Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

Lễ hội Thánh Gióng

vcf_giong1.gif (16601 bytes)Lễ hội Thánh Gióng hay c̣n gọi là hội làng Phù Đổng (tên nôm là làng Gióng). Đây là một trong những hội lễ lớn nhất ở đồng bằng Bắc bộ, một diễn trường lịch sử - văn hoá, diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh thắng giặc ân. Từ Hà Nội muốn đi tới làng Phù Đổng phải qua Gia Lâm, theo quốc lộ 1 về hướng Bắc Ninh thẳng tới cầu Đuống. Qua cầu rẽ phải dọc theo đê khoảng 7 km th́ tới. Đứng trên bờ đê đă có thể trông thấy đền Thượng - một ngôi đền khá đồ sộ, kiến trúc theo lối xưa. Đây chính là nơi thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương.

Ngọc phả trong đến c̣n ghi lại tiểu sử của cậu bé Gióng được sinh ra do một lần người mẹ nghèo làng Gióng ra đồng thấy một vết chân to lớn lạ thường, bà ướm thử vào chân ḿnh, về nhà mẹ mang thai sinh ra Gióng. Cậu bé trong ba năm không nói không cười ấy khi biết nạn nước lâm nguy đă yêu cầu nhà vua rèn ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt cho ḿnh rồi vươn vai đứng dậy thành người khổng lồ ăn hết bẩy nong cơm, ba nong cà, sau đó nhảy lên ngựa sắt, mặc áo giáp sắt dùng gậy sắt, tre quê nhà làm vũ khí dẹp giặc. Giặc tan, Gióng cho ngựa chạy lên núi Sóc. Tại đây Gióng cởi bỏ áo giáp cả người và ngựa cùng bay lên trời.


Câu chuyện là cả một chủ đề bất tuyệt về chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam: tuổi nhỏ mà trí lớn, b́nh thường mà phi thường, nước gặp nạn sẵn sàng ra cứu nước, tan giặc rồi lại trở về là một người dân vô danh.

Kiến trúc đền cho biết đền được dựng từ thế kỷ XI thời Lư. Hằng năm cứ đến ngày 9 tháng 4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân), dân tứ xứ lại đổ về từ mọi ngả xa gần để xem lễ, dự hội làng. Lễ hội làng Gióng được cử hành trên một diễn trường rộng lớn dài khoảng 3 km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ.

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng 4. Trong những ngày này dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà - thức ăn mà Gióng thích) lên đền Thượng. Ngày chính hội (9-4) có lễ rước kiệu vơng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất... Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo. Ngoài lễ hội chính tại làng Phù Đổng c̣n có một số nơi khác cũng tổ chức hội Gióng: Hội đền Sóc (xă Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm), hội Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn), hội Phù Gióng; hội Gióng Bộ Đầu...


Trong các lễ hội Hà Nội có lẽ hội Gióng làng Phù Đổng là một lễ hội được tổ chức quy mô và hoành tráng nhất. Đây là cơ hội để người tham dự được chứng kiến các nghi thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục, uy nghi, mang tính nghệ thuật và biểu tượng cao. Cũng tại đây, mỗi người đều có dịp cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và ảo, giữa thiêng liêng và trần tục, tất cả đều được ǵn giữ như một tài sản văn hoá để lưu truyền măi về sau

____________________________________________________
 

Hội Gióng thuộc làng Phù Ðổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.

vcf_giong1.gif (16601 bytes)

vcf_giong1.gif (16601 bytes)

Ðây là một lễ hội quy mô lớn, hình thức tổ chức rất chặt chẽ diễn ra vào ngày 9 tháng 4 âm lịch hàng năm (ngày ông Gióng thắng giặc Ân) để tưởng niệm và nhớ ơn người anh hùng làng Gióng đã có công đánh giặc cứu nước, đã được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

Công việc chuẩn bị cho lễ hội bắt đầu từ 1/3 đến 5/4 với các việc tập dượt chuẩn bị cho ngày chính Hội. Ngày 9/4 (chính hội) có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng, múa hát thờ, hội trận (diễn lại trận đánh thắng giặc Ân). Cuối cùng là việc khao quân, đêm đến có hát chèo. Ngày 10/4 là ngày vãn hội, làm lễ duyệt quân, lễ tạ ơn Gióng.

Ðến với hội Gióng, người ta thấy được mối quan hệ giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hoà nhập với nhau. Truyền thống yêu làng yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hoá.

