Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Vắng Như Chùa Bà Đanh
(trich từ Langmykhe.tripod.com

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nộị V́ để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, c̣n chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (v́ hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đă chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, v́ thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn c̣n giữ lại được tấm bia ghi rơ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đă có công dựng lên chùa này, v́ thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị băi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đị Chính v́ thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

Dấu bố cái rêu in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùạ


Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đă trở thành một h́nh ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con ngườị Ca dao Hà Nội có câu:

C̣n duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.

Tứ Hỉ


Tứ Hỉ phát xuất từ quan niệm của người Trung Hoa, cho rằng trong đời người, có 4 điều tốt lành mà ai cũng đáng vui mừng:

Cữu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri
Động pḥng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh th́.

Có nghĩ là: Hạn hán lâu ngày nay có mưa - Nơi xứ lạ quê người gặp được bạn cũ - Đêm động pḥng hoa chúc của vợ chồng mới cưới - Lúc thi đỗ bảng vàng.

Thần Tài


Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bịnh trừ taị Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông th́ được giúp đỡ. Người buôn bán th́ cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.

Người ta thường vẽ ông thành h́nh một người mặt đen, râu rậm, tay cầm coi, cưỡi cọp đen. Dân gian c̣n gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soáị

Giấc Mộng Nam Kha

Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây ḥe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm Pḥ mă, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ thấy một đàn kiến bên ḿnh.

"Giấc mộng Nam Kha", ư nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn

Giá Áo Túi Cơm


Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mă Ân, tiếm ngôi vuạ Mă Ân nguyên trước chỉ là một vị quan vơ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mă Ân được tôn lên làm Thống soáị

Rồi đến khi Chu Ôn soán được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), th́ Mă Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải
đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thờị

Nhưng Mă Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mă Ân, và gọi Mă Ân là "Tửu nang phạn đại",
ư nói rằng Mă Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôị

Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp ǵ được cho quốc gia xă hội, trái lại chỉ chạy theo lợi
danh, mưu cầu cơm áo cho ḿnh mà thôị

Hương Lửa Ba Sinh

Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đă ngủ thiếp đi không hay biết ǵ. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ thấy ḿnh đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây hương đang cháỵ Do ṭ ṃ, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy tăng đáp lại rằng, trước đó đă có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện, cầu phúc. Nay cây hương vẫn c̣n cháy mà người ấy đă sinh được ba kiếp rồị Kiếp đầu tiên là vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe đến tên ḿnh, Tỉnh Lang giật ḿnh tỉnh giấc, ḷng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được lưu truyền rộng răi trong dân gian và dần dà đă h́nh thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa" hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời ngườị

Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo "Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh th́ sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng thấy một vị lăo tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đă trải qua ba kiếp mà hương vẫn c̣n".

Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con đường h́nh thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ "hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba
 

Mài Dao Dạy Vợ

Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.

Anh ta sắm một con dao bầu thật sắt. Mỗi ngày lấy ra màị Người vợ lấy làm lạ hỏi, nhưng anh ta không đáp. Người vợ ṭ ṃ hỏi hoài, cuối cùng anh ta trả lời: "Tôi mài dao để có dịp giết mẹ đi thôị Mẹ đă già, sống mà ngày nào cũng căi cọ với ḿnh vậy th́ thà chết đi cho rồị".

Người vợ thấy thế hoảng hốt, rồi ăn năn: "Xin ḿnh đừng giết mẹ, từ nay tôi hứa sẽ không có điều chi to tiếng trong nhà nữa".

Từ đó trong nhà thuận ḥa vui vẻ.

"Mài dao dạy vợ" ư nói sự khôn ngoan của người chồng để khuyên bảo vợ ḿnh làm điều phải
 

Bạch Diện Thư Sinh


Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có 1 người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đă ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.

Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cơi về phương Bắc, sai nhóm Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp của nhiều vị vua trước, đă nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bạị Tống Văn đế liền cử 2 vị quan văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chị Trầm Khánh Chi nói :

- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậỵ Muốn bàn luận về việc cày ruộng th́ phải bàn luận với 1 nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi th́ phải bàn luận với người đàn bà dệt vảị Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, th́ làm sao mà thành công được.

Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên bại trận nặng nề.

Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm ǵ và không biết đối phó với thực tế ngoài đờị

Bát Trân

Bát Trân ư nói là những món ăn ngon.

Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:

+ Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, v́ mật công rất độc.

+ Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị

+ Da Tây Ngu: Tây Ngu c̣n gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có h́nh dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.

+ Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)

+ Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa gịn, ăn tráng dương bổ thận.

+ Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ

+ Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.

+ Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.

Công Tử Bạc Liêu

Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư kư làng.

Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng th́ hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gáị

Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.

Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đ̣i nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can ... Người ta c̣n kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa ...

Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hảị (*)

Chú thích của trang chủ: Minh Hải (tên cũ) nay là tỉnh Bạc Liêu

Dây Tơ Hồng

Điển tích Tơ Hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra th́ ông ta nói ông là Nguyệt Lăo, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian. Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào th́ dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lăo nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhaụ

Người Việt Nam tin t́nh duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi th́ phải tạ ơn ông Nguyệt Lăo và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu

Sợ Truông Nhà Hồ, Ngại Phá Tam Giang


Sử c̣n ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng B́nh ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ. Ngày xưa vùng này nổi tiếng nhiều trộm cướp. Về sau, ông Nguyễn Khoa Đăng được chúa Nguyễn ủy thác đi dẹp loạn. Ông liền nghĩ ra kế giả làm khác bộ hành đi ngang Truông Nhà Hồ, để cho bọn cướp bắt đem về giam ở sào huyệt, nhưng đi đến đâu ông rải lúa để làm dấu, nhờ đó mà quân lính của ông vào tận sào huyệt dẹp tan quân cướp.

Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm. Nhiều thuyền bè qua lại bị sóng cuộn bất ngờ bị đắm ch́m.

Cho nên trong dân gian có câu:

"Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang"

Câu đó ư nói nhiều trở ngại khó khăn khó mà vượt qua được.

Ông Già Ba Tri

Ông Già Ba Tri: Tên thật Thái Hữu Kiểm, cháu nội Ông Thái Hữu Xưa, gốc người Quảng Ngải, đă sanh cơ lập nghiệp tại Ba Tri từ thế kỷ 18; đă có công giúp Chúa Nguyễn Ánh và được phong chức Trùm Cả An B́nh Đông quận Ba Tri. Năm 1806, Cả Kiểm dựng chợ Trong nằm bên cạnh rạch Ba Tri, đấp đường xá; chợ càng ngày càng tấp nập phát triển. Chợ có trước là chợ Ngoài, cách chợ Trong 3 KM. Ông Xă Hạc ở chợ ngoài chơi ép, đấp đập ngăn chận ghe thuyền từ sông Hàm Luông không vào được chợ Trong. Bị hiếp đáp, Cả Kiểm kiện , Phủ Huyện địa phương xử chợ Trong bị thua với lập luận: ”Mỗi làng đều có quyền đấp đập trong địa phận làng ḿnh” Dân chợ Trong không chấp phán quyết bất công trên, cử Cả Kiểm cùng hai kỳ lăo:
Nguyễn Văn Tới và Lê Văn Lợi, tất cả khăn gói lên đường đi bộ từ Ba Tri ra Huế - đường dài trên 1000 cây số- để thượng tố lên Vua xin phúc thẩm lại phán quyết bất công của địa phương!

Ba ông già này .. đi bộ đến Huế, Vua Gia long vừa băng hà, Vua Minh Mạng thụ lư và phán: ”Dù là làng riêng, nhưng rạch là rạch chung, là đường giao thông chung của cả chợ Ngoài lẩn chợ Trong. Phủ Huyện phải cho dẹp bỏ đập” ...

Do ḷng cương quyết, không ngại đường xa, được hun đúc bởi ư chí tranh đấu cho lẻ phải và công bằng; phái đoàn do Cả Kiểm hướng dẫn làm xong nhiệm vụ là dẹp bỏ được đập ngăn chận rạch BaTri từ chợ Ngoài! Từ đó, dân BếnTre gọi Cả Kiểm là “ Ông Già Ba Tri” và hiện nay, khi nghe nói đến BếnTre là liên tưởng đến vùng đất của Ông Già Ba Tri ..... 1 ông già ba tri gốc Quảng ... .. ... hai ông người Ba Tri ... cộng lại là ba ông già ba tri ... .... đi bộ từ Bến Tre ra Huế .

