Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Lễ hội cờ lau Hoa Lư


Để tưởng nhớ công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng, từ 8 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm, nhân dân Ninh B́nh tổ chức Lễ hội cờ lau Hoa Lư tại xă Trường Yên, huyện Hoa Lư - nơi Đinh Tiên Hoàng đă xây dựng kinh đô.

Lễ hội diễn ra ở 2 đền thờ Đinh, Lê. Ngày mở đầu hội, nhân dân khởi hành từ đền vua Đinh ra sông Hoàng Long, nơi vua Đinh thường ra tắm khi c̣n nhỏ, lấy nước về tế lễ. Theo truyền thuyết, khi Đinh Bộ Lĩnh ở với chú là Đinh Thúc Dự, bị chú cầm gươm đánh đuổi v́ đă giết của ông một con trâu khao lũ trẻ chăn trâu. Khi Đinh Bộ Lĩnh chạy vào núi Trường Yên trốn tránh, trên đường gặp ḍng sông chắn ngang, không đi qua được, ông bèn gọi đ̣ nhưng không có, tức th́ một con rồng vàng nổi lên làm cầu để Đinh Bộ Lĩnh đi qua bên kia sông. Thấy vậy, người chú kinh hoàng, cắm gươm xuống chân núi bên sông rồi lạy như tế sao. Con sông đó sau được gọi là Hoàng Long. Quả núi mà ông chú cắm gươm xuống cũng được gọi là núi Cắm Gươm.

Đi lấy nước thánh là tưởng nhớ người xưa, cũng là sự cầu mong mưa thuận gió ḥa để nhân dân cày cấy đủ nước, làm ăn thịnh vượng.

Đoàn rước nước, đi đầu là cờ quạt rồi đến phường bát âm, tiếp theo đến kiệu rồng, trên đặt một cái chóe để đựng nước sông Hoàng Long. Mọi người đi rước nước đều mặc trang phục thống nhất: nam mặc quần trắng, áo the, thắt lưng xanh, đỏ. Những người cầm cờ đội thêm chiếc nón nhỏ. Đi theo sau kiệu, là một cụ già cao tuổi mặc áo thụng tế màu lam cùng với một nhà sư hoặc một người có quyền thế nhất ở làng.

Phần hội, ngoài những tṛ như: thi vật, thi bơi chải, thi thổi cơm, múa lân, múa rồng, cờ người... c̣n có tṛ cờ lau tập trận và kéo chữ.

Đội quân cờ lau gồm các thiếu niên từ 14 đến 16 tuổi chia làm hai toán. Một bên mặc quần đùi xanh có nẹp đỏ, áo màu xanh lá cây, đội nón lá; một bên cũng quần đùi xanh nhưng mặc áo màu trắng. Cả hai toán đều giắt hai bông lau bắt chéo nhau ở sau lưng, tay cầm gậy. Mỗi toán đều có tướng chỉ huy. Tướng cầm kiếm, đội mũ bằng lá mít hay lá dừa.

Riêng tướng đóng vai vua Đinh phải khôi ngô tuấn tú, mặc quần đen có sọc đỏ, đội mũ B́nh Thiên bằng rơm, tay cầm thêm bông lau ngồi trên con trâu béo khỏe. Hai phe dàn quân tập trận. Đội này tiến, đội kia lùi. Nhạc đệm có trống, chiêng, thanh la, kèn.

Sau đó, đến tṛ kéo chữ "Thái B́nh", thể hiện niềm mong ước nền thái b́nh muôn thuở của nhân dân.

Năm ngày hội là những ngày vui, nhộn nhịp, sôi động, thể hiện tinh thần thượng vơ, mang tính nhân văn, giàu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Saigonnet

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18