Lễ Hội Quảng B́nh
HỘI BƠI TRẢI
Hội
bơi trải: Hội bơi trải truyền thống phổ biến
khắp các làng vùng sông nước để kĩ niệm những sự
kiện lịch sử có liên quan đến làng và các vị
thần thánh có công với làng. Lễ hội vừa mang màu
sắc tâm linh: lễ tế thần và cầu siêu cho vong
hồn người tử nạn trên sông nước, vừa là ngày hội
vui chơi (ḥ khoan, chèo cạn, múa bông....) dịp
để dân làng thi tài vật lộn với sông nước và
thao diễn kĩ thuật nghề sông nước, mang tinh
thần thượng vơ.
Hội bơi chải đă thành tập tục, một nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hóa - tinh
thần của nhân dân ta, đặc biệt là bà con ngư dân
sinh sống dọc theo vùng sông nước trong dịp hội
hè hay các ngày lễ, tết.
Ở Quảng B́nh, hội bơi trải thường được tổ chức ở
những nơi gần biển, gần sông như làng Cảnh Dương.
Nhân dân Cảnh Dương thường tổ chức hội bơi trải
vào tháng khởi đầu của vụ cá Nam (tháng 4, tháng
5 Âm lịch). Tham gia cuộc bơi thi có 4 thuyền (4
trải), mang 4 màu cờ và khăn áo khác nhau: xanh,
đỏ, tím, vàng. Mỗi thuyền có từ 8 đến 12 tay cầm,
2 người chèo lái, một người đánh nhịp, một người
tát nước, một người chạy thẻ. Mở đầu cuộc thi là
cuộc chạy thẻ tiếp sức từ sân Đ́nh Lớn xuống bến
sông - nơi có thuyền đậu. Trải nào nhận được thẻ
trước th́ xuất bến trước. Hội thi bơi của làng
Cảnh Dương diễn ra trong một ngày, đường bơi cả
đi lẫn về chừng 2 km, dọc sông Ṛn, gần cửa lạch
ngược lên. Buổi sáng bơi một 1 ṿng, buổi chiều
bơi 4 ṿng, điểm tính chung cho cả cuộc bơi.
Người làng cho rằng: thuyền nào dành được giải
nhất th́ năm ấy chủ thuyền và bạn, lái làm ăn
phát đạt. Hội thi bơi thu hút hàng ngàn người
đến xem. Người xem đứng hai bên bờ sông, vẫy tay,
khoát nón, reo ḥ cổ vũ cho hội nhà. (internet)
LỄ HỘI CẦU MÙA BẢO NINH
Lễ
hội Cầu mùa Bảo Ninh: Đây là lễ hội tiêu biểu
của người dân vùng ven biển Quảng B́nh. Lễ hội
diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 4 Âm lịch hàng
năm tại làng biển Bảo Ninh - TP Đồng Hới.
Đ́nh làng Bảo Ninh thờ Nhân thần (Hai cha con
người đánh cá) và Cá Ông (cá Voi đă cứu dân làng
khỏi bị đắm thuyền trong các trận băo). Lễ hội
Cầu mùa Bảo Ninh có hai phần: Phần lễ mở đầu có
tục rước cốt Ông từ làng về đ́nh, có diễn “ḥ
khoan, chèo cạn, múa bông”. Tiếp theo là ngày
hội xuống biển, làm lễ cầu khấn của một làng
nghề đánh cá với những ước mơ về một vụ mùa bội
thu. (internet)
HỘI ĐUA THUYỀN
Hội
đua thuyền: Con thuyền gắn bó với sinh hoạt, đời
sống, phong tục, lễ hội của người Việt Nam từ cổ
xưa đến nay. Văn hoá vùng sông, biển với những
tục lệ lâu đời đă thành phong tục đặc sắc là vốn
quư trong kho tàng văn hoá dân gian bản địa cổ
truyền. Mỗi vùng miền, hội đua thuyền đều có
những đặc trưng khác nhau.
Lễ hội đua thuyền ở sông Kiến Giang (Lệ Thuỷ -
Quảng B́nh) lại mang nét đặc sắc khác. Tương
truyền, vùng chiêm trũng Lệ Thủy ngày xưa thường
cầu mưa ’’lấy nước để uống, lấy ruộng để cày’’.
Mùa hạn, dân làng cúng lễ và ’’hô huầy’’ đẩy
thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đă biến thành
ngày hội chung của cả huyện. Các làng xă thi
nhau việc chuẩn bị thuyền tốt, trai bơi tài,
người lái giỏi. Nếu chưa có thuyền dài gấp rưỡi
nấc ngang, phải t́m gỗ tốt, mời thợ đóng mới sao
cho thuyền thon nhẹ và lướt nhanh. Cùng với việc
tuyển chọn tay chầm, tiến hành bơi thử, t́m bạn
bơi thử nhằm kiểm tra sức dẻo dai với tốc độ cao
trên con đường ba ṿng sáu tao. Đường bơi trong
các cuộc đua thường trên dưới 20 km tùy theo
giải xă hay huyện. Tuyến độc nhất thường chọn từ
trước đến nay là thượng tiêu cầu Trạm (Mỹ Thủy)
qua chợ Thùi - Phú Thọ (An Thủy) và hạ tiêu mũi
Viết Thượng Phong (thị trấn Kiến Giang) cũng là
điểm buông phao.
Hàng năm cứ vào ngày Quốc khánh 2-9, hội đua
thuyền truyền thống lại diễn ra sôi nổi và hào
hứng trên sông Kiến Giang với sự tham gia của
nhiều xă trong huyện. Nhân dân xem đó là Tết độc
lập v́ sau "toóc nạp rơm khô" cả thời gian và
đời sống đều no đủ. Từ đó hội đua thuyền đông
vui náo nhiệt hơn kéo dài đến cả tháng mới đủ
cho công việc tập dượt, tranh giải thôn xă và
toàn huyện. Nhân dân náo nức chuẩn bị dụng cụ
cho hội, ’’khuấy động’’ một vùng sông nước Kiến
Giang. Khách thập phương đổ về huyện lỵ, trong
Nam ra, ngoài Bắc vào, cả những xă miền núi "cơm
đùm gạo bới’’ ngủ lại qua đêm chờ xem bơi ngày
tới. Có năm số đơn vị tham gia lên tới 36 thuyền
nam nữ khiến ban tổ chức phải t́m mọi cách mới
đảm bảo chương tŕnh.
