Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Lễ hội Kỳ Yên đ́nh Tân Chánh – Long An  29/05/2013 8:21 

Đ́nh Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn (xă Tân Chánh, huyện Cần Đước) được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 2012, là một di tích có giá trị về lịch sử, tư liệu, kiến trúc lăng mộ, đ́nh làng, gắn liền với lịch sử khai phá đất phương Nam của lưu dân người Việt trên vùng đất cận biển Cần Đước, Cần Giuộc và nhân vật lịch sử Nguyễn Khắc Tuấn. Ngày mồng 5 mồng 6 tháng hai (AL) hàng năm, nơi đây c̣n diễn ra lễ hội Kỳ Yên. Như bao lễ hội Kỳ Yên khác ở Long An và Nam Bộ với các nghi lễ nông nghiệp truyền thống như Tỉnh Sanh, Túc Yết, Đoàn Cả… để tạ Thần Thành Hoàng bổn cảnh, thể hiện khát vọng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió ḥa, an cư lạc nghiệp…, trong Lễ hội Kỳ Yên đ́nh Tân Chánh c̣n có lễ Tống phong đậm phong cách văn hóa của cư dân cận biển và lễ Thỉnh sắc từ Đ́nh đến lăng Nguyễn Khắc Tuấn. Xin giới thiệu loạt ảnh về lễ hội này trong lễ Kỳ Yên năm Quư Tỵ vừa qua.

 

Chuẩn bị lễ Tống phong bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày mồng 5 tháng Hai (AL), từ sáng sớm, dân trong xă tập trung trang trí chiếc tàu tống gió để thả trôi sông. Xưa, tàu thường làm bằng bẹ chuối, dán giấy. Ở Đ́nh Tân Chánh người chăm chút và thể hiện tàu bằng thiết, h́nh dáng là một chiếc xà lan, khá qui mô. 

Lễ vật cũng chuẩn bị sẵn sàng, gồm 1 con heo sống đă thọc huyết và đủ cả ḷng huyết, lục phủ ngũ tạng, xôi, gà luộc, 3 hũ gạo, muối, nước, vàng mă… 

Sau nghi thức niệm hương, đốt vàng mă, lễ vật mỗi thứ được cắt một ít để đưa vào trong tàu, trong đó riêng con heo sống là cái đuôi , 4 cái móng và lỗ mũi

Sau nghi thức múa lân, đám rước có ban nhạc lễ đi kèm cùng Ban hội hương Đ́nh và nhân dân được tiến hành, đưa thuyền và lễ vật từ đ́nh ra sông Vàm Cỏ.

.

Xưa đám rước đi bộ, nay chỉ đi bộ từ Đ́nh ra lộ rồi dùng xe đưa thuyền đến sông Vàm Cỏ ở ấp Ḥa Quới cách đó 5 km

.

Thuyền được đưa xuống phà ra sông Vàm Cỏ

.

Đưa thuyền xuống sông, kết thúc nghi lễ tống phong

.

Sau lễ Tống phong, ban hội hương tập trung đ́nh làm lễ rước sắc Thần vào lúc 11 giờ

Sắc phong Minh Mạng năm thứ 4 (1823) phong Nguyễn Khắc Tuấn chức  Khâm sai Chưởng cơ thống quản Trung quân, Chấn Định Thập Cơ đựng trong một cái hộp được đặt trong khánh thờ được đưa ra tiền đ́nh để làm lễ rước sắc.

Đoàn rước có nhạc lễ, lân, trống, chiêng, Ban hội hương đ́nh, binh gia, đào thài và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia

.  

Đến Lăng, sắc được thỉnh đưa vào trước bia mộ Nguyễn Khắc Tuấn

.

Sau các nghi thức mở sắc, niệm hương bái lạy, đoàn rước đưa sắc trở lại đ́nh để tiến hành các nghi lễ chính thức tiếp theo sau đó.

18 giờ, Lễ xây chầu - đại bội được tiến hành tại Vơ ca để xây dựng và khai mạc một chầu hát bội với quan niệm dịch lư Nho gia: thuận đạo trời, an đạo đất, ḥa đạo người, mong cho vạn vật trong trời đất hanh thông, tốt đẹp.

  

Thủ cổ và chấp sự thực hiện các nghi thức Tẩy trước chú., cầm roi khắc trống chầu, Trịch mộc chú và Điểm mặt trống.

Lễ Đại bội diễn ra ngay sau lễ xây chầu có ư nghĩa khai thông thái cực với các nghi thức Điềm hương, Xang nhật nguyệt, Tam tài, Tứ thiên vương, Đứng cái, Bát tiên, Gia quan tấn tước.

12 giờ đêm, Lễ Tỉnh sanh được tiến hành để giết một con vật sống tế thần linh trong ngày lễ Kỳ Yên.

Giám đao lễ trước bàn thờ trước khi yết heo tế.

             

 

Người ta lấy một ít huyết và lông gáy con vật đặt trước bàn tiền án để làm sau đó làm lễ Ế mao huyết, tức chon  lông và huyết xuống đất phía sau đ́nh, có ư nghĩa phục hồi sinh khí, cầu mong cho cây lành trái ngọt, ruộng vườn tốt tươi. 

             

Lễ vật là con heo sống và toàn bộ ḷng huyết, lục phủ ngữ tạng được đặt trước bàn tiền án cùng xôi, trái cây để lễ thần.

Lễ Túc yết diễn ra ngay sau khi Ế mao huyết để tế thần với các nghi thức dâng hương, dâng đèn, dâng rượu, dâng hoa, dâng trà và đọc chúc văn, ca ngợi công đức Thần, mời thần về hưởng.

