|
Lễ hội đền Trần Thương - Hà Nam
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, huyện Lư Nhân, Hà Nam.
Đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và song thân của
người. Là một vị anh hùng dân tộc đă hiển thánh. Trong tâm đức
người dân, ông là Đức Thánh Cha. Trần Hưng Đạo được thờ ở nhiều
nơi ở Hà Nam mà Trần Thương là ngôi đền quy mô, bề thế nhất.
Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương
tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20
tháng 8 âm lịch hàng năm. Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha,
tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức
thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).
Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có
thể dài hơn bởi v́ số lượng người về lễ đăng kư dự tế khá đông
nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế. Mỗi ngày có 4 đến 5
đám tế, từ rằm tháng 8 đă có đoàn đến tế ở đền.
Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ,
phần hội có các tṛ đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm
điếm… Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là tục thi đấu cờ
tướng. Tục này diễn ra trước các tṛ hội. Khi tiếng trống nổi
lên báo hiệu cuộc chơi th́ các đấu thủ cùng dân làng đến sân đền
tham dự. Làng chọn các lăo làng, các chức sắc có gia phong tốt
vào khai cuộc, trong đó, người cao tuổi nhất được làm chủ tế.
Chủ tế làm lề cáo yết Đức Thánh Trần rồi rước bàn cờ từ hậu cung
quay ra, đến trước hương án nâng bàn cờ lên vái ba vái. Sau đó,
cuộc chơi bắt đầu. Hai đấu thủ mang y phục truyền thống của các
tướng lĩnh đời Trần mang thanh long đao vào cuộc. Sau một tuần
hương, ai thắng, người đó đoạt giải. Văn cuộc, quân cờ cùng bàn
cờ được rửa bằng nước giếng của đền và nước ngũ quả, lau chùi
cẩn thận rồi đặt lên hương án. Tục chơi cờ nhằm tưởng nhớ tài
thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu
cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.
Lễ hội đền Trần Thương là một trong ba lễ hội vùng của tỉnh Hà
Nam. Lễ hội này có ư nghĩa là một cuộc hành hương về cội nguồn
không chỉ đối với người dân địa phương mà đối với người dân cả
nước.
Nguồn: Báo Hà Nam
Lễ hội làng Miêng Hạ
Trong kư ức của người dân, hội làng Miêng Hạ (xă Hoa Sơn, huyện
Ứng Ḥa, Hà Tây) được coi là hội pháo. Điều đó được phản ánh qua
một câu ca:
Mồng bốn xem pháo Sơn Minh
Ta lại hẹn ḿnh mồng sáu pháo Đăng
Mồng tám đi chợ Đ́nh chăng
Trở về pháo Bặt ta rằng cùng nhau
Mồng chín ta chả đi đâu
Ở nhà têm trầu mồng mười chợ Chuông
Bố đánh th́ mẹ lại nuông
Dù cho chớ bỏ chợ Chuông mồng mười
Bố đánh th́ mẹ lại cười
Dù cho chớ bỏ mồng mười chợ Chuông.
Sơn Minh là tên xưa của làng Miêng Hạ, v́ tránh húy vua Minh
Mạng nên đọc chệch gọi là Sơn Miêng rồi Miêng Hạ. Hội làng hàng
năm tổ chức vào ngày mồng 4 tháng giêng. Tương truyền, ngày này,
thần Cao sơn, vị thành hoàng làng thờ ở đền Thạch được dân tôn
xưng là Đức Thánh cả cầm quân đi đánh giặc bảo vệ bờ cơi nước
Văn Lang dưới thời vua Hùng thứ 18 đă giành thắng lợi, đem quân
về Miêng Hạ mở hội khao thưởng.
Lễ hội khai mở vào giờ th́n, từ 7 đến 9 giờ sáng, bằng một tiếng
pháo lệnh. Làng có 6 giáp chia phiên đến lượt giáp nào đăng cai
tổ chức lễ hội năm đó th́ ông trùm giáp được cầm trịch (cầm dùi)
đánh 3 hồi trống và ra đốt ng̣i pháo lệnh. ống lệnh bằng đồng,
quả pháo nhồi thuốc nặng đến 30-40kg. Nghe tiếng pháo lệnh nổ
th́ từ ba nơi đền Thạch (của giáp Thạch, giáp Trù), đền Đông
(của giáp Đông, giáp Tây), đền Thượng (của giáp Thượng, giáp
Đ́nh) sẽ nghênh kiệu về tựu ở đ́nh. Mỗi nơi rước 2 cỗ kiệu,
trong đó có một kiệu rước cây bông. Cây bông là vật làm bằng tre
kết cấu hai tầng h́nh nón cụt, mặt trên đường kính 10cm, mặt
dưới 40cm, xung quanh ken đều 36 thanh tre vót tṛn dài khoảng
40cm ṿng quanh mỗi thanh tre quấn giấy xanh, đỏ, vàng để tua.