Hội đua thuyền trở thành nét đẹp văn hóa thể
thao truyền thống từ ngàn xưa đáng trân trọng,
giữ ǵn và phát triển
LỄ HỘI ĐẬP TRỐNG THÁNG GIÊNG
Tộc
người Ma Coong và lễ hội đập trống rằm tháng
Giêng: Sau Tết Nguyên đán của người Kinh, thường
đến đêm trăng trong 16 tháng Giêng âm lịch là
tộc người Ma Coong có Lễ hội đập trống. Đây là
lễ hội vô cùng độc đáo của tộc ít người ở phía
Tây Quảng B́nh cho đến nay c̣n giữ nguyên được
giá trị nguyên bản, nguyên sơ thu hút nhiều
khách du lịch tham quan trong và ngoài nước khi
về Quảng B́nh trúng dịp được tham dự.
Tộc người Ma Coong ở rải rác nhiều nơi của phía
Tây Quảng B́nh nhưng mật độ tập trung đông nhất
là vùng huyện Bố Trạch nên lễ hội thường được tổ
chức ở tại bản Cà Rọng xă Thượng Trạch. Đây là
lễ hội mà theo các nhà nghiên cứu văn hoá cho
biết, một lễ hội giàu tính bản địa với ư nghĩa
sâu sắc là sự cầu may, cầu sức mạnh, cầu vượt
qua tai hoạ, cầu sự phù hộ chung của Trời - Đất
cho người dân tộc ở khắp mọi nơi.
Cùng với biết bao lễ hội từ Bắc vào Nam, miền
ngược cũng như miền xuôi ở nước ta th́ Lễ hội
đập trống của tộc người Ma Coong tại nơi đây có
sự độc đáo của nét văn hoá đậm đà bản sắc dân
tộc nhất. Dù trong điều kiện núi rừng hoang sơ
cách trở, lại trải qua sự khác biệt của nhiều
cuộc chiến tranh và những điều kiện khó khăn,
khắc nghiệt khác nhưng cho đến nay người Ma
Coong họ vẫn bảo tồn, lưu giữ được giá trị di
sản văn hoá phi vật thể vô cùng qúy báu này.
Các già bản vẫn thường kể lại cho con cháu rằng:
Ngày xửa, ngày xưa ở bản Cà Rọng này dân sống
rất khổ, đàn ông vấn đăi ngày ngày vào rừng săn
bắn, đàn bà trùm mấn, ngực để trần ngày ngày lên
rẫy phơi sương, phơi gió vô cùng vất vưởng.
Quanh năm làm lụng tất bật nhưng không đủ trái
ngô, củ sắn để được no bữa. V́ đói kém, con
người, con vật tranh giành nhau mỗi khi vụ mùa
sắp thu hoạch. Nguy hại nhất là nhiều đàn khỉ
đông đến hàng ngh́n con kéo từ bốn phía núi cao
tới hoành hành. Trong mỗi đàn khỉ có một con
hung dữ, không chỉ đến cướp hoa trái mà c̣n doạ
bắt phụ nữ, trẻ em khi lên rẫy một ḿnh. Nỗi lo
sợ ấy luôn ám ảnh họ mà chưa có cách nào để đuổi
được đàn khỉ quái ác ấy đi. Một hôm có một vị
Già bản mang gùi lên rẫy đi hái củi đốt th́ trời
kéo mây đen sập xuống thấp. Bỗng có một tia chớp
rạch trời sáng loà rồi tiếng sấm bất th́nh ĺnh
đ́ đùng nổ ran dây chuyền inh tai, váng óc. Khi
nghe tiếng sấm, cả lũ khỉ đều hoảng sợ rầm rầm
xô nhau lúc nhúc chạy vào hang làn gần đó ẩn nấp
không dám ló mặt ra. Mấy con khỉ to v́ quấn dây
chằng chịt vào người để dắt trái cây quá nặng mà
phải chạy chậm ́ ạch liền bị tiếng sét đánh chết
ngay phía cửa hang, xác cháy đen thui đen thủi.
Kể từ đó lũ khỉ rất sợ mỗi khi tiếng sấm dậy
trời. Vậy là Già bản nghĩ ra được cách làm tiếng
sấm để hù doạ lũ khỉ mỗi khi chúng kéo đàn tràn
xuống phá rẫy. Đó là dùng da con nai bịt vào một
khúc cây gỗ rỗng ruột rồi dùng que gỗ đánh lên
mặt da phát ra tiếng đùng đùng như sấm. Và từ đó
mỗi khi trống đánh lên th́ lũ khỉ cũng khiếp hồn
bỏ rẫy chạy trốn. Nhờ Già bản sáng tạo ra chiếc
trống sấm ấy mà từ đó năm nào rẫy nương cũng
được bảo toàn, cây trái của rừng cũng thu hoạch
tốt, bản luôn được mùa no đủ và cuộc sống được
ấm êm hơn.
Để nhớ công lao vị Già bản tiên tổ người Ma
Coong và cầu cho quanh bốn mùa làm ăn thuận lợi,
hàng năm cứ đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch, họ
tổ chức việc cúng tế linh đ́nh dâng lên Thần
linh những của ngon vật lạ sinh lợi được trên
vùng đất họ ở. Hoạt động ấy dần dần thành một lễ
hội lớn của dân tộc người Ma Coong ở đây.
Lễ thức của Lễ hội đập trống diễn ra theo những
quy định của dân bản rất nghiêm ngặt và chặt chẽ.
Bản trao quyền cho người Già bản già nhất tức là
người t́m ra miền đất đang ở (trước đây người
dân tộc này di trú 3 năm 1 lần do vị Già bản đi
t́m đất đẹp và yên ổn, thuận lợi). Trước khi lễ,
mỗi tộc họ được phân công chuẩn bị một mâm cỗ,
đồ lễ trong mâm gồm các thứ được quy định:
- Thực vật gồm: Gạo nếp, bắp chuối rừng, đọt cây
mây, đọt cây đoác.
- Động vật gồm: Con gà trống, cá đánh nơi Suối
cấm.
- Đồ uống gồm: Rượu Hiêng (tinh rượu gạo nếp).
Trống lễ được chuẩn bị như sau: Tang trống được
đẵn ra từ cây ’’Chi Cúp’’. Đây là cây có gỗ tốt,
nhiều xơ nhặng, mưa nắng không mục, không nứt vỡ,
ruột rỗng và sống nhiều năm tuổi ở rừng. Mặt
trống được bịt bằng da con nai săn bắn về. Nay
hiếm nai nên bịt bằng da trâu rừng. Đa trâu rừng
được căng phơi cẩn thận và khi khô th́ cuộn chặt
cất trên gác để luôn giữ được khô ráo.