Nói về Con số 4 

Tiền nhân ta thường nghiền ngẫm những hiện tượng quan trọng, lập đi lập lại trong cuộc sống để đánh giá, tổng kết và sắp hạng ưu tiên. Mục đích là để người đương thời và hậu thế noi theo, ứng dụng trong đời sống. Phần lớn những nhận xét đến nay vẫn c̣n giá trị, nhưng cũng có một số đă lỗi thời, theo biến chuyển của thời gian. Ngoài ra, dân gian thỉnh thoảng cũng tham gia ư kiến và sắp hạng với một tinh thần bông lơn, trào phúng. Có một điều thú vị là dân ta thường dùng con số 4 để sắp hạng những nhận định của ḿnh. Cũng có lúc dùng các con số 2, 3, 5, 6, 7... nhưng ít hơn.

I. Nhận định về hiện tượng thiên nhiên

1. Về phương hướng có tứ phương : Đông, Tây, Nam, Bắc.
2. Về thời tiết có tứ quí (cũng gọi là tứ thời) : xuân, hạ, thu, đông.
3. Có 4 loại cây tiêu biểu cho 4 mùa : mai, lan, cúc, trúc.
4. Tứ hải. Thời xưa người Trung Hoa cho rằng 4 mặt chung quanh đất liền là biển cả. Thuở ấy, người xưa chưa biết Trái Đất là một quả cầu tṛn vĩ đại, gồm nhiều lục địa, bao quanh bởi nhiều biển, chứ không phải chỉ có 4 biển mà thôi. Cho nên họ nói, cả nước, thậm chí cả thiên hạ (tức là cả thế giới) đều là "tứ hải". Do đó mới có các thành ngữ sau đây:
- Tứ hải giai huynh đệ : Trong bốn biển đều là anh em, tất cả loài người là đồng bào.
- Tứ hải vi gia : Bốn biển là nhà, nghĩa bóng là nói về con người giang hồ, đi phiêu lưu khắp đó đây, không ở nơi nào cố định.

II. Nhận định về hiện tượng xă hội

1. Về ngành nghề, theo quan niệm xưa, có 4 thứ hạng, gọi là tứ dân : sĩ, nông, công, thương. Vào thời đại quân chủ, người ta trọng kẻ sĩ, nhưng lúc mất mùa đói kém, thứ tự bị đảo lộn:
Nhứt sĩ nh́ nông
Hết gạo chạy rong
Nhứt nông nh́ sĩ.
Thời đại ngày nay, đặc biệt là tại nước Cộng Sản Việt Nam, việc sắp hạng trên đă lỗi thời. Làm "quan", làm người trí thức và nhứt là làm nhà văn, nhà báo, nhà giáo đều trở thành nhà nghèo. Thôi th́ giải nghệ, làm "ông thương nghiệp", tức là làm nhà doanh nghiệp, buôn bán móc ngoặc, mánh mung cho khỏe tấm thân. Cho nên, có người đổi lại cách sắp hạng là : Nhứt thương, nh́ công, tam nông, tứ sĩ.
Hiện nay (1998), tại Việt Nam, sinh viên chọn các môn học sau đây để tiến thân : Nhứt kinh, nh́ tin, tam Anh, tứ luật (Kinh tế, tin học, Anh văn, luật khoa).
2. Về nghệ thuật có 4 ngành : cầm, kỳ, thi, họa.
3. Về nghề lao động có : ngư, tiều, canh, mục. Tức là nghề đánh cá, nghề đốn củi, nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi. Ngày nay, ta gọi là ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp (gồm cả trồng trọt và chăn nuôi).
4. Trong nghề nông có 4 yếu tố sau đây vẫn c̣n giá trị : Nhứt nước, nh́ phân, tam cần, tứ giống.
5. Tứ thi. Bốn bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo : Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.
6. Tứ bảo. Bốn đồ vật quí báu của người trí thức : Giấy, bút (lông), mực, nghiên. Ngày nay, máy điện toán (computer) đă thay thế ba đồ vật ngày xưa (trừ giấy).
7. Tứ táng. Thời phong kiến 4 cách an táng người chết : Thủy táng, hỏa táng, thổ táng, điểu táng.
Tức là ném thi hài xuống sông, đốt thành tro, chôn dưới đất, phơi cho chim ăn.
8. Tứ đại đồng đường. Cha, con, cháu, chít, dân chúng rất xa lạ về cách sống này. Xưa kia, Việt Nam đă trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, bị ảnh hưởng sâu xa về văn hóa Trung Hoa, cho nên trong xă hội ngày nay, "nhị đại đồng đường" và "tam đại đồng đường" vẫn c̣n phổ biến.
9. Tứ sắc là một tṛ chơi bài có 112 quân với 4 màu : xanh, vàng, đỏ, trắng.
10. Trong sinh hoạt thời trước tại nước ta, có 4 việc mà ta nên cẩn thận, không nên tùy hứng sáp vô, v́ hậu quả có thể đem lại nhiều phiền toái :
Ở đời có bốn cái ngu,
Làm mai, lănh nợ, gác cu, cầm chầu.