 

Suốt ngày hôm sau đó, mồng 6 tháng Hai, nhân dân địa phương và khách thập phương đi viếng lăng, niệm hương và xem hát bội ở Đ́nh.

 

13 giờ, lễ Đoàn cả được tiến hành để tạ Thần là lễ sau cùng kết thúc lễ hội.

                                                                              

   Bài và ảnh Nguyễn Tấn Quốc

 

Lễ Kỳ Yên (Lễ Thượng Điền) – Đ́nh B́nh Thủy Cần Thơ
 
Lễ Kỳ Yên được các ngôi đ́nh ở thành phố Cần Thơ tổ chức cúng vào 3 ngày khoảng giữa tháng ba, tháng 4 âm lịch. Cá biệt có nơi cúng vào tháng Bảy âm lịch, như đ́nh thần Vĩnh Trinh. C̣n lễ Kỳ yên Thượng Điền được tổ chức vào khoảng 2 hoặc 3 ngày giữa tháng 11 âm lịch. 
 
Thỉnh Sắc Thần Lễ Kỳ Yên B́nh Thủy Cần Thơ
 
Kỳ yên tức là cầu an, mỗi đ́nh tổ chức lễ cúng vào một ngày khác nhau. Lễ cúng thần dâng lễ vật để tỏ ḷng tôn kính đối với Thành Hoàng. Thượng điền và Hạ điền là hai kỳ lễ lớn trong năm. Lễ Hạ điền tổ chức vào đầu mùa mưa, có ư nghĩa như là lễ xuống đồng, khai trương việc cày cấy. Lễ Thượng điền cử hành vào cuối mùa mưa, lúc đă thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Do lễ Kỳ yên và lễ Thượng điền, Hạ điền có nghi thức cúng tế gần giống nhau nên các ngôi đ́nh ở Cần Thơ đă nhập hai kỳ lễ này thành một, gộp lại để cúng chung. Trong các dịp cúng đ́nh, ban tế tự thường ghi trên thiệp mời là lễ Kỳ yên Thượng điền hoặc lễ Kỳ yên Hạ điền.
 
Trịnh Hoài Đức ghi lại trong “Gia Định thành thông chí” như sau: “Tế xă: mỗi làng xây dựng một ngôi đ́nh, kỳ tế phải trước lựa ngày tốt, đến buổi chiều ngày ấy lớn nhỏ đều nhóm lại đ́nh, suốt đêm ấy gọi là túc yết sáng sớm ngày mai áo măo trống chiêng làm lễ chính tế, ngày sau nữa làm lễ dịch tế, gọi là đại đoàn, lễ xong lui về. Dùng ngày giờ cúng tế tùy theo hương tục không đồng nhau, hoặc chỗ dùng tháng giêng là thủ nghĩa Xuân kỳ, hoặc chỗ dùng tháng 8, 9 là thủ nghĩa thu báo, hoặc chỗ dùng trong 3 tháng mùa đông, thủ nghĩa là trọn năm thành công, tế chưng tế lạp là đáp tạ ơn thần, sự tế có chủ ư, đều gọi là Cầu an. Ngoài hương lệ, tọa thứ có nghi tiết thứ tự đều nhượng cho vị hương quan ngồi trên, hoặc làng nào có người học thức làm theo lễ “Hương ẩm tửu”, giảng quốc luật và hương ước, ấy gọi là làng có phong tục tốt. Đồng thời trong ngày ấy xét sổ sách trong làng coi một năm ấy thâu nạp thuế khóa, diêu dịch, lúa tiền dư thiếu thế nào, nông điền được mất thế nào, giữa hội đồng tŕnh bày tính toán; cùng bầu cử người chức sự coi làm Việc làng cũng bàn giao trong ngày ấy”.
 
 
 
Lễ vật cúng thần Thành Hoàng trong dịp này tùy t́nh h́nh tài chính của đ́nh, cũng như tùy vụ mùa hàng năm, trúng mùa hay thất mùa mà có sự gia giảm khác nhau, nhưng nhất thiết trên bàn lễ vật phải có một con heo quay, có nơi th́ cúng thêm ngỗng, vịt. Ngoài ra, c̣n có bánh trái, trà rượu và một thứ nữa cũng không thể thiếu trong dịp này đó là xôi. Xôi này phần lớn do dân làng ở địa phương nấu sẵn đem vào cúng. Ngày xưa, đất đai của đ́nh rộng nên thường cho dân làng mướn làm lúa để đ́nh thu huê lợi. Cho nên, trong những dịp cúng đ́nh, những người mướn đất của đ́nh để canh tác mới nấu xôi đem vào đ́nh để cúng, nhằm tạ ơn thần đă cho họ được no ấm, mùa màng tốt tươi. Những người không mướn đất của đ́nh cũng đem hoa quả trong vườn của ḿnh, cũng đem xôi, thịt đến đ́nh để cúng thần Thành Hoàng làng ḿnh. Bởi họ cho rằng, chính vị Thành Hoàng làng này trong năm đă che chở cho dân làng, phù hộ cho dân làng được yên ổn làm ăn, có cuộc sống no đủ. Truyền thống này ngày nay vẫn c̣n được duy tŕ trong mỗi dịp cúng đ́nh ở Cần Thơ.
 
 
 
Trong lễ hội Kỳ yên này, hầu hết các ngôi đ́nh ở Cần Thơ đều có tổ chức lễ rước sắc thần và lễ hồi sắc.
 
