Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum

 
Tŕnh diễn lễ hội của đồng bào dân tộc BahNar

Lễ hội của các tộc người ở Kon Tum có dáng vẻ riêng mang tính khu vực. Lễ hội cộng đồng được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông vô tận; chính từ đó, nó chứa đựng một sắc thái văn hóa riêng – văn hóa lấy con người làm chủ, lấy đất trời làm khuôn mẫu, văn hóa ấy là sự hài ḥa của nắng mưa, của núi rừng và nương rẫy.

Lễ hội dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum đều là những lễ hội mang tính qui mô nhỏ, được thể hiện trong phạm vi một gia đ́nh, nhóm gia đ́nh, cao nhất là một cộng đồng làng.

Hệ thống lễ hội  của các dân tộc ở Kon Tum chia làm ba đường dây chính bao gồm  : Thứ nhất là hệ thống lễ hội xung quanh ṿng đời người với quan niệm con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua một quá tŕnh của mối quan hệ ứng xử, mối quan hệ cá nhân với cá nhân; cá nhân với cộng đồng; cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên (Jàng). Trong khi điều kiện sinh tồn của con người c̣n muôn vàn khó khăn, phải đối mặt với đói nghèo, bệnh tật, thú dữ, chết chóc… Do đó ṿng đời người cũng gắn liền với cả một hệ thống lễ hội tương ứng trong mỗi thời kỳ và t́nh huống cụ thể.

 Một số lễ hội điển h́nh về chu kỳ ṿng đời người của đồng bào các dân tộc thiểu số Kon Tum được thể hiện như Lễ cưới: xem xét từ lễ thức hôn nhân – công việc hệ trọng của mỗi cá nhân, yếu tố cơ bản, tiền đề sản sinh ra con người. Hôn nhân  được gia đ́nh và cộng đồng dành cho một sự quan tâm đặc biệt, từ nghi thức, nghi lễ, các điều kiện vật chất và tinh thần phong phú, sắc thái t́nh cảm đặc biệt, mối quan hệ ứng xử đa chiều… trong không gian văn  hóa cộng đồng.

Lễ thổi tai: th́ lại bao hàm nhiều ư nghĩa bởi kết quả của hôn nhân là những đứa con của gia đ́nh – thành viên mới của cộng đồng. Đi kèm với nó là những lễ thức tương ứng. Từ lễ cầu đẻ thuận, lễ đặt tên, đặc biệt là lễ thổi tai; chưa làm lễ thổi tai th́ chưa được coi là thành viên chính thức của cộng đồng. Khi đứa trẻ được khoảng 3-4 tuổi, gia đ́nh và cộng đồng tổ chức lễ thổi tai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà gia đ́nh tổ chức ở quy mô to, nhỏ khác nhau, điều kiện đó không quan trọng. Điều cốt yếu và có ư nghĩa nhân văn nhất là trong cuộc lễ, già làng, cha mẹ và mọi người nói vào tai (thổi) đứa trẻ luồng sinh khí – những điều tốt đẹp nhất, mang ư nghĩa của sự định hướng, chỉ bảo, dặn ḍ, cầu mong đứa trẻ lớn lên trở thành người con ngoan của gia đ́nh và xă hội. Và cũng từ đây, đứa trẻ được công nhận là một thành viên chính thức của cộng đồng.

Lễ cúng đau ốm: Trong hoàn cảnh sống hiện tại của người dân ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum  nói riêng c̣n rất nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, sinh hoạt, môi trường, khí hậu khắc nghiệt…; hơn nữa, kiến thức về y học rất hạn chế, người ta không biết được nguyên nhân hoặc loại bệnh mắc phải. Họ cho rằng người đau ốm là do ma rừng, ma suối bắt hồn; do đó, chỉ có cách làm lễ cúng cầu mong được trợ giúp. Khi đó, thầy cúng được mời tới và tiến hành nghi lễ. Lễ vật dùng cho tất cả nghi lễ này là rượu và gà. Qua nghi lễ, ư nguyện là cầu mong Jàng trả lại hồn cho người ốm để chóng khỏi bệnh, nếu cúng không khỏi th́ người ta cúng tiếp và dùng lễ vật lớn hơn như heo, ḅ, trâu…

Lễ tang: Tín ngưỡng nguyên thủy của một số dân tộc thiểu số ở Kon Tum cho rằng con người chết không phải là hết, chết chỉ là sự chuyển chỗ về với ông bà và tiếp tục tái sinh ở kiếp khác (luân hồi). Do vậy, lễ tang chỉ là một cuộc tiễn đưa đầy lưu luyến giữa người đi kẻ ở. Khi gia đ́nh có người chết, người nhà nổi chiêng, trống báo hiệu cho toàn thể cộng đồng biết để đến cùng gia đ́nh lo làm ma. Người chết được thay áo, váy, khố mới, được đưa ra khỏi nhà và đặt trong nhà tang. Ngôi nhà vừa được cả cộng đồng cùng làm cho ma bằng tranh, tre, nứa gọi là nhà mồ. Người chết được đặt vào quan tài làm bằng một thân gỗ to, khoét rỗng và đậy nắp rồi buộc chặt lại, sau đó dùng đất sét trét kín những khe hở. Lúc này, mọi người mang đến rượu, heo, gà cùng nhà chủ là bữa ăn cộng đồng chia tay với người chết. Toàn thể cộng đồng ăn uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng liên tục cả ngày xung quanh nhà ma. Đến ngày thứ 3 (có khi 4-5 ngày), người ta mới đem đi chôn tại nghĩa địa của làng. Người chết được chia của bằng người sống v́ họ cho rằng đến nơi ở mới cần những đồ dùng, phương tiện để tiếp tục sinh hoạt và lao động. Tài sản được chia gồm : Chiêng, ché, gùi, ŕu… nhưng tất cả các thứ này đều được làm vỡ hay bẻ găy, bởi theo quan niệm của họ, thế giới ma là thế giới lộn ngược với thế giới của người sống – xấu là tốt, vỡ là lành, ngày là đêm…

Theo BĐT KomTum

 

LỄ HỘI KON TUM
LỄ HỘI CÚNG ĐẤT LÀNG CỦA NGƯỜI BA NA - KON TUM

Lễ hội Cúng Đất làng của người Ba Na ở Kon Tum: Con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá tŕnh của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên - Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc c̣n gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc... mà tŕnh độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, ṿng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ - Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, t́nh huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng...