III. Nhận định về con người

1. Ở Trung Quốc, vào thời quân chủ, người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân như sau : Tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ. (Trau dồi bản thân, lo việc gia đ́nh, điều khiển đất nước, đem lại ḥa b́nh cho nhân loại).
2. Đạo đức của con người, theo quan niệm xưa :
Đối với phái nam : hiếu, đễ, trung, tín (thờ cha mẹ, trọng người lớn, hết ḷng với nước, trọng lời hứa)
Đối với phái nữ : Công, dung, ngôn, hạnh (Nữ công, nét mặt, nói năng, tánh nết).
3. Tứ duy. Đạo đức xưa để duy tŕ ḷng người : Lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
4. Theo quan niệm của Phật giáo, có :
a. Tứ vô lượng tâm là tiêu chuẩn cho lối sống của người Phật tử : Từ, bi, hỉ, xả (Từ : t́nh thương, cứu khổ; Bi : thương xót, ban vui; Hỉ : vui mừng; Xả : bông bỏ, tha thứ)
b. Tứ diệu đế là 4 lẽ mậu nhiệm của Phật giáo : Sinh, khổ, diệt, đạo.
c. Tứ khổ là 4 cảnh khổ của đời người : sinh, lăo, bịnh, tử.
5. Tứ bất tử.
a. Theo quan niệm duy tâm, có 4 hạng người bất tử : Thần, Tiên, Phật, Thánh.
b. Trong đời thường có 4 hạng người cũng được xem là bất tử:
- Người có đạo đức lớn
- Người có sự nghiệp lớn
- Người có tác phẩm văn học bất hủ lưu truyền lâu dài
- Người có công lao lớn
6. Tứ linh. Theo quan niệm xưa, có 4 con vật linh thiêng : long, lân, qui, phụng.
7. Tứ đổ tường. Bốn điều ham mê tai hại: Tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, đánh bạc, hút thuốc phiện)
8. Con người có 4 điều khác thường về diện mạo và ngoại h́nh : Nhứt lé, nh́ lùn, tam hô, tứ móm
9. Tứ khoái. Con người có 4 khoái cảm :
Cữu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri
Động pḥng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh th́
Nghĩa : Nắng lâu ngày gặp mưa ngọt, tức khổ lâu ngày gặp được sướng. Sống xa quê hương gặp bạn cũ. Đêm tân hôn của vợ chồng. Tên được yết trên bảng vàng, tức bản đề tên các thí sinh đậu tiến sĩ trong thời đại khoa cử ngày xưa.

 

Công Tử Bột  

 

Công tử bột là ai vậy, mà hễ bất kỳ chàng trai nào ít am hiểu xă hội, vẻ béo tốt, trắng trẻo, ăn mặc sạch sẽ cứ ngơ ngơ ngác ngác trước cuộc sống, vụng về trong công việc, thích ăn chơi, lười biếng... đều bị liệt vào hạng người này.

Theo nhiều người kể lại, các chàng công tử bột không phải ai xa lạ mà chính là các công chức ngành dây thép (bưu điện) trong thời Pháp thuộc. Thuở ấy, các công chức này thường ăn diện quần áo trắng tinh, bảnh bao, cứ chạy nhong nhong như cờ lông công trên các đường phố ở thành phố lớn. Lại có người nói rằng, trước đây ở Hà Nội, có một viên chức ngành bưu điện có đứa con trai nổi tiếng ăn chơi, lêu lổng... Nhưng cớ sao lại gọi là công tử bột ?

