| |
|
LỄ HỘI THỪA THIÊN HUẾ
Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa, tuy
không lâu đời như ở miền Bắc, nhưng cũng có hơn 700 năm lịch sử.
Từ khi chúa Nguyễn đặt thủ phủ tại đây cho đến khi nhà Nguyễn
cáo chung (1945), có thể nói Huế là nơi hội tụ những con người
hoạt động văn hóa có tầm cỡ, là nơi gặp gỡ của các luồng tư
tưởng Đông Tây kim cổ. Văn hóa Huế có truyền thống từ Bắc tràn
vào, theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại đây
c̣n tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hóa Ấn Độ. Và sau này văn
hóa phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa
Nguyễn. Các lễ hội truyền thống được duy tŕ, phát triển cũng từ
những nguồn văn hóa ấy.
Lễ hội các loại là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người
Thừa Thiên Huế đă trở thành truyền thống. Nh́n tổng quát về lễ
hội và sự tham gia lễ hội của cư dân vùng này, ta sẽ thấy lễ hội
ở Thừa Thiên Huế tuy không phong phú như miền Bắc, nhưng cũng
khá đa dạng, có hai loại lễ hội: lễ hội cung đ́nh và lễ hội dân
gian. Lễ hội cung đ́nh phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều
Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân
gian gồm nhiều loại rất phong phú, có thể kể đến một số lễ hội
tiêu biểu như sau: lễ hội Huệ Nam (điện Ḥn Chén) hay c̣n gọi là
lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A Na theo tín ngưỡng của người
Chămpa xưa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề
truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng.
Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua
thuyền, kéo co, đấu vật... c̣n được tổ chức và thu hút rất đông
người xem.
Lễ
tế Đàn Nam Giao
Lễ tế Nam
Giao(Tế Giao) là lễ tế Trời, Đất và các vị thần linh quan trọng
nhất trong bờ cơi quốc gia. Bởi vậy, trong chế độ quân chủ phong
kiến ở nước ta, đây là lễ tế quan trọng nhất và được tiến hành
hoành tráng, trang trọng nhất (đứng đầu hàng Đại tự).
Dưới triều Nguyễn, đàn Nam Giao được xây dựng ở phía Nam Kinh
Thành từ năm 1806. Đàn gồm 3 tầng, tầng trên h́nh tṛn tượng
trưng cho Trời, hai tầng dưới h́nh vuông tượng trưng cho Đất và
Con Người. Từ khi đàn tế được xây dựng xong cho đến cuối thế kỷ
XIX, hàng năm triều Nguyễn đều tổ chức Lễ tế Nam Giao vào mùa
xuân; từ thời vua Thành Thái trở đi, do điều kiện kinh phí hạn
hẹp nên cứ 3 năm triều đ́nh mới tổ chức một lần. Trong Lễ tế
Giao, có thể đích thân nhà vua đứng chủ tế hoặc ủy thác cho quan
khâm mệnh đại thần làm chủ tế.
Trong Festival Huế 2010, Lễ tế Giao vẫn sẽ là một trong những lễ
hội quan trọng nhất gồm hai phần: Lễ rước Hoàng đế từ Trai Cung
lên đàn tế và Lễ tế giao tại đàn tế. Điểm đặc biệt năm nay là lễ
tế Giao với 1000 người tham gia ( có 160 bô lăo đến từ 8 làng xă
có truyền thống văn hóa tiêu biểu tại Thừa Thiên Huế) với đầy đủ
đạo cụ, phục trang, nghi trượng, cờ phướn cùng 1.000 chiếc đèn
lồng thắp sáng quanh đàn tế, 1.000 bông sen trắng được dâng trên
các án thờ... Đây là những con số đặc biệt nhằm hướng tới Đại lễ
kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nghi lễ tế Giao sẽ được tổ
chức trang nghiêm, hoành tráng và chân xác hơn so với các kỳ
Festival trước và sẽ là một lễ hội hoành tráng, hấp dẫn và mang
đậm nét nhân văn độc đáo của vùng đất cố đô.