Lễ Cúng Đất Làng là Lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới. (internet)
Nguồn: saigontoserco


LỄ CÚNG ĐAU ỐM - KON TUM

Lễ cúng đau ốm: Trong hoàn cảnh sống hiện tại của người dân ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng c̣n rất nhiều khó khăn về điều kiện vật chất, sinh hoạt, môi trường, khí hậu khắc nghiệt…; hơn nữa, kiến thức về y học rất hạn chế, người ta không biết được nguyên nhân hoặc loại bệnh mắc phải. Họ cho rằng người đau ốm là do ma rừng, ma suối bắt hồn; do đó, chỉ có cách làm lễ cúng cầu mong được trợ giúp. Khi đó, thầy cúng được mời tới và tiến hành nghi lễ. Lễ vật dùng cho tất cả nghi lễ này là rượu và gà. Qua nghi lễ, ư nguyện là cầu mong Jàng trả lại hồn cho người ốm để chóng khỏi bệnh, nếu cúng không khỏi th́ người ta cúng tiếp và dùng lễ vật lớn hơn như heo, ḅ, trâu…(internet)

Nguồn: saigontoserco

 

 
LỄ THỔI TAI

Lễ thổi tai: th́ lại bao hàm nhiều ư nghĩa bởi kết quả của hôn nhân là những đứa con của gia đ́nh - thành viên mới của cộng đồng. Đi kèm với nó là những lễ thức tương ứng. Từ lễ cầu đẻ thuận, lễ đặt tên, đặc biệt là lễ thổi tai; chưa làm lễ thổi tai th́ chưa được coi là thành viên chính thức của cộng đồng. Khi đứa trẻ được khoảng 3-4 tuổi, gia đ́nh và cộng đồng tổ chức lễ thổi tai. Tùy theo điều kiện kinh tế mà gia đ́nh tổ chức ở quy mô to, nhỏ khác nhau, điều kiện đó không quan trọng. Điều cốt yếu và có ư nghĩa nhân văn nhất là trong cuộc lễ, già làng, cha mẹ và mọi người nói vào tai (thổi) đứa trẻ luồng sinh khí - những điều tốt đẹp nhất, mang ư nghĩa của sự định hướng, chỉ bảo, dặn ḍ, cầu mong đứa trẻ lớn lên trở thành người con ngoan của gia đ́nh và xă hội. Và cũng từ đây, đứa trẻ được công nhận là một thành viên chính thức của cộng đồng. (internet)
Nguồn: saigontoserco

Lễ đặt tên - Thổi tai của người Êđê (Đắk Lắk)

“Lễ đặt tên - thổi tai là lễ thức phải có trong nghi lễ ṿng đời của người dân tộc Êđê. Lễ được tổ chức đơn giản nhưng quan trọng trong phạm vi gia đ́nh, ḍng tộc. ở buôn chúng tôi lễ đặt tên - thổi tai và lễ cúng cầu sức khỏe là những nghi lễ truyền thống c̣n được ǵn giữ trong cộng đồng Êđê".

Xem h́nh
 

 

Các lễ vật gồm: Một chén rượu, một con gà trống (con trai cúng gà trống, con gái cúng gà mái), một quả cà đắng, một củ nén, một lá ổi rừng (nếu không có lá ổi th́ dùng lá bằng lăng), một chén bằng đồng (đựng nước sương hứng từ trước). Con anh chị là cháu trai nên có thêm một cái dùi, một cái đục, một con dao gọt.

 

Người đỡ là bà HDiết Mlô, 68 tuổi, là người làm lễ đặt tên - thổi tai cho cháu bé (theo phong tục của người ê đê, lễ này không đánh chiêng). Lễ đặt tên được làm trước. Bà đỡ đặt các lễ vật trong cái thúng bên cạnh cháu bé và cầu nguyện: "Nay ta đặt tên cho cháu, nếu cháu ưng tên ta đặt th́ cháu hết khóc và ngủ thật ngon. Nếu không thích tên này, cháu hăy khóc thật to". Sau đó, bà đọc tên từng người trong ḍng tộc đă quá cố. Khi bà đọc đến tên Y Kương, cháu ngừng khóc và tên đó đă được dùng đặt tên cho cháu bé.

 

Sau khi đọc tên xong, bà HDiết Mlô lấy một chút gan gà cho cháu bé ăn, lấy lá ổi nhúng nước sương trong chén đồng bôi lên miệng cháu bé. Bà cầu nguyện: "Này cháu, ta cho cháu ăn gan này để sau này cháu gan dạ, uống nước để khi gặp sương gió dăi dầu không quản vất vả, mệt nhọc cháu nhé! ". Rồi bà lấy nước sương bôi lên tay chân cháu bé và nói: "Này cháu, ta bôi nước sương lên tay chân cháu, mong cháu siêng năng, chăm chỉ, bất kể ngày đêm, mưa nắng cũng không sợ". Tiếp đến là lễ thổi tai: Bà HDiết MLô cầm một củ gừng, một củ nén (có nơi dùng ống nứa), thổi vào hai lỗ tai của cháu bé và cầu nguyện: "Này ta thổi gừng này, nén này vào hai lỗ tai cháu, để tai cháu được thính, mắt cháu được sáng như sao Mai và phải ngoan ngoăn vâng lời ama, amĩ". Bà cầm cái dùi, cái đục, con dao lên cầu nguyện: "Này ta cầu mong cho cháu sau này lớn lên có đôi bàn tay khéo léo biết rèn, biết đan gùi, rổ, rá để dùng".

