Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ ( c̣n gọi là lễ Vía Bà) được tổ chức hàng năm bắt đầu
từ đêm 23/4 âm lịch đến 27/4 âm lịch. Khách hành hương đến lễ hội có thể đi
theo đường bộ từ Long Xuyên lên Châu Đốc theo tỉnh lộ 10, rẽ vào 7km là tới
núi Sam; hoặc đi bằng đường thủy từ Cần Thơ, Sóc Trăng lên hay từ Sài G̣n
xuống.
Đêm 23/4 là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước
thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho khách trẩy hội và
được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khoẻ mạnh và trừ ma quỷ. Tiếp
theo là lễ Túc Yết (vào nửa đêm 25 rạng ngày 26) là lễ thỉnh sắc phong cho
Bà với đám rước rất uy nghi, có múa lân, có phướn, kiệu Long đ́nh đến lăng
Thoại Ngọc Hầu làm lễ niệm rồi thỉnh sắc đưa kiệu về miếu Bà. Tiếp
theo là lễ xây chầu - Đức Bội do một người sành nghi lễ và có uy tín trong
ban tế tại miếu Bà thực hiện cùng đào kép hát bội cầu nguyện quốc thái dân
an, mưa thuận gió hoà. Ngày 27/4 thực hiện lễ Thánh Tế và chiều là lễ đưa
thần.
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương đến, vừa để tham dự
lễ hội dân gian phong phú, xin cầu tài cầu lộc, đồng thời c̣n để du ngoạn,
chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.
(Nguồn: Bộ văn hóa thông tin Việt Nam)
Miếu Bà Chúa
Xứ núi Sam
Dù lễ hội vía bà chỉ thực sự diễn ra vào ngày 25 tháng 4 âm lịch, nhưng
từ những ngày đầu năm đă lác đác từng đoàn người hành hương đến núi Sam. Đây
là ngọn núi cao 284 mét, cách thị xă Châu Đốc 5 cây số. Thời Ngọc Hầu Nguyễn
Văn Thoại lănh ấn đi khai hoang lập ấp vùng Thất Sơn đă đặt ngọn núi tên chữ
"Học Lĩnh Sơn". Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 19, người dân phát hiện đỉnh
núi Sam, 1 tượng "Phật bà" dạng thần Visnu. Tin vào điềm lành, dân địa
phương huy động tráng đinh chuyển tượng bà xuống núi, nhưng bất thành. Sau
có dân làng được bà về ứng mộng "chỉ 9 thiếu nữ đồng trinh thỉnh, bà mới
xuống núi". Quả nhiên 9 cô gái di dời bà nhẹ nhàng. Người ta muốn đưa tượng
bà về làng, bỗng dưng tượng nặng lạ lùng, không cách ǵ lay chuyển. Ai cũng
cho là bà muốn tọa tại đó nên người ta lập miếu thờ. Theo nguyện vọng tin
hữu, dân chúng địa phương, năm 1972, miếu bà được xây dựng khang trang, bề
thế theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Kim Măng.
Lễ kỳ yên miếu bà Chúa Xứ được coi là "ngày tết" riêng của địa phương bởi
không khí lễ hội rầm rộ, hàng đoàn rồng rắn khách thập phương đổ về tạo cảnh
quang tưng bừng hiếm có. Trọng tâm lễ hội bắt đầu bằng nghi thức lệ tắm bà
vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 âm lịch. Nửa đêm 25 là lễ túc yết do ban nghi lễ
đọc văn tế nói lên công đức bà tế độ dân lành. Hết phần túc yết là lễ xây
chầu tại vơ ca, đối diện chánh điện. Lễ xây chầu nói nôm na là hát bội (hoặc
cải lương Hồ Quảng) cho bà, và công chúng xem. Đến 4 giờ sáng ngày 27 cử
hành lễ chánh tế, cầu quốc thái dân an, và đến chiều ngày 27 cử hành lễ
chánh tế, cầu quốc thái dân an, và đến chiều ngày là 27 là kết thúc lễ hội.