Lễ tế Giao sẽ diễn ra vào lúc 19h45 ngày 9/6 tại Đàn Nam Giao
Huế.
|
LỄ HỘI CẦU NGƯ - HUẾ |
- Đây
là lễ hội của nhân dân làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang
tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch hàng
năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng của làng là Trương Quư Công (biệt danh của
Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn
bán ghe mành.
-
-
Lễ tế thần diễn ra
khoảng 2 giờ sáng ngày 12. Một bài văn tế dâng lên các vị thần linh và tiền
bối của làng, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, đánh bắt được
mùa, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc. Khoảng 4 giờ sáng lễ
chánh tế
kết thúc. Tiếp sau đó là phần hội cầu ngư Thuận An. Có nhiều màn diễn diễn
tả những sinh hoạt nghề biển. Tṛ diễn "bủa lưới" là tṛ diễn tŕnh nghề
mang đậm tính chất lễ nghi. Tiếp theo tṛ bủa lưới bắt cá là màn tŕnh diễn
của các ngư dân bán thuỷ hải sản cho các "bà rỗi" (người bán cá) đang chờ
sẵn. Màn mua bán kéo dài khoảng hơn một giờ.
-
-
Chương
tŕnh ngày hội được tiếp tục bằng cuộc đua trải trên phá Tam Giang. Cuộc đua
mang ư nghĩa cầu cho no ấm, vừa được mùa cá, vừa được mùa lúa, thoả măn ước
vọng no ấm của cư dân.
-
Lễ hội Cầu Ngư là
ngày hội của cả cộng đồng, tràn đầy lạc quan và hy vọng. Lễ hội là nguồn cổ
vũ cho cư dân có thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trong nghề sông
nước.
|
|
HỘI CHỢ XUÂN GIA LẠC - HUẾ |
Hội
chợ xuân Gia Lạc:
Trong ba ngày Tết cũng như
nhiều vùng khác, tất cả các chợ ở Huế đều nghỉ
mua bán để mọi người tổ chức lễ hội, cúng ông bà,
thăm hỏi nhau. Tuy nhiên, chỉ có một chợ Tết độc
nhất đă mở trong những ngày đầu xuân- Đó là chợ
Gia Lạc- đông vui chỉ trong 3 ngày Tết.
Có thể hiểu Gia Lạc theo 2 cách:” nhà nhà vui
tươi”; hoặc “thêm vui” (ngụ ư ngày xuân đă vui
rồi, chợ lập ra để tăng thêm nguồn vui- cách lư
giải này được nhiều người chấp nhận)
Chợ lập được từ thời Minh Mạng (1820-1840) do
Định Viễn Công Nguyễn Phước Binh, con thứ tư của
Gia Long. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới
hạn thân nhân nơi phủ đệ của ông nhằm trao đổi
hàng hóa, vui chơi.
Sau thấy vui, nhân dân quanh vùng đến mua bán,
rồi bày các tṛ chơi dân gian. Do vậy, chợ Gia
Lạc trở thành một h́nh thức hội chợ xuân, loại
chợ phiên trong ngày Tết. Địa điểm chợ ở tại ngă
3, giáp ranh làng Nam Phổ, trên 2 nẻo đường, 1
về Dương Nổ, 1 về Ngọc Anh- cách trung tâm thành
Huế, đi theo hướng về Vĩ Dạ khoảng 3km. Chợ cách
bờ sông Hương khỏang 300m. Bên kia sông là chợ
Dinh hiện nay.
Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc rất phong phú, thay
đổi theo năm: từ những đồ gia dụng đến đồ chơi
trẻ em, thay đổi theo năm: từ những đồ gia dụng
đến đồ chơi trẻ em, thức ăn uống. Đó là h́nh
thức “chợ trời” ngày nay.
Chợ c̣n là điểm tập trung vui chơi trong 3 ngày
Tết: các cuộc chơi bài cḥi, bài ghế, ḥ giă gạo,
bài thái đều được tổ chức.
Người đi chợ ăn mặc thật chải chuốc, chỉnh tề.
