏe vào
rồi vất cả bi đông
người ta đi”. (Lê
Khánh. “Những ngày
vui”).
Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt c̣n có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ư đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ư nghĩa của chúng.