Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

     Chùa Bà B́nh Dương
 
 
 
Đi chùa vay tiền làm ăn

2 ngày nay, ông Nguyễn Hữu Triết, Giám đốc Công ty Minh Triết tất bật sắm cái lễ để mang đến tạ và trả cho Bà chúa Xứ ở tận Châu Đốc, An Giang.

Nghe truyền đền Bà chúa Xứ Châu Đốc cực kỳ linh thiêng, có thể cầu ǵ được nấy, thậm chí vay tiền Bà làm ăn. Rằm tháng Giêng năm Bính Tuất (2006), ông Triết đă khăn gói xuống An Giang vay Bà 1 tỷ đồng.

Số là công ty nhỏ của ông chuyên gia công cơ khí làm ăn thất bát, vô đồng nào ra đồng nấy, khách hàng giảm hẳn do cạnh tranh với hàng nhập từ Trung Quốc, ông Triết bí lối quay sang tin vào tâm linh để thử thời vận. Ông sắm cái lễ đầu lợn và mâm vàng mă đủ loại, đặc biệt là mâm tiền gồm toàn USD, về Châu Đốc cúng Bà Chúa Xứ.

Đông khách lễ chùa đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà.

Khách đi cúng đông ḱn ḱn, ông cũng chịu khó ở lại Châu Đốc 2 ngày cầu Bà phù hộ làm ăn phát đạt. Rồi ông đốt tiền vàng, xin vay Bà một tỷ đồng để về làm ăn và rước tượng trưng lộc vàng ở bàn thờ Bà về để trong nhà, hẹn 1 năm sau sẽ trả cả vốn lẫn lăi. Không hiểu đă qua bận tam tai hay đến thời phát đạt, công ty Minh Triết làm ăn tấn tới, trúng nhiều hợp đồng to. Nhớ lời hứa xưa, rằm tháng Giêng năm nay ông lại gánh gồng về Châu Đốc cúng Bà, đồng thời trả lăi cộng vốn đă mượn cho Bà, tất nhiên là bằng hàng mă.

“Nghe đồn có nhiều người vay của bà, làm ăn được nhưng đến hẹn lại quên hoặc cố t́nh không trả lại, Bà đă khiến cho làm ăn lụn bại trở lại, có khi ảnh hưởng đến tính mạng hay gia đ́nh lục đục luôn”, ông Triết nói nhỏ.

Tiếng lành đồn xa, không ít doanh nhân, tiểu thương, muốn làm ăn may mắn đều lấy việc viếng Bà chúa Xứ và cầu cúng, vay tiền thành một hoạt động thường niên trong ngày Rằm tháng Giêng hằng năm. Dù bận đến mấy họ cũng không bỏ qua ngày đại lễ này.

Bà Nguyễn Thị Lưu, tiểu thương chợ phường 25, quận B́nh Thạnh TP HCM cho biết, năm nay bà c̣n sắm cả áo lễ để xuống Châu Đốc dâng cho Bà chúa Xứ. Nhiều người may áo cho Bà, đến nỗi bà chúa mặc dù chỉ là một pho tượng nhưng có cả một căn nhà lớn chứa toàn y phục. Hằng năm, Ban trị sự đền đều tổ chức lễ tắm rửa thay áo cho Bà.

Dù có duy tâm hay không, việc cúng chùa, đền cầu làm ăn đầu năm trở thành một nhu cầu của giới làm ăn. Ở phía Nam, rằm tháng Giêng giới kinh doanh thường đi cúng chùa Bà - tỉnh B́nh Dương, chùa Bà tỉnh Tây Ninh, Dinh Thầy Thím Long Hải hay đền Bà chúa Xứ An Giang… để xin lộc làm ăn.

Phủ Tây Hồ một ngày tháng riêng. Ảnh: Hoàng Hà.

C̣n ngoài Bắc, từ lâu lắm rồi giới doanh nhân đều tâm niệm hai đại lễ không thể thiếu trong tháng đầu năm.

Ngay từ sáng sớm 14 tháng Giêng, lănh đạo một số doanh nghiệp đă í ới điện thoại chuẩn bị xuất quân về Đền Trần - TP Nam Định để dự lễ khai ấn đầu năm. Giám đốc một doanh nghiệp ngành hàng không cho biết, nhóm của anh gồm 4 người - đều cấp phó của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn Hà Nội. Ai cũng muốn là một trong số 100 người đầu tiên nhận được dấu ấn được in trong giờ Tư (24h đêm 14, rạng mười Rằm tháng Giêng). Bởi lẽ đây là giờ linh thiêng và đem lại cho người ta sự may mắn thành đạt trên con đường công danh sự nghiệp. "Không ít người lấy ấn tín từ đến Trần về mà thăng quan tiến chức đấy", vị đại diện kia nói.