Các bà, các chị với y phục cổ truyền, áo mớ năm,
mớ ba...ngoài việc mua bán, c̣n có ăn uống, vui
chơi. Cả người bán lẫn người mua ăn nói, ứng xử
lịch sự, vui vẻ, không có cảnh ồn ào căi cọ
thiếu văn hóa. Cuộc vui chơi diễn ra trong 3
ngày Tết. Qua ngày mồng Bốn, tất cả chợ trời trở
lại sinh hoạt b́nh thường. Đây là nơi biểu hiện
nền văn hóa Huế tương đối tập trung và rơ nét,
từ phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ. (internet)
|
|
HỘI VẬT LÀNG S̀NH - HUẾ |
Hội
vật Làng Śnh:
Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Śnh
Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hăy
nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm
quay về làng Śnh (Lại An), xă Phú Mậu huyện Phú
Vang để xem đấu vật. Sân vật được dựng ngay
trước đ́nh làng Śnh.
Vật vơ cũng là một h́nh thức để tưởng nhớ ngài
khai canh làng đă truyền dạy dân làng nghề vật.
Nên đến ngày giỗ Ngài, dân làng tổ chức vật vơ.
Lễ chính tế Ngài khai canh được cử hành vào sáng
mồng mười tháng giêng âm lịch lúc 2h sáng. Lễ
tất mới vật vơ, lúc 7h sáng.
Thể thức thi đấu hễ "tấm lưng trắng bụng" là
thua nhưng có cuộc tranh tài quá quyết liệt, có
khi đô vật bị tử vong. Trọng tài của hội vật do
một người có uy tín trong làng đảm nhiệm. Lễ vật
không hạn chế số đô vật ở các làng xă khác tham
dự. Thứ tự cuộc đấu chiến bắt đầu là các thiếu
niên, sau đó là cuộc thi vật của thanh niên và
trung niên.
Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi.
Người thắng cuộc vật thời trước là tay thượng vơ
đài chiến thắng mọi đối thủ đến phút cuối, khi
không c̣n ai dám lên đấu vật nữa mới được gọi là
vô địch. Ngày nay các đô vật được chia thành
từng cặp đấu chiến, để qua các ṿng sơ kết, bán
kết và chung kết. Người thắng ṿng chung kết là
vô địch. Như vậy đô vật khỏi bị mất sức v́ phải
đấu liên tiếp với nhiều người. (internet)
|
|
HỘI ĐUA GHE TRUYỀN THỐNG -
HUẾ |
Hội
đua ghe truyền thống: Hội đua ghe truyền thống
tỉnh TTHuế là một lễ hội mới được tổ chức sau
ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam nam 1975. Hội
được tổ chức trong một ngày nhằm ngày lễ Quốc
khánh 2-9(dương lịch)
Địa điểm đua là bờ Nam sông Hương trước trường
Quốc học. Hội nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho
thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông
nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức
khoẻ và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho
nhân dân. Đây cũng là dịp để biểu lộ ḷng vui
mừng của nhân dân nhân ngày Quốc khánh.
Quy mô hội có tính chất rộng răi liên phường xă
và các huyện trong tỉnh. Hội tổ chức theo định
kỳ, mỗi năm một lần theo phong tục. (internet)
|
|
LỄ HỘI ĐIỆN H̉N CHÉN - HUẾ |
Hàng
năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng 2, mồng 3
tháng 3) và thu tế tháng 7, Điện Ḥn Chén lại
làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế
lại tấp nập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh
mẫu. Nghi lễ diễn ra rất long trọng. Dân làng tổ
chức tế tại đ́nh, trước ngày chánh tế có lễ
nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong
làng về đ́nh. Trong đó đám rước Thiên Y A Na
Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đ́nh làng Hải Cát tổ
chức trọng thể hơn cả.
Lễ hội
Điện Ḥn Chén
- Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng
2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng 7, Điện
Ḥn Chén lại làng Hải Cát, huyện Hương Trà,
Thừa Thiên- Huế lại tấp nập người trẩy hội
Thiên Y A Na Thánh mẫu. Nghi lễ diễn ra rất
long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đ́nh,
trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để
rước tất cả các vị thần trong làng về đ́nh.
Trong đó đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ
Huệ Nam đến đ́nh làng Hải Cát tổ chức trọng
thể hơn cả.
