Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Hội đánh cá thờ

Ở kẻ Gáp (xă Tứ Xă - Phong Châu, Phú Thọ), vào tối 11 tháng Chạp ta, dù trời b́nh thường hay mưa gió rét buốt, dân làng vẫn kéo nhau ra g̣ Đồng Đậu, mang nơm, mang dập, thuyền lưới, chờ tới lúc tiếng chuông chùa Tổng đổ xong ba hồi âm vang báo hiệu, ông chủ tế hô lớn: "Dân làng ta xuống đánh cá thôi!". Mọi người ùa xuống láng (hồ, đầm) đánh cá. Số người đổ xuống mỗi lúc một đông, nước dềnh lên có khi tới thắt lưng. Không khí đánh bắt cá huyên náo, vui vẻ. Người trên bờ, kẻ dưới nước đều ḥ reo. Người xua cá, người đập cá, tạo nên không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt. Ai cũng mong đánh được con cá thật to để được chọn làm cá tŕnh thánh. Hội đánh cá kéo dài khoảng hai canh (bốn giờ đồng hồ). Chuông chùa Tổng lại gióng giả ba hồi thu quân. Tất cả "đoàn quân đánh cá" hối hả kéo nhau trở lại g̣ Đồng Đậu. Mọi người đều bày cá bắt được ra cho làng chọn lấy hai con cá chép to nhất, béo nhất. Một con được mổ n_, nướng chín để sáng hôm sau (12 tháng chạp) tế thần. C̣n một con lấy bẹ chuối ép lại, ngoài đắp đất, vùi trấu cho chín nục, dùng cho tiệc cầu xuân ngày mồng 10 tháng Giêng.

Làng Đào Xá (Tam Thanh) mở hội đánh cá thờ vào ngày 28 tháng Giêng. Lệ bắt buộc là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to xấp xỉ nhau th́ đem lên đền để nguyên cả con mà kho. Cá chín, bày lên bàn thờ cúng khấn, sau đó hạ cỗ chia phần cho mọi người ăn tại sân đền lấy may.

Nhưng vui nhất và không khí hội lễ kéo dài có lẽ phải kể tới hội kéo bạ bắt cá của đồng bào Mường xóm Lá, xă Thạch Kiệt (Thanh Sơn). Vào Tết Nguyên Đán, sau hai ngày ăn Tết ở nhà, sáng mồng ba, dân bản gọi nhau, giục nhau ra vực Sặc gần làng. Tới đây, họ chia nhau, người lội nước, người trên mảng, dùng tay, dùng gậy, đập té nước làm cho cá hoảng hốt đâm chui vào bạ. Người trên bờ ai vào việc ấy: người chặt cây, bẻ lá, người chẻ lạt, bắc sàn sạp n_ trên băi cỏ b́a rừng, sửa soạn nơi cầu lễ mừng Xuân mới vào ngày hôm sau - mồng bốn Tết. Đoàn người xua cá một hồi lâu th́ kéo nhau lên bờ nghỉ lấy sức, chuẩn bị kéo bạ lên bờ.

Một hồi chiêng âm vang khu rừng, tiếp theo là tiếng ḥ reo của cả dân bản. Đó là lúc kéo bạ lên băi, cá trong bạ trông lấp lánh như bạc của trời, nước trao cho dân bản cúng thần. Ai cũng thấy vui v́ tự thấy trong thành quả chung ấy có phần ḿnh, chắc chắn cả bản năm nay sẽ giàu có, "ló" (lúa) nhiều, thịt lắm. Các già làng được mời ra chọn cá. Những con to nhất, tươi, khỏe nhất được giữ lại, thả vào giỏ thưa nuôi đến hôm sau mới dùng vào hội. C̣n lại, tất cả loại vừa và nhỏ đều chia cho mọi người mang về nhà làm cỗ cúng gia tiên, đây là quà đầu xuân của bản làng cho, lấy may.

Nguồn tin: Saigonnet
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18