Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Nghệ thuật trong nặn ṭ he
Nguồn: Việt Nam Cây Đa


Ai đă có một tuổi thơ gắn bó với Hà Nội, một tuổi thơ luôn luôn đầy ắp những kỉ niệm của hàng sấu, của tiếng ve kêu, của hương hoa sữa và của những buổi chiều cốm thu mát rượi th́ ắt hẳn cũng sẽ không bao giờ có thể quên được Ṭ He. Trẻ con ai mà chẳng thích những con công, con phượng đầy màu sắc, những ông Quan Công, Trương Phi sống động dưới bàn tay của các ông nặn Ṭ He. HHGER lúc bé cũng rất thích mỗi khi bố mẹ mua cho một cái que Ṭ He như thế. Chúc mọi người thật vui khi đọc bài viết này, như là một món quà thật gần gũi với bất cứ những ai sinh ra và lớn lên ở đất Thăng Long ngàn năm Văn Hiến.



Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên (Hà Tây) là nơi có truyền thống nặn ṭ he. Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn ṭ he có lịch sử hơn 300 năm. Nhưng đến nay, không phải ai cũng biết rơ về cái nghề đă được không ít bạn bè quốc tế biết đến này.

Trước kia làng Xuân La là cánh đồng chiêm trũng, một năm chỉ cấy được một vụ lúa. Thời gian c̣n lại rỗi răi, một số người đă nặn những h́nh con c̣, con chim, con gà... bằng đất, nung qua lửa rồi cắm vào đó chiếc kèn và bán cho các cháu nhỏ làm đồ chơi. Khi cuộc sống nhà nông được no đủ, có thóc gạo để dành, họ đă chuyển từ nặn bằng đất sang nặn bằng bột gạo. H́nh dáng của những thứ được nặn cũng đa dạng hơn.

Từ những con vật cụ thể như voi, ngựa, chim, gà, lợn... đến những con vật chỉ có trong trí tưởng tượng của con người như rồng, phượng, hạc... rồi đến những h́nh người cụ thể như em bé, cụ già, cô gái..., những nhân vật cổ tích, thần thoại như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bồ Tát ngh́n tay... Đồ vật th́ có mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn... chủ yếu phục vụ việc lễ bái ở đền chùa của bà con.

Đặc biệt mỗi dịp trung thu tới, dưới ánh trăng vằng vặc, sản phẩm dân dă ấy đă làm rạng niềm vui trên những khuôn mặt trẻ thơ nông thôn khi phá cỗ. Trẻ con rất thích ṭ he. Bởi ṭ he có những h́nh dáng, mầu sắc bắt mắt và khi chơi chán chúng có thể ăn được.

Người nặn ṭ he có một nguyên tắc của ḍng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn ṭ he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đă bị cháy nên không t́m ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều ḍng họ: Đặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh... mà họ nào cũng biết nặn ṭ he. V́ thế chức danh ông tổ nghề được phong cho ḍng họ nào cũng xứng đáng cả.

Để nặn ra ṭ he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Đó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: bột gạo, phẩm mầu, que tre.

Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, ch́m rồi lại nổi th́ vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột.

Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, mầu vàng từ nghệ, mầu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số... Điều đáng nói ở đây là mầu rất bền, không bị loang ra. Màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.

Những người làm nghề đều thừa nhận nặn ṭ he không phải là nghề có thể làm giàu được. Muốn làm giàu th́ t́m nghề khác có thu nhập cao hơn. Ở các vùng nông thôn, mỗi sản phẩm dù có được nặn công phu bằng mấy cũng chỉ bán được với giá từ 500 đến 1.000 đồng. Ở các thành phố - nơi có mức sống cao hơn th́ c̣n được từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng một sản phẩm. Những người c̣n hoạt động trong nghề thường không sống ở quê hương mà phải đến các tỉnh, thành phố khác. Họ sống một cuộc sống nay đây mai đó v́ muốn giữ nghề của tổ tiên.

Nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng là cụ Đặng Văn Tố. Cụ được Bộ VH-TT phong là nghệ nhân dân gian. Tháng 6 vừa qua, cụ đă vinh dự được mang nghề truyền thống của quê hương đại diện cho Việt Nam tham gia "Những ngày văn hóa Việt Nam" tại Nhật Bản. Nghề nặn ṭ he đă được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến.

Sưu Tầm

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18