-
- Lễ hội Điện Ḥn Chén diễn ra một năm hai
kỳ - tháng ba (lễ Xuân Tế) và tháng bảy (lễ
Thu Tế).Lễ hội diễn ra ở Điện Ḥn Chén trên
núi Ngọc Trản và đ́nh làng Hải Cát, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ Hội suy
tôn Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
-
- Thiên Y A Na Thánh Mẫu, nguyên xưa là nữ
thần của người Chăm có tên là Pô Yang Inô
Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Thần Mẹ Xứ
Sở, mà theo truyền thuyết Chăm là Thần đă
sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quí,
lúa, bắp,... và dạy dân cách trồng trọt.
- Sau lễ tế là lễ rước Thánh Mẫu diễn ra
vào ban đêm trên sông Hương. Đám rước đi từ
điện Huệ Nam tới đ́nh làng Hải Cát trên
những chiếc thuyền được ghép lại thành bè
với đèn nến sáng trưng, cờ xí sặc sỡ.
-
-
- Trên bè là đông đảo thiện nam tín nữ
trong trang phục khăn chầu, áo ngự lộng lẫy,
muôn màu, muôn vẻ trông như những ông hoàng,
bà chúa đời Nguyễn. Đám rước đem theo bàn
thờ Thánh cùng long kiệu Thánh Mẫu và ḥm
sắc vua phong, cùng các khí tự như tán, tàn,
cờ, quạt; đội hầu bóng, những người phục
dịch và khách hành hương. Đám rước sôi động
trong tiếng nhạc của phường hát văn và
phường bát âm. Tiếp đó là tế Túc Yết, hát
thờ, lên đồng hầu bóng diễn ra suốt đêm. Sáng
hôm sau là lễ đại tế tại đ́nh. Buổi chiều
các kiệu rước lại long trọng trở về điện Ḥn
Chén. Đêm kết thúc hội có lễ phóng sinh và
thả đèn.
-
-
- Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng
2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng 7, Điện
Ḥn Chén lại làng Hải Cát, huyện Hương Trà,
Thừa Thiên- Huế lại tấp nập người trẩy hội
Thiên Y A Na Thánh mẫu. Nghi lễ diễn ra rất
long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đ́nh,
trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để
rước tất cả các vị thần trong làng về đ́nh.
Trong đó đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ
Huệ Nam đến đ́nh làng Hải Cát tổ chức trọng
thể hơn cả.
-
Thiên Y A Na Thánh Mẫu, nguyên xưa là nữ
thần của người Chăm có tên là Pô Yang Inô
Nagar, gọi tắt là Pô Nagar, tức Thần Mẹ Xứ
Sở, mà theo truyền thuyết Chăm là Thần đă
sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quí,
lúa, bắp,... và dạy dân cách trồng trọt.
-
- Các thuyền đang chuẩn bị xuất phát
lên Điện Ḥn Chén để tham dự lễ hội
Sau lễ tế là lễ rước Thánh Mẫu diễn ra vào
ban đêm trên sông Hương. Đám rước đi từ điện
Huệ Nam tới đ́nh làng Hải Cát trên những
chiếc thuyền được ghép lại thành bè với đèn
nến sáng trưng, cờ xí sặc sỡ. Trên bè là
đông đảo thiện nam tín nữ trong trang phục
khăn chầu, áo ngự lộng lẫy, muôn màu, muôn
vẻ trông như những ông hoàng, bà chúa đời
Nguyễn.
-
-
- Đám rước đem theo bàn thờ Thánh cùng
long kiệu Thánh Mẫu và ḥm sắc vua phong,
cùng các khí tự như tán, tàn, cờ, quạt; đội
hầu bóng, những người phục dịch và khách
hành hương. Đám rước sôi động trong tiếng
nhạc của phường hát văn và phường bát âm.
Tiếp đó là tế Túc Yết, hát thờ, lên đồng hầu
bóng diễn ra suốt đêm.
-
- Điện Ḥn Chén tưng bừng ngày lễ hội
-
- Lễ hội giống như một festival về văn hóa
dân gian trên sông Hương, tấp nập những
chiếc thuyền kết đôi với cờ phướn mà người
dân gọi là chiếc "bằng", hương án đủ màu sắc,
hành hương về điện Ḥn Chén, nơi thờ Thánh
Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu
tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ
cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ
phóng sanh, phóng đăng...