“Sắc thần là một tờ giấy súc khá tốt, dai, khổ giấy từ 1m20 đến 1m50 với chiều dài, từ 0,50m đến 0,60m với chiều rộng, dày, màu vàng. Mặt giấy có in nền ch́m bằng dụ ngân h́nh rồng ẩn trong mây, chung quanh có khung hồi văn chữ vạn, nên gọi long đằng chỉ (giấy h́nh rồng dùng để sao chép), hoặc chữ đinh hay hoa lá dây chéo nhau. Mỗi sắc thần thường có từ 5 đến 11 hàng dọc, chép từ phải qua trái. Ḍng cuối cùng đề niên hiệu, tháng, ngày cấp sắc. Ấn vàng của nhà vua dùng son phụng màu đỏ đóng lên hàng chữ đề niên hiệu, ngay giữa ḍng chữ này, kể từ chữ (niên) trở xuống, ấn h́nh vuông, có bốn chữ viết theo lối triện là Sắc Mệnh Chi Bửu”2.
 
Cúng Đ́nh
 
Ngày xưa, sắc thần thường để ở nhà các hương chức cất giữ, hoặc để trong nhà của những người trong ban tế tự. Đó là những người đủ uy tín, phẩm hạnh mới được giao giữ sắc thần. Bởi v́ ngày xưa, thỉnh thoảng có xảy ra hiện tượng mất cắp sắc thần nên sau này người ta không dám cất sắc thần trong đ́nh. Sắc thần là thiêng liêng cho nên đ́nh nào có sắc thần là xem như sự công nhận hợp pháp của nhà nước đối với đ́nh thần làng ḿnh. C̣n đ́nh nào không có sắc th́ chẳng khác nào “đ́nh chui”, không đủ uy tín để mọi người tin tưởng đến cúng bái và cũng không đủ hiển linh để người ta đến cầu nguyện. Cho nên có những đ́nh không có sắc thần thường t́m cách mua lại sắc thần của những kẻ trộm. Sắc thần ở Cần Thơ phong cho các vị Bổn Cảnh Thành Hoàng phần lớn là những vị thần trong ư niệm, hữu danh vô thực cho nên việc đ́nh này mua lại sắc thần của đ́nh kia cũng chẳng phương hại ǵ. Cái nào cũng là “Sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng” chứ không hề có danh tánh cụ thể. Theo niềm tin của người xưa, sắc thần là thiêng liêng nên phải cất kỹ, không thể tùy tiện mở, nên không dễ mấy ai nh́n kỹ sắc thần. Một số ngôi đ́nh ở Cần Thơ c̣n có lệ phơi sắc thần. Lệ phơi sắc này gồm hai mục đích: Thứ nhất, sắc thần được để trong hộp, cất kỹ suốt năm nên rất dễ bị ẩm ướt, mối mọt nên trong lễ cúng đ́nh người ta đem sắc ra phơi là để kiểm tra xem sắc có bị hư hỏng không và cũng là để cho sắc có sự thông thoáng tránh bị ẩm ướt. Thứ hai, phơi sắc cũng là sự tự hào của đ́nh làng ḿnh v́ đ́nh ḿnh có sắc. Điều này cũng để cho mọi người thấy đ́nh làng ḿnh là “đ́nh chính thức” có sắc hẳn hoi, có sự công nhận đàng hoàng.
 
 
Nghi lễ thỉnh sắc thường bắt đầu bằng một hồi trống để báo cho dân làng biết để đến cùng đi thỉnh sắc và cũng là một cách báo cho dân làng biết để bày hương án hai bên đường cúng tạ ơn thần (Lệ bày hương án hai bên đường ở Cần Thơ ngày nay đă không c̣n). Kế tiếp là chiêng, trống gióng lên báo hiệu cho cuộc rước bắt đầu. Đi đầu đám rước thường là chiêng, trống, kèn, kế đó là các vị chức sắc, những người trong Ban tế tự – những người này có nhiệm vụ như là những người dẫn đầu đám rước. Kế đó là hai viên chức trong làng. Một ôm ấn kiếm – kiếm của thần và một ông kia bưng dàn lỗ bộ nhỏ.
 
 
Diễn tuồng trong lễ hội Kỳ Yên
 
 
Tiếp sau là những người ăn mặc như lính hầu đi hai bên, mỗi bên khoảng 4 đến 5 người, tay cầm cờ phướn, đao, kiếm, thương… sau đó là bè thủy lục dùng để rước sắc thần nếu rước bằng đường thủy, hoặc long đ́nh nếu rước bằng đường bộ.
 
Bè thủy lục được ghép từ 2,3 chiếc ghe lại thành một bè, trên bè đặt kiệu đỏ, trang trí đèn lồng, múa lân biểu diễn trên bè. Trên bè có để hộp sắc thần, có các viên quan hương chức áo trang nghiêm hầu sắc thần, có thêm lễ nhạc ở trước, sau và hai bên. Dân làng ngồi cầm dầm để bơi bè.
 
Một cái bè nhỏ khác cũng được trang hoàng đẹp đẽ, nghiêm trang đi trước cái bè lớn khoảng 30 thước. Trong bè để trống chiêng, dàn đồ bắc cấu trổi điệu nhạc. Các chấp sự và hương chức có phận sự đi tiên phong ở trên bè nhỏ này. Khi đi rước, trống chiêng, bắc cấu đánh lên rập ràng, inh ỏi. Hai bên bờ sông, mỗi nhà đặt trước cửa một bàn hương án, đèn nhang nghiêm chỉnh, để tỏ ḷng thành kính của ḿnh đối với thần linh. Dưới sông ghe xuồng của hương chức đi hầu hạ đông nghẹt và những người hiếu kỳ chèo ghe theo để xem chật ních cả khúc sông. Sắc thần sẽ được để vào Long đ́nh là ngôi đ́nh thu nhỏ, thường làm bằng gỗ, chạm trổ và sơn son thếp vàng – qua một cửa nhỏ ở bên hông, để rước về đ́nh. Long đ́nh đặt trên bàn do bốn người ăn mặc như lính hầu khiêng kiệu.
Đi sau bè thủy lục hoặc long đ́nh là những người theo kiệu, các thành viên trong hội đ́nh hoặc dân làng đi theo để thỉnh sắc.
 
