Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Lễ Hội Quang Trung

 

Hàng năm cứ vào ngày mồng Năm Tết Nguyên đán, khi những cành đào xuân vẫn khoe sắc thắm th́ người Hà Nội đă nô nức đổ về phía Tây Nam thành phố (g̣ Đống Đa- thuộc quận Đống Đa) dự hội chiến thắng Đống Đa.

Cách đây hơn hai thế kỷ, g̣ Đống Đa là chiến trường chính, nơi chứng kiến trận đánh hoả công oanh liệt của quân dân Đại Việt với hàng chục vạn quân Thanh. Xác thù chồng chất thành g̣, gắn với tên đất, g̣ thành di tích lịch sử vẻ vang. Tới giữa thế kỷ XIX, khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và triều đại của ông cũng không c̣n nữa, nhớ ơn người đă dẹp giặc giữ yên bờ cơi, nhân dân hai làng Nam Đồng và Thịnh Quang cùng đứng ra xây một ngôi chùa trước g̣ gọi là chùa Đồng Quang. Từ đó hàng năm chùa mở lễ giỗ trận vào ngày 5 Tết (ngày chiến thắng Đống Đa và cũng là ngày đại quân của hoàng đế Quang Trung toàn thắng giặc Thanh trên đất Thăng Long) .

Sau giải phóng thủ đô 1954, chính quyền thành phố đă lấy g̣ Đống Đa làm nơi tổ chức kỷ niệm chiến thắng Đống Đa oanh liệt. Qua đắp đổi của thời gian và tâm linh, tâm thức con người, nghi lễ được hoàn chỉnh dần, trở thành một ngày hội lớn có lễ kỷ niệm và hội với nhiều tṛ vui, tích diễn. Đặc biệt là tiết mục rước rồng lửa do các chàng trai mặc quần áo vơ sinh thời cổ rước đi quanh sân lớn, cùng một đám vơ sinh múa côn quyền vừa là khoe tài vừa là tái hiện lại h́nh ảnh cuộc chiến đấu anh dũng khi xưa. Lịch sử đă đi qua, nhưng h́nh ảnh vua Quang Trung áo bào sạm đen khói súng cùng đoàn quân bách chiến bách thắng tiến vào thành Thăng Long măi măi vẫn là h́nh ảnh kỳ vĩ trong ḷng các thế hệ người Hà Nội.

Cũng vào ngày này, tại chùa Đồng Quang đối diện với g̣ Đống Đa khói hương nghi ngút, tín đồ tấp nập vào ra, tiếng mơ hoà tiếng kinh cầu hồn cho anh linh những người con của dân tộc đă tử trận ở đây được siêu thoát. Đồng thời cũng làm lễ cháo thí cho cô hồn những kẻ chiến bại của quân xâm lược Măn Thanh, coi như đó là một hành động nhân nghĩa của truyền thống đạo lư Việt Nam.

 

Xem thêm:

 

Lễ Hội Đống Da, Huyền Thoại Hoa Anh Đào

Lễ rước bát hương long trọng có múa rồng đưa dẫn trong nhịp trống hồi hồi, gọi bước chân hàng ngh́n dân phố trẩy hội. Khói hương bay tỏa linh thiêng. Quảng trường rộng cả biển người cùng nhau ôn lại trang sử hiển hách hơn hai thế kỷ trước mà hào khí c̣n tươi mới.
 
Quăng chính ngọ mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, vị khách phong trần quen thuộc với Thăng Long - Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ - Người vừa lên ngôi trước Tết mươi ngày tại Phú Xuân (Thừa Thiên - Huế) với lời hứa trước ba quân: Trong ṿng mươi hôm, đại quân ăn Tết khai hạ giữa Thăng Long - tươi cười trên lưng voi chiến, dẫn đầu cánh quân lớn nhất phá tan chiến lũy Ngọc Hồi kiên cố nhất của đối phương, tiến vào nội đô chưa tan lửa khói và ngổn ngang cờ xí, gươm đao, thi thể quân đội đối phương, trong cờ hoa và tiếng reo mừng chiến thắng của mọi nhà. Chính vào thời khắc lịch sử ấy, nỗi đau Thăng Long bị chiếm cướp và nỗi đau hai thế kỷ đất nước bị cắt chia, cùng lúc trút bỏ thần kỳ. Đào Thăng Long cũng dường như ẩn mầu, xuân ấy x̣e trăm nụ, tươi thắm chưa từng thấy!
 
Đến lượt nó, sắc đào quốc hoa vào thời khắc ấy, đi vào lịch sử đầy thi vị. Chất thơ hiếm lạ qua máu lửa, ở lần thứ ba người Anh hùng áo vải ấp Tây Sơn mà tài năng chính trị và thiên tài quân sự vượt lên quá xa sức chữ nghĩa đến viết chữ Nôm c̣n sai nét,  có sức lưu giữ hào quang thắng trận cho muôn đời.
 