-
-
- Đám rước cử hành trên những chiếc bằng.
Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với
long kiệu. Trên long kiệu có ḥm sắc của vua
ban Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác
có bàn thờ, kiệu và ḥm sắc của nhị vị
thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó
là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán
cờ quạt.
-
-
- Trải qua những thăng trầm lịch sử, những
năm gần đây lễ hội này đă được phục hồi theo
các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc
văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Ḥn
Chén c̣n được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là
của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà
c̣n là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo
hiếu, đạo làm người. Theo ư nghĩa đó, việc
phục hồi lễ hội điện Ḥn Chén là phục hồi
một giá trị văn hóa truyền thống của một
vùng đất.
-
- Nguồn: tour.edu.vn
|
|
TẾT CƠM MỚI PACÔ - HUẾ |
Cũng
giống như các dân tộc khác, người Pacô rất quan
tâm đến sự bội thu của mùa màng và sự tốt tươi
của nương rẫy. Ở vùng cao A Lưới, thời điểm cuối
mùa thu đầu mùa đông là thời điểm thu hoạch lúa.
Những mảnh ruộng, khoản nương với lúa trĩu hạt
báo hiệu một mùa no ấm
Thu hoạch xong lúa và kết thúc việc nương rẫy
th́ cũng đă vào những ngày giữa mùa Đông. Trên
các bản làng Pacô, những ngày giữa mùa Đông này
vẫn c̣n ch́m trong hơi lạnh. Thế nhưng, sự giá
lạnh giữa mùa Đông đó lại là thời điểm mà các
bản làng tiến hành một lễ hội hết sức quan trọng
của một năm: lễ Aza. Đó là tết cơm mới của đồng
bào Pacô.
- Lễ Aza đánh dấu thời điểm kết thúc
của một năm làm việc cũ và mở ra một năm
làm việc mới với những lo toan trong
cuộc sống. Điều đặc biệt là: thời gian
tiến hành lễ Aza của mỗi làng có khác
nhau v́ ngày tổ chức do làng quyết định,
tuy nhiên, Aza của tất cả các làng đều
được tổ chức trong tháng 10 âm lịch. Nếu
ngày đă chọn vẫn chưa tổ chức được th́
làng sẽ tổ chức lễ Aza sau đó 18 ngày.
-
- Trong số các lễ hội của đồng bào
Pacô, lớn nhất là Ariêu Pi-ing và nh́
chính là Aza. Do vậy, mỗi khi làng tổ
chức, con em trong làng dù làm ăn xa
cũng quay về nhà để cùng đón lễ Aza với
gia đ́nh, làng xóm. Không giống như
Ariêu Pi-ing là tổ chức cúng tập thể,
Aza chú trọng đến từng gia đ́nh, ḍng họ
riêng rẽ trong nghi lễ. Tuỳ vào điều
kiện và truyền thống gia đ́nh, ḍng họ
là ǵ mà gia đ́nh, ḍng họ ấy cúng Aza
như vậy. Gia đ́nh, ḍng họ mang họ Con
Cá th́ cá là lễ vật chủ đạo, gia đ́nh,
ḍng họ làm nghề sản xuẩt nông cụ th́
nông cụ là một lễ vật bắt buộc … Bởi vậy,
mỗi khi trong nhà tổ chức cúng Aza, con
cháu quây quần xung quanh để khẳng định
ḷng thành của ḿnh với tổ tiên.
-
- Trước ngày tổ chức Aza, người làng
lên nương hoặc ra những mảnh ruộng của
ḿnh để tuốt những gốc rạ c̣n lại. Đó là
sự tri ân cây lúa bởi lẽ, cây lúa đă
mang lại cái bụng no cho dân làng với
những chén cơm trắng, những cái bánh
aquat dẻo thơm. Từ tối ngày mồng 5 đến
sáng ngày 6, người làng Đụt đă chuẩn bị
những lễ vật để cúng Aza. Nào cơm trắng,
xôi, bánh aquat, nào gà, heo, vịt, dê …
Ngoài những thứ đó, lễ vật có một thứ
hết sức linh thiêng và không thể thiếu
để thực hiện một nghi lễ trong quá tŕnh
tổ chức Aza là tânghọt - một loại hoa
làm từ tre, và những tấm dzèng. Nhà nào
cũng muốn mang những lễ vật quư nhất để
cúng thần linh.
