| |
|
|
|
8. Sư tử Hà Đông |
Trich từ: http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/chuyentiengmede/2004/03/57045/ |
Thoạt nghe, không ít người nghĩ rằng, trong nội dung câu thành ngữ “Sư tử hà Đông” có điều ǵ đó liên can đến đất Hà Đông xưa của Việt Nam. Chuyện thực lại không phải như vậy. Chẳng ra là chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Số là, ở đất Vĩnh Gia bên Trung Quốc đời nhà Tống có một người đàn ông tính nết thất thường, họ Trần tên Tháo, tự là Quư Thường. Lúc c̣n nhỏ, Tháo rất thích chơi tṛ đấu kiếm và nghe kể chuyện về các anh hùng hảo hán một cách say mê, khâm phục.
Lớn lên Tháo thích lân la đến bên các chí sĩ giang hồ để học hỏi các môn vơ nghệ và cùng họ ngao du nay đây mai đó. Tháo cũng tự liệt ḿnh vào cùng một hạng với những bậc chí sĩ kia và lúc nào cũng tỏ ra sẵn ḷng làm việc nghĩa, giúp bạn, cứu người.
Lạ thay vừa bước sang tuổi trung niên Trần Tháo bỗng thay tính đổi nết. Tháo chán ghét cuộc sống giang hồ và lạc vào văn chương, chữ nghĩa và lui về sống ẩn dật. Trần Tháo thường cùng Tô Thức luận bàn về bút pháp và sự thành bại của cổ kim, rất thích đạo Phật, đă từng ăn rau, ở chùa, không màng ǵ đến thế sự. Vợ Tháo là Liễu Thị, tính hung hăn, hay ghen. Mỗi lần Tháo mở
tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui th́ Liễu Thị ở nhà trong, máu ghen nổi lên, lấy gậy đánh sàn sạt vào tường, gầm thét om ṣm, khách không chịu nổi phải bỏ ra về. Tô Thức nhân đấy có thơ đùa Trần Tháo rằng:
|
Đánh ghen -tranh Đông Hồ |
Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Dịch nghĩa:
Ai hiền như cư sĩ đất Long Khâu
Bàn về thuyết không thuyết có của nhà Phật đêm không ngủ
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống lên
Gậy chống rơi khỏi tay, ḷng bàng hoàng quên phắt đi hết
Câu thơ trên dựa theo câu thơ của Đỗ Phủ (nhà Đường)
Hà Đông nữ nhi thâm tính Liễu
(người con gái đất Hà Đông tên Liễu)
Tô Thức mượn chữ hà Đông để chỉ Liễu Thị, vợ Tháo. C̣n sư tử hống là tiếng Phật dùng để nói về sự uy nghiêm của Phật tổ, nói giọng thuyết pháp của Phật âm thanh chấn động thế giới như sư tử gầm. nay Trần tháo thích đàm luận đạo Phật, Tô Thức bèn mượn tiếng nhà Phật để đùa, chỉ cái tính hung hăn hay ghen của Liễu Thị.
Từ tích trên, trong tiếng Việt, thành ngữ “sư tử Hà Đông” nhằm ám chỉ những người phụ nữ có tính ghen tuông dữ tợn, khi nổi máu tam bành có thể làm cho các đức ông chồng kinh hồn, táng đởm khiến bao dũng khí của giới mày râu tiêu tan thành mây khói cả.
(Theo “Truyện Kiều” và “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ”) <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/giainghiatucngu2.htm#8">Sư
Tử Hà Đông</a> |
9.
Chạy như cờ lông công |
17:00' 20/03/2004 (GMT+7) |
|
Lính thú ngày xưa |
Cờ là biểu tượng cho một quốc gia, một dân tộc, một tổ chức, một ngành nghề, thậm chí c̣n là tín hiệu cho một mệnh lệnh. Cờ thường được làm bằng vải nhưng cũng có khi bằng lông chim, lông thú, đôi khi c̣n được làm bằng cành cây giống như cờ bằng bông lau của Đinh Bộ Lĩnh ngày trước.