Tâm h́nh nón cụt là một ống tre dài khoảng 40cm, được định vị
bởi hai thanh tre h́nh chữ thập ở mặt và khoảng gần h́nh chóp.
Các giáp rước các cỗ kiệu, trong đó có kiệu cây bông, về đặt
trước cửa đ́nh để tế lộ thiên vào giờ ngọ (12-1 giờ chiều) hay
c̣n gọi là tế yến lộ thiên. Nghi thức tế rất long trọng. Điều
hành cuộc tế là chủ tế và hai ông đông xướng, tây xướng.
Khởi đầu, xướng:
- Khởi chinh cổ tam thông (Nổi ba hồi chiêng trống).
Xướng tiếp:
- Nhạc âm, nhạc ti đồng khởi. (Dàn nhạc cùng đánh).
Xướng tiếp:
- Thiêu pháo.
Dứt lời, hàng loạt cây pháo của các hàng giáp và các gia đ́nh
thi nhau đốt tạo nên một không khí sôi động tiếng pháo mô phỏng
tiếp sấm, loé ra ánh chớp và tưởng như dào dạt những trận mưa
không dứt tưới xuống làm tốt tươi mùa màng. Việc tế lộ thiên
xong, trai đinh các giáp rước kiệu vào đặt trong đ́nh. Những
ngày sau đó các cụ tế, về chiều trai thanh gái lịch đi xem hát
hay đánh vơng trên cây đu tiên. Sau này hội pháo tốn kém, làng
không tổ chức nữa mà chủ yếu diễn tṛ ội ại.
Vui hội và tế lễ thần cho tới buổi tối ngày ră đám, khoảng nửa
đêm, th́ làng có tiết mục giải áo, nghĩa là mọi màn trướng ở
đ́nh đều hạ xuống. Sau đó, các quan viên vào làm lễ tạ. Cuối
cuộc tế tạ là lễ tế tẩu mă. Khi ấy đèn đuốc trong đ́nh đều đă
tắt, trai đinh các giáp vào đ́nh không ai nói cười, lặng lẽ đưa
các cỗ kiệu ra khỏi đ́nh. Ở ngoài, dân hàng giáp đón kiệu bằng
những bó đuốc, thắp sáng áp giá về đền. Bấy giờ 6 cây bông của 6
giáp được một cụ già làng buộc túm vào một sợi dây, ṛng qua một
chiếc đinh ở chính giữa thượng lương đ́nh. Đèn lại bật sáng,
trai đinh các giáp vào đ́nh cùng hướng mắt vào 6 cây bông treo
lơ lửng ở gian giữa. Làng bắt đầu diễn tṛ ội ại.
Khi đèn đuốc trong đ́nh vụt tắt th́ một cụ già của làng cởi dây
thả 6 cây bông treo ở thượng lương xuống. Bấy giờ trong đ́nh tối
như bưng, hầu hết chỉ có trai đinh của các giáp. Tuân thủ theo
hèm của làng, họ phải cởi hết áo quần ra, chỉ mặc quần đùi (cụ
già đóng khố), sau đó trai đinh miệng hô ội ại và lao vào cùng
nhảy lên với cướp cây bông xuống. Một ai đó giật được cây bông
xuống th́ xé bông cướp lấy cái nơ bằng tre trong tâm cây bông
chạy ra ngoài đ́nh đem về đền của giáp. Kỳ ội ại, các đinh của
giáp nào cướp được ba cái nơ cây bông, giáp đó tâm niệm trong
năm làm ăn gặp nhiều may mắn. Việc cướp được nơ trong đêm tối
rất vất vả, bởi v́ các trai đinh tranh nhau giằng xé. Ai đó
không có may mắn cướp được nơ th́ họ nhặt các thanh tre quấn
giấy đem về nhà làm phước.