-
- Sau khi các gia đ́nh đă chuẩn bị
xong, thời gian cả làng bắt đầu tiến
hành Aza đă đến, một chức sắc của làng
thừa lệnh trưởng làng đánh lên những
tiếng kẻng báo hiệu: thời khắc Aza đă
đến. Ngày xưa, người ta dùng mơ tre hoặc
trống da dê để đánh báo hiệu, khi đó,
người làng c̣n ít và ở quanh nhà trưởng
làng. Nhưng nay th́ người làng đông hơn
và đến ở những chỗ xa hơn, v́ vậy, phải
dùng kẻng mới báo hiệu được. Sau tiếng
kẻng ngân vang, nhà nhà trong làng thắp
hương, đốt đèn và bắt đầu cúng thần linh.
Các thần linh được cúng trong lễ Aza bao
gồm: Giàng Tro - giống như Thần Nông của
người Kinh, đại diện cho cây trồng;
Giàng Pơnanh - thần Chăn nuôi, đại diện
cho gia súc; Giàng Panuôn - thần Buôn
bán; Giàng Sưtarinh - Thần Đất, đại diện
đất đai và thời tiết. Bên cạnh đó, mỗi
gia đ́nh, ḍng họ có giàng riêng của
ḿnh cũng được cúng trong dịp này. Khi
cúng các giàng, đồng bào Pacô muốn tạ ơn
các giàng đă ban phát phúc lành, tạo nên
những mùa màng no ấm, đồng thời, mong
muốn các giàng giúp đỡ trong năm mới
phát đạt cho gia đ́nh, ḍng họ, cây cỏ
tốt tươi.
-
- Quanh không gian thực hiện lễ Aza,
những tấm dzèng được treo tạo thành một
gian hành lễ. Tuỳ mỗi gia đ́nh mà cách
treo các tấm dzèng khác nhau. Treo xung
quanh có, bên trên có. Lễ vật được bày
la liệt. Nhà nào có điều kiện th́ lễ vật
nhiều và quư hơn. Cũng giống như bánh
chưng, bánh tét trong Tết Nguyên Đán của
đồng bào dưới xuôi, aquat - một loại
bánh nếp không nhuỵ của bà con Pacô, là
không thể không có và được đặt trên bàn
lễ rất trang trọng. Ở từng lễ vật, những
cành hoa tre - tânghọt, màu trắng được
cắm lên trên. Trong khi tạ ơn các giàng,
tên các giàng được, những lời tri ân năm
cũ và cầu mong năm mới được người trong
nhà nói to và liên tục 3 lần. Đến khi
nào hết tất cả các giàng được cúng th́
thôi. Không chỉ cúng các giàng, có nhà
c̣n cúng con ma ngoài đường, ngoài rừng.
Với họ, con ma không c̣n là nỗi sợ hăi
như ngày xưa nữa mà nó cũng là một phần
của đất trời. V́ vậy, khi cúng Aza th́
cũng giành cho những con ma những phần
cơm, phần bánh hay con gà, miếng thịt …
Những ǵ dành để cúng con ma sẽ được đổ
đi. Có nhà lại sợ linh hồn người thân
chưa về kịp với tết cơm mới nên ra trước
sân nhà khấn cầu người thân mau về ăn
tết cơm mới. Khi đó, họ cũng xướng tên
người thân thật nhiều lần để người thân
có thể nghe được.
-
- Nói chung, nghi lễ trong mỗi gia
đ́nh khi tiến hành lễ Aza có sự khác
biệt nhau khá nhiều. Từ cách bày biện
đến việc người nhà hướng ra hay hướng
vào khi thực hiện lễ Aza, đến các lễ vật
được bày biện.
-
- Sau khi tổ chức cúng giàng trong nhà
xong, nhà nào cũng lấy một phần lễ vật
mang đến nhà sinh hoạt cộng đồng để góp
lễ chung vui với mọi người trong làng.