Công tử" là con quan, th́ ai cũng hiểu rơ. Nhưng "bột" là ǵ ? Ở đây, trong cách hiểu dân gian, dường như có sự trùng âm giữa từ "bột" với nghĩa trong "bột gạo, bột ḿ, bột sắn, gà bột, phỗng bột" cũng như các thứ đồ chơi cho trẻ, xinh xắn bụ bẫm... Và từ "bột", vốn là cách đọc chệch của âm từ "poste" trong tiếng Pháp, có nghĩa là bưu điện (dây thép). Hóa ra công tử bột là chàng công tử làm nghề bưu điện hay liên quan tơ"i nghề bưu điện. Hiện nay các h́nh ảnh đó đă xa vắng, khác lạ so với chúng ta, không c̣n h́nh ảnh nào để gợi nhớ tới họ nữa.

Ba Que Xỏ Lá  

 

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những "tṛ chơi có thưởng". Tṛ chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc ṿng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba ṿng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên th́ được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược[1].

Cũng liên quan tới tṛ chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ tṛ có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi ch́a cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại th́ người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược [1] trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, th́ bọn chủ tṛ vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. V́ thế, người ta mới gọi bọn chủ tṛ là bọn "ba que xỏ lá" với hàm ư là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng h́nh thức ban đầu của "ba que xỏ lá" là "xỏ lá ba que"[2].

Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ "ba que xỏ lá" dần dần được mở rộng phạm vi xử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.

Trong quá tŕnh xử dụng, thành ngữ "ba que xỏ lá", được tách thành hai vế "ba que", "xỏ lá". Các bộ phận được tách ra này đă gia nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt. Về ư nghĩa, các từ "ba que", "xỏ lá" được dùng tương tự như thành ngữ "ba que xỏ lá". So sánh:

- bọn ba que
- bọn xỏ lá
- bọn ba que xỏ lá

Buôn Tảo Bán Tần  

Tảo, tần là tên hai loại rau mọc ở dưới nước, ven bờ khe suối. Trong bài thơ "Thái tần" có câu:


Vu dĩ Thái Tần,
Nam gián chi tân
Vu bỉ Thái Tảo
Vu bỉ hàng lạo



Nghĩa là: Đi háirau Tần, bên bờ khe phía nam, đi hái rau Tảo, bên lạch nước kia. Theo cách chú giải truyền thống th́ câu thơ trên ca ngợi người vợ hiền dâu thảo, chăm hái rau Tần, rau Tảo về làm cỗ cúng tổ tiên. Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, Tảo, Tần tượng trưng cho đức tính siêng năng, chịu khó, hay làm của người phụ nữ. Thành ngữ "buôn tảo bán tần" đă có trong Kinh Thi.

Ở Việt Nam, ư biểu trưng của tảo, tần cũng được xử dụng nhiều trong văn học cổ. Chẳng hạn:

Sớm khuya chăm việc tảo tần
Thờ cha kính mẹ đôi lần chẳng sai
(Phạm Tải - Ngọc Hoa)


Sau này, "buôn tảo bán tần" được hiểu với nghĩa rộng hơn chỉ đức tính đảm đang việc nhà của người phụ nữ:


Cô Hai buôn tảo bán tần
Cô Ba đ̣i nợ chỗ gần chỗ xa
(Ca dao)

 

Có Công Mài Sắt, Có Ngày Nên Kim  

Đến như sắt mài măi cũng thành kim, th́ bất cứ việc ǵ cũng có thể làm được, miền là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên tŕ nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai h́nh ảnh "sắt" và "kim"; mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lư Bạch.

Tương truyền, thuở niên thiếu, Lư Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ b́nh thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lăo đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm ǵ nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm ǵ vậy ?

Bà lăo ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt th́ làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lăo.
- Mài măi cũng phải được. Kể có công mài sắt th́ có ngày nên kim chứ - Bà lăo trả lời một cách tin tưởng như vậy.

Lư Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lăo thong thả trả lời ḥa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong th́ mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong th́ sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".

Nghe đến đây, Lư Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lư Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lăo mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lư Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lư Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên tŕ học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng răi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ư chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.

Đánh Trống Bỏ Dùi  

Thoạt nghe, tưởng chừng thành ngữ "đánh trống bỏ dùi" chẳng có vấn đề ǵ về mặt chữ nghĩa, vậy mà chính nó là một thành ngữ khá phức tạp, không đơn giản như nhiều người vẫn hiểu. Tất cả cũng tại một chữ "dùi" !