 

Cuối cùng bà lấy một sợi chỉ đen cột vào tay cháu bé để chứng tỏ cháu bé đă được làm lễ đặt tên - thổi tai và thật sự có tên từ bây giờ.

 

Hiện nay ở buôn Ko Tam nói riêng và xă Êu Tu nói chung, cùng với việc duy tŕ lễ đặt tên - thổi tai, lễ cúng cầu sức khỏe, một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê đă và đang từng bước được phục hồi như lễ cúng bến nước, lễ kết nghĩa anh em…
 
(Theo Đắk Lắk)

LỄ HỘI MỪNG NHÀ RÔNG MỚI - KON TUM

Lễ hội mừng nhà rông mới của dân tộc Gia Rai, Kon Tum: Trong nắng gió cao nguyên lồng lộng, đồng bào dân tộc Gia Rai ở Ya Chim, tỉnh Kon Tum náo nức tổ chức lễ hội mừng nhà rông mới.

Từ mấy ngày trước, các già làng đă tập trung bàn bạc công việc chuẩn bị cho lễ hội. Nghi thức đầu tiên là chọn vị trí trồng cây nêu. Họ chọn một ghè rượu nhỏ và cắt tiết một con gà trống cúng báo với Giàng, xin phép mở hội. Bát tiết gà ḥa rượu cúng là vật thiêng, nên phụ nữ, con trẻ không được đụng vào. Các già làng đem bát tiết ra vị trí dựng nêu. Làng dựng hai cây nêu, một để buộc trâu c̣n một để buộc dê, cả hai đều là con đực mầu đen. Mỗi cột nêu c̣n trồng một cây Pơ lang (cây hoa gạo) tượng trưng cho sự trường tồn của cộng đồng.

Già làng A Zui, chủ lễ, cầm bát tiết gà đưa quanh cây nêu lớn năm ṿng: ba ṿng từ phải qua trái, hai ṿng từ trái qua phải. Theo quan niệm của họ, ngược chiều kim đồng hồ là chiều lặn của mặt trời, chiều đến với ông bà tổ tiên, c̣n xuôi chiều kim đồng hồ là chiều vận động bất tận của mặt trời.

Trong khi hành lễ, họ kiêng tránh để bát tiết gà bị đổ, do họ sợ rằng dân làng sẽ gặp những điều không hay. Cây nêu là một công tŕnh nghệ thuật tổng hợp, chỉ dùng tre, gỗ kết hợp điêu khắc và hội họa, trang trí mầu đen, đỏ, trắng được lấy từ than củi, đất, đôi khi từ máu các con vật hiến sinh. Trên thân cây nêu có các h́nh trang trí như h́nh mặt trời, tay thần, cây rau dớn, hoa văn kỷ hà. Dựng xong cây nêu, trai tráng dưới sự điều khiển của già làng buộc trâu, dê vào tḥng lọng. Trâu và dê là vật cúng thần nên tḥng lọng cũng được làm rất công phu. Họ giết một con heo nhỏ để báo với Giàng việc này. Sau đó các cô gái làng tập trung chế biến rau rừng thành nhiều món ăn độc đáo. Cánh đàn ông th́ chuẩn bị một ghè rượu thiêng.
Lúc này tiếng chiêng cồng bắt đầu nổi lên trầm hùng cùng những ṿng múa xoang của các cô gái. Bài cồng chiêng thứ nhất mang ư nghĩa mừng nhà rông mới và mời các thần linh về chứng kiến lễ ăn trâu của dân làng. Bài thứ hai mời ông bà tổ tiên, c̣n bài thứ ba mời bà con xa gần về dự hội.

Sau đó họ tiến hành một thủ tục tâm linh gọi là prế prang. Già làng dùng một sợi dây dài, buộc một đầu vào gốc nêu, dây được kéo dài ra. Sau hiệu lệnh của ông, tất cả già trẻ trai gái đều cầm tay vào sợi dây. Vài phút sau đầu dây được chuyển từ cột nêu buộc trâu sang cột buộc dê.

Các già làng giải thích rằng, dân làng quá đông, không đủ chỗ cho tất cả mọi người cùng lúc sờ vào cột nêu nên phải nối dây dài ra, v́ đó là "sợi dây thông linh" để dân làng tiễn vật hiến sinh và báo với Giàng họ đă góp công sức tiền của vào việc tổ chức lễ hội và cầu mong Giàng ban phúc. Già làng

A Zui đứng bên cây nêu buộc trâu, cao giọng khấn: "Thưa Giàng, dân làng đă làm được nhà rông mới đẹp rồi đấy. Hôm nay, làng mở hội ăn trâu mừng nhà rông mới, mời Giàng về chung vui, ban cho con người sức khỏe, cho con trâu, con ḅ, con heo mau lớn, thóc lúa đầy kho, ruộng rẫy đầy mỳ bắp, mọi hận thù tan biến !".

Mỗi người được chia một miếng gan heo để bôi lên cổ để trị bệnh và tránh rủi ro. Làng mổ thêm một con heo, các gia đ́nh cùng góp thêm rượu thịt, cùng ăn uống vui vẻ. Đêm đầu của lễ hội, hầu như cả làng không ngủ, tập trung quanh nhà rông tâm t́nh và ăn uống.