Cờ lông công trong thành ngữ “chạy như cờ lông công” là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hỏa tốc.
Ngày nay, ngoài việc truyền đạt các mệnh lệnh, công văn bằng các phương tiện thông tin vô tuyến, hữu tuyến, người đưa tin c̣n được sử dụng các phương tiện giao thông khác như máy bay, ô tô, xe lửa…
Nhưng ngày xưa, công việc này chỉ được thực hiện nhờ sức người và sức ngựa. V́ vậy, nhà nước phong kiến mới đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm. Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hỏa tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày. Người đời nh́n thấy cờ hiệu lông công của những người lính
trạm ở khắp các nẻo đường của Tổ quốc. Bao giờ họ cũng vội vàng, tất tả, người chạy đi, kẻ chạy lại, cả người cả ngựa đều đẫm mô hôi. Công văn vừa chuyển đi lại có công văn khác đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những lá cờ hiệu lông công. V́ vậy, “chạy như cờ lông công” trước hết được hiểu là “chạy rối rít, chạy loạn xạ”
|
Lính ngày xưa |
Nhưng có lẽ cũng từ một thực tế là những người mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược xuôi rối rít nhưng chẳng phải là để vận chuyển hàng hóa nặng nhọc ǵ. Với con mắt người đời, đấy là một việc làm không cần thiết. C̣n tính khẩn cấp của công văn lại cũng chẳng liên quan ǵ đến họ.
Có lẽ v́ lẽ đó mà thành ngữ ”chạy như cờ lông công” c̣n có một sắc thái nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả ǵ”. <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/giainghiatucngu2.htm#9">Chạy
Như Cờ Lông Công</a> |
10. Quế và người |
20:59' 16/03/2004 (GMT+7) |
|
Cây quế |
Rất nhiều câu thơ hay của Việt Nam gắn với những h́nh ảnh, sự vật cụ thể của làng quê xứ sở. Nếu như thơ cổ điển lấy đề tài tùng, cúc, trúc, mai th́ ca dao dân ca lại hay nói đến đường làng, giếng nước, hạt mưa, bến đ̣, ḍng sông, cây đa, cây lúa…Điều bất ngờ là chúng ta c̣n có những câu thơ khá hay về cây quế.
Bất ngờ v́ quế không phải là thứ cây có thể dễ gặp hàng ngày. Sống ở đồng bằng, ở phố phuờng, trước đây đă mấy ai trông thấy quế mà viết về cây quế:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.
Quế phần lớn sống ở rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, vỏ tinh dầu chứa vị thơm cay dùng làm dược liệu quư. Phẩm chất đặc biệt của cây quế là ở chất dầu thơm, là vị cay kích thích nhưng đáng chú ư hơn là phẩm chất lẽ ra chỉ có ở loài người chứ không phải ở loài cây:
Ở sao như quế trên rừng
Thơm không ai biết, ngát lừng ai hay
|
Hoa quế |
Hai câu thơ chỉ khác nhau một chữ nhưng nội dung ư nghĩa đă có thể rất xa nhau. Nếu như câu trên, đừng để cho ai biết cái thơm cái ngát của ḿnh – diễn đạt cái ư không cần phải lộ ra phẩm chất bên trong, là cách giữ ǵn ư tứ của một người tự biết cái giá của ḿnh, th́ câu thơ dưới lại có thể thiên về cái ư muốn bưng bít, giấu kín bản thân – không để cho ai được ḿnh cay hay ngọt – như một lối sống khôn ngoan giữ
ḿnh. Dù sao th́ ngọt, thơm, cay vẫn là phẩm chất có thật của quế, hữu ích đối với con người. Một phẩm chất tinh thần khác nữa của quế được khám phá là sự gắn bó với cội rễ, ḷng chung thủy trước sau như một. Hăy sống được như cây quế trên non cao:
Ở sao như quế trên non
Trăm năm khô rụi, vỏ c̣n dính cây
Sắc hương và phẩm chất cao quư của quế là kết quả của một quá tŕnh khám phá và khẳng định. Chẳng thế mà không thiếu kẻ so b́, dèm pha với quế. Ở đời, ai cao quư tốt đẹp mà không có lúc phải chịu tiếng dèm pha:
|
Vỏ quế |
Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già, quế rụi, hương trường thơm xa.