Lần thứ nhất, năm 1786, Nguyễn Huệ dẫn quân ra Bắc Hà xóa vương quyền chúa Trịnh, trao lại cho vua Lê. Lần thứ hai, năm 1788, ông lại buộc phải thân chính ra bắc trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh - kẻ ăn ở hai ḷng, được trấn giữ Nghệ An lại quay dáo chống Tây Sơn, tiện đường ra Thăng Long bái kiến vua Lê. Lê Hiển Tông lâm bệnh, trước lúc băng hà, c̣n kịp tặng vị ân nhân thôn dă một báu vật của vương triều, gợi tinh hoa văn hóa Thăng Long - Công chúa Ngọc Hân. Mồng 5 Tết Kỷ Dậu ấy, trang tài sắc Thăng Long đă là Hoàng hậu Tây Sơn, ngày đêm ngóng đợi tin thắng trận. Th́ Anh hùng áo vải cảm nhận sắc đào thắm như là một hiển thị thi ca - văn hóa kinh kỳ, lập tức cho toán quân khinh mă mang cành đào Thăng Long đẹp nhất, đi suốt ngày đêm vào Phú Xuân dâng người tri kỷ như một lời báo tiệp.
 
Người Anh hùng chiến trận cũng là người ngưỡng mộ văn hóa Bắc Hà. Ông không bỏ qua các cơ hội ngắn ngủi nhiều lần đến Thăng Long, để cảm nhận và học hỏi văn hóa có bề dày sâu nhiều thế kỷ đất kinh kỳ. Ông biết khơi nguồn "nguyên khí", từng hết ḷng mời gọi, tin dùng, trọng đăi kẻ sĩ Bắc Hà. Khi làm vua th́ ra "Chiếu cầu hiền", th́ chuẩn cho dân phường Văn Chương (Thăng Long) sửa sang "ṭa trăm gian" Văn Miếu... C̣n Tết ấy, ông được thấy dân chúng Thăng Long tỏ ḷng ḥa ái và coi trọng tâm linh, đi thu gom chôn cất cơ man là những thi thể tha hương. Lễ cầu siêu cho quân Tây Sơn tử trận th́ ba ngày đêm trong chùa Kim Sơn (phố Kim Mă bây giờ).
 
Quăng sáu mươi năm sau, dưới triều Nguyễn, khi phố xá mở rộng, xương cốt binh sĩ xứ người được thu gom, chôn cất dưới 12 g̣ đống "ḱnh nghê quán". Sau th́ dân mở chợ Nam Đồng, lại thấy nhiều hài cốt, nên gom táng gần núi Loa Sơn, đắp cao thành g̣. Sau th́ xây chùa Đồng Quang trước g̣, xây đền Trung Liệt  trên đỉnh g̣ này. Từ đấy lễ hội Đống Đa có không gian lịch sử - tâm linh để tưng bừng hằng năm vào mồng 5 Tết. Có thể là những hội đầu, dân diễn trận "rồng lửa" tượng trưng chiến công góp sức của dân quanh đồn - những bùi nhùi rơm tẩm dầu rừng rực lửa ném vào đồn quân chiếm đóng. Sau thi rước "rồng lửa" khổng lồ làm bằng giấy mầu, có đoàn vơ sinh đi theo diễn vơ - một cách thức sân khấu hóa chiến công ngày trước. Sau là múa rồng hùng dũng thay diễn trận. Từ đó Hội Đống Đa bao giờ cũng múa rồng hừng hực mở màn. Và đấu vật, diễn vơ, cờ người, chọi gà, chơi đu dây hào hứng cả biển người trẩy hội.
 
Nay th́ hội Đống Đa đông vui chưa từng thấy, ḍng người chơi hội và tỏa đi lễ chùa Đồng Quang, đi thắp hương và ngoạn cảnh chùa Bộc - nơi có pho tượng Đức Ông độc đáo do  cốt cách dân dă dị thường - một chân co trên ghế, gợi liên tưởng người Anh hùng dân dă Quang Trung.
 
Ngày nay, hội nhập văn hóa khiến dân Hà Nội càng mong muốn Lễ hội Đống Đa Canh Dần 2010 đầu năm Thăng Long tṛn ngh́n tuổi, sau th́ cứ năm năm một lần Đống Đa hội lớn, được xem để sống lại không khí lịch sử một thời, những "trống trận Quang Trung" đặc sắc ba chương xuất quân - hành quân - khải hoàn; những diễn vơ Tây Sơn - B́nh Định; những biểu diễn "hùng kê quyền" là thứ quyền lạ dựa theo thế đánh của gà chọi, tương truyền do Nguyễn Lữ soạn ra. Và nữa, nghe chèo Thăng Long, xem tuồng B́nh Định, về cuộc t́nh có thật mà như huyền thoại giữa Anh hùng áo vải với Công chúa lá ngọc cành vàng...
 
THẾ VĂN

Nguồn: nhandan

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18