10 giờ sáng hôm sau đội cồng chiêng đánh một ṿng quanh nhà rông rồi đến thăm từng nhà. Các gia đ́nh biếu lại họ gà, rượu, bầu bí... Sau đó những người đàn ông đại diện cho các gia đ́nh mang theo mỗi người một nắm gạo. Số gạo góp này được coi là gạo thiêng, được già làng rắc lên lưng trâu với ư nghĩa tiễn đưa vật hiến sinh về với Giàng. Trong tiếng chiêng rộn ră, mấy thanh niên khỏe mạnh, tay cầm giáo, tay cầm khiên bước ra. Họ múa điệu múa chiến trận thật khỏe khoắn quanh cột buộc trâu trong tiếng ḥ reo đầy phấn khích của dân làng. Đây cũng là lúc nghi lễ đâm trâu. Sau đó dân làng cắt đuôi trâu treo lên cây nêu. Thịt trâu được thui và chia đều cho mọi gia đ́nh. Con dê cũng được hiến tế ngay sau đó.

Cúng xong ở nhà rông, một lần nữa sợi dây thông linh lại được giăng ra để dân làng báo với Giàng rằng mọi việc đă hoàn tất. Sang ngày thứ ba của lễ hội, đầu trâu được mang lên nhà rông. Một thanh niên cẩn thận lột da và thịt khỏi đầu trâu, riêng lưỡi và óc con vật được băm nhuyễn, trộn đều rồi gói trong lá rừng đem nướng để mang lên nhà rông làm lễ cúng Giàng, xin phép từ nay nhà rông sẽ được đưa vào sử dụng.
Lễ hội kết thúc khi xương đầu trâu được gác lên một góc cao trong nhà rông. Sau đó, các già làng ngồi lại với nhau rút kinh nghiệm về việc tổ chức lễ hội, kiểm xem có ai ở xa hay ốm đau không về được th́ bàn cách giúp đỡ. Chính v́ vậy, sau lễ ăn trâu mừng nhà rông mới, sức mạnh đoàn kết cộng đồng của dân tộc Gia Rai như được củng cố và có thêm một sức sống mới. Lễ hội mừng nhà rông mới là một trong nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Gia Rai, được bảo tồn qua nhiều thăng trầm của lịch sử, và phổ biến trong đời sống người dân Tây Nguyên hôm nay. (internet)
Nguồn: saigontoserco


LỄ HỘI CÚNG ĐẤT LÀNG NGƯỜI BA NA - GIA LAI - KON TUM

Con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá tŕnh của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người - Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên -

Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc c̣n gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc... mà tŕnh độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, ṿng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ - Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, t́nh huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng...

Lễ Cúng Đất Làng là Lễ hội của người Ba Na sống ở Kon Tum và Gia Lai. Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.

 

LỄ HỘI ĐẮK LẮK

LỄ MỪNG TUỔI LỚN KHÔN - ĐẮK LẮK

Trong nếp sống cổ truyền của người Êđê, có những lễ hội liên quan tới đời sống chung của cộng đồng ,cũng có những lễ hội của gia đ́nh ,hoặc cho một thành viên… Trong số đó th́ lễ mừng tuổi lớn khôn (hay Mpuh) được coi là rất đặc sắc. Có thể đây là vang ḅng của lễ trưởng thành dành cho thanh niên trong bộ tộc xưa.

 

Lễ được tiến hành khi chàng trai Êđê đă biết dùng ŕu đẵn gỗ ,ngă cây dùng rựa phát rẫy trồng lúa ,lại biết cầm khiên múa kiếm ,giương nỏ bắn gục con thú hoang dại của rừng về phá họai nương rẫy ,và cao hơn nữ là biết phóng lao đâm chết cả hổ ,heo rừng…
 
Xưa,luật tục Êđê định rằng ,hễ nghe Mtao(tù trưởng )kêu gọi ,lập tức tất cả trai tráng đều lên đường đánh giặc ,đuổi cướp ,giữ plây giữ bến nước của ông bà ,cha mẹ.Người già kể rằng ,vào thời anh hùng Đam San làm tù trưởng ,buôn của chàng là buôn lớn nhất trong vùng ,trâu ḅ đếm không xuể .Nhà tù trưởng Đam San có nhiều ché túc,ché tang với những dàn chiêng mỗi khi lên tiếng th́ âm thanh bay khắp bầu trời .Các thần Trời,thần Núi ,thần Sông đều lắng nghe và hết ḷng giúp sức cho người anh hùng thu phục núi rừng về một mối ,cho người Êđê yên ổn làm ăn trên buôn rẫy vủa ḿnh.
 
Muốn làm trán đinh của Đam San th́ phải bắt được con heo rừng ,ḅ rừng về mổ thịt đăi cả buôn như để tŕnh báo tài năng của ḿnh trước cộng đồng .Ché rượu cần thơm nhất sẽ dược mở ra mời người chiến thắng .Từ buổi ấy ,chàng trai được già làng công nhận là “chàng trai Êđê”.Chàng được trao khiên ,kiếm,được làm lễ cúng trời để đi laập chiến công khắp nuí xa rừng gần .Chàng trai Êđê từ buồi lớn khôn cóp trách nhiệm góp sức ḿnh làm cho buôn rẫy giàu mạnh lên măi .Người già Êđê thời nào cũng nhắc nhở con cháu hăy nhớ lấy cội nguồn của bộ tộc ḿnh .
 
Từ tinh mơ ,chàng trai đă thức dậy ,mặc quần áo cổ truyền mới nhất ,đóng chiếc khố đẹp nhất ,quấn chiếc khăn mềm mại nhất ,chân đi đôi dép da trâu mà ông bà xưa thường dùng để đi rừng ,vai đeo bầu nước .
 
