Bóc ngắn cắn dài
Về ư nghĩa thành ngữ bóc ngắn cắn dài, các cuốn sách như “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên (NXB. KHXH 1988), “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân (NXB. VH 1989) đều giải thích là nói đến, hoặc chê việc “làm được ít mà tiêu dùng lại quá nhiều”.
Thành ngữ bóc ngắn cắn dài được giải thích như trên là đúng nhưng chưa đủ. Trên thực tế, thành ngữ này c̣n được dùng với ư nghĩa rộng hơn, phê phán lối làm ăn có tính c̣ con do tham lam, muốn bỏ ít công sức, vốn liếng mà lại muốn thu được lợi nhuận nhiều.
Ư nghĩa chung của thành ngữ bóc ngắn cắn dài nẩy sinh trên một lôgich và cơ chế nghĩa khá lí thú. Như đều biết, thành ngữ bóc ngắn cắn dài nói tới một việc rất cụ thể, nói đến chuyện ăn uống một thứ ǵ có vỏ. Thứ đó là ǵ không thành vấn đề, bởi ai mà chẳng liên hệ với cái thứ vỏ mềm, khả dĩ ăn được như khoai lang, chuối... Điều quan trọng hơn là, trên thực tế có những kẻ bóc vỏ được một phần ngắn mà khi ăn lại cắn một phần dài hơn, lấn sang cả chỗ chưa bóc vỏ. Lệ thường th́ đó là hành vi phàm ăn tục uống. Nhưng người đời không nhất thiết khai thác hoàn toàn ư này. Người ta chỉ c̣n giữ được cái ư “làm th́ ít mà muốn hưởng th́ nhiều”. Điều này có liên quan tới nghĩa thứ hai của thành ngữ, tức là phê phán kẻ làm ăn c̣ con, hám lợi, muốn bỏ sức và bỏ vốn ít nhưng muốn thu về cho nhiều lợi lộc hơn. Thực ra ở thành ngữ này, dân gian đă khai thác theo một hướng khác trên cơ sở nghĩa biểu trưng của các từ cấu tạo nên thành ngữ. Các từ bóc, ngắn, cắn, dài đều có ư nghĩa biểu trưng riêng. Ở đây bóc biểu trưng cho lao động, cho hành động làm (việc), ngắn biểu trưng cho số lượng ít, sản phẩm làm ra không nhiều, trong khi đó cắn biểu trưng cho hành động ăn, việc tiêu dùng nói chung, dài biểu trưng cho số nhiều, phần chi tiêu lớn. Tổng ḥa nghĩa của các thành tố này, chúng ta có thành ngữ bóc ngắn cắn dài với ư nghĩa “làm ra được ít mà chi dùng quá nhiều”. V́ đi theo hướng biểu trưng này nên thành ngữ bóc ngắn cắn dài đă xa dần với cái xuất phát điểm của nó, cũng như thực tế quan sát việc ăn uống theo lối bóc ngắn cắn dài. Từ bóc chẳng c̣n gợi ǵ đến việc “bóc vỏ” nữa. Thành ra, trong tiếng Việt, đôi khi người ta c̣n dùng động từ làm để thay v́ cho bóc trong thành ngữ này để tạo lập một biến thể khác là làm ngắn cắn dài.
Dạng thức Làm ngắn c̣n dài tuy làm mất thế đối xứng giữa các động từ vốn có liên hệ chặt chẽ về nghĩa và hành động bóc và ăn trên thực tiễn, song nó vẫn được tồn tại hiển nhiên trong tiếng Việt, do tính biểu trưng của các thành tố trong thành ngữ đem lại.
Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ bóc ngắn cắn dài được dùng khá linh hoạt. Thành ngữ này được tách, chen, thay đổi vị trí các yếu tố trong đó theo những dạng thức khác nhau tùy theo dụng ư người nói, người viết.