Tṛ ội ại ở làng Miêng Hạ c̣n gọi là tṛ cướp nơ xé bông. Ội ại
là một từ hèm rất cổ chưa rơ nghĩa, nhưng về mặt ngữ âm phát ra
từ cửa miệng trai đinh nó phản ánh động tác khi mạnh khi nhẹ,
tiến tới (ội), lùi (ại). C̣n cướp nơ xé bông th́ thành ngữ tiếng
Việt đă có câu "ba mươi sáu cái nơn (nơ) nường" ám chỉ mỉa mai
ai đó đ̣i hỏi những điều quá đáng bắt nguồn từ một tục cổ ở miền
Dị Nậu và Khúc Lạc (Phú Thọ). Xưa, dân làng làm các vật tượng
trưng giống đực (nơn), giống cái (nường) bằng gỗ và những người
khiêng kiệu rước thần vừa đi, vừa hát: "Ba mươi sáu cái nơn
nường cái để đầu giường cái để đầu tay". Khi kiệu đến nơi thờ,
người ta tung nơn nường cho mọi người cướp. Ai được, coi là điềm
tốt. Có điều, ở hội làng Miêng Hạ, tṛ ội ại cướp nơ xé bông
không thấy xuất hiện chữ nường mà chữ này đă thay thế bằng chữ
bông. Con số 36 đă biến dạng ở Miêng Hạ chỉ có 6 nơ và mỗi nơ
được chụp một bông có 36 thanh tre quấn giấy để đầu tua. So với
một số nơi có tín ngưỡng phồn thực, tṛ ội ại ở Miêng Hạ vừa có
cướp nơ như ở Dị Nậu (Phú Thọ), vừa có tục tắt đèn như ở hội Giă
La (Hoài Đức) vừa có tiếng hô ội ại mà ở vài nơi hô là tùng dí
như ở hội làng Vi Cương và Triệu Phú (Vĩnh Phúc) nhưng nét độc
đáo ở hội làng Miêng Hạ là trai đinh cởi trần đóng khố cướp nơ
xé bông. Phải chăng tục ấy ánh xạ cái thời người nguyên thủy
đóng khố cởi trần diễn lễ mà sau này người dân vô thức diễn lại.
Bản thân h́nh cây bông dù đă cách điệu hóa và dân làng Miêng Hạ
duy tŕ tục hèm nhưng không thể cắt nghĩa nổi bản chất của tṛ
ội ại nên giải thích theo suy đoán chủ quan là cây vàng cây bạc
và diễn tục cướp vàng cướp bạc. H́nh cây bông thực chất là h́nh
ảnh tượng trưng của hai vật âm - dương. Trai đinh các giáp cướp
được nơ lấy làm phấn khởi lắm. Họ mang về thành kính dâng nơ lên
bàn thờ thổ thần của giáp ở đền. Sau một hồi tế tạ, họ mang nơ
ra hoá (đốt thành than) trước sự reo vui của dân hàng giáp. Ai
cũng đều tâm niệm năm đó giáp ḿnh làm ăn gặp nhiều may mắn.
Tṛ ội ại, trong hội lễ làng Miêng Hạ chính là tâm thức của quần
chúng mong trong ngày hội đầu năm của làng âm dương ḥa hợp để
không ngừng sinh sôi phát triển cho dân an vật thịnh, phồn thực
măi cùng với tiếng pháo cầu mưa, cầu sự mát lành mang đậm dấu ấn
của một lễ nghi nông nghiệp cổ ở vùng châu thổ sông Hồng. Những
năm gần đây, tṛ ội ại ở làng Miêng Hạ được diễn lại thành một
tṛ vui rất sinh động trong ngày hội mang thêm ư nghĩa mới là
dân làng cướp vàng cướp bạc lấy may thu hút khách thập phương
tới xem và tham gia một sinh hoạt văn hoá độc đáo ở Hà Tây.
Nguồn: Theo Du lịch VN
Lễ hội làng Tạ Xá và các tṛ
thi dân gian hấp dẫn
Đă hơn chục năm nay, làng Tạ Xá, xă Đại Thắng (Phú Xuyên - Hà
Tây) khôi phục được lễ hội truyền thống (tháng 3 âm lịch) mà xưa
các cụ gọi là “việc làng”. Phần lễ khá trang nghiêm, phần hội
th́ thật sôi động.
Theo thần phả c̣n lưu giữ được th́ đ́nh Tạ Xá thờ Trung thành
đại vương Thượng Đẳng phúc thần, người có công giúp vua Hùng Duệ
vương dẹp giặc cứu nước, lập ra Lương Xá trang (nay là xă Đại
Thắng) và giúp dân làm lúa nước để tồn tại và phát triển măi măi
về sau.
Lễ hội tổ chức vào hai ngày 11 và 12-3, là dịp hàng năm dân làng
tỏ ḷng thành kính và nhớ ơn vị Thành hoàng đă có công pḥ vua
giúp nước, giúp dân, khai phá, sáng lập ra làng xóm, quê hương.
Trong phần lễ, toàn dân rước kiệu lên miếu rước thánh về đ́nh tế
lễ vào sáng 11, sau đó tổ chức các hội thi, các tṛ chơi dân
gian cổ truyền và hiện đại. Sáng 12 tiếp tục tế thánh, sau đó
rước thánh về miếu. Rồi tổng kết, trao giải các tṛ thi.
Trong lễ hội diễn ra nhiều tṛ thi dân gian kể cả truyền thống
và hiện đại. Tṛ thi truyền thống xưa được khôi phục và diễn lại
ở lễ hội năm nay là thi gà và thi bánh chưng.
Ba hộ được chọn thi gà: Mỗi hộ một con gà sống thiến khoảng 2kg
được làm cẩn thận, gà luộc chín, da bóng mịn, cánh x̣e cánh
phượng, miệng ngậm bông hồng chúm chím nở đỏ tươi.
