Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

Lên Tây Nguyên dự hội đua voi

 

[22/04/2009, 11:42]
 
(DulichNet) - Tháng ba âm lịch là một trong những tháng đẹp nhất của năm để đến Tây Nguyên. Lúc này, Tây Nguyên vẫn đang xuân, thời tiết dễ chịu trước khi oi nồng chuyển sang hè...
 

 

Các dân tộc ở Tây Nguyên có rất nhiều lễ hội, tập trung vào thời điểm tháng Chạp năm trước đến tháng ba năm sau. Hội đua voi truyền thống của người M’nông ở Buôn Mê Thuột thường diễn ra vào tháng 3 âm lịch trước khi vào mùa vụ mới. Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng vơ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng răi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.

Trước giờ xuất phát cuộc đua.

Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo ḥ, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa ṿi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người. Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc... Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường ḥ hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. V́ vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.

Mộ “Vua săn voi” N’Thu K’Nul.
 
 
Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quư voi như người Khmer ở Nam bộ quư con ḅ. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đ́nh. Chỉ có những gia đ́nh giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới c̣n voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể. Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi v́ thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.

Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đă thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đă thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ ǵn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em. Phần mộ là những chi tiết h́nh khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ h́nh tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ h́nh tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rơ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.

Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử h́nh thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xă Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Mê Thuột khoảng 42km. Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi. Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quư của vùng này. Ai đến đây cũng phải t́m cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức v́ vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đă tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng...

Hiện nay, tại TPHCM có nhiều xe chất lượng cao loại 40-50 chỗ ngồi đi Buôn Mê Thuột dạng “open tour”. V́ vậy, những ai thích du lịch bụi để khám phá có thể đi theo những chuyến xe này thay v́ đi tour của doanh nghiệp lữ hành. Một chuyến khám phá Tây Nguyên kết hợp dừng chân cao nguyên hoa Đà Lạt trong 5 ngày đủ thời gian để khám phá vẻ hoang sơ quyến rũ của vùng đất văn hóa đa sắc tộc này. Rượu cần, những điệu múa và tiếng cồng chiêng, không khí náo nức của hội đua voi... sẽ là những dấu ấn đẹp trong ḷng du khách.
 
Theo báo Cần Thơ

 

Hội đua voi ở Tây Nguyên

 

Hội đua voi diễn ra vào mùa xuân (khoảng tháng 3 âm lịch). Hội đua voi thường diễn ra ở Buôn Đôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốc (Đăk Lăk).

Băi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng (thường là khu rừng ít cây to) đủ để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1-2 km.

Một hồi tù và rúc lên, theo lệnh điều khiển, từng tốp voi đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát th́ những chu voi bật lên như chiếc ḷ xo, phóng về phía trước, tiếng chiêng, trống, tiếng ḥ reo cổ vũ ầm vang cả núi rừng.

 

vcf_duavoi1.gif (15180 bytes)Cuộc đua kết thúc, những chú voi được giải, giơ cao chiếc ṿi vẫy chào mọi người rồi ngoan ngoăn bước đi ung dung, đôi tai phe phẩy, mắt lim dim đón nhận những ống đường hoặc khúc mía của những người dự hội.

Ngày hội đua voi là ngày vui lớn ở Tây Nguyên, nó phản ánh tinh thần thượng vơ của người M'Nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, có kinh nghiệm trong những cuộc săn bắt voi rừng.

Ngày hội đua voi là ngày vui lớn ở Tây Nguyên, nó phản ánh tinh thần thượng vơ của người M’Nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, từng đối mặt với những t́nh huống hiểm nguy, căng thẳng trong những cuộc săn bắt voi rừng. Khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên - nơi diễn ra cuộc đua voi đặc sắc - đă làm tăng lên bội phần chất hùng tráng trong ngày hội cổ truyền của họ.

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18