Nhạt phấn phai hương
Người phụ nữ bao giờ cũng có thời xuân sắc, trẻ trung, lọt vào mắt xanh bao chàng trai, và làm cho họ say mê, đeo đuổi. Nhưng thời đó cũng phải qua, nhan sắc cũng tàn tạ theo thời gian năm tháng, đó là lúc nhạt phấn phai hương:
Ḷng phiền, nhạt phấn phai hương
Ủ ê mày liễu vơ vàng mắt hoa.
(Truyện Phương Hoa)
Ai cũng hiểu thành ngữ nhạt phấn phai hương chỉ sự tàn phai nhan sắc do tuổi tác của người phụ nữ. Nhưng hiểu hương, phấn trong thành ngữ này là ǵ th́ lại không đơn giản. Thoạt tiên, nhiều người cho rằng hương, phấn ở đây là các loại xa xỉ phẩm dùng để hoá trang, tôn thêm sắc đẹp cho người phụ nữ. Vậy th́ nhạt phấn phai hương có liên quan ǵ đến tuổi già? Nhạt phấn phai hương trong trường hợp phấn hương là đồ hoá trang chỉ liên quan đến cách sống, lối sống cá nhân, do chủ quan tạo ra. Trong khi đó, tuổi già là do quy luật khách quan chế định, tác động. Thành ra, cách hiểu này chưa thoả đáng.
Thực ra, phấn hương trong nhạt phấn phai hương là hệ quả của sự ước lệ. Trước đây người ta ví người phụ nữ như một bông hoa (làm hoa để người ta hái, làm gái để người ta thương). Lúc c̣n xuân sắc, đương th́ cũng là lúc hoa vừa mới nở, đang đưa hương và khoe sắc phấn. Lúc hoa tàn, th́ phấn hương sẽ phai nhạt. Khi người con gái về già, th́ nhan sắc tàn tạ dần đi cũng tựa như hoa tàn th́ hương phấn tất phải nhạt phai. Như vậy, theo phép ước lệ của truyền thống văn hoá cổ th́ hương, phấn trong nhạt phấn phai hương chính thực là hương phấn của hoa. Tuy nhiên về sau này người ta dễ dàng bỏ qua điều đó, nghiễm nhiên xem phấn, hương trong thành ngữ này là các chất hoá trang thường dùng của phụ nữ. Cứ vậy, người ta chỉ hiểu ư nghĩa chung của thành ngữ mà mặc nhiên xem phấn hương là chuyện đă biết và dễ hiểu như thế. Theo cách hiểu này và theo khuôn mẫu có sẵn của nhạt phấn phai hương người ta tạo lập các dạng thức mới của thành ngữ này, lệ như nhạt phấn phai son (hay phai son nhạt phấn):
“Tưởng không nổi giận duyên tủi phận
Tưởng không điều nhạt phấn phai son"
(Khuyết danh “Bần thán nữ”)
“Nơi lạnh lẽo, nơi xem gần gặn
Há phai son lạt phấn ru mà”
(Nguyễn Gia Thiều “Cung oán ngâm khúc”).