Thông thường, nhiều người diễn giải rằng "đánh trống bỏ dùi" là dùng dùi để đánh trống và đánh xong th́ đem vất dùi đi. Từ đó mà suy ra nghĩa của thành ngữ. Có người c̣n suy ra là người đánh trống, khi xong công việc th́ chỉ mang trống về, chỉ giữ ǵn lấy trống mà vất dùi lại, chẳng tiếc ǵ thứ "rẻ tiền" đó nữa.


Trách ai tham trống bỏ dùi
(Ca dao)

Nhưng lại có một cách hiểu khác về chữ "dùi". "Dùi" là tên gọi những tiếng trống lẻ sau những hồi trống dài, liên tục. Như vậy, "dùi" c̣n mang ư nghĩa như "tiếng" do phép hoán dụ, dùng phương tiện hành động chỉ kết quả hành động. Trong thổ ngữ Nghệ Tỉnh, "dùi" và "tiếng" song song tồn tại bên nhau và có khả năng thay thế cho nhau: "ba hồi chín dùi = ba hồi chín tiếng". Đáng lưu ư là những "dùi" trống riêng lẻ này rất quan trọng v́ chúng là tín hiệu góp phần phân biệt quy định các hiệu lệnh khác nhau của hồi trống "ba hồi chín dùi" có nội dung thông báo khác với hiệu lệnh "ba hồi ba dùi". Đánh trống mà bỏ (không đánh) những "dùi" lẻ này th́ người nghe không thể biết đó là hiệu lệnh ǵ để đáp ứng yêu cầu kịp thời. Ấy vậy là làm việc không chu đáo và thiếu trách nhiệm.

Trâu Chậm Uống Nước Đục  

VN có thành ngữ "Trâu chậm uống nước đục" tuy lối nói có khác, nhưng ư nghĩa th́ tương đồng với thành ngữ của Tàu "Tiệp túc tiên đăng" (nhanh chân th́ trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc" (nhanh chân th́ được trước). Các thành ngữ này được dùng để nói về trường hợp người nhanh chân sẽ đạt được mục đích trước, kẻ chậm chân tất phải thiệt tḥi.

Trong lịch sử Tàu, triều đại nhà Tần là triều đại có chính sách cực kỳ tàn bạo, nào là đốt sách chôn học tṛ, nào là sưu cao thuế nặng, giao dịch khó khăn, khiến dân oán hận vô cùng.

Cuối đời Tần, các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ nổi lên khắp nơi, chống lại nhà Tần và tranh giành thiên hạ.

Lưu Bang có một đại tướng là Hàn Tín, đă đánh bại Tề Vương Điền Quảng, đánh chiếm đất Lâm Chuy, b́nh định được đất Tề. Lúc đó Lưu Bang lại đang bị Hạng Vơ vây tại đất Huỳnh Dương (tức vùng Tây Nam huyện Huỳnh Trạng ngày nay). Rồi Lưu Bang sợ Hàn Tín bội phản, bèn sai Trương Lương tới tuyên sắc chỉ lập Hàn Tín làm Tề Vương.

Mưu sĩ của Hàn Tín là Khoái Thông khuyên Hàn Tín nên phản lại Lưu Bang, rồi liên lạc với Hạng Vơ, chia ba thiên hạ, sau đó sẽ tính việc thống nhất giang sơn. Tuy nhiên, Hàn Tín không nghe.

Về sau, Hàn Tín bị giáng xuống làm Hoài Âm Hầu, lúc đó mới ngầm liên lạc với Trần Hy, đang đóng quân tại Cự Lộc (tức địa phận Vọng huyện, thuộc tỉnh Hà Bắc ngày nay), hẹn là lật đổ Lưu Bang. Nhưng âm mưu bại lộ, Lưu Bang đem binh đáh Trần Hy, c̣n Hàn Tín th́ bị vợ của Lưu Bang bắt sai đem giết. Lúc sắp bị hành quyết, Hàn Tín than rằng :


- Ta hối hận không nghe lời Khoái Thông, để đến nổi ngày nay phải chết về tay một con đàn bà tầm thường.