“Khi đám rước đến nơi giữ sắc thần th́ các vị chức việc vào tế một tuần hương, ba tuần rượu, đọc một bài văn tế (hay khấn cũng được), gọi là ḷng văn nghinh, ngắn gọn, rồi chức việc đứng đầu bưng hộp đựng sắc trao cho chánh hội (hay chánh ban quí tế…) để ông đem ra đặt vào long đ́nh, để đưa sắc về đ́nh.
Đến đ́nh, cử hành một nghi thức an vị: tế một tuần hương, ba tuần rượu và một tuần trà. Sau lễ này, các chức việc dâng hương ra mắt thần theo sự chỉ đạo của lễ sinh xướng. Trong thời gian sắc thần để ở đ́nh, dân chúng đến lễ bái và dâng hoa quả, bánh trái và tiền bạc góp phần tài chính cho việc tế lễ kỳ yên.
 
Sắc thần được để tại đ́nh ba ngày lễ và đến chiều ngày cuối cùng lại đưa sắc thần về nơi cất giữ gọi là lễ hồi sắc. Nghi hồi sắc: tế một tuần hương, ba tuần rượu, một tuần trà, đọc một bài văn tế gọi là ḷng văn tống. Nghi trượng hồi sắc giống như nghi trượng thỉnh sắc. Khi sắc tới nơi cất giữ cũ lại cử hành lễ an vị: một tuần hương, ba tuần rượu, một tuần trà. Sau đó đám rước tự giải tán để cử hành nghi lễ cúng đưa khách, nếu có”.
 
Ngày nay, nghi thức thỉnh sắc thần vẫn c̣n. Ở Cần Thơ, một số địa phương vẫn để sắc thần tại đ́nh. Đến kỳ tế lễ, người ta có lệ thỉnh sắc thần đi “du ngoạn”. Trong buổi cúng, người ta dâng phẩm vật cùng trà rượu, dâng hương khấn vái xin phép thần ngay bàn thờ thờ Thần, sau đó lấy hộp sắc ra để vào xe rước, gọi là long xa phụng tán, rồi đưa Thần đi một ṿng quanh các phố chợ. Mục đích của chuyến “du ngoạn” này là để Thần thưởng ngoạn khắp nơi, đồng thời xem xét cuộc sống của dân t́nh để Thần có những biện pháp bảo trợ cho phù hợp. Sau đó quay về làm lễ an vị sắc thần, coi như đám rước đă xong./.

TRẦN PHỎNG DIỀU

 

 

Lễ hội Kỳ yên Thượng điển hút khách thập phương

 

(Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN)

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền - một trong những lễ hội đ́nh lớn nhất tại Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long - sẽ diễn ra trong ba ngày từ 21-23/5 (nhằm ngày 12-13-14 tháng Tư âm lịch).

Đình Bình Thủy còn có tên là "Long Tuyền Cổ Miếu" tọa lạc tại phường Bình Thủy, quận Ninh Kiều, cách thành phố Cần Thơ 4km trên quốc lộ 1A Cần Thơ đi An Giang.

Đình được xây dựng cách đây 161 năm, được sắc vua Tự Đức ban là "Bổn Cảnh Thành Hoàng" vào năm 1852, hiện xếp vào hàng cổ kính của Đình chùa Việt Nam, có mỹ quan kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Trong ba ngày diễn ra Lễ hội Kỳ yên Thượng điền, khách thập phương và nhân dân trong thành phố Cần Thơ tấp nập lễ vật, hương đăng, cờ hoa rực rỡ về dự lễ cúng đình rất đông vui.

Toàn bộ kinh phí tổ chức lễ hội đều được xă hội hóa. Chín lễ và chín hội diễn ra trong suốt ba ngày đêm như lễ đưa sắc thần du ngoạn, lễ tếthần nông, lễ thay khăn sắc thần, lễ dâng tế, lễ túc yết, hội hát xếp, hát tuồng, cải lương, múa rồng, ẩm thực và các tṛ chơi dân gian, thu hút hàng chục ngàn lượt người đến dự hội.

Lễ hội Kỳ yên Thượng điền ở Đình Bình Thủy Cần Thơ được duy trì thường niên, là một trong nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của miền đất Nam Bộ Việt Nam.

Lễ hội năm nay do Sở Văn hóa Thông tin thành phố Cần Thơ, Ban quản lý di tích văn hóa lịch sử thành phố, Ban quản trị Đình B́nh Thủy phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương long trọng tổ chức./.

Trần Khánh Linh (TTXVN)  

 

Đ́nh Phú Lễ cúng Kỳ yên năm 2013
Ngày đăng: T5, 02/05/2013
 
Trong 2 ngày 27 và 28/4/2013 (nhằm ngày 18 và 19 tháng 3 năm Quư Tỵ) Đ́nh Phú lễ (Ấp Phú Khương, xă Phú Lễ, huyện Ba Tri) đă tổ chức lễ hội kỳ yên, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió ḥa, vạn gia thịnh vượng,..
 
