Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
 

Lễ hội cúng đ́nh ở Nam bộ

Trong quá tŕnh Nam tiến, cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn vùng đất hoang Nam bộ đă gặp không ít khó khăn do thiên tai địch họa gây ra, thú dữ hoành hành. Cuộc sống ngày càng ổn định, thiết chế văn hóa làng xă cũng bắt đầu h́nh thành.

Việc lập đ́nh, xây miếu là một dạng thức tín ngưỡng bản địa được các lưu dân xác lập trên vùng đất mới.

Dù có một số khác biệt so với tín ngưỡng truyền thống, nhưng cơ bản nó đă đáp ứng được nhu cầu về tâm linh của con người, đó là cầu mong được b́nh an vô sự giữa chốn nước đỏ, rừng xanh này.

 Đ́nh làng lúc đầu chỉ có chức năng là ngôi nhà lớn, dùng làm nơi nghỉ ngơi, tá túc cho khách lỡ đường. Dần dà về sau, nhà nước phong kiến mới sắc phong cho các vị có công với nước là thần Thành Hoàng, những mong các vị thần Thành Hoàng này chăm lo, bảo trợ cho dân làng, tá quốc an khang. Ngoài ra, đ́nh làng cũng là một cơ sở văn hóa tín ngưỡng thể hiện sự tri ân của hậu bối đối với tiền nhân - những vị có công dựng làng, lập ấp, tạo chợ, xây cầu, khai khẩn đất hoangĂ¢â‚¬Â¦ Từ ư thức hồn thiêng sông núi, từ lâu người Việt đă biết thờ các vị thần núi, thần sông, thần đất, để giúp con người bảo vệ mùa màng, giữ vững giang sơn.

 Thờ thần là việc vô cùng thiêng liêng, thể hiện ở đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người Nam bộ. Trong tín ngưỡng thờ thần của người Nam bộ c̣n có một khía cạnh thiêng liêng khác nhằm tôn vinh các vị thần, làm cho các vị thần trở nên thiêng liêng hơn - đó là việc phong sắc cho thần. Công việc này là do triều đ́nh phong kiến thực thi, mà cụ thể là người đứng đầu nhà nước phong kiến là nhà vua - là thiên tử thay trời giáo hóa chúng sinh, dỗ an thiên hạ.

Do đó, sắc phong của triều đ́nh cho vị thần nào cũng đồng nghĩa với việc xem vị thần đó là cơ sở pháp lư phụng mệnh nhà vua xuống làm thần quyền của làng xă. Khi vị thần nào có sắc phong của nhà vua cho một làng nào đó th́ các vị thần đó mặc nhiên được gọi là Thành Hoàng của làng. Sắc phong được để ở nơi trang trọng nhất, đặt trên ngai thờ. Ă¡Â»Å¾ mỗi đ́nh làng, gian chính điện là nơi thiêng liêng nhất, thường ghi những chữ Thánh thọ vô cương, Thánh cung vạn tuế, với ư nghĩa là quyền uy nhà vua ngự trị ở nơi thiêng liêng nhất của làng và đó cũng là nơi để sắc thần.

Đôi khi, thần Thành Hoàng không phải là các vị có công với nước, mà là những vị thần hữu danh vô thực, chỉ trong ư niệm của nhân dân. Trong thiết chế văn hóa của làng, đ́nh là cơ sở tín ngưỡng có tính chất chính thống. Việc ông thần Thành Hoàng của làng được vua phong sắc là việc quan trọng v́ sắc thần được coi là sự công nhận chính thức của nhà nước về sự hợp pháp của làng.

 

Miếu Thần nông đ́nh B́nh Thủy Các h́nh nhân trên nóc mái đ́nh B́nh Thủy
Về kiến trúc, đ́nh thường được cất cao ráo, thoáng mát, nóc có tượng đôi rồng lượn tranh lấy quả châu, trên các thanh xà ngang trong đ́nh là các hoành phi, câu đối với nội dung thể hiện sự ước vọng về cuộc sống b́nh an của con người, ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân. 