Những tia nắng mặt trời buổi sáng chiếu xuyên qua ṿm lá vào thẳng cửa sổ phía đông nhà dài .Lúc này các bếp trong buôn cũng đă đỏ lửa .Ngọn lửa của người cùng ngọn lửa của trời nuôi sống ,sưởi ấm con người ,đuổi ma quỷ và xua tan mọi điều xấu gở ,rủi ro ra khỏi đời sống buôn rẫy .Tay phai cầm kiếm ,tay trái cầm khiên,chàng trai Êđê đi ra bến nứớc tắm để tẩy rửa mọi tội lỗi của quá khứ .Bến nước sáng ngày được dành riêng cho ngừơi Ê đê sắp bước vào làm lễ Mpuh .Một hành động tượng trưng :chàng trai tới nơi máng nước ,tháo khăn rồi gội đầu ,rửa mặt trước sự chứng giám của trời ,đất và thần bến nước ,cùng sự hiện diện của bà con trong buôn .Chàng hứng đầy một bầu nước tinh khôi chảy ra từ ḷng đất ,đem về để cúng thần cầu sức khỏe cho mọi người .Đất và nước ,lửa và ánh sáng ,lúa ngô trên rẫy ,đóa là nguồn sống bất tận trong buôn …
 
Heo đă mổ xong ,đầu được giữ để làm lễ cúng ,một thăn thịt dài lóc từ gáy tới đuôi cuốn một ṿng vào cột Piê,nơi buộc ché rưỡu để cúng thần .Người điều hành lễ cắm hai cần vào ché rượu quay về hướng đông :một cần dành cho thần ,một cần dành cho đương sự .
 
 
Chàng trai bước tới gần cầu thang ,ở đây có hai cây chuối đă trồng sẵn .Chàng vung kiếm chém một nhát đứt cây bên phải ,nhát thứ hai đứt cây bên trái .sau đó chàng từ từ bước lên cầu thang .Bà mẹ Êđê mặc Yêng (váy)áo mới trang nghiêm và hiền từ đứng sẵn ở đầu sàn ,bên cầu thang đợpi đứa con về .Bà cất giọng hỏi :
 
-Chào con trai của mẹ ,con từ đâu đến ?Có phải con đi đánh giặc phía đông ,múa khiêng phía tây ,thắng trận trở về ?
 
Chàng trai lễ độ đáp :
 
-Chào mẹ ,con chào người mẹ của đất rừng Êđê .Đúng như mẹ nói ,con đă múa khiêng từ phía tây ,múa kiếm từ phía đông …giờ đây con đem vinh quang về cho mẹ .
 
Tất cả dân chúng trong buôn đều nghe rơ cuộc đối thoại giữa người mẹ và ngừơi con trai .Bà mẹ đứng lui ra một bên .Chàng trai bước vào nhà ,dựa kiếm vào vách phía đông ,rồi ra ngồi đối diện với thầy cúng .Bảy ché rượu cần được buộc vào bảy chiếc cột thành một hàng dọc giữ ngôi nhà .Thầy cúng ngồi trước ché rượu đầu tiên ,mặt hướng về phía đông ,ngón trỏ tay phải đặt trên miệng ché .
 
Trống chiêng nổi lên từng hồi dồn dập ,hối hả mở đầu buổi lễ .Dân trong buôn kéo tới mỗi lúc một đông .Gịong thầy cúng vang lên đều đều ,nhưng phải ngồi sát một bên mới nghe rơ .bởi tiếng nhạc ,tiếng chiêng đă át đi mất phần nào :
 
“Hỡi các thần ,
Tôi gọi vị thần hướng đông ,thần hướng tây ,thần hộ mệnh ,thần nuôi dưỡng
Người này sáng hôm nay ,ngày hôm kia
ở cḥi đă yên ,về nhà được lành ,
biết làm ra lúa ,ra bắp ,nay đă lớn khôn .
Trồng chuối ,chuối sai quả ;trồng mía ,mía ngọt .
Người này nhờ thần giúp cho:bền như gang ,dẻo như đồng , cừng như sắt .
Sức mới ,hơi thở mới ,con người luôn luôn khỏe mạnh ,b́nh yên.
Heo thiến cùng bảy ché rượu đă được bày sẵn cúng thần .
Thịt cũng đă chia phần cho tất cả các bếp trong buôn .
R ượu nồng hay nhat xin hăy cùng uống .
Cầu cho mọi người đều gặp may mắn tốt lành .
Hỡi các thần”
 
Thầy cúng đứng lên trao khiêng và kiếm cho chàng trai ,trong khi chiêng trống rền vang ca ngợi hạnh phúc cả buôn .Cuộc lễ lần thứ nhất đă xong .
 
Chàng trai múa khiên,múa kiếm vui chơi .Các cô gái té nước ,chàng trai giơ khiên đỡ mặt ,đỡ ngực .Bà con chen nhau ở ṿng ng̣ai xem cuộc đua tài ,đua vui.Té nước là tṛ chơi vui khỏe của thanh niên nam nữ Êđê .Mỗi lần chàng trai tránh né được th́ một cô gái mang thịt đến tặng chàng một miếng như tiếp sức ,khen ngợi , chúc nừng .C̣n ngược lại ,mặt hay ngực bị ướt th́ cũng coi như đó là điều may.
 
Trong khi đó ông Pô kai piê(người mời rượu )đi mời lần lượt từng người tới ngồi bên ché rượu và vít đầu cần .Phụ nữ bao giờ cũng được mời uống trước ,nam giới uống sau .Họ hàng gần uống trước ,người xa uống sau .Vui chơi thỏai mái ,nhưng tục lệ nề nếp phải giữ .
 