Cách bịt trống: Tang trống được dùng dao sắc gọt
phẳng hai đầu, bọc da vào đầy hai mặt rồi lấy
dây mây ràng kín và dùng hàng trăm chiếc nêm tre
kéo rán, nêm chặt sao cho mặt căng là đạt yêu
câu. Khi trống căng ra cả hai đầu đứng xa trông
như một quả cầu gai thật to lớn. Dùng dùi mây
xoong dài 3 gang gọt nhẵn gơ lên, trống phát ra
một thứ âm thanh vang dội thật kỳ lạ. Âm thanh
ấy chính là tiếng nói, là hiện thân của vị Thần
linh nghiệm, thần kỳ của người Ma Coong không bị
thế lực hung dữ như mưa băo, núi lở, đất sập
khuất phục được. Theo tục lệ quy định th́ trống
chỉ được ghép trước một ngày trước khi lễ hội.
Làm trống phải chọn những người già làng giàu
kinh nghiệm và các chàng trai khoẻ mạnh, làm ăn
may mắn trong năm. Cũng theo tục lệ quy định, cá
suối để cúng Thần phải được đánh lưới về ở con
Suối cấm. Suối cấm mỗi năm chỉ được đánh một lần
và chỉ có Già làng mới được mang lưới xuống suối
đánh. Có như thế mới giữ được tinh sạch khi cúng
lễ và khi cúng Thần mới trưng dùng.
Cách hành lễ được tổ chức như sau: Tối 16 vào
lúc trăng vàng vừa chênh chếch ở phía Đông là
tính giờ bắt đầu lễ. Già bản vào làm chủ lễ. Chủ
lễ mặc váy áo màu đen có những hoạ tiết sặc sỡ,
đầu đội tóc dài xoả xuống vai, phủ xuống tận eo
lưng. Người đến lễ ăn mặc đẹp, kiểu phục trang
truyền thống dân tộc có gắn cúc bạc, cổ đeo ṿng
kiềng, tay nhiều ṿng bạc lấp lánh khi chuyển
động. Tất cả cùng xếp hàng quay mặt vào bàn lễ
trang nghiêm. Bàn lễ có năm mâm cỗ bày sẵn,
tượng trưng Ma Coong có năm nhánh họ chính. Chủ
lễ khấn lễ và làm phép đọc lời cầu khấn kéo dài
nửa canh giờ. Khi xong lễ, chủ lễ cầm dùi mây
tiến lại phía đặt trống đánh một hồi dài vang
lên chuyền rền khắp núi. Sau đó lần lượt đại
diện năm ḍng họ chính lên đánh trống rồi tiếp
tục là con cháu, gái trai, già trẻ... mỗi người
cầm một dùi trống chuẩn bị sẵn chen nhau vào
đánh lên mặt trống. Ai đến đánh trống cũng kêu
lên một câu ’’ Rao lữ Giàng ơi’’ (sướng quá trời
ơi) hoà với tiếng trống gơ inh tai, váng óc. Mọi
người theo nhau đánh trống cho đến khi trống
thủng mới thôi và lửa bếp cũng bắt đầu tàn, trả
lại cho rừng bóng đêm trùm xuống. Đây cũng là
điều kiện cho các đôi trai gái, các đôi bạn t́nh
được dịp t́m gặp nhau bằng những tín hiệu thiêng
liêng của con tim. Theo tục lệ người nào t́m
được bạn th́ năm mới làm ăn gặp được may mắn.
Cho đến khi từ bốn phía gà rừng gáy ran họ lại
chia tay nhau, không vướng bịu, không buồn nản,
không lời từ biệt, ai về bản nấy. Mỗi người cứ
vậy theo cuộc sống riêng của gia đ́nh làm nương,
phát rẫy với niềm hy vọng của sự may mắn mà lễ
hội thiêng liêng mang lại cho họ và chờ đợi lễ
hội năm sau. (internet)
LỄ HỘI ĐỀN THỜ PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Lễ
hội đền thờ Phù Đổng Thiên Vương: Lèn Vịnh là
tên gọi từ xa xưa một ḥn núi ở xă Quảng Tiên,
huyện Quảng Trạch. Từ thuở khai thiên lập địa,
Lèn Vịnh mọc lên giữa làng Tiên Lệ như một tấm
b́nh phong lớn cao sừng sững. Những khi mây
xuống thấp tưởng như chạm đến đỉnh trời. Nơi đó
trở thành chốn thâm nghiêm và đầy sự uy linh.
Hàng năm cứ vào dịp sau giỗ Tổ Vua Hùng 10-3 một
tháng, đúng ngày 8-4 th́ nhân dân làng Tiên Lệ
lại cùng nhau tổ chức lễ hội đền Phù Đổng Thiên
Vương.
Người làng Tiên Lệ kể lại rằng: Trước đây rất
lâu người Tiên Lệ đời sống rất khổ cực. Cảnh mất
mùa đói kém luôn luôn xảy ra. Quanh năm chỉ lấy
nghề rừng rú làm nguồn chính cho cuộc sống.
Từ người già đến trẻ con ngày ngày lên rừng hái
các loại trái cây như thị, mít nài, hạt muồng,
hạt sót, hạt dẻ... chạy về Trung Thôn, Biểu Lệ
bán buôn ở phiên chợ Sải hoặc xuống tận Minh Lệ
dự phiên chợ Mới, xa hơn th́ phiên chợ Ba Đồn
rồi mua gạo mua khoai đem về cho gia đ́nh đắp
đổi qua ngày. Không hiểu nhờ trời phật phù hộ
thế nào mà liên tiếp mấy năm tự nhiên làng Tiên
Lệ được mùa to, trồng trọt cây ǵ cũng cho thu
hoạch khá, từ đó đời sống hết cảnh hắt hiu.
Một cụ già cao niên nhất trong làng nhân một
buổi hội đ́nh, cụ đem chuyện giấc mơ cụ gặp được
con Thần, con Thánh về hộ sức cho làng kể lại để
mọi người nghe. Cụ kể rằng: Vị Thần về giúp làng
đầu đội mũ kim ô ngồi trên con ngựa sắt, tay cầm
roi sắt rượt đuổi bọn giặc lân bang từ phương
Nam đến quậy phá. Sau khi đuổi được giặc chạy xa
rồi th́ vị Thần quay về trên đường đi ngang qua
vùng Tiên Lệ thấy cảnh đẹp sinh t́nh nên đă ghé
lại cùng binh sĩ nghỉ sức một đêm. Khi biết dân
Tiên Lệ c̣n nhiều khổ cực, vị thần xin Nhà Trời
ở lại dạy dân cày cấy, trồng trọt. Một thời gian
sau khi mọi công việc cấy hái người dân đă được
thuần thục th́ một ḿnh Thần cưỡi lên ḿnh ngựa
bỏ lại binh lính rồi bay ra phía bắc đến đậu
xuống vùng Nghĩa Lĩnh. Nhưng Thần cũng ở đấy chỉ
một thời gian rồi lại bay tít lên trời không
quay trở lại.
