NHÂN
TẾT ẤT DẬU NHỚ LẠI CHIẾN THẮNG KỶ DẬU
CỦA VUA QUANG
TRUNG
Năm nay chúng
ta ăn Tết Ất Dậu 2005, nhiều người Việt tha hương ở độ tuổi trên 60 chắc
c̣n nhớ tới năm Ất Dậu 1945 năm nước nhà bị nạn một cổ hai tṛng, vừa bị
thực dân Pháp đô hộ, lại thêm bị quân phiệt Nhật đè đầu. Rồi cũng chính
bọn ngoại xâm này đă gây ra nạn đói năm Ất Dậu khiến gần hai triệu dân
ta ở miền bắc chết đói năm đó. Thảm cảnh năm đó đă hằn sâu vào kư ức
người Việt và măi măi c̣n ghi trong sử sách nước ta.
Nhân đây, trong dịp Tết Ất Dậu 2005, xin thuật lại chiến thắng Kỷ Dậu
của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn, đă đánh đuổi 20 vạn quân Thanh,
giành lại độc lập cho nước ta. Chiến thắng oai hùng của vua Quang Trung
là chiến thắng lẫy lừng không những
vô tiền khoáng
hậu trong sử Việt mà c̣n là vô tiền khoáng hậu trong lịch sử toàn thế
giới.
T́nh h́nh bắc hà trước và khi quân thanh xâm chiếm
nước ta.
Năm
Mậu Tuất, niên hiệu Chiêu Thống thứ 2 (1778), sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh,
một danh tướng Bắc Hà, lợi dụng sự tin dùng của Bắc B́nh Vương Nguyễn
Huệ, khi Huệ rút quân về Nam sau khi đă diệt xong họ Trịnh, tái lập
vương quyền cho vua Lê Chiêu Thống, để Chỉnh ở lại giúp vua Lê, Chỉnh
muốn thay thế họ Trịnh nắm toàn quyền ở Bắc hà hống hách lạm quyền.
Vũ
Văn Nhậm con rể của vua Thái Đức (tức Nguyễn Nhạc anh của Bắc B́nh Vương
Nguyễn Huệ) lúc đó đóng quân ở Thanh Hoá, được lệnh của Bắc B́nh Vương
đem quân ra Bắc dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh.
Chỉnh bị thua ở trận Mục Sơn (thuộc xă Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang ngày nay), bị tướng Nguyễn Văn Ḥa dưới quyền Vũ Văn Nhậm bắt
sống giải về Thăng Long. Nhậm cho xử xé xác Chỉnh ở cửa thành để răn
chúng.
Sau
khi giết Chỉnh Nhậm trở nên kiêu căng, tự đúc ấn, chuyên quyền trong mọi
việc cắt đặt sắp xếp. Trước đó khi sai Nhâm đem quân ra Bắc diệt Chỉnh,
Bắc B́nh Vương vốn đă nghi ngờ Nhậm, nên đă sai Ngô Văn Sở và Phan Văn
Lân làm tham tán (tức như sĩ quan tham mưu ngày nay) để một mặt chia bớt
quyền của Nhậm, một mặt ngầm theo dơi hành vi của Nhậm và mật báo cho
Nguyễn Huệ mỗi khi Nhậm có ư khác.
Ngay khi được mật báo của Ngô Văn Sở, Nguyễn Huệ lập tức đem quân ra
Thăng Long, bắt Nhậm giết đi, cho Ngô Văn Sở thay thế chỉ huy toàn quân
và trấn thủ Thăng Long. Lúc đó các quan lại nhà Lê nhiều người muốn tôn
Nguyễn Huệ lên làm vua, nhưng Nguyễn Huệ e ḷng dân chưa hoàn toàn thần
phục nên không chịu, cử hoàng thân Sùng Nhượng Công Lê Duy Kỳ làm giám
quốc và cho Ngô Th́ Nhậm làm Lại bộ Tả Thị Lang, Phan Huy Ích làm H́nh
bộ Tả thị lang để giúp sức, lại dùng bọn Nguyễn Thế Lịch, Ninh Tốn,
Nguyễn Du (xin đừng nhầm Nguyễn Du này ngưới làng Văn Xá huyện Thanh Oai,
Hà Đông với Nguyễn Du tác gỉa Truyện Kiều), Nguyễn Bá Lan làm Hàn Lâm
Học Sĩ cùng với Ngô Văn Sở giúp Sùng Nhượng Công rồi rút quân về Nam.