Trời đă về chiều .Sau khi đă ăn uống no say ,mỗi người tự do chọn chỗ nghỉ tạm để chờ cuộc lễ thứ 2 .
 
Nghi lễ lần này bắt đầu vào khỏang 10h đêm,khởi đầu bằng việc đốt sáng 7 ngọn đuốc làm bằng nhựa cây trai.Anh lửa cháy sáng như có sức đẩy lùi bóng đêm (mà theo quan niệm của người Êđê là nơi ma quỷ hay ẩn náu ),mang lại niềm vui và sức mạnh cho mọi người .
 
Ông Pô chất đing (người điều khiển lễ )trao khiên và kiếm cho chàng trai rồi dẫn anh đến ngồi đối diện với thần cúng .Chàng trai trong tư thế của người sắp lên đường ,vai mang bầu nước ,chân đi dép da trâu .Ánh sáng từ 7 ngọn đuốc soi lên mặt đầy cương nghị của người chấp lễ đang ngồi bất động như một pho tượng .
 
Chiêng trống vẫn nổi lên dồn dập từng hồi .Không gian đầy ắp âm thanh hào hùng và ánh sáng lung linh của 7 ngọn đuốc bằng nhựa cây rừng đang cháy như thúc giục ,gợi mở trong tâm trí mọi người ư thức vươn tới lối sống cao đẹp ,xứng đáng là những con cháu của Đam San .Và đêm nay ,chàng trai phải thức trắng cùng với buôn làng.
 
Người thầy cúng cầm 2 chiếc khăn đỏ ,bước 7 bước ngắn ,cứ mỗi bước lại hô lên một tiếng ,đến trước mặt người chịu lễ ,đưa tay quàng chiếc khăn vào cổ,dẫn đi tŕnh Yang với lờ khấn như sau:”Chàng trai này xứng đáng là con cháu của người Êđê”
 
Người ta cắt dăi thịt buộc ṿng quanh cột cúng Piê ,đem xắt nhỏ ,gói từng nhúm trong lá chuối ,chia đều cho người trong buôn .Riêng vẫn c̣n một ché rượu cần đầy nguyên vẹn dành cho cuộc vui tiếp theo. Một cụ già được mời tới bên ché rượu. cụ đưa tay vít cần, thưởng thức ngụm rượu đầu tiên. Ánh đuốc soi sáng bộ mặt xương xương của ngừoi già từng trải với chiệc tảu nhồi đầy thuốc lá đang bộc khói giữa đôi môi miếm lại. sau khi hút một hơi rượu cần thứ hai , cụ già bắt đầu lên giọng kể Khan ( trường ca Ê Đê). Tiếng cụ vang lên ấm áp. Mọi c6au chuyện trao đổi riêng tư của nhóm này, người nọ đang xôn xao bỗng nhiên ngừng hẳn. người ta lắng nghe từng lời kể như hớp ngụm rượu nồng cay trong ché quư. Cứ thế, bằng giọng kể khi trầm khi bổng, cụ đưa mọi người trở về sống lại trong không khí lịch sử xa xưa và đầy tự hào với bao chiến công huy hoàng, rực rỡ…
 
Tiếng gà trong Buôn đă gáy sang canh tử từ lâu, nhưng lời kể Khan vẫn vang lên không dứt. lúc này, ai nấy cũng đă ngà ngà say. Riêng chàng trai Ê Đê được thụ lễ hôm nay như được truyền thêm sức mạnh mới , sức mạnh của bao thế hệ người Ê Đê đă được chắt lại trong lời ca , trong chuyện tích và cả trong tiếng nói đầy ắp tục ngữ, ca dao:
 
Có măng mới có cây le
Có tắc kè v́ có cây
Có hàng trăm hàng ngàn con người
V́ có cha có mẹ…
 
Đằng đông trời bắt đầu rạng sáng. Trong phút chốc, những tia nắng vàng rực rỡ xuyên thủng khói mây màu sữa, chiếu thẳng lên không trung, báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
 
Thế là chàng trai Ê Đê trong lễ Mpuh đă sống qua một ṿng thời gian liên tục từ ngày sang đêm, rồi từ đêm nối ngày, gắn bó với cộng đồng của ḿnh cả hiện tại và quá khứ, trong lễ công nhận đến tuổi lớn khôn , người thầy cúng đă cầu mong cho chàng nhận được sự truyền nối sức mạnh truyện thống của bộ tộc ḿnh

 


LỄ CÚNG BẾN NƯỚC CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ - ĐẮK LẮK

Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió ḥa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những h́nh thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ư nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nên phong tục này đă được bảo tồn và tổ chức hàng năm nhằm đáp ứng ḷng tin của đồng bào dân tộc và thể hiện chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Buổi Lễ cúng bến nước thường diễn ra như một ngày hội của buôn làng Êđê. Sau hồi chiêng ngân dài như đưa ta vào thế giới tâm linh sâu thẳm và trang nghiêm, Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc lễ cúng ông bà tổ tiên để thông báo cho ông bà về sự có mặt đông đủ con cháu trong buôn làng. Khi lễ cúng cho ông bà tổ tiên kết thúc, một hồi chiêng nữa ngân lên và đó cũng là khi thầy cúng bắt đầu làm lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Kết thúc lễ cúng Yàng, những hồi chuông dài tiếp tục ngân vang, những cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi, cùng mọi người theo bước chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.