Ba hộ thi bánh chưng: Mỗi hộ gói 21 chiếc. Bánh chín rền cân
nặng b́nh quân 1,1kg một chiếc. Bên ngoài vuông thành sắc cạnh,
trong chín rền, cắt ra phần gạo, nhân đậu, thịt cân đều so với
các cạnh, các góc. Ban giám khảo chấm thi gà và bánh chưng khá
kỹ càng, phân loại nhất, nh́, ba. Gà đạt giải nhất được tiến
dâng lễ thánh. Gà và bánh chưng, sau tế lễ, được chia đều cho
các mâm cỗ liên hoan chung để mọi người đều được hưởng lộc
thánh.
Tṛ thi hiện đại năm nay khá phong phú và hấp dẫn người xem.
Trầm ngâm, lặng lẽ là đấu cờ tướng. Sôi nổi, hào hứng là các tṛ
thi kéo co, bắt vịt dưới nước, bơi thuyền, đi cầu phao và năm
nay thêm tṛ thi chọi gà và mới nhất, sôi nổi nhất là thi “nhảy
bao múc nước”: Người thi xỏ cả hai chân vào một bao dứa, một tay
giữ miệng bao, tay kia cầm chậu nhỏ, hai người thi múc nước từ
chậu to đặt ở giữa nhảy về hai phía đổ vào chậu ở hai đầu. Ai đổ
đầy chậu trước người ấy thắng.
Những tṛ thi cổ truyền và hiện đại đă tạo cho lễ hội làng Tạ Xá
một niềm vui bất tuyệt.
Lễ hội làng Tạ Xá là một lễ hội tiêu biểu ở vùng phía bắc huyện
Phú Xuyên. Không chỉ mang ư nghĩa giáo dục tinh thần nhớ về tổ
tiên cội nguồn, lễ hội làng Tạ Xá c̣n thắt chặt t́nh đoàn kết
hướng về quê hương, v́ quê hương mà xây dựng quê hương ngày càng
đổi mới.
Nguồn: Báo Hà Tây
Lễ hội mùa xuân và hội hát Quan
họ
Cho đến tận ngày nay, dân gian vẫn truyền nhau về những lễ hội
Quan họ nổi tiếng của một số làng Quan họ gốc như: Lim, Diềm,
Bịu, ó, Nhồi, Bùi, Ḅ, Nưa… với những câu ca:
“Mùng năm hội ó
Mùng sáu hội Nhồi
Mùng bẩy hội Bùi…”
Hoặc
“Mùng năm hội ó
Quan họ dồn về
Hội vui vui lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Giầu chưa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành miếng xổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Th́ người cầm lấy”.
Giống như lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ
cũng có hai phần: phần lễ và hội. Phần lễ là để thờ Thần
(Thánh), Phật nhằm thỏa măn nhu cầu tâm linh là “cầu may”-tức
cầu cho Thần, Phật phù hộ cho dân an vật thịnh, mùa màng phong
đăng ḥa cốc. Phần hội là diễn ra các tục tṛ dân gian vui chơi
giải trí như: tuồng, chèo, ca trù, quan họ, vật… nhằm thư giăn
sức dân sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm. Khác với lễ hội
của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ thường có tục hát
Quan họ diễn ra cả phần lễ và phần hội. Quan họ phần lễ là để
hát những làn điệu cổ có nội dung ca ngợi công đức của Thần,
Phật cầu may cho dân làng. Quan họ phần hội là để các liền anh,
liền chị của các làng đến dự hội hát đối đáp giao lưu, mang đậm
văn hóa lễ nghĩa của một vùng quê hàng ngàn năm văn hiến.
Vào những ngày hội của các làng Quan họ, các liền anh, liền chị
Quan họ cùng quư khách thập phương nô nức đến trảy hội, bởi sức
hấp dẫn của các lễ hội Quan họ là người ta được thưởng thức văn
hóa Quan họ từ lề lối sinh hoạt cho đến lời ca tiếng hát ngọt
ngào, sâu lắng t́nh nghĩa con người. Đối với các làng Quan họ
“kết chạ” với nhau như: Diềm-Bịu, Bồ Sơn-Y Na-Khả Lễ… th́ không
những họ coi nhau như anh em ruột thịt trong cuộc sống hàng
ngày, mà những ngày đ́nh đám hội hè là dịp để sinh hoạt giao lưu
văn hóa Quan họ, thắt chặt thêm mối quan hệ đầy tính nhân văn
giữa hai làng. Thường th́ từ vài ngày trước hội, làng có hội cử
đôi Quan họ sang làng Chạ (bạn) để có nhời mời Quan họ bạn. Đúng
hẹn, Quan họ chủ nhà sẽ ra tận đầu làng đón bạn (khách) “tay bắt
mặt mừng” bằng những câu ca Quan họ nghe ngọt ngào, lịch thiệp,
tế nhị, ví như:
“Ngày ngày ra đứng cổng làng
Trông về Quan họ mà mua lấy sầu
Ai làm mặt ủ mày chau
Ai làm đến nỗi nhớ nhau đi t́m
Ước ǵ đôi cánh như chim
Bay đến Quan họ để xem thế nào
Xem rằng ư ở làm sao
Nước th́ không khát, nhưng
khát khao t́nh”.