Trong khi đó vua Chiêu Thống có tướng là Nguyễn Viết Tuyển thắng được
tướng Nguyễn Quỳnh bộ tướng của Ngô Văn Sở ở sông Vị Hoàng, vua Lê lúc
đó đang trốn ở vùng Kinh Bắc bèn dời xa gía về Thủy Đường (nay là huyện
Thủy Nguyên thành phố Hải Pḥng), rồi từ đây vượt biển đi Chân Định (nay
là Huyện Kiến Xương tỉnh Thái B́nh) để đến hội với Nguyễn Việt Tuyển tại
Vị Hoàng.
Ngô
Văn Sở đem quân đi đánh Nguyễn Việt Tuyển ở Vị Hoàng, Tuyển thua nặng,
vua Chiêu Thống cùng Tuyển rút về Quần Anh ở huyện Nam Chân (nay là Nam
Trực tỉnh Nam Định). Đêm bị băo lớn, thuyền vua Chiêu Thống bị trôi vào
tận Thiết Giáp (tức xă Thiết Giáp huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá), c̣n
thuyền của Việt Tuyển giạt vào đến tận cửa Cần hải (tức xă Hải Thuận
huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An), lúc đó quân của Nguyễn Huệ đă làm chủ
t́nh h́nh ở trấn Thanh Nghệ nên Tuyển ra Thăng Long hàng Ngô Văn Sở
nhưng sau bị giết. Vua Chiêu Thống theo đường bộ từ Thanh Hoá ra Kim
Bảng thuộc Sơn Nam (nay là Hà Nam) rồi lên Kinh Bắc đóng ở Lạng Giang.
Tháng 7 mùa thu năm Mậu Tuất (1778) Hoàng Thái Hậu nhà Lê được bọn Đốc
đồng Nguyễn Huy Túc, Địch quận công Hoàng Ích Khiêm, Tụng thần Lê Quưnh
và Nguyễn Quốc Đống bảo vệ do cửa ải Thủy khẩu chạy sang Long Châu cầu
viện với nhà Thanh. Quan Châu nhà Thanh là Trần Tốt báo lên Tổng Đốc
lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị và Tuần Phủ Quảng tây là Tôn Vĩnh Thanh. Bọn
Sĩ Nghị tâu lên vua Càn Long nhà Thanh, trong sớ tâu có đoạn như sau :"Tự
Hoàng nhà Lê đang phải bôn ba, đối với đại nghĩa ta nên cứu viện vả lại
An Nam vốn là đất cũ của Trung Quốc, ta nhân giúp khôi phục nhà Lê rồi ở
lại đóng giữ luôn, tức vừa làm cho nhà Lê được tồn tại, vừa chiếm được
An Nam, thật là nhất cử lưỡng tiện."
Vua
Càn Long nghe theo, bèn giao cho Tôn Sĩ Nghi toàn quyền lo toan mọi việc.
Sĩ
Nghị điều động quân 4 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Qúy Châu cả
thẩy hơn 20 vạn, chia làm 3 đường tiến vào nước ta với danh hiệu giúp
vua Lê khôi phục đất nước.
Tháng 10, nùa Đông Sĩ Nghị cho quân tiến vào nước ta.
Đạo thứ nhất do
Tổng Đốc Vân Nam và Qúy Châu chỉ huy tiến vào theo ngả Tuyên Quang.
Đạo thứ hai do
Tri Phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống tiến vào theo ngả Cao Bằng.
Đạo thứ 3 do
chính Tôn Sĩ Nghị và Đề Đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy tiến vào qua ải Nam
Quan (nay là Mục Nam Quan vừa bị nhà cầm quyền trong nước dâng cho Tầu).