Đ́nh Phú Lễ được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), trên cơ sở ngôi đ́nh bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đ́nh gồm 10 gian: 6 gian chính và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đ́nh chính gồm vơ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đ́nh bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.Căn cứ vào bia c̣n lưu lại tại đ́nh cho biết niên đại xây đ́nh vào năm Minh Mạng thứ 7(1826) trên cơ sở ngôi đ́nh bằng gỗ lá, được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5(1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch. Đ́nh gồm tất cả 10 gian: 6 gian chính dính liền với mái và 4 gian phụ bố trí theo lối chữ “Đinh”. Đ́nh chính gồm vơ ca, viên đường, thính đường, chánh đường và hậu đường. Cột đ́nh bằng gỗ lim, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá.
 
Đ́nh Phú Lễ là đ́nh có quy mô lớn (diện tích 7.929m2) và đẹp vào bậc nhất của các làng quê ven biển Bến Tre. Đ́nh nằm trong khuôn viên rộng, dưới bóng mát của nhiều cây cổ thụ làm tôn lên vẻ uy nghiêm trầm mặc vốn có của đ́nh. Qua thời gian và chiến tranh các công tŕnh và hiện vật bài trí bên trong đ́nh như hương án, hoành phi, cuốn thư, b́nh phong, bao lam,… đă bị xuống cấp và hư hỏng nhiều. Tuy nhiên, những phần cơ bản về kiến trúc vẫn c̣n nguyên vẹn không bị bom đạn tàn phá, đặc biệt những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sơn son, thếp vàng c̣n lưu giữ được đến hôm nay.

Ban Khánh tiết đ́nh Phú Lễ đang thực hiện nghi thức cúng Kỳ yên. Ảnh T.H.H. 

Ngày 07/01/1993, đ́nh Phú Lễ được Bộ văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hàng năm, lễ hội tại đ́nh Phú Lễ diễn ra hai lần: Lễ Kỳ yên vào 18-19 tháng 3 âm lịch để cầu mưa thuận gió ḥa, và lễ Cầu bông vào ngày 9 - 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, tế Tiền hiền, Hậu hiền (khai khẩn, khai cơ), các gian hàng trưng bày sản phẩm và tổ chức các tṛ chơi dân gian. Đêm hội có hát bội, ca nhạc tài tử và hát cải lương. 

Trần Hoàng Huấn

 

Lễ kỳ yên đ́nh Phú Nhuận – TP HCM

 H́nh ảnh Lễ kỳ yên đ́nh Phú Nhuận 1 - Lễ kỳ yên đ́nh Phú Nhuận

Ảnh: Internet

(Cinet) - Lễ kỳ yên đ́nh Phú Nhuận, được tổ chức vào khoảng 16-18 tháng 01 âm lịch hàng năm, tại 18 đường Mai Văn Ngọc phường 10, Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh. Trong lễ có các nghi thức tụng kinh cầu an, lễ tế, nghi thức tôn vương và hồi chầu nhằm suy tôn Phật, thần, các vị tiền hiền, hậu hiền.

Hiện nay, c̣n nhiều ư kiến khác nhau, về thời gian thành lập đ́nh Phú Nhuận, nhưng ư kiến được nhiều người ủng hộ nhất, là đ́nh được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Qua các tài liệu Hán Nôm trong đ́nh cho thấy, mốc thời gian sớm nhất, mà đ́nh được ghi chép bằng văn tự là sắc phong của vua Tự Đức ban cho vào năm 1852. Đó là văn bản cổ xưa nhất, xác định danh tánh ngôi đ́nh, chính v́ vậy, nhiều người đă lấy mốc xây dựng đ́nh là năm 1852, bởi họ chưa t́m thấy một bằng chứng nào chắc chắn hơn.

Tuy nhiên, cũng có ư kiến khác cho rằng: Đ́nh Phú Nhuận được tái thiết vào năm 1852, nghĩa là đ́nh đă có từ trước đó. Theo di tích c̣n lại hiện nay, là một cây đ̣n vơng trên nóc đ́nh có khắc chữ Hán " Tự Đức ngũ niên ", nghĩa là năm Tự Đức thứ năm - tức năm 1852. Đ́nh được tái thiết, v́ lúc đầu, nằm ở vị trí khác, bên bờ một con kinh đào (đă lấp), bên cạnh chùa Cây Sai (chùa Phú Thạnh) trên con đường Huỳnh Văn Bánh hiện nay. Vào khoảng giữa thế kỷ 19, dân cư bắt đầu quy tụ về vùng Phú Nhuận, phần lớn, họ thuộc gia đ́nh binh sĩ vào đóng ở trấn Phiên An, hoặc di dân từ "đàng Ngoài" vào. Ông Lê Tự Tài, quê ở Bắc Bộ vào Gia Định rất sớm, có công huy động dân khẩn hoang, lập ấp ở quanh vùng cầu Kiệu. Ông Tài, từng là thôn trưởng thôn Phú Nhuận và trở thành Xă trưởng, khi Phú Nhuận đổi thành xă, do đó, người ta quen gọi ông là xă Tài. Nhận thấy đ́nh Phú Nhuận, trước kia nằm ở vị trí vùng trũng, gần rạch Thị Nghè, thường bị lầy lội vào mùa mưa nên xă Tài hiến cho làng Phú Nhuận hai mẫu đất trên g̣ Kim Qui, để dời đ́nh về vị trí hiện nay.

Theo các tài liệu hiện có ở đ́nh, năm 1852 khi mới tái thiết, đ́nh Phú Nhuận, do hội tề làng Phú Nhuận quản trị, kinh phí xây dựng do quỹ làng xuất ra và một phần do dân làng tự ngyện đóng góp.