Khi đón được bạn, khách, Quan họ chủ nhà sẽ đưa bạn vào đ́nh,
chùa hát thờ Thần, Phật để cầu may, ví như:
“Chúng em ra tận đầu làng
Nghe lời thày dạy đón già thập phương
Lễ này có quả có hương
Dâng lên tam bảo Người biên đôi ḍng
Người biên là tấm ḷng thành
Mong người phù hộ an khang cửa nhà”.
Sau phần lễ là phần hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn tham gia phần
hát hội. Các liền anh, liền chị Quan họ từng tốp hát đối đáp
giao duyên say sưa bên nhau ở sân đ́nh, sân chùa, tràn cả xuống
những vạt núi, đồi, ruộng và trên ao hồ quanh đ́nh, chùa và đây
chính là phần hấp dẫn nhất của các lễ hội Quan họ. Sau khi tham
gia hát hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn ḿnh về “nhà chứa” để hát
canh Quan họ với nhau. Vào canh hát Quan họ, bao giờ Quan họ chủ
nhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca cung kính, tế
nhị, như: “Nhất niên nhất lệ, đầu xuân năm mới, hội lệ làng em
được đương Quan họ sang thăm đất nước làng em, trước là lễ Thần
Phật, sau là văng cảnh thăm đ́nh chùa, xin mời đương Quan họ
liền anh xơi trầu, xơi nước cho chị em chúng em được bằng ḷng”.
Tiếp theo Quan họ mời nhau hát rất khéo và trong canh hát bao
giờ người ta cũng hát đôi, hát đối. Giữa canh hát Quan họ chủ
nhà mời bạn xơi cơm, nước, bánh, quả. Mặc dù cỗ Quan họ rất to,
nhưng Quan họ chủ nhà mời mọc khiêm tốn, tế nhị. Không những
trong khi ca hát với nhau, mà n_ cả khi sinh hoạt ăn uống, Quan
họ luôn luôn mời mọc nhau bằng những làn điệu lời ca ngọt ngào,
lịch thiệp, tế nhị. Sau đó Quan họ chủ nhà sẽ mời bạn về từng
thành viên trong bọn Quan họ để thăm hỏi động viên cha mẹ, anh
em và tặng quà cho nhau.
Kết thúc hội, Quan họ chủ nhà lại đưa tiễn bạn ra về tận cổng
làng. ở đấy, họ c̣n giùng giằng quyến luyến bằng những lời ca,
tiếng hát nghe sâu nặng ân nghĩa t́nh người, ví như:
“Người ơi, người ở đừng về
Người về em vẫn khóc thầm
Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa…”
Như vậy, hội các làng Quan họ mặc dù chỉ diễn ra trong thời
khắc, song dư âm về sự mến mộ, cung kính, lịch thiệp, tế nhị
cùng lời ca tiếng hát ngọt ngào, sâu sắc của Quan họ chủ nhà đă
măi măi đi vào t́nh cảm của các làng Quan họ bạn, cũng như quư
khách thập phương. Và đầu xuân năm mới với những lễ hội của các
làng Quan họ đă trở thành biểu tượng của văn hiến xứ Kinh Bắc -
Bắc Ninh.
Lễ hội nhảy lửa thần bí của người
Pà Thẻn
Suốt từ chiều, ông thầy mo đă ngồi trên một chiếc ghế dài để
cúng thần linh. Tiếng gơ từ hai vật bằng sắt mà tôi không định
h́nh được chính xác là ǵ, phát ra những âm thanh gấp gáp, liên
tục. Ông ngồi gơ liên tục từ năm đến bảy giờ đồng hồ như vậy.
Theo những người dân Pà Thẻn, trước mỗi buổi lễ, thầy mo phải
cúng thần linh, để cho phép người Pà Thẻn có được sức mạnh phi
thường để nhảy vào đống lửa.
Thông thường, việc cúng phải bắt đầu trước lễ nhảy lửa khoảng
bốn giờ đồng hồ. Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm,
khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa
đông. Đống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu
hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang
thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Song để phục vụ
khách du lịch, người ta vẫn tổ chức trái mùa như hiện nay và
thầy mo phải cúng rất lâu.