Khi quân Sĩ
Nghị tiến đến Kinh Bắc (Tức Bắc Giang Và Bắc Ninh ngày nay), Ngô Văn Sở
sai Nội hầu Phan Văn Lân đem 1 vạn quân tinh nhuệ lên đóng ở Thi Càu.
Quân Thanh tiến chiếm núi Tam Tầng rồi bất ngờ xua quân đánh úp quân của
Lân ở Thị Càu. Quân Thanh dùng sung hóa sang và cung tên tập trung bắn
quân của Lân từ hai phía khiến Lân thua to phải rút về Thăng Long. Sĩ
Ngjị xua quân đuổui theo đến đóng ở bờ Bắc sông Nhị.
Ngô Văn Sở bàn
với Ngô Th́ Nhậm là Thăng Long trống trải khó giữ, bèn rút quân về Thanh
Hóa, đóng Thủy quân ở hải phận Biện Sơn, bộ quân th́ đóng chẹn ở đèo Ba
Đội (tức núi Tam Điệp) rối cho phi mă báo vế với B́nh Định Vương.
Trong lúc đó
vua Chiêu Thống đang ở Phượng Nhăn (nay là Phượng Nhăn , Bắc Giang)bèn
đem trâu ḅ rượu thịt về khao thưởng quân Thanh rồi vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị làm
cầu phao cho quân di chuyển qua song Nhị ở bến Bồ Đề và đặt bộ chỉ huy ở
cung Tây Long bên bờ song. Doanh trại quân Thanh đóng san sát rất là
hùng dũng.
Sau đó Nghị lấy
sách văn và ấn chưởng của vua Thanh ban sẵn ra phong cho vua Chiêu Thống
làm An Nam Quốc Vương.
Sau khi thụ
phong vua Chiêu Thống thăng chức cho một số quan theo hầu hộ gía như bọn
Phan Trích Dữ, Lê Huy Đản, Vũ Trinh, Nguyễn Đ́nh Giản, Nguyễn Duy Hiệp,
Chu Doăn Lệ, Trần Danh Án, Lê Quưnh. Lại ban lệnh phế Ngô Th́ Nhậm và
Phan Huy Ích xuống hàng thứ dân. Giáng chức bọn Nguyễn Hoăn, Phan Lê
Phiên, Mai Thế Uông. Giết bọn Phạm Như Tụy và Dương Bành. Thậm chí c̣n
giết cả một người đàn bà thuộc tôn thất đă lấy một viên tướng của Nguyễn
Huệ, lúc đó đang có bầu, vua sai mổ bụng cho chết, rồi lại sai chặt chân
một vị hoàng thúc và vứt ra chợ. Sau đó bắt nhân dân khắp nơi phải đóng
góp quân lương rất nặng nề nhưng lại đem dâng cho quân Thanh v́ việc
tiếp tế của quân Thanh từ qúa xa có nhiều trở ngại.
Nhân dân khắp
nơi ai cũng oán than, thậm chí chính hoàng Thái Hậu khi từ bên Tàu về
đến Thăng Long thấy vua Chiêu Thống ra oai tác phúc như thế cũng phải
khóc và than rằng :"Trải bao cay đắng, ta mới cầu xin được quân cứu viện
sang đây, nước nhà phỏng chịu được bao phen phá hoại bằng cách đền ơn
báo oán thế này ? Thôi diệt vong đến nơi rồi !"
B́nh định vương lên ngôi hoàng đế và đem quân ra bắc
đại phá quân thanh.
Tin của Ngô Văn
Sở về đến Phú Xuân, đọc báo cáo của Sở nói thế quân Thanh qúa ghê gớm,
B́nh Định Vương cười mà rằng :"Việc ǵ mà cuống quưt lên vậy? Chúng nó
chỉ tự đến để t́m chỗ chết mà thôi. Ta trước hết hăy lên ngôi để danh
nghĩa được quang minh chính đại, ràng buộc lấy ḷng người trong Nam
ngoài Bắc rồi sẽ ra bắt sống chúng nó cũng chưa muộn nào !"
