- NGUYỄN TRĂI CỨU NƯỚC, CỨU DÂN
- BẰNG CON ĐƯỜNG NHÂN BẢN CỦA DÂN TỘC
Lâm Văn Trung
Khi chọn Nguyễn Trăi làm chủ đề cho trại Về Nguồn lần thứ
12, chúng tôi được một số vị tán thưởng và đồng thời
cũng nhận được lời khuyến cáo là sẽ gặp phải khó khăn v́
đề tài quá rộng lớn. Nguyễn Trăi không chỉ là một nhà
quân sư lỗi lạc, một chiến lược gia có tài mà c̣n là một
nhà văn hóa vĩ đại: Ở ông là một kho tàng lớn về thi ca,
âm nhạc và hội ho.a. Rất nhiều cuốn sách, bài báo nói về
ông, ca tụng ông mà vẫn không thể nói hết được về con
người tài hoa ấy.
Chúng tôi cũng rất dè dặt nên chỉ đề cập thô thiển,
ngắn gọn trong phạm vi bài chủ đề cốt để các bạn thanh niên
thấy được nhờ đâu mà nắn đúc được con người thiên
tài đó và con người đó đă thể hiện một cách toàn vẹn
truyền thống dân tộc qua cuộc sống, qua sứ mệnh cứu dân
cứu nước và qua nhân sinh quan. Đó có phải là truyền thống
NHÂN BẢN, NHÂN CHỦ xuyên suốt từ thời vua Hùng dựng nước
đến thời đại Lư, Trần qua sự dung hóa tam giáo Nho-Phật-Lăo
thành một đặc thù tư tưởng của người
Việt. Lời không
đạt ư và ư cũng không đạt hết tư duy của Nguyễn Trăi, một
con người xuất chúng, nên chúng tôi kính mong quư vị chỉ
điểm cho những sai sót của chúng tôi.
Sau đây chúng tôi xin đề cập đến thân thế và sự nghiệp
của Nguyễn Trăi, kế đến là ba giai đoạn của cuộc đời ông
liên quan đến đặc thù tư tưởng Việt và sau cùng là vài
nhận định của chúng tôi.
Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trăi
Nguyễn Trăi sinh ra ở Thăng Long vào năm Canh Thân 1380, hiệu
Ức Trai, người gốc làng Nhị Khê, huyện Thường Phúc, tỉnh
Hà Đông. Thân phụ ông là Nguyễn Ứng Long (sau khi ra làm quan
với nhà Hồ đổi tên là Nguyễn Phi Khanh), thân mẫu là bà
Trần Thị Thái con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Năm lên
sáu tuổi mồ côi mẹ, Nguyễn Trăi khi th́ sống với cha ở Nhị
Khê, khi th́ về với ông ngoại ở Côn Sơn (tức núi Hanh, làng
Chi Ngăi, tỉnh Hải Dương) để học hành.
-
- Năm Mậu Th́n 1388, cha ông cùng với một số sĩ phu trong đó
có ông nội và bác ruột của ông là Nguyễn Công Luật và
Nguyễn Bát Sách âm mưu lật đổ bè cánh gian thần của Hồ
Quư Ly bị bại lô.. Mọi người đều bị giết duy có cha ông và
ông nội trốn thoát vào Thanh Hóa. Sau một thời gian yên ổn
mới dám trở về Nhị Khê.
Mùa đông năm 1390, ông buồn rầu thê lương v́ vừa qua tang
mẹ, đến tang ông nội và ông bác, nay lại là tang ông ngoại,
người mà ông rất mực kính yêu và đă ảnh hưởng rất
nhiều đến cuộc đời ông. Năm Canh Th́n 1400, sau khi bàn bạc
cùng cha đặt nợ nước trên t́nh nhà, hai cha con ông đă
đồng ư ra hợp tác với nhà Hồ. Năm ấy ông đỗ tiến sĩ.
Năm sau ông được cử làm Chánh Chưởng Ngự Sử Đài, c̣n
cha ông được cử làm Học Sĩ Hàn Lâm Viện kiêm chức Tư
Nghiệp Quốc Tử Giám.
- Từ khi thoán đoạt ngôi vua Trần Thiếu Đế, Quư Ly đổi từ
họ Lê sang họ gốc là Hồ Quư Ly, lấy quốc hiệu là Đại Ngu,
khởi sự nhiều cuộc cải cách gấp rút, táo bạo trong nước
gây bất b́nh, oán thán khắp nơi, nhất là giới hoàng tộc
nhà Trần. Đây là cơ hội cho nhà Minh lợi dụng danh nghĩa
"phù Trần diệt Hồ" để đem quân xâm lăng nước ta.