Sau khi ăn tối và trở lại vào lúc bảy giờ, chúng tôi đă thấy một
ṿng người trên chiếc sân rộng. Đống lửa đang cháy rừng rực ở
giữa sân. Bên cạnh đó, tiếng gơ của ông thầy mo vẫn vang lên mỗi
lúc một gấp gáp hơn. Ban tổ chức đă tắt điện và yêu cầu mọi
người tắt hết đèn pin, đề nghị các phóng viên không được dùng
đèn Flash trong buổi lễ. Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tụ tập
xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên chiếc ghế dài.
Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu
nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Trong khi đó,
một người khác th́ chạy ṿng xung quanh sân, thỉnh thoảng lại
bốc lên tay một viên than hồng cho vào miệng nhai, nuốt cứ như
là đang nhấm nháp một món quả nào đó. Một người đứng cạnh tôi
giải thích: trong các lễ nhảy lửa, người này luôn ăn than và khi
đă đến một độ nào đó, mới nhảy và luôn là người nhảy ác liệt
nhất.
Những thanh niên Pà Thẻn cúi gập người, nhảy ḷ c̣ bằng cả hai
chân trên cát xung quanh đống lửa. Họ bắt đầu từ việc đưa tay
vào bới đống lửa. Bất ngờ hơn nữa, họ đă nhảy hẳn vào đống lửa
và lại nhảy ra trong tiếng ḥ reo cuồng nhiệt của mọi người.
Than đỏ văng tứ tung ra chung quanh. Ngọn lửa như lại bốc cao
hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ như thế
liên tục, những thanh niên Pà Thẻn, trong tiếng gơ của thầy mo
nhảy vào lửa như đang nhảy trên băi biển và có người c̣n nằm hẳn
trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài. Một cô gái Pà Thẻn cho
biết: bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn
là thầy mo đă cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh
của thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng. Lễ hội nhảy
lửa đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều
bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy ḿnh có sức mạnh và cứ thế, nhảy
vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng, cô gái giải thích
thêm.
Nguồn: Theo TBKTVN
Lễ hội núi voi tại Hải Pḥng
Đă thành thông lệ, lễ hội truyền thống Núi Voi ở huyện An Lăo,
thành phố Hải Pḥng mang màu sắc văn hoá của người dân miền biển
diễn ra từ ngày 12 đến 14/2. Đây là dịp để du khách được t́m
hiểu về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia các hoạt động
văn hoá độc đáo. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, Núi Voi đă trở thành huyền thoại với h́nh ảnh “Những
cô gái dân quân treo ḿnh bên vách đá, lưng chừng trời ngắm bắn
máy bay rơi”.
Nhiều hoạt động của lễ hội được tái hiện một thời hào hùng của
vùng đất An Lăo như: biểu diễn trống hội, diễn tích tuồng Hào
khí Núi Voi, nghi lễ tế ở đền thờ nữ tướng Lê Chân… Những hoạt
động văn hoá, tṛ vui dân gian là nội dung chủ đạo của lễ hội.
Chương tŕnh liên hoan ca múa nhạc công- nông- binh với sự tham
gia của các xă trong huyện là sự tổng hoà của nhiều nét sinh
hoạt văn hoá dân gian mang đậm hồn quê xứ sở. Ngoài ra, tại lễ
hội Núi Voi du khách sẽ được thưởng thức các sản vật, món ăn nổi
tiếng mang đậm hương vị quê hương: chè Chi Lai, khoai Tiên Hội…
Lễ hội Quan Lạn
Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm
1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, vừa là ngày hội cầu được
mùa của cư dân vùng biển.
Lễ hội Quan Lạn (c̣n gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng
của người dân xă đảo Quan Lạn, một ḥn đảo nằm ở khu trung tâm
thương cảng cổ Vân Đồn.
Lễ hội được tổ chức trên bến Đ́nh, nơi có đ́nh Quan Lạn, một
ngôi đ́nh cổ trong số ít những ngôi đ́nh c̣n giữ được cho đến
ngày nay.
Ngày 10 tháng 6: khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người
Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người
làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội.
Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng
chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Vơ lập doanh trại
riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua
thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu
ḷng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền.
Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh
Dư từ nghè (cách đ́nh 1,5 km) về đ́nh. Dưới bến, đôi thuyền đua
tập luyện tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt.
Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này
nước triều lên tới sát bến của đ́nh) hai bên bắt đầu xuất phát.
Lính bên văn áo trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên
vơ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ
bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai đàn giáp nhau ở sân đ́nh,
quân lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng
múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba lần,
tượng trưng cho ba lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần
thứ ba hai đoàn quân tập hợp trước miếu, hai vị tướng vào tế,
khi quay trở ra th́ cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu.
Lễ hội Quan Lạn diễn ra từ ngày 10 – 20/6 âm lịch, tại bến Đ́nh
thuộc xă Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh mang dấu ấn
của một hội làng truyền thống nhưng rất hoành tráng thể hiện
tinh thần thượng vơ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ
quyền đất nước của những người dân vùng biển.