Sau khi diệt được Trần Hy trở về, Lưu Bang biết chuyện, bèn sai bắt Khoái Thông để đem chém. Khoái Thông kêu oan và nói rằng :


- Con chó kia mà c̣n biết chủ nó, ai không phải chủ nó th́ nó cắn nó sủa, huống hồ là ngườị Lúc đó tôi chỉ biết có Hàn Tín mà không biết có chúa công. Nhà Tần đă sụp đổ, anh hùng trong thiên hạ đang tranh đoạt nhau, người nào có tài và hành động mau chân lẹ tay th́ người đó được thiên hạ vậy ("Ư thị cao tài tật túc giả tiên đắc yên"). Thiên hạ đại loạn, ngươi nào cũng muốn làm công việc mà chúa công làm, th́ tại sao chúa công lại định giết tôi ?

Lưu Bang ngẫm nghĩ rồi cho là đúng, bèn tha cho Khoái Thông.

Sự tích trên đây được chép trong Sử kư của Tư Mă Thiên. Từ câu nói "Cao tài tật túc tiên đắc yên" (có tài cao mà nhanh chân th́ được trước vậy) của Khoái Thông, người đời sau rút ra thành ngữ "Tiệp túc tiên đăng (nhanh chân th́ trèo lên được trước), hoặc "Tiệp túc tiên đắc (nhanh chân th́ được trước) để nói về trường hợp một người làm việc mau lẹ, quyết định sớm sủa, th́ đạt đượ c mục đích trước những người khác.

Bát Cơm Phiếu Mẫu Phiếu Mẫu.”  

Trong thời Hán Sở tranh hùng, có một nhân vật tên Hàn Tín, ông ta đă được xem là viên tướng độc nhất từ cỗ chí kim đă áp dụng đến toán học trong phép dụng binh, Hàn Tín chỉ ngồi tại đại bản doanh Trung nguyên mà dẹp yên đưọc giặc Sở tại Hoa Hạ.

Thuở thiếu thời, Hàn Tín lúc hàn vi, anh ta c̣n là ngựi đi câu cá ở các sông rạch mang về Hoài Âm bán đi để độ nhật qua ngày.  Muà Đông đến rét mưót, Hàn Tín không đi câu đưọc, đói meo... Bấy giờ, có một bà lăo tên Phiếu Mẫu thưong t́nh động ḷng trước cảnh “thất nghiệp” cuả chàng trai Hàn Tín, bà ta kêu chàng đến nhà, bà già cũng nghèo rớt mồng tơi, nấu gạo thành cơm trắng cho Hàn Tín ăn với tưong đậu nành, dưa để sống qua ngày...

Về sau, thời thế tạo nên anh hùng.  Anh chàng câu cá Hàn Tín giờ đây trờ nên vị tưóng lănh lỗi lạc, b́nh đưọc thiên hạ.  Hàn Tín đă được Hán Cao Tổ phong vưong cho tưóc vị “Nguyên Nhung B́nh Sở’ tại quê quán mà Hàn Tín đă sinh sống thuở hàn vi.  Làm tưóng quyền oai hiển hách, giầu có, quanh ḿnh có quân lính hầu, nhưng Hàn Tín vẫn không quên ơn bà già Phiếu Mẫu đă cho ḿnh những bát cơm dưa...  Hàn Tín trở về quê, thân hành đến tận nhà bà cụ Phiếu Mẫu  thăm viếng tạ ơn.  Bà cụ già nay nhận được những bát vàng bạc, châu ngọc từ Hàn Tín.

Bệnh nhà giàu

Có người bỗng dưng trở nên giàu có, sang sớm đi ra vườn ngắm hoa xong trở vào rên rỉ kêu đau.

Người vợ hỏi bị bệnh ǵ?

Ông ta đáp:” Sáng nay ra ngắm hoa, bị nước sương ở hoa tường vi giọt trúng nên đau, c̣n không nhanh mời thầy điều trị cho ta!”

Ngưới vợ nói: “ ḿnh à! Ḿnh quên rằng năm đó tôi cùng ḿnh đi xin ăn bên ngoài, ở dưới rừng tre ngà bị mưa lớn ướt dầm một đêm mà có sao đâu, nay nước sương buổi sáng có đáng ǵ?”


(Quảng Tiết Phủ)

Đàn gảy tai trâu

Công Minh Nghi đàn cho trâu nghe khúc điệu “Thanh giác” cao nhă, con trâu vẫn thản nhiên cúi đầu gặm cỏ như trước. Không phải con trâu không nghe, mà v́ khúc điệu đó không thích hợp cho nó nghe. Sau đó, Công Minh Nghi thay đổi cách đàn, mô phỏng tiếng muỗi, tiếng ruồi trâu, tiếng nghé con kêu t́m mẹ, lúc này con trâu lập tức ve vẫn đuôi, vểnh tai, đi đi lại lại lắng nghe.


