Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Hội Làng Trà Cổ

Hàng năm, Hội làng Trà Cổ diễn ra từ 30/5 đến 6/6 âm lịch. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn. Ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được cả làng biết hết.

Làng Trà Cổ, nay là xă Trà Cổ, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Từ Hà Nội ra Trà Cổ, theo đường bộ hay đường thuỷ cũng hơn 350km. Nằm ở ven biển, phía đông Bắc bộ, Trà Cổ có thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh hữu t́nh, băi biển đẹp lư tưởng cho du lịch, nghỉ ngơị Tổ tiên người Trà Cổ vốn ở Đồ Sơn, làm nghề đánh cá, khi đi biển đă tới đây, thấy đất tốt, cảnh cũng đẹp như Đồ Sơn, nên nhiều người ở lại sinh cơ lập nghiệp.

Cách đây hơn 400 năm, người Trà Cổ đă quần cư sung túc, nên dựng được ngôi đ́nh làng và họ thờ các vị Tổ (tức thành hoàng làng). Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lănh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh cũng được thờ tại đ́nh Trà Cổ. Qua nhiều lần trùng tu, dấu vết ván bưng xung quanh đ́nh và hậu cung không c̣n nữa, nhưng vẫn c̣n giữ nguyên được sàn gỗ lim. Ngôi đ́nh được xây dựng toàn bằng gỗ lim, chạm khắc công phu, tinh xảọ Trong đ́nh c̣n lưu giữ bức hoành phi ghi rơ việc đóng góp xây dựng đ́nh của những thợ mộc tài hoa quê ở Hoàng Hoá, Thanh Hoá, về cư ngụ tại Trà Cổ. Có thể nói, từ quy mô xây dựng đến kiểu dáng kiến trúc và điêu khắc của đ́nh Trà Cổ thực sự là một giá trị lịch sử văn hoá của người Việt tạo dựng được từ thuở xa xưa ở mảnh đất địa đầu Đông - Bắc của Tổ quốc.

Cũng từ xưa xa, người Trà Cổ có những sinh hoạt văn hoá khá đặc sắc, trong đó tiêu biểu là Hội làng hàng năm diễn ra từ ngày 30/5 đến mồng 6/6 âm lịch. Trước khi mở hội mấy ngày, vào 25/5 đă có một đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30/5 th́ thuyền từ Đồ Sơn về đến Trà Cổ. Thuyền đi Đồ Sơn phải mất 3 ngày, nhưng quay về Trà Cổ chỉ có 2 ngày là tớị Tục truyền rằng đó là do tổ tiên phù hộ nên về được nhanh hơn. Và ngay đêm 30/5, dân chúng Trà Cổ tiến hành lễ rước nhang theo nghi thức cổ truyền, khói hương thơm ngát, đèn nến sáng trưng. Đ́nh làng ngập trong t́nh cảm sâu lắng, tôn nghiêm.

Sáng 1/6 là lễ rước Vua ra bể (c̣n gọi là rước vua ra miếu) với nghi thức rất đặc sắc. Có đội quân đi đầu cầm mă tấu, kiếm, chuỳ, cờ thần, bát âm, bát bửụ Tiếp đến là người cầm cờ vía mặc áo đỏ, đai lưng thêu rồng, phượng lộng lẫỵ Người cầm cờ vía là người cường tráng, trẻ đẹp và có đạo đức tiêu biểu của làng. Sau ông cờ vía là 12 ông đám với những người khiêng kiệụ Sau họ có hai cô đào, thường là người Vạn Xuân chuyên hát ả đào, vừa đi vừa hát trong nhịp trống phách xốn xang. Sau đó là các vị chức sắc và quần chúng đông đảo, kéo dài và vui náo nức.

Các ông đám là những người được chọn ra lo toan cho hội làng. Từ đầu năm, mỗi ông đám đă nuôi một con lợn to, gọi là ông voị Ngày hội sau lễ rước là cuộc thi các ông voị Các ông đám đem những ông voi ra sàn đ́nh, để thị Các ông voi đều ở trong những chiếc cũi gỗ tốt, trang trí đẹp, được khiêng bằng những đ̣n dóng chạm h́nh rồng phượng tinh xảọ Ông đám nào có ông voi to béo nhất, cái cũi đẹp nhất, sẽ được làng trao giải thưởng lớn. Sang các ngày từ 3 đến 5, cả 12 ông đám chia nhau làm cỗ, h́nh thức như làm khao ở các hội làng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi ngày có 4 ông đám rước cỗ ra đ́nh tế thần, hai ông làm cỗ mặn, hai ông làm cỗ chaỵ Cỗ mặn gồm hai con gà, hai con phượng (thay bằng hai con ngỗng) luộc chín, tạo dáng đẹp; c̣n thêm các loại thức ăn chế biến từ thịt, ngon và đẹp mắt. C̣n cỗ chay là đủ các loại bánh, xếp thành tầng, đầy các thùng lớn bằng gỗ. Những thùng này đều có buộc những lạt tre to bản nhuộm hồng nhuộm xanh, tựa như cách buộc bánh chưng ngày tết Nguyên đán.

Cỗ mặn, cỗ chay sau khi được tế thần th́ các ông đám lại đem về nhà và mời bà con đến ăn. Trong những ngày lễ hội, các nhà đều làm cỗ. Nhà nghèo làm cỗ nhỏ, vui trong gia đ́nh. Nhà khá, làm cỗ to mời họ hàng, bạn hữụ Riêng 12 ông đám th́ mời cả họ hàng xa, bè bạn và các vị chức sắc làng xă, mời cả người ở vùng khác có quan hệ thân thiết tới ăn cỗ... Dịp này, ở Trà Cổ, ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được biết hết. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn.

Kết thúc hội vào ngày 6, là ngày múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất, thần linh phù hộ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, mùa màng tươi tốt, ấm nọ.. và rồi người ta chọn các ông đám cho hội làng năm saụ

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18