Lễ Kỳ yên bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh cầu an của Phật giáo, tiếp theo là phần múa lân và biểu diễn vơ thuật cổ truyền, các nghi thức tế thần, tế tiền hiền, hậu hiền. Buổi tối có phần xây chầu, đại bội và hát bội. Ngày thứ hai và thứ ba có nghi thức tế nam quan, nữ quan theo truyền thống Bắc bộ. Chấm dứt lễ hội là nghi thức tôn vương và hồi chầu theo truyền thống các đ́nh Nam bộ./.

Cinet tổng hợp

 

Lễ Hội Kỳ Yên Vĩnh Long

 

 

 

 

 

 

Lễ Hội Kỳ Yên: Chương tŕnh lễ kỳ yên thường kéo dài hai ngày một đêm, gồm có các nghi lễ chính là: lễ thỉnh sắc thần; lễ tế Thần Nông, cúng miễu, liệt sĩ; lễ Túc yết; lễ Chánh tế; lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Hội viên quá văng; lễ đưa sắc thần. Mục đích của lễ kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, no ấm. 
Các đ́nh đều thờ Tiền hiền, Hậu hiền là những người có công quy dân lập làng hoặc bỏ tiền của xây dựng các công tŕnh phúc lợi công cộng đầu tiên để lại gương soi cho đời sau. Cho nên nói chung, lễ kỳ yên mang ư nghĩa là ngày giỗ hội của làng. 
Các nghi lễ thường giống nhau, gồm một tiết mục dâng hương, ba lần dâng rượu, một lần dâng trà. Cuối một nghi lễ đều có một bài văn tế thay cho lời khấn, nội dung gồm những lời tán dương thần thánh và lời cầu nguyện của dân làng. Khi tế lễ phải có dàn nhạc cụ gơ nhịp gồm: mơ, chiêng, trống, chuông. 
Trong thực tế, ở lễ kỳ yên th́ phần “lễ” chiếm phần quan trọng hơn phần “hội”. Các đối tượng cúng lễ là một tập hợp thần linh đông đảo không chỉ riêng có thần Thành hoàng bổn cảnh. 
Lễ kỳ yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đ́nh yên ấm, vui chơi. Xưa kia, ở các đ́nh c̣n có tục cứ ba năm đáo lệ tổ chức hát bội, cúng thần giúp vui bá gia, bá tánh. Những tục lệ này nhằm thắt chặt t́nh cộng đồng. C̣n hát xướng trong ngày lễ kỳ yên không phải là văn nghệ b́nh thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương tŕnh văn nghệ phải có nội dung đạo lư, kết thúc có hậu. 
Lễ kỳ yên c̣n là dịp để các nghệ nhân thể hiện sự khéo léo như chưng hoa, kết quả. Buổi lễ cũng là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài nữ công của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tiệc tùng trong ngày lễ kỳ yên chỉ mang tính liên hoan, chiêu đăi, hoàn toàn không có tục “chiếu trên, chiếu dưới” nhậu nhẹt say sưa. (internet)

Lễ hội Kỳ Yên ở đ́nh Gia Lộc – Tây Ninh

Theo Địa chí Tây Ninh, cách đây trên 300 năm, những người dân Việt đầu tiên đă tiến về phương Nam, khai phá đất đai ở lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, lập nên những khu dân cư mới. Khu B́nh Tịnh – Phước Lộc là khu đất đầu tiên của Tây Ninh được khai phá và làng B́nh Tịnh, xă An Tịnh, làng Gia Lộc, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng là 2 làng cổ nhất của Tây Ninh.

 

 Trong tiến tŕnh khai hoang, lập ấp ở Trảng Bàng, ông cả Đặng Văn Trước là người có công lớn. Để ghi nhớ ơn ông, nhân dân trong làng đă xây đền thờ ông, rồi tôn ông làm Thành hoàng làng, thờ tại đ́nh Gia Lộc, thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng. Hàng năm, nhân dân tổ chức lễ hội tại đ́nh, hay c̣n gọi là lễ cúng đ́nh, lễ Kỳ Yên, từ ngày 14 đến 16 tháng 3 (Âm lịch), để cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, một năm an lành, mùa màng bội thu, cũng là để kỷ niệm ngày ngày mất của ông.

Theo các bậc cao niên, từ năm 1926, sau khi đ́nh được trùng tu, lễ kỳ yên ở đ́nh Gia Lộc đă được tổ chức liên tục cho đến ngày nay, trở thành nề nếp sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của người dân đất Trảng. 

Lễ hội được tổ chức tại đền Ông cả Đặng Văn Trước và đ́nh Gia Lộc. Vào 6 giờ sáng ngày 14 tháng 3, dân làng tiến hành làm lễ thỉnh sắc thần từ đền Ông cả về đ́nh Gia Lộc. Sau khi Trưởng ban nghi lễ niệm hương xin thỉnh hàm ấn, Chánh lễ lấy sắc thần được bọc bằng vải hay lụa đỏ đựng trong một chiếc ống thiếc có nắp đậy, trải sắc ra, bọc cuốn lại bằng khăn điều mới, rồi đặt lên kiệu. Kiệu trang hoàng lộng lẫy, sơn son thếp vàng, do 4 lính thú khiêng. Đi theo kiệu có 2 Đào thài, 2 Tṛ lễ, dàn nhạc, quân hầu cầm 16 binh khí, tàn, lọng. Việc thỉnh sắc thần thể hiện ḷng tôn kính, niềm tự hào của dân làng đối với Thành hoàng làng. Đoàn người tham gia lễ thỉnh sắc thần kéo dài hàng cây số. Dẫn đầu là lân, rồng, kế đến là ngựa có đai, yên phủ vải đỏ, có lính thú dẫn đường.

Sắc thần được rước vào đ́nh, tiến hành cúng an vị, cúng tiền văng (cúng những vị có công xây dựng đ́nh).