Sau khi nghe ông cụ kể lại giấc mơ đẹp, vị Tiên
chỉ làng liền bàn với chức sắc trong làng một kế
hoạch rồi cử một đoàn đinh tráng hai mươi người
khoẻ mạnh khuân theo gạo, nếp, lợn, ḅ trồng
nuôi trên đất Tiên Lệ đi bộ gần một tháng ra tận
Đền Hùng xin làm lễ tế. Sau lại đến đền thờ
Thánh Gióng tổ chức lễ tạ ơn và xin đất, xin lập
lư hương rước về làng thờ. Chỉ một thời gian rất
ngắn huy động người có công, người có của, làng
xây lên ngay giữa Lèn Vịnh một ngôi đền to đẹp
nhất vùng và rất trang nghiêm. Đền xây xong làng
tổ chức hội đền kéo dài ba ngày đêm đèn đuốc
thắp sáng trưng cả một góc núi. Người mọi vùng
nườm nượp kéo về cầu yên, cầu bổn mạng. Nh́n bức
phong chính giữa đền tạc h́nh Phù Đổng Thiên
Vương ngồi trên ngựa sắt tay cầm roi sắt hai bên
có hai vị tướng hộ tống ngước mắt nh́n Thần bay
lên trời làm cho người người đến đây đều tỏ ḷng
kính cẩn.
Từ đó cứ hàng năm đến ngày tế lễ dân hai giáp:
Giáp Đông và Giáp Đoài được chức sắc làng phân
công trực tiếp làm cỗ cúng thi. Các loại xôi,
các loại bánh phải lấy hạt gạo, hạt nếp tự làm
ra trên đồng làng mà chế biến mâm cỗ cúng. Để có
các loại xôi bánh tốt, khi mùa lúa chín sắp gặt
làng bắt những thanh niên ra ruộng chọn những
bông tốt nhiều hạt chắc lảy đem về cột chùm phơi
riêng rồi cất lên sàn nhà cả bồng chẹn. Khi nào
sắp lễ mới đem bồng chẹn xuống đạp ra lấy hạt
lúa xay giă thành gạo. Khi thành gạo rồi, làng
tuyển các cô gái giỏi giang một lần nữa chọn ra
những hạt gạo cật, trắng nguyên vẹn không vỡ mới
đem đồ xôi. Sau khi nếp ngâm vớt ra rồi, cách
hông cũng rất công kỹ. Khi hông xôi phải trải
qua ba bước, bước một hông hạt nếp đều hơi th́
đổ ra nong quây mỏng cho nguội, khi hết hơi th́
cho đổ vào hông lần hai lại làm như lần một, rồi
lại hông tiếp lần ba xôi mới đạt yêu cầu. Khi
xôi được rồi th́ một nửa cho đơm vào mâm, c̣n
một nửa bỏ vào cối giă, đầu chày giă phải bọc
bằng lụa mo cau. Cứ một lần giă có ba thanh niên
cầm chày nện nhíp ba, đến khi nào mệt th́ thay
kíp. Khi nếp đă nhuyễn thành bánh rồi th́ thôi
giă, lấy tiếp một người khoẻ dùng tay vắt cả nhả
bánh đă nhuyễn ném mạnh vào ḷng cối, ném cho
đến khi nào bánh không dính cối mới đạt yêu cầu.
Bánh đạt yêu cầu phải có ba tiêu chuẩn trắng,
dẻo, mượt. Đó là nh́n bằng mắt c̣n sau khi cúng
xong bưng mâm bánh xuống đem ra cho các chức sắc
chứng giám bằng cách một người cầm con dao thật
bén cắt đôi chiếc bánh ra. Mâm giáp nào mặt bánh
ĺ không có những lỗ hơi rỗng phía trong mới là
thắng cuộc và giáp đó được nhận phần thưởng của
làng. Có những năm, tháng tư trời đại hạn, lúa
đồng khô kiệt nước, cây cối rũ héo, th́ lễ tế
đền thờ Phù Đổng Thiên Vương c̣n kết hợp với lễ
cầu đảo để cầu mưa xuống. Lễ thường kéo dài ba
bốn ngày. Nhiều năm cứ sau lễ cầu đảo là trời đổ
mưa xuống ầm ầm thể hiện sự linh nghiệm, làm cho
dân làng vui sướng và lại càng tin vào sự thiêng
liêng của đền thờ.
Ngày trước, Tiên Lệ thượng xă nhập bảy xă lại
gọi là Lệ Trạch. Đó là: Quảng Trung, Quảng Tân,
Quảng Sơn, Quảng Thuỷ, Quảng Minh, Quảng Hoà.
Việc cúng lễ hàng năm thường là hai giáp Đông,
Đoài Tiên Lệ và ba mươi sáu phường ở vùng Tuyên
Hoá đảm trách.
Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương Lèn Vịnh là một di
tích hiếm thấy ở Quảng B́nh. Việc ngày trước các
hương quan làng Tiên Lệ ra tận đền thờ Thánh
Gióng làm lễ tạ và xin đất lập lư hương cho đền
thờ làng là chứng tỏ cộng đồng dân cư nơi đây có
mối quan hệ với các bộ tộc người Việt từ rất sớm.
Cách thức hông xôi và cách thức làm bánh dày
cúng lễ cũng mang dấu tích các món ẩm thực quen
thuộc của người Việt lâu đời. Giấc mơ của lăo
làng với những chi tiết thánh thần dạy dân trồng
trọt cũng là điều chứng tỏ người dân nơi đây đă
biết sớm gieo trồng lúa nước. H́nh ảnh vị Thần
cưỡi ngựa sắt, tay cầm roi sắt cũng chứng tỏ
phương thức canh tác của người Tiên Lệ đă từ rất
sớm hoà nhập với cộng đồng người Việt cổ để được
phát triển cùng tiến tŕnh lịch sử chung cả nước.
Dù sống gần núi nhưng là nhóm người tiếp cận sớm
với văn minh phù hợp với nhận định chung:
’’Người Việt Quảng B́nh chiếm khoảng 98% dân số
toàn tỉnh. Họ sinh sống trên hầu khắp các địa
bàn của tỉnh, từ đồng bằng ven sông biển đến
vùng g̣ đồi trung du. Từ vùng thị xă, thị trấn
đến các vùng núi cao... Dân cư các làng xă Quảng
B́nh có nguồn từ nhiều địa phương khác nhau ở
phía Bắc di cư đến lập nghiệp. Các lớp dân cư
của làng cũng diễn ra hết sức phức tạp trong
suốt chiều dài lịch sử dân tộc, kể từ nửa thế kỷ
XI cho đến nửa đầu thế kỷ XIX".