Hội Gióng,
Hội Gióng - niềm tự hào dân tộc,
Hội Gióng Một Sinh Hoạt Văn Hóa Dân Gian Đặc Sắc,


 

  Hội Gióng


"Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời"


Từ xưa người Kẻ Chợ đă có câu ngạn ngữ : “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hôị thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch th́ thể nào cũng nắng to, c̣n vào hội thánh Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch th́ có mưa, v́ bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Thánh Gióng hay c̣n gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương một trong bốn vị thánh bất tử trong tâm tưởng người Việt. Bác Hồ kính yêu đă dành nhiều mĩ từ khi nhắc tới người anh hùng dân tộc này: "Đảng ta vĩ đại thật. Một ví dụ trong lịch sử ta có ghi chuyện vị anh hùng dân tộc là Thánh Gióng đă dùng gốc tre đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong những ngày đầu kháng chiến Đảng ta đă lănh đạo hàng ngh́n, hàng vạn anh hùng noi gương Thánh Gióng dùng gậy tầm vông đánh thực dân Pháp. " Hồ Chí Minh (lời khai mạc lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng - 5/1/1960).

Lễ hội Gióng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích c̣n lại của Thánh tại quê hương. Cố Viên, tức vườn cũ nay ở giưă đồng thôn Đổng Viên, tương truyền là vườn cà của mẹ Gióng, tại đây bà đă dẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân thần cũng ở vườn này. Miếu Ban, thuộc thôn Phù Dực, tên cũ là rừng Trại Ṇn, là nơi Ngài được sinh ra, hiện tại sau toà miếu c̣n có một ao nhỏ, giữa ao có g̣ nổi, trên g̣ có một bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn người anh hùng. Đền Mẫu nơi thờ mẹ Gióng, xây ở ngoài đê. Chùa Kiến Sơ nằm sát đền Thượng thờ cả Tam giáo (Phật Thích Ca – Lăo tử – Khổng tử) là nơi thửa nhỏ vua Lư Công Uẩn tu hành. Và đặc là đền Thượng thờ Phù Đổng Thiên Vương là một phức hợp kiến trúc, ngôi đền nằm sát chân đê bờ bắc sông Đuống được xây dựng từ đời Lư, trong đền c̣n có nhiều câu đối, hoành phi và những đồ thờ tự có giá trị từ đời Lê để lại.

Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lẽ hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6, trong những ngày này dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng. Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trưóc khi đánh giặc. Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thuỷ đ́nh phía trước đền Thượng do phường hát ải Lao và hội Tùng Choặc biểu diễn chủ yếu là hát dân ca. Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cả một khu vực cánh đồng rộng lớn (khoảng 3km) gọi là Soi Bia. 28 cô tướng từ 9 đến 12 tuổi mặc tướng phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân thù. 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước c̣n có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Tại Soi Bia c̣n có cả đánh cờ người. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ th́ dân chúng xem hội đă tranh nhau những đồ tế lễ n_ cả cái bát nước thờ, manh chiếu trải trên nền cỏ… Họ tin rằng như vậy đă được Thánh ban lộc, những vật dụng kia sẽ đem lại may mắn cho cả năm trời. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Vào ngày mồng 10, văn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11 làm lễ rửa khí giới và ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất.

Lễ hội Gióng không chỉ làm người xem được chứng kiến các nghi thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà c̣n là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều “t́nh làng nghĩa xóm”, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thực tại và hư vô, giữa thiêng liêng và trần thế... tất cả đều được ǵn giữ là một tài sản vô giá lưu truyền măi về sau.

Phù Đổng giờ đă đổi thay nhiều. Bây giờ về với Phù Đổng ngoài đường qua Gia Lâm, theo quốc lộ 1 về hướng Bắc Ninh thẳng tới Cầu Đuống, qua cầu rẽ phải dọc con đê khoảng 7 km th́ tới c̣n có thể từ Hà Nội theo quốc lộc 5 khoảng gần 20 km rẽ trái, theo tuyến đường đi Lạng Sơn mới đă gặp đựoc cây đa, bến nước, sân đ́nh huyền thoại gắn với sự tích vị anh hùng. Phù Đổng là một trong những vành đai xanh cung cấp rau cho thủ đô. Chẳng những rau Phù Đổng trước đây từng nổi tiếng xa gần mà bây giờ ḅ sữa Phù Đổng, cây cảnh Phù Đổng, nghề trồng dâu nuôi tằm bán kén cũng đă được đầu tư chăm chút phát triển. Đúng như những điều căn dặn của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, trong dịp về dự Đại hội Đảng bộ Phù Đổng trung tuần tháng 9 năm 2000, trong tương lai nơi đây sẽ trở thành khu du lịch sinh thái, tuyến đường nối liền quần thể di tích sẽ được mở rộng và tiền trạm sẽ có nhà khách với lượng hàng hoá phong phú phục vụ khách thập phương xa gần mỗi dịp hành hương về đất Thánh.

Nguồn: Hà Nội mới
 

 





 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18