Nguồn: Theo Du lịch VN
Lễ hội Thuỷ tổ quan họ làng Viêm
Xá, Bắc Ninh
Lễ hội đền Vua Bà là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của làng
Viêm Xá (Hoà Long-Yên Phong). Hội đền Vua Bà cũng là hội Quan họ
duy nhất trong vùng Quan họ, bởi đây là lễ hội Thuỷ tổ Quan họ.
Mọi hoạt động trong lễ hội đều liên quan trực tiếp tới Quan họ.
Điều dễ nhận thấy là vị thần được rước trọng trong ngày hội Viêm
Xá chính là Đức Vua Bà- Thuỷ tổ Quan họ, trong khi vị thần được
rước ở hội các nơi khác (dù cũng là làng Quan họ) vẫn chỉ là các
vị thần thành hoàng mà các địa phương tôn thờ. Tiếp tục phục vụ
việc ghi h́nh làm tư liệu hồ sơ tŕnh UNESCO công nhận Văn hoá
Quan họ là Di sản văn hoá thế giới, lễ hội đền Vua Bà năm nay
được tổ chức bài bản theo đúng nghi thức truyền thống.
Hội đền Vua Bà được tổ chức vào các ngày mùng 6, 7 tháng hai âm
lịch. Lịch dương là ngày mùng 5, 6 tháng 3 năm 2006. Truyền
rằng, ngày mùng 6 là ngày Đức Vua Bà được trời giáng xuống ấp
Viêm Trang (làng Viêm Xá ngày nay). Bà là công chúa con gái vua
Hùng Vương. Khi bà xấp xỉ tới tuần cập kê, có rất nhiều người
đến cầu hôn. Vua cha liền tổ chức hội cướp cầu để chọn pḥ mă.
song bà không ưng thuận lấy người thắng cuộc và xin với vua cha
cho đi chu du trong nước. Bà và các thị nữ vừa rời khỏi kinh
thành th́ có cơn giông mưa to, gió lớn ập đến, cuốn cả đoàn
người lên trời, rồi lại giáng xuống ấp Viêm Trang. Viêm Trang
khi đó là vùng đất hoang dă, cây đước, lau sậy um tùm, rậm rạp.
Bà cho khai phá đất hoang, bờ băi, lập lên đồng ruộng, làng xóm,
dựng vợ, gả chồng cho mọi người. Bà lại dạy người dân nơi đây
cách làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía kéo mật. Bà sáng
tác ra các bài ca và dạy nam thanh nữ tú hát. Sau khi Bà mất dân
làng lập đền thờ tôn vinh bà là Đức Vương Mẫu, Vua bà- Thủy tổ
Quan họ, và là thành hoàng của làng.
Ngày chính hội là mùng 6, nhưng n_ từ chiều hôm mùng 5, dân làng
đă tổ chức lễ mở cửa đền và lễ dâng hương, lễ cầu mưa rửa đền.
Người làng Viêm Xá tin rằng lễ cầu mưa rửa đền này rất hiệu
nghiệm. Quả thực, đêm ngày mùng 5, rạng ngày mùng 6 chẳng mấy
năm không có mưa. Sáng hôm sau khi đám rước Vua Bà khởi hành,
cũng là lúc trời quang mây tạnh. Lễ tế thần vào sáng mùng 6 bao
giờ cũng có hát Quan họ ca ngợi công Đứa Vua Bà, cầu Đức Vua Bà
cho mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu. Hát thờ ở hội đền Vua
Bà chỉ được sử dụng giọng La rằng (làng Viêm Xá gọi là giọng A
rằng). Về sau dân làng c̣n dựng và diễn sự tích Vua Bà ở ngoài
trời, không diễn ở trong đền. Trong diễn t ích có cả những câu
thuộc hệ thống giọng lẻ, giọng vặt mang nội dung giao duyên nam
nữ.
Nguồn: Báo Bắc Ninh
Lễ hội Tứ Thú Nhân Lương
Lễ hội ngày 9 tháng Giêng của 3 làng Mậu Lâm, Mậu Thông, Vĩnh
Thịnh, xă Khai Quang, thị xă Vĩnh Yên, có tên "Lễ khai xuân
khánh hạ" (vui mừng đón xuân). Dân gian gọi là múa Mo - một h́nh
thức Các-na-van độc đáo ít thấy ở vùng quê khác.