B́nh Định Vương
liền đó chọn ngày lành tháng tốt, 25 tháng Một (tức là tháng mười một
năm Mău Thân) (1788) làm lễ tế trời ở Bàn Sơn (thuộc địa phận An Cựu
quận Hương Trà ngày nay) xưng là Quang Trung Hoàng Đế. Ngay ngày hôm sau
vua Quang Trung đem hết quân vưỡt sông ra Bắc. Đến Nghệ An và Thanh Hóa
dừng lại nghỉ 10 ngày tuyển thêm quân sĩ được 8 vạn tất cả tổng cộng
thành 10 vạn quân và hơn 100 thớt voi, bèn đóng quân ở Thọ Hạc (nay
thuộc huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa), trước hết để quân Thanh không đề
pḥng, sai người ruổi ngựa đưa thư đến Sĩ Nghị xin đầu hàng. Lời lẽ
trong thư rất nhũn nhặn khiêm tốn.
Sĩ Nghị từ khi
đến được Thăng Long, tự cho là việc đă xong, có ư khinh địch, nay nhận
được thư xin hàng của Nguyễn Huệ lại càng khinh thường.
Trong khi đó
quân của Quang Trung tiến đến đèo ba đội, nhập với quân của Ngô văn Sở.
Vua Quang Trung điểm duyệt quân sĩ, truyền dụ cho mọi người phải gắng
sức diệt giặc cứu nước. Hôm đó là ngày 20 tháng chap năm Mậu Thân
(1789).
Bọn Ngô Văn Sở
và Ngô Th́ Nhậm đều ra tạ tội kể chuyện quân Tàu thế mạnh đánh không nổi
nên phải lui quân về giữ chỗ hiểm yếu.
Vua Quang Trung
cười nói rằng :" Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra
chuyến này than coi việc quân. Đă định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua
10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta.
Sau khi thua trận tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế th́
đánh nhau măi không thôi, dân ta hại nhiều ta sao nỡ thế. Văy đánh xong
trận này ta phải nhờ Th́ Nhậm dung lời nói cho khéo để đ́nh chỉ việc
chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, th́
ta đâu cần phải sợ chúng nữa."
Vua Quang Trung
truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán trước, để đến hôm trừ tịch (tức là
30 tết) th́ xuất quân. Vua cũng định ngày mùng 7 tháng giêng năm Kỷ Dău
th́ sẽ mở tiệc ăn mừng chiến thắng trong thành Thăng Long.
Liền đó truyền
cho tướng sĩ dưới quyền đến nghe lệnh điều khiển :
Đại Tư Mă Ngô
Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân đem tiền quân đi tiên phong, Hô Hổ Hàu đem
hậu quân đi đốc chiến.
Đại Đô Đốc Lộc,
Đô Đốc Tuyết, đem hữu quân và thủy quân vượt biển vào sông Lục đầu, sau
đó Tuyết kinh lược mặt Hải dương, tiếp ứng đường mé Đông, Lộc th́ kéo
quân về vùng Lạng Giang, Phượng Nhỡn, Yên Thế, để chặn đường quân Tàu
rút chạy về Tầu.
Đại Đô Đốc Bảo,
Đô Đốc Mưu, đem tả quân cùng quân tượng mă, đi đường thượng lộ (đường
núi) ra đánh phía Tây. Mưu th́ xuyên qua huyện Chương Đức (nay là Chương
Mỹ), kéo thẳng đến làng Nhân Mục, huyện Thanh Tŕ đánh quân Điền Châu.
Bảo th́ thống xuất quân tượng mă, theo đường huyện Sơn Lăng ra làng Đại
Áng huyện Thanh Tŕ tiếp ứng cho mặt tả.
Năm đạo quân
sau khi nghe lệnh đều thu xếp để đúng đêm trừ tịch th́ Bắc tiến. Vua
Quang Trung v́ muốn tốc chiến đă đặt ra cách hành quân như sau, chia
quân thành từng tổ 3 người một, cứ hai người khiêng vơng cho một người
nằm nghỉ, thay nhau khiêng và nghỉ nên quân lính ai cũng khỏe hành quân
như gió.