Mỗi vùng quê Quảng B́nh đều có lễ hội của vùng
quê ḿnh mà lễ hội đền Phù Đổng Thiên Vương ở
Lèn Vịnh Tiên Lệ từ lâu nay chưa hề được nhắc
tới trong sách vở nào đang cần sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước
đây, Lèn Vịnh là nơi vùng Việt Minh và du kích
hoạt động, nơi bảo toàn lực lượng kháng chiến.
Giặc Pháp đă bao phen tổ chức những trận càn
quét và về đóng đồn Tiên Lệ để phong toả vùng du
kích cũng như để ngăn lực lượng Việt Minh tràn
về. Nhưng rồi chúng buộc phải rút lui sớm v́
luôn bị lực lượng kháng chiến từ Lèn Vịnh đêm
ngày quấy rối và đốt cháy đồn.
Đền Thờ Phù Đổng Thiên Vương nơi Lèn Vịnh từ đó
bị hư hại và đến nay không c̣n vẹn nguyên, chỉ
lưu lại các khuôn nền cũng như các bậc cấp lên
xuống đền mà thôi. Những bậc cao niên của làng
Tiên Lệ khi nhắc đến đền thờ Phù Đổng Thiên
Vương thường tấm tắc và vô cùng nuối tiếc một di
tích lịch sử văn hoá hiếm của quê làng chỉ c̣n
trong chuyện kể. (internet)
LỄ HỘI CẦU MÙA
Lễ
hội cầu mùa của người dân ven biển xă Nhân
Trạch: Đây là lễ hội dân gian truyền thống tồn
tại từ lâu đời thể hiện giá trị văn hóa tín
ngưỡng vô cùng độc đáo của ngư dân miền ven biển
Quảng B́nh. Lễ hội cầu mùa phản ánh đời sống văn
hoá tinh thần phong phú và những tín ngưỡng mang
màu sắc huyền bí trên sông nước được tổ chức
hàng năm nhằm cầu cho mưa thuận gió ḥa, trời
yên biển lặng, được mùa tôm cá cho những chuyến
biển b́nh yên, cầu cho cuộc sống người dân no đủ
và quốc thái dân an.
Trong không khí trang nghiêm của Lễ và sự náo
nhiệt nô nức của ngày hội cầu mùa, giá trị văn
hoá cổ truyền dân tộc càng được tôn vinh, nét
đẹp truyền thống ở làng biển Nhân Trạch được lưu
giữ. Lễ hội cầu mùa của ngư dân xă Nhân Trạch
gồm có các hoạt động chính như: múa hoa đăng,
múa quạt, múa chèo cạn, bơi trải và tổ chức cho
các ḍng họ tế lễ.
Biển b́nh yên, ḷng người b́nh yên, lễ hội cầu
mùa như động lực tăng thêm t́nh yêu quê hương,
yêu lao động của bà con ngư dân. Lễ hội cầu mùa
là nét chấm phá độc đáo mang tính nhân văn cao
đẹp, đă lưu giữ trong đời sống văn hoá tâm linh
của người dân làng nghề sông nước. (internet)
HỘI LÀNG CHÀI TRÊN SÔNG GIANH
Hội
làng chài trên sông Gianh: Trên lưu vực phía nam
cửa lạch sông Gianh, có một làng vạn chài mà đại
đa số vốn gốc từ các làng Xuân Hồi, huyện Lệ
Thủy và vùng “Hạ Vực Tṛn chí Rọn Giang, hói mẹ
hói con vọng ư địa phận”, di cư đến.
Họ đến đây cùng với con cháu trên những chiếc
thuyền câu vừa là phương tiện hành nghề sinh
sống, vừa là nhà ở cho gia đ́nh.
Những chiếc “nhà thuyền” tuy bé nhỏ, nhưng cũng
đủ:
“Đủ tranh đủ tre
Chỉ thiếu hai hè
Đủ giường đủ chiếu
Chỉ thiếu màn the
Đủ dè đủ gót
Đủ thung đủ che
Đủ bàn thờ, chiếu trải
Chỉ thiếu sậy gụ tủ chè...”
Những vạn chài du canh du cư này tuy phân tán
rất rộng nhưng hội tụ cũng rất nhanh. Sự phân
tán hay hội tụ của họ tùy theo lịch tŕnh con
nước, tùy theo từng nghề nghiệp một ở từng khúc
sông, khúc hói nào đó, cũng tùy theo thời tiết
mùa vụ. Bời lẽ, mỗi loại cá chực ăn mồi vào một
lúc nào đó nhất định trong khoảnh khắc trăng,
nước nào đó, mùa hè khác với mùa đông, tháng này
ngày nước triều lên xuống khác với tháng trước
v.v... Cho nên thời gian nhàn rỗi để gặp nhau
không nhất định được. Sự hội tụ hay phân tán của
người vạn chài cũng c̣n tùy thuộc mỗi “lối sống”
của mỗi loại cá.
Và, người vạn chài làm nghề theo đuôi con cá
trên sông hói không đủ sức để sắm nhiều thứ chài
lưới cho mọi thức cá để cùng nhau hàng loạt câu
kéo, cùng nhau hàng loạt vại chài, để rồi cùng
nhau nghỉ ngơi một lúc, hội làng với nhau một
lục. Mỗi người một cảnh: người nghỉ, kẻ làm. Khi
tụ, khi tán là vậy.
Người làm nghề câu, nhất là nghề câu cần, là
nghề khó kiếm ăn nhất, nghèo cực nhất, mặc dầu
nghề này cần rất ít vốn, chỉ vài cái cần câu,
vài cái ống câu, một số lưỡi câu tự tạo thế là
đủ vốn xuất nghề. Nhưng không dễ ǵ câu được
nhiều cá, nên đời sống rất khó khăn.
Trong khi đó, với nghề câu vàn, c̣n gọi là nghề
bủa câu th́ vàn câu càng dài, móc được nhiều
lưỡi câu một lúc và nhiều con cá cắn mồi cùng
một lúc, hoặc như kéo lưới cũng vậy, lưới càng
dài, càng rộng th́ vây được diện rộng nhiều loại,
nhiều con, nhiều loại cá sẽ bị mắc lưới một lúc.
Nghề chài cũng vậy, chỉ cần nắm được luồng cá
bất kỳ, ăn ở đâu, nhử mồi cho chúng tập trung,
rồi bất th́nh ĺnh tung chài ra chụp...
Riêng với nghề câu cần th́ phải có cách “mời cá”
ăn mồi, phải có cách “gợi thèm” cho cá cắn câu
và khó nhất khi cá đă cắn câu rồi mà không “cao
tay nghề” cũng mất mồi không được ǵ. Nó đ̣i hỏi
người câu phải tùy mỗi “đối tượng” mà lựa chọn
con mồi, v́ một thứ cá có sở thích khác nhau,
đến cả thời tiết cũng thay đổi “khẩu vị”.