Lễ cúng bến nước diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng đọc lời khấn cầu mong Thần nước mang nước, nguồn sức sống quan trọng nhất đến cho buôn làng. Sau lễ cúng những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về trong niềm vui hân hoan. Mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên — một di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia


HỘI ĐUA VOI - ĐẮK LẮK

Với đồng bào các tộc dọc theo dăy Trường Sơn, voi là vật quư hiếm nhất, là hiện thân của sức mạnh và sự giàu có của mỗi gia đ́nh, mỗi buôn làng. Từ một giống vật hoang dă, khi được bắt về và thuần dưỡng, voi trở thành người bạn thân thiết với con người trong đời sống hàng ngày: vận chuyển, đi lại, làm rẫy, kéo gỗ, làm thuỷ lợi...

Voi là loài vật có thân h́nh to lớn, nhưng cũng là con vật thông minh và giàu t́nh nghĩa nhất trong quần thể động vật hoang dă. Sử sách xưa đă từng ghi lại nhiều mẩu chuyện về đức tính này của voi đối với người. Chuyện hai voi chiến của hai bà Trưng đă rủ nhau về bên đông Hát, nơi hai bà tự tử, rồi nhịn ăn cho đến chết. Đền thờ Voi Phục (Hà Nội) là nơi ghi lại sự tích này. Cảm động biết bao khi giữa pháp trường, con voi không chịu dày nữ tưởng Bùi Thị Xuân - người chủ của ḿnh - đă bị Gia Long khép vào tội h́nh. Bà phải gọi nó, vỗ về: "Mi hăy giết ta, nếu không mi sẽ chết oan, ta tha tội cho mi". Con voi chiến cúi đầu, cong ṿi, bái bà ba cái, nước mắt ràn rụa, rồi dùng ṿi quấn bà tung lên cao, đưa cạp ngà nhọn đón chủ, để bà chỉ đau một lần khi chết. Sau đó, voi t́m cách phá xích chạy vào rừng sâu. Chuyện những con voi chiến trong mũi tiến công đánh đồn Ngọc Hồi của quân Tây Sơn dưới sự chủ huy của đô đốc Đặng Tiến Đông năm Ất Dậu (1789); chuyện con voi già của vua Hàm Nghi phá xích chạy vào rừng nhịn ăn cho đến chết, khi vua bị bắt v.v... là những h́nh ảnh đẹp về ḷng trung nghĩa của con vật này.
 
Nh́n chung trong cả nước, voi tập trung nhiều nhất ở tỉnh Đắc Lắc (hơn 400 con voi nhà), trong đó huyện Ea Súp có đàn voi đông nhất. Bản Đôn là nơi quy tụ nhiều tộc người M nông, Êđê, Lào... không những nổi tiếng với đàn voi nhà hàng trăm con, mà c̣n là xử sở của nghề săn bắt và nuôi dạy voi từ lâu đời. Săn bắt voi là một nghề vô cùng lư thú, nhưng đầy gian lao nguy hiểm, đ̣i hỏi sự thông minh, ḷng dũng cảm tuyệt vời và sự phản ứng nhanh nhạy của nghề thợ săn trong mọi t́nh huống.
 
Hội đua voi thường diễn ra vào mùa xuân, cụ thể hơn vào dịp tháng ba âm lịch, đó là tháng đẹp nhất trong năm ở đây: trời nắng dịu, đất rừng khô ráo, dọc bên các bờ sông, bờ suối, các loại hoa rừng đua nhau khoe sắc, trắng, vàng, tím, hồng... Người Tây Nguyên thường ví von đó là mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước; mùa em đi phát rẫy làm nương; anh vào rừng đặt bẫy gài chông.
 
Để chuẩn bị cho ngày hội, từ vài tháng trước đó, những chàng trai trong buôn cũng như những mơgát (người quản tượng) đưa voi đến những cụm rừng có nhiều cây cỏ làm thức ăn cho voi để chúng được ăn uống no nê. Họ c̣n bồi dưỡng thêm chuối chín, đu đủ chín, mía cây, bắp ngô, khoai lang, cám gạo và hầu như không bắt voi phải làm những việc nặng nhọc để giữ sức.
 
Đến ngày hội, những đàn voi từ các buôn làng xa gần nườm nượp kéo về buôn Đôn, tập trung ở một số băi, hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêrêpốc. Cùng với những đàn voi, dân chúng khắp nơi đổ về dự hội với những bộ áo quần màu sắc rực rỡ.
 
Băi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng (thường là khu rừng bằng, ít cây to) bề ngang đủ để 10 con voi giăng hàng đi một lúc, bề dài từ một đến hai kilômét.
 
Một hồi tù và rúc lên, đàn voi dưới sự điều khiển của những chàng mơgát lần lượt tiến vào khoảng đất bằng, dàn thành hàng ngang ngay ngắn. Nhiều con rống vang, như để báo hiệu rằng chúng sắp bước vào một cuộc thi tài quan trọng. Theo lệnh điều khiển, từng tốp voi đi vào đứng ở tuyến xuất phát. Con đầu đàn bước lên phía trước, trong tư thế uy nghi, hai chân trước đứng thẳng, ngẩng cao, quay cái ṿi mấy ṿng rồi cúi đầu chào khán giả hai bên, xong lại lùi vào vị trí cũ. Tiếng hoan hô cùng những tràng vỗ tay cổ vũ vang dậy, trong khi tiếng chiêng, tiếng trống dóng lên từng hồi rộn ră như thúc, như giục. Không khí trường đua lúc này lặng im, căng thẳng, mọi người hồi hộp chờ đợi. Trên mỗi con voi có hai chàng mơgát dũng mănh, trong bộ trang phục sặc sỡ kiểu tướng lĩnh ngày xưa đang trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh. Một tiếng tù và rúc to báo lệnh xuất phát.
 