Sau cúng tiền văng là lễ túc yết (lễ xin ra mắt, yết kiến, một trong những nghi lễ không thể thiếu trong lễ kỳ yên). Phẩm vật chính bao gồm : 2 con heo quay, 1 con heo sống để tưởng nhớ thời ông cha ăn lông, ở lỗ, xôi, bánh trà, hoa, rượu… Sau khi trống đổ ‘tiếp giá nghinh thiêng’, trên nền nhạc Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung, có Đào thài, 14 học tṛ lễ lần lượt dâng cúng 3 tuần rượu, 1 tuần hương, 4 tuần trà. Học tṛ lễ cung kính dâng lên các vị thần lễ vật bày tỏ ḷng tri ân của nhân dân đối với Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền, những người có công mở mang bờ cơi, có công xây dựng đ́nh như hôm nay. Trong lễ túc yết, lễ thức quan trọng là phần khấn nguyện, ngưỡng vọng linh thần, Thành hoàng bản cảnh xă Gia Lộc - Ông cả Đặng Văn Trước. Tiếp đến là nghi lễ ẩm phước, phân phát lộc của các vị thần đến các ông Chánh tế, Bồi tề, Đông hiến, Tây hiến.

Trong lễ kỳ yên, lễ xây chầu - đại bội (chầu hát cầu mùa màng bội thu) là lễ thức quan trọng. Xây chầu không thể thiếu trống chầu. Người xây chầu là người cao tuổi, thể hiện sự trường thọ, người có đạo đức và nắm rơ nghi thức hành lễ. Trống chầu ở đ́nh Gia Lộc là loại trống đại, có từ lâu đời. Cụ Nguyễn Văn Kềm, 88 tuổi, đă trông nom đ́nh 45 năm cho biết, lúc nhỏ đến chơi ở đ́nh đă thấy trống chầu này. Trống chầu phải được đặt đúng hướng, đúng luồng sinh khí để tránh những điều kỵ với chủ tế. Trống trở thành thái cực linh thiêng. V́ vậy, không ai được bước lên sân khấu, hoặc trải chiếu dưới trống. Người ta tin rằng, tiếng trống thái cực đêm khuya chẳng những làm cho thông thiên triệt địa, khiến cho hoàng thiên hậu thổ, thánh thần cảm ứng, mà c̣n tiêu diệt phiền năo và khổ ải, đem lại sự an lạc, ḥa ái. Tiếng trống sẽ xua tà ma, yêu quái tránh xa, biến mất. Tiếng trống c̣n có một sinh lực thức tỉnh con người, tránh xa những điều xấu, đoàn kết làm những điều lành cho quốc thái dân an.

Lễ cúng đ́nh thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, sự gắn kết cộng đồng, không chỉ trên địa bàn của xă Gia Lộc, của huyện Trảng Bàng, mà c̣n có ảnh hưởng lan toả trong và ngoài tỉnh. Lễ hội c̣n lưu giữ được các lễ thức xưa, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nhiều tṛ chơi dân gian, tṛ diễn của đ́nh Nam Bộ được lưu giữ như: hát bội, chọi gà, kéo co, nhảy bao bố, thi kết hoa, trái, làm bánh tráng phơi sương, nấu bánh canh Trảng Bàng… Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của lễ hội, năm 2012, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đă quyết định đưa Lễ hội Kỳ yên ở đ́nh Gia Lộc vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại h́nh Lễ hội truyền thống.

Dương Anh (Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa)

 

Lễ Kỳ Yên Đ̀NH LONG THÀNH – Tây Ninh


1. Tên di tích: Đ́nh long thành
2. Loại công tŕnh: Đ́nh
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đă xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 1430 QĐ/ BT ngày 12 tháng 10 năm 1993
5. Địa chỉ: Xă Long Thành Nam - Huyện Ḥa Thành - Tỉnh Tây Ninh.
6. Thông tin về di tích
Cách đây 161 năm, vùng đất “ Ngũ Long”: Long Giang, Long Khánh, Long Chư,ơ Long Thuận, Long Thành, được cha ông khai phá lập nên những ruộng lúa, vườn rau. Trăi qua các thế hệ nối tiếp nhau đă xây dựng nên vùng đất Long Thành trù phú, sầm uất, dân cư đông đúc, xây dựng cuộc sống an b́nh thịnh vượng như ngày nay.


Hôm nay đứng trước đ́nh thần uy nghi trầm mặc chúng ta kính cẩn nghiêng ḿnh dâng hương trong Lễ Kỳ Yên tưởng nhớ và ghi ơn ông cha ta đă một thời đầu trần chân đất, khai phá rừng hoang, đặt dấu ấn đầu tiên của người Việt bằng cách xây dựng ngôi đ́nh làng. “Đ́nh Long Thành” được khởi công vào năm 1883 (năm Tự Đức thứ 36) thờ vị tiền hiền có công cùng nhân dân khai hoang mở đất (cụ Trần Văn Thiện và những người đương thời).


Cụ Trần Văn Thiện sanh năm Ất Măo (1795) tại làng Trung Lập, phủ B́nh Long, tỉnh Gia Định. Vào năm Thiệu Trị nguyên niên 1841 cụ làm thôn trưởng Thôn Trung Lập. Đến năm 1844 cụ xin thôi làm Trưởng Thôn và cùng thân sinh là Trần Văn Quế đi kinh lư vùng đất Tây Ninh. Ngược sông Vàm Cỏ Đông, thấy đất hoang rừng rậm nhiều, không người khai phá, cụ dừng lại vùng Bến Cầu và di dân lập ấp, v́ nơi đây tiện sông nước kênh rạch, đất đai màu mỡ. Trăi qua năm tháng cần mẫn phá rừng, khai hoang, tháo chua, rửa mặn, dân cư ngày càng đông đúc. Bến cầu c̣n gọi là chợ Cầu là trung tâm giao dịch, buôn bán trao đổi sản vật, chợ họp trên sông, tấùp nập trên vùng đất mới gồm 04 xă Long Giang, Long Khánh, Long Chử, Long Thuận.


