Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Trích từ http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/
 
Đu bay

Chơi đu từ lâu đời đă trở thành tṛ chơi dân gian trong các lễ hội chốn làng quê. Đại Việt sử kư toàn thư có ghi: "Vào thời lư, hàng năm cứ đến mùa xuân, tháng giêng, con trai, con gái họp nhau đánh đu...". Chơi đu phổ biến nhất ở vùng châu thổ Bắc Bộ, mà chủ yếu là dọc đôi bờ sông Đuống. Trên đất Hà Nội, đó là ở các làng xă Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Ninh Hiệp, Kim Sơn, Vĩnh Quỳnh, Tứ Hiệp, Mễ Tŕ...

Đu có nhiều loại, nhiều cách chơi, nhưng thông thường là đu bay. Gọi thế v́ nó đưa người chơi bay bổng lên không trung, cao hàng chục mét, đến lúc toàn thân như nằm ngang song song với mặt đất. Cây đu-có nơi gọi là đàn đu - được dựng trên một vùng ruộng gần đ́nh, đă gặt hái chỉ c̣n chân rạ, khô ráo, rộng, để người xem có thể quây cả bốn bề. Chọn tre đực bánh tẻ, trồng 4,6 hoặc 8 cột thành hai hàng theo thế h́nh vuông, chụm đầu lại nhau như gọng vó, kết cấu bằng những then ngang. Đỉnh đu cột, đặt ngang một đoạn tre thon thả rồi buộc chặt bằng dây thừng. Đó là xà đu, có hai cái gông để nối với tay đu. Tay đu phải t́m hai cây tre thuôn, róc nhẵn mấu, vừa tay nắm, độ dài vừa phải, cách mặt đất đủ cho người chơi nhảy được lên bàn đu. Đẻ bảo đảm an toàn cho người đu, cây đu phải làm rất cẩn thận, chắc chắn; tre đúng tuổi, non th́ yếu, già lại kém đàn hồi, không được có đốt kiến pḥng gẫy. V́ vậy trồng xong cây đu phải niêm phong lại, mời một già làng có kinh nghiệm kiểm tra chất lượng kỹ càng. Nếu thấy cây đu đă đủ tiêu chuẩn, cụ gỡ niêm phong, một hồi trồng vang lên, cụ chấp tay vái bà con rồi thay mặt cộng đồng lên khai đu, mở màn phấp phới gọi trai gái vào cuộc đua.

Người chơi phải mặc áo hội hè, nai nịt gọn ghẽ. Con trai áo quan trang nhă, lưng thắt bao điều. Con gái áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ giữ tóc khỏi bung, mang bao xanh hoa lư.

Có thể chơi đu (một người) hoặc đu kép (hai người ), thường là một đôi trai gái vừa sức nhau, có hẹn trước, mới tạo được thú vui sôi nổi, hào hứng cho cả người "lên đánh", kẻ "ngồi xem".

Hai người bước lên bàn đu, mặt đối nhau, rồi nhún chân ḥa nhịp tạo nên sự cộng lực đưa đu dao động từ thấp lên cao dần, cao dần như quả lắc đồng hồ - tượng trưng cho nhịp tuần hoàn của vũ trụ. Càng nhấn mạnh, nhún đều th́ đu càng bay bổng, đúng như miêu tả trong thơ của Hồ Xuân Hương.

Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song...

Có lúc đôi trai gái tưởng như chồng lên nhau làm người xem reo ḥ tán thưởng ầm ĩ, rộn một góc trời. Nhún thêm cho đến lúc tay đu nằm thẳng ngang, đạt độ cao tột đỉnh, họ vừa hăm tốc độ, vừa buông một tay ra khỏi đu giật giải thưởng của làng buộc trên đầu cần câu ở đỉnh cột đu. Lấy giải là giai đoạn "thắt nút" căng thẳng nhất của cuộc chơi, đ̣i hỏi phải b́nh tĩnh, gan dạ, thông minh, phối hợp đồng bộ, làm sao giật chắc được giải, v́ nếu đứt rơi dưới đất cũng không được. Phút giây ấy làm cho hàng trăm, ngàn trái tim dưới đất cũng hồi hộp, lo lắng cho cặp đu, mong cho họ đạt kết quả sau bao ngày bền bỉ rèn luyện để có sức khoẻ dẻo dai mà lên đu cùng bạn. Những ai thần kinh không vững, chóng mắt đều không thể tham gia tṛ chơi này.

Trống hội xuân đang giục giă. Cờ hội bay lượn trong gió. Những cây đu phấp phới tà áo dài, thắt lưng xanh, đỏ như thôi thúc vẫy gọi chúng ta.

Dân Quang

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18