Hay:
Anh đừng tham cái bông quế
Bỏ phế cái bông lài,
Mai sau quế rụng
Bông lài thơm xa…
Song dèm pha để mà dèm pha thôi, chẳng có căn cứ cơ sở ǵ đáng kể. Hương với lài mà lại chỉ chực hơn quế khi "quế già quế rụi" và cũng chỉ được cái “thơm xa”.
Nói quế, chẳng qua là để nói người. T́nh nghĩa gắn bó giữa người với người được lấy quế ra làm ẩn dụ:
Hai ta đang nhớ đang thương
Ai về phân quế rẽ hương cho đành…
Thậm chí có khi bộc lộ nỗi niềm, than thở với quế như với bạn tri âm tri kỷ:
Tay cầm nhành quế mà than
Tuổi xuân xanh không gặp bạn, hội hoa tàn gặp nhau
Hoa tàn mà cũng có thể là “hội” được ư? Hội ǵ lại có hội hoa tàn, thật là đau đớn! Cái đau đớn của câu thơ không phải do tiếng “than” mà do ở tiếng “hội” lạ lùng này. Và nỗi đau dường như nhói sâu thêm v́ có quế.
Một khi đă rời gốc đi theo người, giúp ích cho người, làm sao quế c̣n giữ được cành tươi:
Nâng cành quế héo trên tay
Càng thương quế ngọt quế cay cùng người
Cảm động xiết bao khi biết quế đă cùng ta từng ngọt ngào, cay đắng. Câu thơ trên viết về quế, về tấm ḷng son sắt thủy chung của quế - một thứ cây rừng. Và chung quy nói quế vẫn là để nói người.
(Trích “Một sợi rơm vàng” – Đào Thản) <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/giainghiatucngu2.htm#9">Cây
Quế</a> |
11. Già kén kẹn hom |
07:50' 25/02/2004 (GMT+7) |
|
Tằm và kén |
Có một lời nhắc nhở, các chàng trai cô gái đến tuổi dựng vợ gả chồng hăy kén chọn một vừa hai phải thôi kẻo t́nh duyên lỡ làng, ế ẩm để đến nỗi phải than văn:
“Ai ngờ già kén kẹn hom, cao chẳng đến, thấp chẳng tới”
(Phan Văn Ái, “Lẳng lơ phú”)
Trở về với các vùng trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ dệt vải, chúng ta được nghe cách lư giải của đồng bào ở đây về thành ngữ “già kén kẹn hom” hết sức lư thú. Tuy vậy, ở ngay cả trong các làng nghề này th́ cách lư giải của họ cũng không thống nhất. Có ít nhất là hai cách hiểu sau đây:
1.Khi tằm chín nhả tơ làm thành kén, con tằm hóa thành nhộng nằm gọn trong kén tơ đó. Nếu để kén lâu ngày th́ nhộng hóa thành con ngài (con bướm) cắn thủng kén bay ra, đẻ trứng. Loại kén “già” này khi kéo tơ th́ tơ chẳng róc ra được (tơ bị kẹn). Già kén kẹn hom là như vậy. Song, ở cách hiểu này, người ta chẳng giải thích được từ hom là ǵ. Hom vẫn là một ẩn số.