Cho nên, người làm nghề câu cần luôn luôn làm ăn
“riêng lẻ”, không thể cụm lại để cùng làm cùng
hưởng được.
Chúng ta thấy, mỗi thuyền câu, h́nh như họ sống
độc lập, “mỗi người một phương trời, một con
thuyền, một mái chèo, một cần câu, một bếp lửa”
bập bùng đó đây khắp vùng sông nước... Thế nhưng,
đôi khi, trên những băi vắng cồn hoang, có hàng
chục, có khi năm ba chục chiếc “nhà thuyền” tụ
họp thành xóm làng, một thứ làng xóm thầm lặng,
yên ấm không như các cuộc họp làng trên đất,
luôn rầm rộ, ồn ào tiếng trống, tiếng đánh mơ,
tiếng người kêu kẻ gọi, tiếng người đi kẻ chạy...
Làng chài tự phân, rồi tự nhập...
Ngày xưa, khi chưa có đất định cư, cuộc sống
người vạn chài ở phía bờ nam cửa lạch sông Gianh
c̣n “lênh đênh mạn thuyền” nhưng không v́ thế mà
quên gốc rễ của cha ông, nên cứ đến ngày giỗ tổ
khai canh làng Xuân Hồi vào dịp đầu năm, tất cả
mọi người đều trở về làng, viếng thăm mồ mả;
thắp hương cầu nguyện tổ tiên, nộp tiền công quỹ
gia tộc, rồi lại mỗi người một phương trời...
Rơ ràng, con chim kia bay măi cũng trở về rừng
về cội, con cá nọ bơi hoài cũng về nguồn về vịnh!
Cho nên người Quảng B́nh trước đây, mỗi khi xa
nhà, xa quê, làm ăn nơi xứ lạ đất người, hễ nh́n
gặp những chiếc thuyền câu trên sông hói, đều
thấy buồn, chạnh nhớ đến quê hương xứ sở? Đêm
đêm, những ngọn lửa thuyền chài lại gợi nên
những kỷ niệm cũ nơi chôn rau cắt rốn, nơi cội
nguồn gốc rễ...
Từ những ngọn lửa thuyền chài, người xa quê c̣n
liên tưởng đến ngọn lửa lập ḷe trên băi biển
sau những trận băo vừa hạ cơn sóng, ngọn lửa của
những người thân đi t́m người bị nạn, đốt lên
đây đó, vừa để sưởi đêm lạnh vừa làm tín hiệu
cho ai đó, may ra c̣n ngất ngưởng, trôi nổi giữa
trùng dương, biết bờ biết băi mà cố gắng hướng
về...
Cho đến khi người vạn chài trên sông Gianh được
cá voi; vua ban sắc phong thần cá là “Nam Hải
Thượng Đẳng Thần” và được ban cấp phần đất hoàng
sa bạch thổ của làng Bồ Khê làm nơi định cư, xây
đền thờ cá voi, người vạn chài phía nam cửa lạch
sông Gianh mới h́nh thành ra làng xóm, gọi là
“ấp Thanh Hà” (nay thuộc xă Thanh Trạch)
Từ đó, người vạn chài nơi đây mới chấm dứt cuộc
đời trôi nổi trên sông nước, tránh được t́nh
trạng “sinh nhai ư giang thượng, thác táng ư
giang tâm” (làm ăn sinh sống trên mặt sông, chết
chôn vào ḷng sông).
Sở dĩ có thành ngữ buồn thảm này là do thuở xưa
ấy, người vạn chài là dân du canh du cư, trú ngụ
rày đây mai đó trên khắp sông nước, làng xóm của
họ khi tụ khi tán, không có một nơi định cư cơ
bản.
Mặc dầu có láng xóm thôn ấp mới rồi, nhưng theo
lệ tục của làng gốc cũ cứ rằm tháng Giêng, vạn
chài bờ nam cửa lạch Sông Gianh vẫn “họp làng”
như ở làng chính cũ Xuân Hồi, thu gom tiền đóng
góp, vào quỹ gia tộc đem về Xuân Hồi, để tỏ rằng,
người vạn chài này không bao giờ quên gốc rễ,
đinh ninh một dạ “ly hương bất ly tổ” (xa làng
mà không rời họ).
Cuộc hội làng này c̣n bàn đến lễ cúng rằm tháng
Ba tới mà người vạn chài ở đây xem như ngày rằm
tháng 7 xá tội vong nhân.
Khác với các làng nông nghiệp, ngày rằm tháng 4
chỉ cúng hoa, quả chè xôi, nghĩa là cúng chay
theo phép nhà Phật, không sát sinh mà c̣n phải
phóng sinh, ngày rằm tháng 3 người vạn chài Sông
Gianh gốc Xuân Hồi lại cúng cả heo, cả xôi, cả
cá, phối hợp với cả hoa quả, bánh kẹo.
Đến ngày ấy, tất cả thuyền chài của mọi “hộ nhà
thuyền” cùng với thuyền câu biển, đều tập hợp
lại, kết thành một mảng bè bằng thuyền khổng lồ,
neo đậu giữa ḍng sông trước cửa lạch, trên lát
ván làm mặt bằng để đặt hương án, bàn thờ cúng
tế và cũng để làm nơi hội họp giống như ở chốn
“đ́nh trung”.
Trong thời gian như vậy, những “hộ thuyền” dùng
mui thuyền làm lán trại tạm sống trên băi sông,
họp lại cũng như một “xóm chài”, một xóm ấp của
làng mạc trong vùng. Đó là tiền thân của làng
“Thanh Hà”, trước khi được cá voi, trước khi Vua
cấp đất, một làng chài vừa có nhà cửa xóm thôn
trên “cát vàng đất trắng” (hoàng sa bạch thổ)
vừa có “vạn chài” (nhà thuyền) trên ḍng Sông
Gianh (phía bờ nam).
Cái đáng ngạc nhiên mà cái cũng b́nh thường nhất
là trong nội dung “ngôi đ́nh thuyền nổi” giữa
cửa lạch Sông Gianh này cũng có đủ cờ, đủ quạt,
đủ tàn, đủ lọng, đủ chuông, đủ trống, đủ áo mũ
cân đai cho các vị chủ tế, bài tế, cùng đủ văn,
đủ sớ, đủ lễ, đủ nhạc, chẳng khác ǵ các lễ hội,
các buổi Xuân Thủ Kỳ Yên của các láng xóm trên
đất liền.
Lệ làng vạn chài Thanh Hà quy định: Hội làng
tháng 3 cúng tế trong hai đêm một ngày.
Đêm đầu và nửa ngày hôm sau là lễ giỗ tổ khai
canh được tôn thờ làm thần Thành Hoàng bổn thổ.
