|
Lễ hội đền Thái Vi
Sau cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258),
vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) - lúc đó đă tuổi tṛn 40 nhường
ngôi cho con là Thái tử Hoảng (Trần Thánh Tông) lên làm Thái
Thượng Hoàng, về vùng núi Vũ Lâm tu hành lập hành cung Vũ Lâm,
lập Am Thái Vi ở giữa động Vũ Lâm (một thung lũng rộng chừng 20
mẫu ở phía Tây thôn Văn Lâm, xă Ninh Hải, huyện Hoa Lư ngày
nay).
Tại đây, Trần Thái Tông đă biến khu rừng rậm và vùng đất hoang
hóa thành nơi dân cư đông đúc. Thái Thượng Hoàng chiêu dân ra
lập làng Văn Lâm, khuyên nhân dân khẩn hoang được 155 mẫu ruộng.
Đó cũng là hậu cứ của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông
lần thứ 2 (1285) của dân tộc.
Công lao của Trần Thái Tông rất lớn. V́ vậy sau khi ông mất, thọ
60 tuổi (1218- 1277) nhân dân đă xây dựng đền thờ Trần Thái Tông,
Hiển Từ Hoàng Thái Hậu (tức Hoàng hậu Thuận Thiên) và Trần Thánh
Tông tên là "Thái Vi Từ". Gọi là Thái Vi, v́ là nơi Hoàng đế nhà
Trần xuất gia.
Thái Vi Từ được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc" (nghĩa
là bên trong chữ công, bên ngoài chữ quốc". Trên hai cột đá hai
bên gian giữa của bái đường có trạm khắc câu đối:
"Nhất thống sơn hà, Thiên trường phủ vương hầu đệ trạch
Thiên thu hương hỏa, Thái Vi cung văn vũ y quan".
(Thu phục giang sơn, phủ Thiên Trường dựng vương hầu cung thất
Ngàn năm hương hỏa cung Thái Vi quan văn vơ đều về chầu).
Đền Thái Vi nguy nga trầm mặc giữa cảnh sơn thủy hữu t́nh thuộc
vùng đất Hoa Lư lịch sử. Trước đền có giếng ngọc xây bằng đá
xanh. Sau đền là dăy núi Cấm Sơn: "Tiền ngọc tỉnh, hậu Cấm Sơn".
Đền nằm ở khu đất thuộc thôn Văn Lâm. Tương truyền đây chính là
nơi trước đây Trần Thái Tông đă dựng am Thái Vi.
Điều độc đáo ở đền Thái Vi là tất cả các cột đều làm bằng đá
xanh nguyên khối, được chạm khắc rất công phu, tỉ mỉ, đường nét
uyển chuyển, tao nhă như chạm gỗ và có phần c̣n sắc sảo tinh túy
hơn. Những người thợ đá đă làm cho các cột đá có hồn, mang tính
nghệ thuật cao, thể hiện đặc điểm kiến trúc ở Ninh B́nh.
Từ xa xưa, hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 3 (âm lịch) lễ hội đền
Thái Vi tổ chức được gọi là quốc lễ, liệt vào hàng "quốc gia tế
lễ" ngang với Đền Hùng ở Vĩnh Phú, đền Đinh ở xă Trường Yên (Hoa
Lư)... Ngày nay, lễ hội đền Thái Vi trở thành hội làng, được mở
từ ngày 14-3 đến 17-3 âm lịch. Đây là một dịp để nhân dân Ninh
B́nh và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao của các vua Trần,
những người có công lớn với dân với nước, trên tinh thần "uống
nước nhớ nguồn".
Khác với lễ hội đền Đinh tổ chức rước nước, lễ hội đền Thái Vi
tổ chức rước kiệu. Nghi lễ của một đoàn rước kiệu đi đầu là một
chiếc chống cái do hai người khiêng và một người mặc áo thụng đi
hia, đội mũ cánh én (mặc thẩm phục) làm thủ hiệu trống, rồi đến
5 người cầm 5 lá cờ ngũ hành, tiếp đó đến kiệu bát cống (8 người
khiêng) trên đặt bài vị các vua Trần hoặc Hoàng hậu, hay công
chúa đời Trần, hương hoa lễ vật. Kiệu có lọng cắm, màu đỏ đung
đưa trông rất đẹp mắt. Tiếp đó là kiệu 4 người khiêng bày lễ vật
là hương hoa, oản quả. Sau đó là phường bát âm, rồi tới ban tế
do ông chủ tế dẫn đầu đi hàng hai. Tất cả đều mặc thẩm phục.
Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn, mà là trên dưới
30 đoàn rước kiệu của các xă trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh
Ninh B́nh. Sáng ngày 14 -3 kiệu từ các nẻo đường trong huyện,
trong tỉnh rước về đền Thái Vi trong không khí tưng bừng, náo
nhiệt, vui tươi của ngày hội. Các cỗ kiệu đèu được sơn son thếp
vàng lộng lẫy do các trai thanh nữ tú ăn mặc theo phong tục lễ
hội xưa, duyên dáng rược kiệu trang nghiêm, thành kính. Kiệu
tiến, kiệu lùi, bước đi nhịp nhàng, khoan thai, tạo nên không
khí náo nhiệt, sinh động.
Sau phần rước kiệu là phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng, tổ chức
ở trước đền. Ban tế gồm từ 15 đến 20 người, gồm một ông chủ tế (thường
là người cao tuổi có uy tín nhất trong làng) hai ông bồi tế (giúp
cho ông chủ tế trong khi hành lễ), một ông đọc văn tế, hai ông
xướng tế và mỗi bên tả hữu có từ 5 đến 10 ông để thực hiện việc
tiến hương, tiến tửu.
Ông đọc văn tế đọc khúc văn tế ca ngời công đức của vua Trần
Thái Tông được tŕnh bày qua nghệ thuật diễn xướng. Sau mỗi khúc
tế, lại có hai người phường tṛ, người nam chơi đàn, người nữ
dẫn giải bằng lối ca trù. Phần hội đền Thái Vi thực sự là phần
vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội. Đó là
các tṛ múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền
ngoạn mục.
Đến dự lễ hội đền Thái Vi là dịp chúng ta đi thăm các danh thắng
cảnh nổi tiếng của Ninh B́nh. Đó là đền Thái Vi, Tam Cốc, Bích
Động, Động Tiên, Xuyên Thuỷ động, đều đẹp mê hồn, huyền diệu.
Cảnh núi non mây bể bao la được ngắm nh́n từ đây, chúng ta sẽ
thả bay trong gió những lo toan trần tục để hướng về cội nguồn,
cơi ḷng lắng xuống, thảnh thơi thánh thiện.
Nguồn: Saigonnet
|