2. Vẫn là người thợ thủ công nghề tơ tằm cho biết, trong nghề tằm tơ có một công đoạn là dùng né cho tằm làm kén. Người ta đan những thanh tre, nứa thành phên có chân đứng tựa như tấm liếp nhưng đan thưa tạo ra những ô trống h́nh vuông để cài rơm vào cho tằm làm kén. Đó là cái né. Làm nghề tằm tơ “sẵn nong sẵn né là thế”! c̣n những thanh tre, thanh nứa dùng để đan né
được gọi là hom như nghĩa của hom trong hom gianh, hom sắn, hom dâu… Tằm chín được thả trên né để tùy ư chọn nơi nhả tơ kết kén. Nếu kén trên né mà to, mật độ lại dày (già kén) th́ sẽ kẹt vào hom, khó gỡ (kẹn hom). Già kén kẹn hom vốn nghĩa là như vậy. Từ kẹn trong thành ngữ này có thể là dạng thức cổ của kẹt hay nghẹt chăng?. V́ trong tiếng Việt thấy có sự tương ứng về âm (âm đầu k –ng và âm cuối t-n) và nghĩa giữa kẹn với nghẹt,
kẹt với nghẹt, nghẹn…
Cách lư giải nguồn gốc và nghĩa của thành ngữ “già kén kẹn hom ” như vậy là thỏa đáng có có sức thuyết phục hơn cả v́ nó phù hợp với quy tắc tương hợp ngữ nghĩa và đối ứng trong cấu trúc của thành ngữ. Đó là sự tương hợp và đối ứng giữa già (tính từ) với kẹn ( tính từ), kén (danh từ) với hom (danh từ).
Như vậy từ câu chuyện con tằm kén tơ mà người VN đă liên hệ đến chuyện con người với con đường t́nh duyên của họ. Đối với nghề nuôi tằm để cho kén to bị kẹt chặt với hom th́ làm sao tháo gỡ được ? Cũng vậy, môt ai đó cố t́nh kén chọn, kỹ tính quá để “quá lứa” lâm vào t́nh trạng kẹt giữa các thang giá trị kén lựa “cao chẳng đến, thấp chẳng tới” th́ cũng khốn và không thể
nào tháo gỡ ra khỏi cảnh lỡ làng, ế ẩm.
(Theo Kể chuyện Thành ngữ tục ngữ) <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/giainghiatucngu2.htm#10">Già
Kén Kẹn Hom</a> |
12. Cáo Mượn Oai Hùm
Người VN ta thường nghe
thành ngữ "Cáo mượn oai hùm" hoặc "Cáo đội lốt hùm", là do thành ngữ "Hồ
giả hổ uy" của Tàu.
Thời Chiến quốc, vua nước Sở là Hoàn Vương lấy làm lạ rằng tại sao nhân
dân miền Bắc Trung Hoa lại sợ hăi một vị đại tướng tên Chiêu Hề Tuất như
vậy. Sở Hoàn Vương bèn hỏi các đại thần trong triều xem lư do là tại sao.
Trong số đại thần, có một người tên là Giang Ất đă mượn một câu chuyện ngụ
ngôn để giải thích cho Sở Hoàn Vương như sau:
- Tại một khu rừng kia, một con hổ bắt được một con cáo. Con cáo tức th́
làm bộ dọa nạt con hổ, nói rằng nó là sứ giả do trời sai xuống để thống
trị muôn loài thú, nếu hổ xâm phạm đến nó tất là sẽ bị trời trừng phạt.
Nếu hổ không tin, hăy đi theo nó, để xem muôn loài thú sợ hăi nó như thế
nào.
Con hổ nghe lời nói của con cáo tinh khôn, thấy cũng có lư, bèn bằng ḷng
theo sau để xem có đúng như lời cáo nói không.
Quả nhiên, suốt trên đường đi, muôn loài thú thấy bóng dáng con cáo tới
đâu, cũng đều hoảng sợ chạy hết. Con hổ đâu biết là muôn loài thú bỏ chạy,
chính là v́ sợ hổ, đâu phải v́ sợ cáo.