Đồng thời tổ chức cúng giàng chung của
làng. Đó là những vị thần bảo hộ cho
làng và những người thành lập làng. Điều
này tương tự đồng bào Kinh tổ chức lễ
Thu tế để tưởng nhớ thành hoàng của làng
vậy. Trước đây, khi chưa có nhà sinh
hoạt cộng đồng, phần lễ vật giành cho
làng sẽ được mang đến nhà của trưởng
làng để chung vui. Từ khi có nhà sinh
hoạt cộng đồng, hoạt động này được tổ
chức ở đây. Điều này cũng mang lại sự
tiện lợi cho bà con trong làng. Đó là
tránh được mưa và có không gian rộng hơn
để mọi người tham gia.
-
- Trên con đường dẫn đến nhà sinh hoạt
cộng đồng làng Đụt, bà con phấn khởi
mang lễ vật giành cho làng. Nhà nào cũng
muốn giành những lễ vật ngon nhất. Tất
cả được bày ra giữa nhà sinh hoạt cộng
đồng. Nhà th́ mang bánh aquat, nhà th́
mang xôi và gà, nhà th́ mang heo đến. Có
một thứ không thể thiếu là hũ rượu cần.
Sau khi các gia đ́nh trong làng tề tựu
đến nhà sinh hoạt cộng đồng đông đủ,
trưởng làng báo hiệu, bà con bắt đầu
khấn nguyện sự yên b́nh, hoà hợp và no
ấm cho làng. Sau đó, cũng như ở mỗi nhà,
ai cũng cầm hoa tre ném lên trần nhà
sinh hoạt cộng đồng và vui cười. Điều
này thể hiện Aza đă xong.
-
- Tổ chức cúng giàng chung của làng
xong, trưởng làng đánh chiêng báo hiệu
sự mừng vui của làng cho mùa mới, năm
mới bắt đầu. Trưởng làng đánh chiêng
trong sự hoà điệu, hoà nhịp bởi tiếng
trống da dê của một thanh niên khác.
Điều này thể hiện sự chuyển giao đất
trời và sự tiếp nối qua thời gian các
truyền thống của làng. Vừa dứt giai điệu
chiêng – trống ngân vang ấy, nam thanh
nữ tú trong làng bắt đầu đi ṿng quanh
nơi cúng giàng của làng và múa điệu
pơchiêngcoon. Đây là điệu múa đầu tiên
trong lễ Aza của đồng bào Pacô.
-
- Sau đó, để tái hiện công việc nương
rẫy của mùa đă qua, các cô gái trong
làng lại múa điệu tuốt lúa. Mặt khác
điệu múa cũng thể hiện mong muốn mùa rẫy
mới bội thu.
-
- So với Tết Nguyên Đán của đồng bào
Kinh th́ Tết cơm mới – Aza của đồng bào
Pacô cũng có những nét tương đồng lẫn
khác biệt. Tương đồng đó là: mừng cho sự
chuyển giao của đất trời năm cũ và năm
mới; mừng một năm làm việc với bao lo
toan nay đă kết thúc và mở ra một năm
làm việc mới; cũng có một loại bánh nếp
gói bằng lá dong … Khác biệt lại là ở
thời điểm tổ chức và một số nghi thức.
Thay v́ đầu mùa xuân như Tết Nguyên Đán,
Aza của đồng bào Pacô lại tổ chức vào
giữa mùa Đông và giữa các làng có sự
khác nhau về ngày tiến hành. Aza lại
không cúng giữa đêm chuyển giao giống
như giao thừa của Tết Nguyên Đán. Và
quan trọng là, để kết thúc các nghi lễ
liên quan lễ Aza, người dân trong làng
tụ tập nhau lại ở nhà trưởng làng hoặc
nhà cộng đồng để cúng giàng chung của
làng, sau đó ăn uống và nhảy múa.
-
- Một mùa lúa, mùa rẫy đă qua với bao
vất vả nhưng mang lại sự no ấm cho bà
con làng Đụt. Một mùa lúa, mùa rẫy mới
bắt đầu, đó cũng là năm mới với bà con.
Aza không có sự hoành tráng và đông đảo
người dân các làng khác tham gia như
Arieu Pi-ing nhưng ở đó có niềm tin no
ấm mà mùa lúa mới, mùa rẫy mới mang lại
-
|
|
Nguồn: saigontoserco |
|