Những chiếc chân voi to như cây cột nhà, thường ngày nhấc lên từng bước ung dung, uể oải, thẳng tuột, đột nhiên bật lên như những chiếc ḷ xo phóng về phía trước trong tiếng ḥ reo, la hét của khán giả cùng tiếng chiêng, tiếng trống âm vang cả núi rừng. Chàng mơgát ngồi phía trước đầu voi cúi rạp ḿnh, ngẩng đầu quan sát và điều khiển voi bằng một thanh sắt nhọn dài độ một mét gọi là kreo (tiếng M nông là gậy điều khiển) dùng để đâm mạnh vào da, thúc voi tăng tốc độ, c̣n anh chàng mơgát thứ hai ngồi ở phía sau th́ dùng chiếc búa gỗ kốc nện mạnh vào mông voi để voi chạy nhanh và thẳng đường. Trên đường đua, bụi đất, lá cây khô bốc lên, tiếng gió rít, tiếng cành lá bị va quật xen lẫn với tiếng rậm rịch của những bước chân voi...
 
Khi bóng dáng chàng mơgát ngồi trên lưng chú voi đi đầu vừa xuất hiện từ xa trong ṿng quay trở về đích, th́ tiếng reo ḥ của khán giả vang lên như sấm. Tiếng trống, tiếng chiêng giục giă liên hồi. Tiếp theo là tiếng hoan hô những người thắng cuộc. Những chú voi được giải, giơ cao chiếc ṿi vẫy chào mọi người, rồi ngoan ngoăn bước đi ung dung, đôi tai phe phẩy, mắt lim dim đưa ṿi nhận những khúc mía màu tím hay ống đường của bà con các nơi mang đến ủng hộ.
 
Cuộc đua voi kết thúc, những chú voi dự thi lần lượt trở lại các buôn làng xa xôi, mang theo tiếng hát, lời ca và không khí rộn ràng của ngày hội, khi về buôn làng, lại một lần nữa được dân chúng kéo nhau ra tận đầu buôn để hân hoắm chào đón, thưởng quà như những người chiến thắng. Thường thường những con voi thắng cuộc vẫn thuộc về buôn Đôn, một buôn của người M nông có nhiều voi nhất và có truyền thống chăm sóc, huấn luyện voi giỏi nhất trong vùng.
 
Ngày hội đua voi là ngày vui lớn ở Tây Nguyên, nó phản ánh tinh thần thượng vơ của người M nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, đă từng quen với tốc độ, từng đối diện với bao t́nh huống hiểm nguy căng thẳng trong những cuộc săn bắt voi rừng. Chính cái khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên - nơi diễn ra cuộc đua đặc sắc - đă làm tăng lên bội phần chất hùng tráng của ngày hội cổ truyền của họ.

 

LỄ HỘI ĐẮK NÔNG
LỄ CẦU MƯA

Lễ cầu mưa: Đồng bào Tây Nguyên thường làm lễ cầu mưa khi sắp bước vào mùa trồng tỉa. Nhưng cũng có lúc đồng bào cầu mưa khi cây trồng đang trong thời kỳ sinh trưởng mà Yang (ông trời) quên đem mưa tưới xuống rẫy nương, hay v́ tức giận mà không cho mưa đến một vùng nào đó. Tuỳ theo từng tộc người, lễ cầu mưa của các dân tộc có thể được tổ chức ở từng gia đ́nh, tổ chức theo cộng đồng. Một bộ phận cư dân có hẳn người đại diện Yang tại mặt đất chuyên lo việc cầu mưa. Thông thường lễ cầu mưa được tổ chức tại bến nước. Đồng bào đắp một đám đất bằng chiếc mâm, tượng trưng cho đám rẫy, trong đó đặt các lễ vật gồm: một ghè rượu, một chiếc gùi có treo thịt quanh vành gùi, 2 khúc lồ ô cắt ngắn đựng rượu đặt bên ngoài chân đế gùi. Ngoài ra, c̣n có 2 chiếc lá đựng thịt cũng đặt trên mâm đất và 3 ống nứa dựa 3 phía thân gùi tượng trưng cho những công cụ chứa nước mưa. Lễ cầu mưa do Pơtao Apui đảm nhận.

Lễ cầu mưa là một hiện tượng tín ngưỡng dân gian, phản ánh nguyện vọng của một bộ phận cư dân nông nghiệp. Ở Tây Nguyên nó tồn tại song hành cùng h́nh thái kinh tế trồng lúa rẫy và hiện chỉ c̣n thấy ở vùng xa, bởi sự hiện diện ngày càng nhiều các công tŕnh thuỷ lợi có sức tưới hàng chục ngh́n ha làm cho mưa không c̣n là nhu cầu bức thiết của dân cư, v́ thế lễ cầu mưa ngày một thưa vắng dần, chỉ c̣n là mối quan tâm của những người yêu mến nền văn hoá cổ truyền Tây Nguyên (internet)
 

LỄ CƠM MỚI

Lễ hội cơm mới: Các dân tộc sống ở vùng Tây nguyên sau mùa thu hoạch sẽ tổ chức lễ ăn cơm mới, đây cũng là lễ hội đặc trưng của người Bahnar và Jrai được tổ chức để tạ ơn thần lúa, mừng mùa thu hoạch mới, cầu mong cho ruộng nương ngày càng nhiều thóc lúa. Dân làng cúng thần lúa bằng heo, gà... lễ ăn cơm mới được tổ chức ở nhà rông hoặc nhà riêng. Việc tổ chức lễ ăn cơm mới tuỳ thuộc vào khả năng thu hoạch nhiều hay ít của từng gia đ́nh. Đây là cơ hội để chủ nhà mời bà con, họ hàng, bạn bè các buôn làng lân cận đến chung vui, ăn uống, nhà nào đông khách được coi là một vinh dự lớn. Trong ngày vui này người ta đánh cồng chiêng, trống vui chơi ca hát cho đến khi tiệc tàn.

Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18