Khi quân sang
sông Giản Thủy (tức là bến đ̣ Giản giáp ranh giới Ninh B́nh và Hà Nam
bây giờ) phá tan cánh quân của nhà Lê ở đây. Vua Quang Trung đích thân
đốc quân truy duổi đến huyện Phú Xuyên bắt được trọn đám quân Tầu đóng ở
đăy, không một tên nào chạy thoát, v́ thế quân Tầu đóng ở làng Hà Hồi và
Ngọc Hồi không hề hay biết ǵ hết.
Nửa đêm ngày
mồng 3 Tết Kỷ Dău, quân ta vây làng Hà Hồi, thuộc huyện Thượng Phúc (nay
là xă Hà Hồi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây) vua Quang Trung cho bắc loa
gọi lính, lính dạ ran, tiếng dạ của hàng vạn người vang lên như sấm
khiến quân Tầu trong đồn hoảng sợ vội xin hàng Quân ta thu được toàn bộ
khí giới và quân lương.
Khi tiến đến
làng Ngọc Hồi, thuộc huyện Thanh Tŕ (nay là thôn Ngọc Hồi xă Ngọc Hồi
huyện Thanh Tŕ Hà Nội), quân Tầu ở đây bắn súng ra như mưa, vua Quang
Trung sai lính lấy ván ghép lại, cứ 3 mảnh ghép làm một, lại cho quấn
rơm tẩm nước ướt ở ngoài rồi sai quân kiêu dũng cứ 20 người khiêng một
tấm ván, mỗi người đều có giắt dao nhọn, theo sau lại có 20 người cầm
khí giới. Vua Quang Trung cưỡi voi đi sau đích thân dốc chiến. Quân ta
tiến sát đồn giặc, bỏ ván xuống lấp rào và chà cản rồi xông vào rút dao
chém quân Tàu; quân đi sau cũng sấn lên tiến công. Quân Tàu địch không
nổi, xôn xao, tán loan xéo lên nhau mà chạy. Quân ta thừa thế đánh tràn
lên chiếm các đồn, giết quân Thanh thây nằm chật đất, máu chẩy thành
sông. Các tướng Thanh như đề đốc Hứa Thế Hanh, Tiên Phong Trương Sĩ
Long, Tả dực Thượng Duy Thăng đều tử trận. Quan Phủ Điền Châu là Sầm
Nghi Đống, viên chỉ huy đạo quân thứ 2 của Thanh binh, đóng ở Loa Sơn (tục
gọi là Đống Đa), bị quân ta vây ngặt qúa phải tự thắt cổ chết.
(sau này bọn
thương buôn người Tàu cư ngụ ở Thăng Long làm đền thờ Sầm Nghi Đống ở
ngơ Sầm Công sau phố hàng Buồm Hà nội, bà Hồ Xuân Hương có làm bài thơ
vịnh như sau :
Ghé
mắt trông ngang thấy bảng treo,
Ḱa
đền thái thú đứng cheo leo.
Ví
đây đổi phận làm trai được,
Th́
sự anh hùng há bấy nhiêu.)
Tôn Sĩ Nghị nửa
đêm được báo tin hoảng hốt không kịp thắng yên ngựa, cùng vài tên tùy
tùng vội vượt sônt bỏ chạy lên phía Bắc. Quân lính nghe tin chủ tướng đă
bỏ chai, tan ră cũng chạy theo, tranh nhau qua cầu, cầu bị qúa tải xập
gẫy, quân Tâu sa cả xuống song, xác quân Tàu chết đuối làm nghẽn cả ḍng
sông.
Vua Chiêu Thống
cũng vội cùng bà Hoàng Thái Hậu và mấy người cận thần chạy theo Tôn Sĩ
Nghị sang Tàu.