Nay binh quyền của chúa công được trao trả cho Chiêu Hề Tuất, nhân dân
phương Bắc sợ hăi là sợ binh lực của chúa công chứ đâu phải sợ Chiêu Hề
Tuất.
Sự tích trên đây chép trong Quốc sách. Ư Giang Ất muốn so sánh con cáo
trong truyện với Đại tướng Chiêu Hề Tuất, so sánh nhân dân phương Bắc với
muôn loài, và so sánh con hổ với Sở Hoàn Vương, để giải thích rằng, sở dĩ
nhân dân phương Bắc sợ hăi Chiêu Hề Tuất chỉ v́ Chiêu Hề Tuất có được binh
quyền do Sở Hoàn Vương trao cho mà thôi. Như vậy nhân dân phương Bắc sợ là
sợ Sở Hoàn Vương, chứ không phải là sợ Chiêu Hề Tuất, cũng như muôn loài
thú sợ là sợ con hổ chứ không phải sợ con cáo.
Từ sự tích trên, người đời sau đă rút ra thành ngữ "Hồ giả hổ uy" (con cáo
giả cái oai con cọp) để nói về người dựa vào quyền thế địa vị của người
khác mà lên mặt, hoặc bắt nạt người cô thế .
Có bài khác Cáo th́ chỉ “bắt nạt” được gà, c̣n hùm (hổ, cọp) là chúa tể của muôn loài!. Hùm giỏi giang ở đâu th́ chưa biết nhưng cái khoản tục ăn th́ không ai bằng (ăn như hùm) và gian ác th́ cũng đáng được xếp hạng “miệng hùm nọc rắn”. Vô phúc con vật nào, kể cả con người, để nó vồ được th́ chỉ có nước mà về …chầu tiên tổ. Vậy nên trong
tiếng Việt đă sinh ra câu “cáo mượn oai hùm” để chỉ hạng người luôn mượn thế kẻ mạnh, nấp dưới ô quyền lực đi hù dọa, ḷe bịp người khác hoặc lấy đó làm lá chắn để thỏa sức lộng hành.
|
Cáo |
Thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện kể về sự gian ngoan, ma lanh của cáo đă khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa “thầy hùm”, con hùm th́ đúng là “to đầu mà dại” (!)
…Có một c̣n hùm đói mồi, đang lang thang trong rừng kiếm ăn th́ gặp ngay con cáo. Hùm sướng rơn và chắc mẩm phen này được bữa chén no say. Nhưng con cáo gian ngoan đă nói ngay với hùm rằng: “Này, cái ông hùm, ông hổ kia ơi! Ông đừng có mà ăn thịt tôi. Thượng đế đă giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Ông mà ăn tôi là làm trái ư của thượng đế! Không tin, ông cứ đi đằng
trước, tôi đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?”. Và Hùm đă làm theo. Quả nhiên, chúng đi đến đâu, mọi thú đều chạy tán loạn. “Sự thật”, đó đă làm cho hùm tin lời cáo và đương nhiên cáo đă thoát chết! Hùm đâu biết rằng những con vật kia sợ ḿnh, sợ từ cái bóng của ḿnh, chứ đâu có sợ cáo!...
|
Hùm |
Trong dân gian bên cạnh thành ngữ “cáo mượn oai hùm” c̣n có cách nói “cáo đội lốt hổ uy” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng.
Trong tiếng Việt, sự “tinh khôn, ranh mănh, quỷ quyệt” đă trở thành một trong những nghĩa phổ biến của từ “cáo”. Ví dụ : “Thằng cha ấy cáo lắm”
Đúng là “Những phường cáo mượn oai hùm ghê thay”
(Theo Kể chuyện Thành ngữ Tục ngữ) <a href="http://cadaotucngu.com/giaithich/giainghiatucngu2.htm#11">Cáo
Mượn Oai Hùm</a> |
|
|