 Đặc biệt, thiêng liêng hơn cả là lễ hội ở đ́nh, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng, tín ngưỡng thờ thần, biết ơn thần, tạ ơn đất trời đă cho con người cuộc sống ấm no, mưa thuận gió ḥa, mùa màng tốt tươi, tạo được sự cộng tác của cộng đồng làng xă. Cũng chính ở sự liên kết cộng đồng làng xă mà con người có ư thức đoàn kết, nhớ về cội nguồn, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, ứng phó trước mọi chuyển biến của lịch sử.

Hàng năm, đ́nh có hai kỳ lễ chính: lễ Kỳ Yên thượng điền và lễ Kỳ Yên hạ điền. Vào các ngày này, dân làng mở lễ hội đ́nh để tưởng niệm công tích của các vị thần. Và dịp cúng đ́nh cũng là ngày lễ hội của dân làng, người ta tổ chức các tṛ chơi ở làng, diễn hội làng, hát bội, hát cải lương với những tuồng tích xưaĂ¢â‚¬Â¦ Quy mô tổ chức lễ hội của đ́nh tùy thuộc vào làng giàu hay nghèo, năm trúng mùa hay thất mùa.

Ngày đầu tiên gọi là lễ Túc Yết - ngày cúng các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đ́nh. Kế đến là lễ Chánh Tế, được tiến hành vào giữa đêm thứ hai, có đọc văn tế với nội dung ca ngợi trời đất và các thần linh, ca ngợi công lao của những bậc tiền hiền, hậu hiền, những người có công quy dân, lập ấp, phát triển sản xuấtĂ¢â‚¬Â¦

Thường th́, sau phần nghi thức lễ được tổ chức trang trọng là phần hội. Đây là phần sôi động và vui tươi nhất trong dịp cúng đ́nh nên dân làng tham gia rất đông. Mọi người ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề đến tham gia, thưởng thức, diễn tṛ, từ diễn tuồng đến các tṛ chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vậtĂ¢â‚¬Â¦ thể hiện được một nét sinh hoạt văn hóa thiêng liêng và cao đẹp.

Những người đến dự lễ hội đ́nh làng được tự do xem hát, tham gia các tṛ chơi, trao đổi tâm t́nh và cùng nhau ăn uống vui vẻ, nhưng ăn uống có văn hóa, vui chơi có mức độ. Ai cũng cố gắng giữ tư cách, không say sưa, càn quấy hay nói tục, bởi trong những ngày này, mọi khía cạnh đời thường đă được nâng lên đời thiêng. Không gian thiêng liêng của đ́nh cả năm im ĺm nay được tái hiện trở lại bởi con người. Đèn, nến sáng trưng, cờ ngũ sắc tung bay, chiêng trống nổi lên, ḷng người khắp nơi náo nức, rộn ră hướng về không gian thiêng liêng đó.

Người đến lễ hội trước hết là để biểu thị ḷng tôn kính và biết ơn các vị phúc thần và các bậc tiền nhân đă khuất, có nhiều công lao tạo dựng quê hương, xây nên cơ nghiệp để lại cho những thế hệ cháu con, sau, là dịp để biểu thị ư thức tôn trọng văn hóa truyền thống của dân tộc, hưởng thụ h́nh thái sinh hoạt tinh thần cộng đồng vốn có nhiều gắn bó với phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian mà mỗi năm chỉ diễn ra có một lần.

 

Lễ cúng thần nông Hát bội trong đêm cúng đ́nh
Lễ hội đ́nh được diễn ra c̣n do tín ngưỡng thờ thần và vui được mùa, thắng trận của con người. Tất cả cũng nhằm nhớ về cội nguồn, chuyển giao văn hóa, liên kết cộng đồng. Bởi thế, lễ hội ở đ́nh trở thành rất thiêng liêng, có sức cộng cảm và trở thành nét văn hóa đặc sắc trong cộng đồng dân tộc. 

Lễ hội đ́nh làng là cầu nối tâm linh giữa con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa ở làng xă, bảo tồn những vốn quư của di sản văn hóa tinh thần của dân tộc. Khôi phục các lễ hội ở đ́nh làng cũng là góp phần ǵn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng được đời sống văn hóa cơ sở, tạo được sân chơi cho đông đảo dân làng mỗi kỳ lễ hội, đồng thời tạo được một điểm tham quan, vui chơi giải trí cho khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài.

 Doanh nhân Sài G̣n Cuối tuần

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18