Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Trích từ: Tạp Chí Quê Hương Online

Cú kêu cho ma ăn

Cú là một loại chim ăn thịt, mắt rất to, thường đi rình mò kiếm mồi ban đêm. Cú có tiếng kêu đanh, dữ dội, gây cảm giác rợn người. Theo quan niệm mê tín, hễ nhà ai có cú đến đậu đầu nhà, kêu ba tiếng, thì nếu không chết người thì cũng ốm đau nặng. Đặc biệt, những gia đình đang có người bệnh, thấy cú bay qua và kêu thì cũng phải xem chừng đấy. Cái nhìn của cú, con mắt của cú đối với họ là nỗi sợ hãi kinh hoàng. Chẳng thế mà dân gian ta hay nói là "dòm như cú dòm nhà bệnh", "cú dòm nhà bệnh" để ví với ý định xấu của người nào đó có rắp tâm làm hại người. Vì vậy trong quan niệm dân gian, cú và tiếng kêu của cú là biểu tượng của điềm xấu, điềm gở. Theo quan niệm mê tín, thì tiếng kêu của cú là tín hiệu báo trước sẽ có người chết. Hễ nghe tiếng cú kêu ở đâu, thì ở đó sẽ có một thân phận, một con người sắp lìa bỏ cuộc đời. Theo tín hiệu đó, ma sẽ lần đến để chia phần thi thể người xấu số, mà theo cách nói dân gian là đến ăn. Có lẽ vì lý do này mà một số địa phương ở Nghệ Tĩnh gọi cú bằng cái tên khác là "con hót ma". Nhưng rõ là cú chỉ kêu cho ma hưởng phần, chứ bản thân cú nào có được hưởng gì, ăn gì trước cái chết của con người! Cái nghịch lý này được dân gian chớp lấy và khái quát thành cả một thói đời bằng thành ngữ "cú kêu cho ma ăn". Trong tiếng Việt, thành ngữ này để chỉ việc làm vô ích, uổng công, làm cho kẻ khác hưởng.

Cùng với thành ngữ "cú kêu cho ma ăn", trong tiếng Việt còn có thành ngữ "cốc mò cò xơi".

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18