Sau khi cụ thân sinh qua đời năm 1844. Cụ Trần Văn Thiện và một số người cùng chí hướng tiếp tục khai phá vùng đất mới. Cụ tập họp dân mở đất từ Rạch Rể đến rạch Cái Răng. Sau nhiều năm diệt thú dữ, đốn cây rừng lấy củi, lấy dầu chai và lâm sản đóng thuyền, ghe một vùng đất mới Long Thành được mở rộng. Những ruộng lúa vươn dài từ Bàu Sen (phía Đông), Bàu Đưng (phía Tây), Bàu Cây Cám phía Bắc).


Vào năm Thiệu Trị thứ 4 ngày 11–07–1844 Long Đ́nh Thôn ( nay là Long Thành)Thái Định Long Thôn (nay là Hiệp Ninh) được thành lập. Hai năm sau –năm 1846- Long Thới Thôn, Thái B́nh Thôn, Thái Hiệp Thôn là 3 làng xung quanh Phủ Tây Ninh được lập ra. Trong ṿng 10 năm sau, từ Ngũ Long, đến Thái Đ́nh, Thái B́nh, Thái Hiệp, Long Thới đă có trên 08 làng nữa được lập ra.


Để giữ ǵn biên cương cụ Trần Văn Thiện đă qui tụ dân nam lên ngă ba Vàm Trảng Trâu – Ḷ G̣ lập nên Long Phú Thôn, vừa lao động khai hoang, vừa chiến đấu với giặc để giữ đất. Nhân dân trong vùng dưới sự chỉ huy của cụ Trần Văn Thiện lập ra một đội dân binh với gươm, giáo… cùng với tinh thần thượng vơ đă đánh tan nhiều trận cướp phá của thổ dân Cao Miên…… Đội dân binh thường xuyên luyện tập vơ nghệ, phân tán nhỏ, vừa sản xuất vừa chiến đấu ( tịnh vi nông, động vi binh ) để giữ ǵn an ninh cho dân thôn xóm.
Dân chúng công cử và được quan tri huyện cử cụ Trần Văn Thiện giữ chức cai tổng Ḥa- Ninh từ ngày 08 tháng 10 năm Mậu Thân 1848 ( năm Tự Đức nguyên niên). Cụ chống lại sưu cao, thuế nặng và phản đối quan lại địa phương chuyên quyền, bốc lột, đàn áp dân chúng. Nhiều lần đệ đơn xin ân xá các tội phạm trong ngục tù, khuyến khích tội phạm ra đầu thú, rồi tổ chức họ mưu sinh, lập nghiệp lương thiện làm ăn.


Tuy tuổi đă cao, cụ vẫn một ḷng giúp dân khai khẩn đất đai lập nghiệp và giữ đất. Suốt 40 năm cùng nhân dân khai phá đất Tây Ninh tạo nên một vùng đất đai bên bờ sông Vàm Cỏ chạy dài từ Cẩm Giang qua phủ Tây Ninh dọc theo đường xuống đến Vàm Trảng Trâu – Ḷ G̣. Cụ đă để lại cho đời sau biết bao công đức, tính kiên tŕ, nhẫn nại, vượt bao khó khăn hiểm nguy.


Cụ qui tiên ngày 18-09-1883 ( thọ 89 tuổi)- năm Tự Đức thứ 36, nhân dân dịa phương vô cùng thương tiếc, chôn cất cụ tại Bến Kéo và lập ngôi đền thờ tại nơi đây.
Một sự kiện lịch sử lớn lao cũng đă xảy ra nơi đây, đó là vị anh hùng dân tộc Trương Quyền. Năm 1886 nghĩa binh của B́nh Tây Đại Nguyên Soái dưới sự chỉ huy của Trương Quyền đă tiến quân đánh thẳng vào Đồn Thuận Kiều ( Chợ Lớn), đánh tan quân Pháp ở Bà Điểm-Hóc Môn, vượt lên phá giăc ở Củ Chi, Trảng Bàng, rồi lập căn cứ kháng chiến ở An Cơ. Tại đây trong tháng 6 năm 1886 nghĩa quân Trương Quyền đánh 3 trận lớn, giết tỉnh trưởng Laccơ Laugiơ, quan năm Macse Giơ và thừa thắng đánh thẳng vào tỉnh lỵ Tây Ninh, phá nhiều công sở, trại lính Pháp. Sau đó ông phân tán nghĩa quân hoạt đông khắp miền đông và miền tây Nam Bộ. Trương Quyền trở về Bến Kéo ( Long Thành) dưỡng bệnh và tạ thế ở đây vào ngày 20-08-1871.


Suốt gần 150 năm, sinh phần cụ Trần Văn Thiện và Trương Quyền được nhân dân chăm sóc hương hoa, ǵn giữ nơi an nghỉ của hai vị có công lớn với dân, với nước.
Đ́nh Long Thành (xă Long Thành Nam, Huyện Ḥa Thành ) đă được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là “ Di tích lịch sử văn hóa”. Mong rằng nhân dân chúng ta hăy xứng đáng với Tổ Tiên ngày trước, bảo vệ và phát huy truyền thống lao động để xây dựng cuộc sống mới ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, an khang và thịnh vương.  

Nguồn: ditichlichsuquocgia.violet.vn/

Nguồn: Internet

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18