Chiều ngày đó chuẩn bị vào lễ đám chay tế cô hồn
và suốt đêm là lễ siêu độ cô hồn do các bậc tu
hành trong các chùa ở Bồ Khê xă được rước mời.
Lễ siêu độ, chủ yếu là trong kinh Phật để cầu
hồn, sau đó làm lễ phóng sinh, phóng đăng (thả
chim, cá, thả đèn)
Cái đẹp và cái riêng biệt của hội làng này là
chỉ người của vạn chài tham dự và buổi lễ tổ
chức ngay giữa ḍng sông, không có người trên
đất liền đến nhập hội, nhưng lại rất đông thuyền
bè của các làng vạn chài trên lưu vực sông Gianh
tham dự, cho nên, nó gần như một buổi họp thuyền
cả lưu vực sông Gianh!
Người các làng vạn chài cũng như người vạn chài
Xuân Hồi đến “hội làng” như vậy là đến để cầu
nguyện, để cúng lạy. Cái khác biệt của hội làng
trên sông Gianh là chỗ này. Lễ mà không có hội,
chứ không phải như các lễ hội khác. Thế nhưng,
người ta vẫn đặt cho nó một cái tên là “Hội Làng”,
với nghĩa thực của nó là “họp làng” nhưng là họp
với tính chất vui vẻ, tự nguyện chứ không phải
những cuộc họp làng theo ư nghĩa hành chánh.
Cứ tưởng tượng, giữa một vùng trời biển mênh
mông, đêm đen đầy sao, sông Gianh bát ngát, bốn
bề yên lặng, có một cụm thuyền với bao nhiêu đèn
đuốc đủ màu sắc, với tiếng chiêng, tiếng mơ,
tiếng kèn, tiếng trống, đồng vọng, ngân vang,
ḥa tan vào không trung sông nước, sẽ gợi lên
cho con người biết bao suy ngẫm...
Và từ giữa ḍng sông, trên mặt biển bao la,
những chiếc đèn phóng đăng bập bềnh nhấp nhô le
lói, như những con đom đóm trong bầu trời, càng
làm cho những người chung quanh hiện đang ngắm
cảnh, không khỏi nhớ đến những linh hồn người
“tử nạn” từ ngoài cơi trùng dương qua các trận
băo bất ngờ…
Xót t́nh đồng nghiệp “sinh ư giang thượng, thác
táng ư giang tâm”, người đi dự hội làng trên
Sông Gianh không cầu mong sự vui chơi hội hè mà
chỉ mong gửi chút ḷng ḿnh vào những lời cầu
nguyện, vào những “cây đèn, cây hương, tờ vàng
mă” trôi nổi trên ḍng nước đi ra biển Đông vô
tận...
Và cũng v́ vậy mà t́nh quê, t́nh bà con họ tộc
làng xóm cứ vương vấn, đeo đẳng lấy tâm hồn con
người, qua âm thanh của tiếng chuông, tiếng mơ
trong khoảng vắng đêm trường mà họ gặp khắp nơi
trong cuộc sống đó đây! (internet)
LỄ HỘI RẰM THÁNG GIÊNG
Lễ
hội rằm tháng giêng ở phường Hải Đ́nh: Rằm tháng
giêng âm lịch c̣n gọi là Tết Nguyên Tiêu, là một
trong những lễ hôị đầu xuân mang đậm bản sắc văn
hóa truyền thống của người Việt.Vào dịp này,
nhiều địa phương trong tỉnh đă tổ chức một số
hoạt động mang ư nghĩa văn hóa tinh thần sôi nổi
và phong phú.
Tại phường Hải Đ́nh, thành phố Đồng Hới, lễ dâng
hương nhân dịp Tết Nguyên Tiêu để cầu an một năm
mới tốt lành, mong mưa thuận gió ḥa, làm ăn
phát đạt, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa mới đă được tổ chức vào tối 28.2.2010
(ngày rằm tháng giêng).Từ chập tối, các cụ ông,
cụ bà và con cháu cùng hàng trăm cư dân sinh
sống tại địa bàn đă tề tựu đông đủ tại nhà
truyền thống của thành phố - cây đa chùa Ông,
chốn linh thiêng nhất của người dân Đồng Hới,
một chứng tích c̣n lại sau chiến tranh để dự lễ.
Các đồng chí lănh đạo, các phường bạn cùng đến
thắp hương, dự lễ với người dân địa phương. Nét
mới của lễ hội rằm tháng giêng năm nay của
phường Hải Đ́nh, ngoài phần lễ tâm linh trang
trọng c̣n có phần hội với các hoạt động múa lân,
đàn và hát dân ca với sự tham gia biểu diễn của
chi hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh
niên và các tổ chức đoàn thể trong phường. Đây
là hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc có
từ làng Đồng Đ́nh-Đồng Hải trước đây. Đây cũng
chính là nét đẹp văn hóa cần được giữ ǵn của
người dân địa phương. (internet)
LỄ CẦU NGƯ
Lễ
Cầu ngư của bà con ngư dân phường Hải Thành: Lễ Cầu ngư được bắt
đầu với nghi thức Lễ bạt Sơn Thủy, Lễ đội cầu tại Nghĩa trang
Hải Thành và trên sông Nhật Lệ để rước vong linh những anh hùng
liệt sỹ, những người chết trên biển do phong ba, băo táp... cùng
về dự lễ. Tiếp đó, các đội múa bông, chèo cạn của địa phương đă
thực hiện nghi thức tế thần và cầu mong trời yên biển lặng, mưa
thuận gió ḥa, mùa màng bội thu. Tối cùng ngày, bà con đă tiến
hành thả đèn hoa đăng trên sông Nhật Lệ.
Lễ Cầu ngư là lễ hội văn hóa truyền thống có từ lâu đời của bà
con ngư dân phường Hải Thành nói riêng, các địa phương vùng biển
nói chung. Lễ Cầu ngư thể hiện sự tôn vinh nghề nghiệp cũng như
khát vọng b́nh yên trong lao động sản xuất và đời sống của bà
con ngư dân. (internet)
LỄ
HỘI ĐẬP TRỐNG CỦA NGƯỜI MA COONG
Đập
Trống là một lễ hội lớn của người Ma Coong mỗi năm được tổ chức
một lần vào ngày 16 tháng giêng âm lịch. Theo các nhà dân tộc
học th́ người Ma Coong chọn địa bàn cư trú là Tây Quảng B́nh và
để đón chào mùa trăng tṛn đầu tiên trong năm họ phải tổ chức
một lễ hội thật tưng bừng.