Theo thống kê của Ban tổ chức lễ hội th́ trước năm 2000, mỗi lần khai ấn chỉ có khoảng 3.000-4.000 người tham gia, nay số lượng lên tới vài trăm ngh́n người. Khách đến xin ấn chủ yếu là giới công sở, lănh đạo doanh nghiệp và cả quan chức Nhà nước.

Quốc ấn của vua Trần thuộc loại “tối linh”, thể hiện uy quyền và sức mạnh, thuận lợi trong việc cầu thăng quan tiến chức. Trong 30 năm, nhà Trần đă 3 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông đến xâm lược bờ cơi. Tương truyền là sau khi chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất, vào ngày Rằm tháng Giêng, vua Trần mở tiệc chiêu đăi tại phủ Thiên Trường, Nam Định và phong chức cho một loạt quan quân có công. Sau đó, cứ vào ngày này hàng năm th́ nhà vua lại “khai ấn”, mở đầu năm mới. Dần dần thành lệ, đến ngày đó, mọi người lại ngóng về nơi thờ tự hoàng tộc nhà Trần ở phủ Thiên Trường, Nam Định, để cầu thăng quan tiến chức.

Nếu đến với đền Trần chủ yếu là giới công chức Nhà nước muốn t́m vận may trên con đường công danh sự nghiệp, th́ đền Bà Chúa Kho lại là nơi văng lai của các chủ doanh nghiệp và những người kinh doanh đất Bắc rất muốn “vay vốn” của cơi âm để trong cuộc làm ăn sẽ gặp may nhiều hơn là rủi.

Anh Hạnh, chủ một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa cho hay năm nào anh cũng đi đền bà Chúa Kho để xin lộc. Đầu tiên nghe bạn bè giới thiệu bảo rất hay sau thành quen. Theo anh th́ đi lễ chùa không phải là việc mê tín dị đoan mà trên thực tế, những biến động trong và ngoài nước tác động trực tiếp đến từng con người, từ giá xăng dầu đến giá gạo giá đường, từ lương công nhân đến ḍng hàng hóa chảy vào ra qua cửa khẩu… Bao điều không thể biết trước nên việc phải cầu đến may mắn cũng là dễ hiểu. "Đôi khi người ta đến chùa chỉ để cho tâm hồn thanh thản, tĩnh tâm để đưa ra những quyết định sáng suốt", anh Hạnh nhấn mạnh.

Trao đổi với VnExpress, một vị Đại đức ở Thiền viện Vạn Hạnh thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP HCM cho rằng, việc cúng chùa, cầu nguyện trong năm mới thể hiện ḷng thành tại tâm của mỗi con người. "Phú quư sinh lễ nghĩa", khi người ta đạt được thành công hay thất bại, họ đều t́m đến thế giới tâm linh để mong chút b́nh yên cho tâm hồn.

Một chuyên gia tư vấn ở Hà Nội - người đă dày công nghiên cứu Kinh Dịch cũng cũng cho rằng càng những người thành công, làm ăn phát đạt càng coi trọng việc thờ tự. Theo ông, xem ngày đẹp để xuất hành, khởi công hay đi đền chùa để xin lộc thánh không chỉ liên quan đến vấn đề tín ngưỡng tôn giáo mà xuất phát từ những triết lư rất khoa học. Ông cho biết một số người nhận được ấn tín đền Trần hồi rằm tháng Giêng năm Bính Tuất (2006) nay đă thăng quan tiến chức. "Tất nhiên, thành đạt của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Song nếu ta cảm thấy ḷng ḿnh yên ổn, sẽ sáng suốt để đón nhận cơ hội đang đến", ông nói.

 

Phan Linh Anh (VnExpress)

Đó là lễ vay tiền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) và lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định). Hai lễ này khác nhau ở chỗ một bên là cầu tiền tài, một bên là cầu chức tước, nhưng đều mang lại cho người cầu cúng những ư niệm về thăng tiến, thành đạt trong năm mới.

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18