(Mâu Tử)

Ăn đông ngủ tây
Có truyền thuyết như sau: Người nước Tề có cô con gái, có hai nhà trai cùng đến cầu hôn một lúc. Chàng trai ở nhà đông xấu mà giàu, chàng trai ở nhà tây đẹp mà nghèo.

Cha mẹ cô gái do dự không quyết định được, bèn hỏi ư của con ḿnh muốn chọn ai, nói: “Con thích lấy ai, nếu cảm thấy khó nói, th́ dùng cách phanh một cánh tay ra làm hiệu để ta biết được ư của con”.

Cô gái bèn phanh cả hai cánh tay ra.

Cha mẹ cô gái lấy làm lạ, hỏi rơ nguyên do. Cô gái trả lời: Muốn ăn ở nhà đông, ngủ ở nhà tây”.

Đó chính là câu chuyện truyền thuyết “Phanh hai tay”.

Nguyên văn câu chữ Hán như sau :

Đông gia thực phạn, Tây gia miên
東 家 飲 飯 西 家 眠


(Phong Tục Thông)

Ḷng lang dạ sói

Có người nhà giàu ngẫu nhiên bắt được hai con sói con, đem về nuôi chung với chó trong nhà, sói con cũng sống ḥa hợp với sói nhà, thời gian lâu sau cũng thuần phục, người chủ lại quên mất nó là sói.

Một hôm, người chủ nằm ngủ ban ngày ở sảnh đường, bỗng nghe bầy chó cất tiếng sủa oang oang, người chủ giật ḿnh thức giấc, thấy chung quanh không có người, lại nằm xuống định ngủ tiếp, chó lại cất tiếng sủa vang như trước, người chủ nhà giả vờ ngủ để đợi xem. Th́ ra hai con chó sói kia đợi chủ nhân ngủ say, muốn nhảy vào cắn cổ chủ nhân, bầy chó ngăn cản không cho sói xông tới. Cuối cùng, người chủ giết hai con sói, lột da nó.


(Kỷ Vân- đời Thanh)

Ông ba phải

Thời Hậu Hán có người tên Tư Mă Huy, ông ta vốn không hề nói xấu người khác. Khi nói chuyện với ai, bất kể tốt hay xấu, đều nói tốt cả. Có người hỏi ông ta có khoẻ không, ông ta trả lời “Tốt”. Có người kể với ông ta về chuyện con chết,” ông ta cũng đáp lại: “Rất tốt”.

Người vợ bèn quở trách:” Người ta cho rằng ḿnh có đức hạnh, mới muốn thổ lộ tâm t́nh với ḿnh, tai sao khi nghe con người ta chết, ḿnh lại nói rất tốt?”

Tư Mă Huy nói:” Những lời bà nói cũng rất tốt!”

Danh từ “ông ba phải” mà người ta nói ngày nay, cũng từ đó mà ra.


(Cổ kim đàm khái)

Cỡi Ngựa Xem Hoa

Có một cô nàng nọ đă đến tuổi cặp kê mà vẫn chưa có ai. Lư do là môi của cô có khuyết điểm, bị hở hàm ếch. Và ở vùng khác, cũng có một anh chàng kia, tuối đă lớn mà chưa có người nâng khăn sửa túi v́ anh bị tật ở chân. Cả hai đều nhờ đến mai mối, mong t́m được người thương. Bà mai mà hai người này nhờ lại là một người, bởi vậy câu chuyện mới tiếp tục và làm cho hai người xa lạ kia tiến gần lại với nhau. Bà xếp đặt cho hai người một cuộc hẹn. Đó là vào hội chợ hoa.

Chợ hoa lần ấy, người ta thấy một chàng thư sinh cưỡi chú tuấn mă thong dong vào vườn hoa. Laị c̣n thấy một cô gái thật đẹp nép nửa mặt vào trong cánh quạt, đang e lệ khẽ nâng từng cánh tầm xuân 

Sau đó hai người h́nh như là quen nhau, dù hơi xấu hổ khi biết được khuyết điểm của nhau  


Câu "cưỡi ngựa xem hoa" ra đời từ đó
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18