Địa điểm tổ chức lễ hội là bản Cà Rọng, xă
Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, ngay từ sáng ngày 16 người dân từ
các bản gần xa đă lũ lượt kéo đến thậm chí từ các bản làng người
Ma Coong bên kia biên giới Việt - Lào cũng đến chung vui. Thanh
niên trai trẻ sẽ cùng nhau dựng lên một cái sạp tre làm nơi đặt
mâm cổ cúng lễ. Những người phụ nữ Ma Coong nhận nhiệm vụ tổ
chức mâm cỗ cúng Giàng, cỗ phải có đủ gà, rượu cần, cá, xôi nếp,
ngọn cây mây và khúc thân cây đoác. Theo thông lệ của làng th́
cá phải được đánh bắt từ khúc suối cấm Aky. Vào khoảng tháng 5
dân bản ngăn con suối Aky từ bản Rào Bụt đến bản Nồm và được
quản lư nghiêm ngặt nếu ai vào đó đánh cá th́ bị phạt rất nặng,
khúc suối này chỉ được đánh bắt cá tự do sau khi lễ hội đập
trống diễn ra.
Chiếc trống hội sẽ được các già làng thay da
bịt mặt trống, đó là những tấm da trâu thật đẹp được phơi trên
gác bếp từ trước đó. Người Ma Coong không bịt trống như người
dưới xuôi để mặt trống căng phẳng. Họ dùng sợi roi mây rừng xâu
chéo với nhau, rồi lấy những nêm tre nêm chặt lại, kéo cho mặt
trống có h́nh như quả cầu gai....
Đến khi trời tối, trống sẽ được treo lên và
lễ hội sẽ bắt đầu. Già làng bản Cà Rọng sẽ đốt những que sáp
ong cháy sáng và khấn mời Giàng về ăn cỗ, phù hộ cho người Ma
Coong được mùa, được cái ăn, sinh sôi như cây trên rừng, dẻo dai
như suối trước bản.
Sau khi khấn xong th́ tuyên bố hội đập trống
bắt đầu, dân bản sẽ ùa vào tranh dùi đập trống. Người đánh trống
cứ đánh, người chờ đến lượt ḿnh th́ đi quanh đống lửa múa, hát,
ḷng ṿng đến bên hũ rượu rồi sà xuống vít cần. Lễ hội kéo dài
cho đến khi trống hội được đánh vỡ toan trước khi trời sáng v́
người Ma Coong quan niệm rằng năm nào khi trời sáng mà mặt trống
chưa vỡ th́ coi như năm đó sẽ mất mùa đói kém. Ngược lại trống
đánh vang to và nứt vỡ sớm hoa màu sẽ được mùa, gái trai sẽ dắt
tay nhau vào rừng ḥ hẹn. Những "người của ngày xưa" chưa đến
được với nhau th́ sẽ t́m nhau. Những người đang yêu nhau đợi lễ
hội này để đốt cháy t́nh yêu...
Hàng năm lễ hội đều diễn ra như thế với một
không khí tươi vui náo nức, người dân Ma Coong từ khắp đều quần
tụ về đón chào một mùa xuân mới đầy an lành, hạnh phúc.
TR̉ CHƠI CƯỚP CÙ
Cướp
cù: Ở trên vùng đất hai huyện cũng như nhiều
vùng thuộc đôi bờ sông Gianh, c̣n lưu lại nhiều
môn thể thao dân tộc, đồng thời cũng là những
tṛ chơi trong ngày tết và các lễ hội, tiêu biểu
là môn cướp cù.
Không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng cướp cù
thường diễn ra vào sáng mồng 3 tết hàng năm. Sân
cù là một đám đất đă nhổ sạch mạ trước mặt đ́nh
làng. Chiều dài của sân khoảng 80 mét, chiều
rộng khoảng 50 mét. Ở hai phía cuối sân trồng
hai cây tre cao to c̣n để lại vài cành lá lơ thơ,
trên ngọn cây tre có buộc một dải vải điều để
làm rơ mục tiêu ném cù. Cù thường là quả bưởi.
Mục tiêu ném cù là lỗ rọ thường đan bằng tre có
đường kính gấp đôi đường kính quả cù.
Trai chơi cù là những người khỏe mạnh, nhanh
nhẹn và tháo vát. Thông thường mỗi phe chơi có
số lượng từ 20 đến 30 mươi chàng trai dũng cảm.
Ngày xưa, cứ mỗi dịp đầu năm, các vị kỳ hào,
hương lư tề tựu đông đủ để tế thần linh, cùng
mong muốn quả cù góp vui cùng dân làng trong
ngày tết, mong muốn dân làng có cuộc sống b́nh
yên và thịnh đạt. Sau phần nghi lễ, hai người
cầm lọng hai bên bê ra sân đặt lên mâm cù năm
quả có phủ vải điều. Các đối thủ hai đội xếp
hàng dọc đối mặt với nhau. Sau loạt đại cổ, tiểu
cổ, vị trọng tài cầm một quả cù bước tới khai
mạc trận đấu trước sự chuẩn bị sẵn sàng của hai
đội. Tiếp đến, cùng với tiếng chiêng khua, tiếng
dục rộn ràng, lệnh lung cù được khởi phát. Đấu
thủ hai bên thi tài tranh nhau ném quả cù vào rọ.
Cuộc chơi tiếp diễn và lặp lại từng đợt cho đến
khi hết thời gian thi đấu (thường là một giờ cho
hai hiệp chơi).
Người xem đứng chật ních cả bốn phía sân không
ngớt reo ḥ cổ vũ, át cả tiếng chiêng, tiếng
trống, mũ nón tung lên nhấp nhô như sóng lượn.
Già trẻ gái trai như bị quả cù thu hút, chạy
theo hướng quả cù lao đi vun vút như muốn tiếp
sức cho đội nhà được thắng cuộc để cùng hưởng
một năm tốt lành phát đạt.
Cuối cùng, ban tổ chức tính số lần quả cù lọt rọ
của mỗi bên để phân định thắng thua. Bên thắng
trận sẽ được một bữa liên hoan no say. Hồi ấy
các làng thường tặng cho đội thắng của ḿnh một
con lợn béo trên 50 kg. Tṛ chơi nào chả là tṛ
chơi nhưng điều đáng quư ở môn cướp cù là tinh
thần hữu nghị, thân ái diễn ra trong suốt quá
tŕnh thi đấu.
Có lẽ đây là một môn thể thao mà quân lính ngày
xưa đă sử dụng để rèn luyện. Theo "Phủ biên tạp
lục’’ của Lê Quư Đôn th́: ’’Trong một đợt hành
chinh vào phía Nam, vua Lê Thánh Tông đă dừng
chân ở tổng An Lai (thuộc xă Xuân Thủy, Lệ Thủy
ngày nay), nhà vua cho dựng chùa phật ngồi, có
người gọi là phật mọc ở làng Quảng Cư. Tại đây
và cồn vật làng Phan Xá, trong quá tŕnh tập
luyện, quân lính đă thường xuyên chơi môn cướp
cù. (internet)
|