Tṛ diễn có 26 người gồm các thành phần tiến theo đoàn rước: 1
người cầm chiêng, 1 người cầm trống, 4 người vác bảng "Tứ h́nh",
sư, văi, thầy đồ, học tṛ, người cày, cuốc, cấy, gặt, xúc tôm,
câu ếch, thợ mộc, lái buôn (dụng cụ theo nghề). Khi biểu diễn
đều đeo mặt nạ (bồi bằng giấy bản, có khi bằng mo cau), về y
phục đều theo màu sắc và phong cách tùy theo nghề nghiệp. Nam
đóng giả nữ. Trâu, ḅ chỉ có phần đầu. Các nhóm tṛ biểu diễn
cách điệu mô phỏng kiểu sinh hoạt xă hội nông nghiệp thời xưa:
Thầy đồ dạy học; nông phu cấy cày, xúc tép, câu ếch; thương nhân
đi buôn; thợ mộc đục bào. Chỉ có điều các dụng cụ hầu như đều
cầm ngược đi kèm với các động tác ngộ nghĩnh, gây hài. Tṛ diễn
quả là hấp dẫn, vui nhộn, đem lại tiếng cười sảng khoái cho
người dự hội.
Nguồn: Cẩm nang du lịch
Lễ hội xă Dương Liễu
Sáng 19/4 (tức 11 tháng 3 Âm lịch), Lễ hội truyền thống xă Dương
Liễu (huyện Hoài Đức) đă diễn ra tưng bừng, long trọng, với hàng
trăm người tham gia rước kiệu, nghiềm quân, múa cờ, tế lễ. Lễ
hội diễn ra tại Đ́nh làng, nơi thờ vọng tướng quân Lư Phục Man -
vị tướng tài đă có nhiều công lao pḥ vua, giúp nước dưới thời
nhà Lư. Lễ hội truyền thống xă Dương Liễu là lễ hội tiêu biểu
trong toàn Tổng Sấu-Giá từ trước tới nay, góp phần tôn vinh nét
đẹp truyền thống và lịch sử của người dân địa phương.
N_ từ sáng sớm, người dân trong xă và khu vực lân cận đă háo hức
tập trung tại sân Đ́nh chờ xem hội. Đ́nh làng Dương Liễu hôm nay
được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ
các cụ cao niên, thanh niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ
rước đều mặc trang phục lễ cổ, nhằm tái hiện khung cảnh và không
khí lễ hội thuở xưa.
Theo sử sách để lại, cách đây 1.500 năm, tại ngôi Quán thờ (nay
là Đ́nh làng Dương Liễu), Tướng công Lư Phục Man trên đường đi
đánh giặc đă tổ chức “nghiềm quân” tại Quán. Đoàn quân dưới lá
cờ do Tướng công chỉ huy sau đó đă đánh thắng giặc ngoại xâm
dưới thời nhà Lư. Nhớ công lao to lớn của vị tướng tài, người
dân nơi đây phong tướng là Thành Hoàng làng. Từ đó, cứ mỗi dịp
đầu xuân, người dân làng Dương Liễu lại tổ chức lễ hội để tưởng
nhớ công ơn của Tướng công Lư Phục Man- vị Thành Hoàng làng và
đội quân tinh nhuệ đă có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất
nước.
Cứ 5 năm mộ lần người dân Dương Liễu lại tổ chức hội chính. Ngày
đầu tiên của hội chính là lễ dâng hương của đại biểu khách thập
phương và các cụ phụ lăo, nhân dân trong làng. Đoàn nhạc lễ theo
suốt chương tŕnh lễ hội, từ rước Văn, rước Nghinh tới rước
Hoàng cung. Phần Lễ luôn thu hút nhân dân và khách thập phương
đông nhất, v́ yếu tố tâm linh của người dân đất Việt cầu mong
một năm mới nhiều tài, lộc, sức khỏe, an lành…
Phần hấp dẫn nhất trong lễ hội chính là hoạt cảnh “nghiềm quân”
của gần 500 trai làng. Từ sân Đ́nh làng, 500 chàng trai tráng
kiện, ăn mặc rực rỡ, đầu quấn khăn đỏ, miệng ngậm c̣i, tay cầm
cờ diễu hành quanh làng, và cuối cùng tập trung “nghiềm quân” ở
sân bóng của xă. Đây chính là phần tái hiện lại cảnh luyện quân,
bài binh bố trận và tài thao lược chiến đấu của Tướng công Lư
Phục Man đang thời giúp nước.
Trong suốt 3 ngày hội, dân trong làng và các xă lân cận tạm gác
việc đồng áng, làm nghề, mặc quần áo mới, rực rỡ với mâm oản
quả, hoa tươi đi lễ và xem hội. Sau phần “nghiềm quân” là một
chuỗi các hoạt động như hát thờ (vào đêm đầu tiên của lễ hội),
hát chèo đ̣ (vào đêm thứ hai của lễ hội), các hoạt động vui chơi
như: Cờ tướng, kéo co, chọi gà, bắt dê, bắt vịt, trồng cây
chuối… Lễ hội kết thúc sau lễ rước Hoàn cung và văn nghệ.
Lễ hội truyền thống xă Dương Liễu là hoạt động văn hóa mang đậm
bản sắc dân tộc, tưởng nhớ và tôn vinh truyền thống anh hùng
dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
Nguồn: Báo Hà Tây
|