Ngoài cảnh quang và không khí lễ hội, miếu bà Chúa Xứ núi Sam c̣n thu hút
khách du lịch với cụm di tích danh thắng Bộ Văn hóa xếp hạng, như lăng Thoại
Ngọc Hầu, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Tây An Cổ Tự, Chùa Hang
Châu Thới Sơn Tự: Một di tích anh hùng
Châu Thới Sơn Tự được dựng từ năm 1662 trên nền cũ của một thảo am. Lúc
bấy giờ sư Khánh Long - người lập chùa - đặt tên "Hội Sơn Tự". Sau vài đời
trụ tŕ đổi thành Châu Thới Sơn Tự như ngày nay. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi
Châu Thới, thuộc xă B́nh An, huyện Thuận An (B́nh Dương). Đây là điểm lành
hương rất thuận tiện, gần trục lộ giao thông giữa Biên Ḥa, Thủ Dầu Một, và
TP. Hồ chí Minh.
Núi cao gần 90 mét, có 90 bậc thang để lên chùa, nằm ẩn giữa những tàng cổ
thụ xanh mát. Quanh núi là những hồ sen, súng, và đồng ruộng bao la, lộng
gió. Dù xây dựng với phương tiện, vật liệu liện đại, chùa vẫn giữ được kiến
trúc cổ kính, hài ḥa phù lợp cảnh quang u nhă, thoát phàm. Quả vậy, giữa
thinh không tịch mịch, độ cao, làn gió trong lành, và âm hưởng ngân nga
tiếng đại hồng chung vang vọng, người ta thấy hồn lâng lâng, trút bỏ mọi
phiền năo kiếp nhân sinh. ............
... văn chung thinh. phiền năo khinh...
trí huệ tưởng, bồ đề sinh...
Qua những giây phút trầm mặc, tẩy trần với khói hương thoang thoảng mùi
trầm, tiếng chim muông ríu rít bên tai, trước khi trở về bạn có thể ghé qua
chùa Tam Bảo độ ngọ bữa cơm chay đạm bạc, hay thả hồn lênh đênh theo mái
chèo trên làn nước xanh biếc hồ B́nh An. Nếu c̣n hứng thú bạn có thể xắn
quần lội suối LỒ Ồ... là những điểm hành hương, tham quan du lịch trên địa
bàn xă B́nh An thuộc vùng đất B́nh Dương 300 năm thơ mộng.
Nam thiên nhất trụ: Chùa Một Cột sừng sững
giữa trời Nam
Người ta từng biết Chùa Một Cột tại kinh thành Thăng Long, xây du65ng vào
triều Lư Nhân Tông (thế kỷ XI), dù chưa một lần đặt chân đến, qua sử sách,
không người Việt nào không biết đến ngôi chùa nổi danh - chứng tích lịch sử
- niềm tự hào của người dân Hà Nội. Xuất phát từ ḷng ngưỡng vọng này, năm
1958 ḥa thượng Thích Trí Dũng- một người con đất Bắc - bắt tay xây dựng một
bản sao ngôi chùa Một Cột ở phương Nam. Ngôi chùa Một Cột thứ 2 này tọa lạc
trong một khuôn viên hơn 1000m2, trên đường Nguyễn Du, cách Quận Thủ Đức (TP.HCM)
khoảng 2 km. Ngoài mô h́nh chùa Một Cột giữa ao sen như chùa Một Cột Hà Nội.
Nơi đây c̣n có hồ cá với non bộ, các Phật đài Quan âm Bồ Tát, Di Lạc Bồ Tát,
Tam Tạng, chánh điện thờ Phật Tổ, dược pḥng bắt mạch hốt thuốc cho dân, các
bảo tháp... Đặc biệt chùa có nhiều cây bồ đề được chính các cao tăng từ Ấn
Độ mang qua trồng. Dọc các lối đi lại lót gạch sạch sẽ là từng hàng sứ trắng
ngát hương; dăm tàng liễu rủ soi bóng dưới mặt hồ. Dưới hồ sen vô vàn cá lư
ngư vàng óng, lượn lờ quanh những chú tai tượng đen đúa, và hàng đàn đủ
chủng loại rùa, ba ba... Đây đó những khóm trúc vàng bên băi cỏ xanh non,
mượt mà như thảm nhung là h́nh ảnh đẹp, thơ, không du khách nào chẳng muốn
ghi lại vài kiểu ảnh cho "bộ sưu tập Nam Thiên Nhất Trụ Tự".
(Theo tạp chí Nông thôn mới)
|