Ngày hôm ấy vua
Quang Trung đốc quân diệt giặc, áo ngự bào bị thuốc sung bắn vào khiến
đen như mực. Đến trưa th́ vào thành Thăng Long. Vua sai tướng đem quân
đuổi theo Tôn Sĩ Nghị đến tận cửa Nam quan. Dân Tàu ở bên kia biên giới
Lạng Sơn nghe tin quân ta đuổi đánh sợ qúa bồng bế nhau bỏ nhà cửa chạy
lên phía Bắc cả mấy trăm dặm. Suốt dọc biên giới Hoa Việt lúc đó về mặt
Bắc hang mấy trăm dặm, tịnh không đâu có tiếng người nào nữa.
Vua Quang Trung vào Thành Thăng
Long hôm đó là ngày mồng năm Tết Kỷ Dău, sớm hơn dự trù hai ngày, ban
lệnh chiêu an bá tánh, phàm người Tàu trốn tránh ra đầu thú đều cấp cho
áo mặc và lương ăn. Lại bắt được cả ấn tín và đồ văn pḥng tứ bảo của
Tôn Sĩ Nghị bỏ lại. Trong đống văn thư của họ Tôn có một mật chiếu của
vua Thanh đại ư ra lệnh cho Sĩ Nghị phải xem xét nếu quân dân c̣n tưởng
nhớ nhà Lê th́ kêu gọi quân dân pḥ tá vua Lê dể diệt Nguyễn Huệ. Nhân
đó sai tự quân đánh Nguyễn Huệ, quân Thanh chỉ kéo theo sau hỗ trợ, như
vậy không tốn sức mà được việc. Nếu ḷng dân nửa nọ nửa kia th́ t́m cách
giảng ḥa với Huệ rồi đợi cho thủy quân ở Mân, Quảng đi đường biển vào
đánh Thuận Hóa và Quảng Nam, lúc đó bộ binh sẽ tiến lên hai mặt giáp
công thế nào cũng thắng. Nhân đó làm ơn cho cả hai bên, chia đất từ
Thuận Hóa trở vào Nam th́ cho Nguyễn Huệ, từ các châu Hoan, Ái trở ra
Bắc th́ phong cho tự quân nhà Lê. Quân Tàu đóng đại quân lại kiềm chế cả
đôi bên rồi sẽ xử trí về sau.
Vua Quang Trung xem tờ mật chiếu
của vua Thanh bảo với Ngô Th́ Nhậm rằng :
Ta xem ra vua Thanh chỉ mượn cớ
giúp nhà Lê để lấy nước ta mà thôi. Nay đă bị ta đánh thua tất sẽ xấu hổ,
chắc không chịu ở yên. Hai nước cứ tiếp tục đánh nhau th́ chỉ làm khổ
dân. Văy nên dùng lời nói khéo để cho khỏi sự đao binh. Việc ấy nhờ nhà
ngươi chủ trương mới được.
Sau đó vua Quang Trung sai Ngô Th́
Nhậm viết thư lời lẽ mềm mỏng đổ cho tại Tôn Sĩ Nghị, xin tạ tội và xin
giảng ḥa. Lại sai người đút lót cho bọn Ḥa Khôn ở trong triều nhà
Thanh và Phúc Khang An tân Tổng Đốc lưỡng Quảng vừa được vua Càn Long cử
thay thế Tôn Sĩ Nghị để mưu phục thù, nhưng An nghe tin quân của Quang
Trung qúa mạnh đă sợ không muốn xuất quân. Nay nhận được của hối lộ bèn
hợp cùng bọn Ḥa Khôn tâu lên Thanh Đế cho giảng ḥa. Vua Thanh y theo
cho thông hiếu và cho xứ sang phong cho Nguyễn Huệ làm An Nam Quốc Vương.
Vua Quang
Trung với chiến thuật thần sầu tốc chiến tốc thắng chỉ với quân số bằng
một nửa quân Tàu và chỉ trong ṿng chưa tới 10 ngày đă đánh tan đạo quân
xâm lược nhà Thanh hơn 20 vạn quân tan tành không c̣n mảnh giáp. Chiến
tích đó thật là thiên niên tiền hậu bất sánh
THANH VĂN
Ethanhvan@khoahoc.net
|