Tuy nhà Hồ có pḥng bị nhưng v́ chưa kịp thu phục nhân tâm và
củng cố chính quyền nên quân Minh đánh đâu thắng đó. Cuối
cùng cha con Hồ Quư Ly và một số quan chức bị bắt dẫn đi
đày trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trăi theo hầu cha
đến cửa ải Nam Quan, được cha dặn ḍ về lo việc phục
quốc và báo thù nhà.
Khi giă biệt cha trở về, Nguyễn Trăi trải qua nhiều gian nan,
nguy hiểm đi khắp nơi đằng đẳng 10 năm trời, ông chứng
kiến bao cảnh hăi hùng, thê lương mà quân Minh áp đảo đầy
đọa nhân dân, bao nhiêu đền đài miếu mạo bị phá hủy, bao
nhiêu sách vở văn hóa bị đốt sạch:
- "Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi ..."
(B́nh Ngô Đại Cáo)
Trong nước nhiều nhóm khởi nghĩa như Giản Định Đế (Trần
Ngỗi), Trần Quư Khoáng, Đinh Tôn Nhân, Lê Văn Linh... đă nổi
lên ở từng địa phương đều bị quân Minh đàn áp dă man. Sau
khi nghiên cứu t́nh h́nh địch và các nhóm kháng chiến, Nguyễn
Trăi đă quyết định cùng với người em bên họ ngoại là Trần
Nguyên Hăn (cháu nội Trần Nguyên Đán) vào Lam Sơn pḥ Lê
Lơ.i. Ông dâng lên Lê Lợi tập "B́nh Ngô Sách" và thuyết
phục Lê Lợi dùng nhân nghĩa đối với tướng sĩ, dùng công
tâm để lấy thành. Ông đề ra ba phương sách uyển chuyển
giữa quân sự và chính trị: công tâm là thượng sách, vừa
công thành vừa công tâm là trung sách, công thành là hạ sách
(ba phương cách này phù hợp với ba đường lối trị nước là
đế đạo, vương đạo và bá đạo). Đinh Liệt có ghi lại bài
thơ ca tụng B́nh Ngô Sách, được dịch ra quốc âm như sau:
Nguyễn Trăi thực uyên bác,
Diệu kế đánh vào ḷng (công tâm)
Lá rừng thành thiên hịch
(Nguyễn Trăi cho dùng mật viết lên lá rừng câu "Lê Lợi vi
quân, Nguyễn Trăi vi thần" để kiến đục thành chữ).
B́nh Định Vương Lê Lợi phong cho Nguyễn Trăi chức Tuyên Phụng
Đại Phu thừa chỉ học sĩ Hàn Lâm Viện. Nguyễn Trăi đưa ra
nhiều chiến lược, sách lược cho Lê Lơ.i. Năm 1423 Nguyễn
Trăi khuyên Lê Lợi rút quân về Lam Sơn để bảo toàn và gây
dựng thêm lực lượng, một mặt ông viết thư ḥa hoăn với
tướng Minh là Trần Trí và Sơn Tho.. Năm 1424 ông đề nghị
nghĩa quân dùng kế hư thực, giả danh tiến đánh Nghệ An nhưng
thực ra đại quân chia ba ngả tiến đánh Trà Lung. Đồng thời
bằng đường ngoại giao Nguyễn Trăi viết thư cho Sơn Thọ nêu
lên điều cơ bản làm người trung nghĩa và danh tiết và vạch
những mâu thuẫn để chia rẽ đi.ch. Ông dùng lời lẽ lúc
cương lúc nhu và cũng không màng nguy hiểm trực tiếp gặp các
tướng Minh để thuyết phục. Tướng Minh là Thái Phúc mở
cửa xin hàng, giao thành Nghệ An cho nghĩa quân. Từ đó quân ta
thắng liên tiếp mọi nơi. Năm 1427 Lê Lợi tổ chức hội
thề Đông Quan (Thăng Long) tha cho quân Minh về nước theo lời
bàn nhân nghĩa của Nguyễn Trăi.
Đầu năm 1428 , Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, miếu hiệu Thái
Tổ, niên hiệu Thuận Thiên, quốc hiệu là Đại Việt. Nguyễn
Trăi được phong tước Quan Phục Hầu. Nhưng chưa đầy hai
năm sau nhà vua nghe bọn nịnh thần Đinh Bang Bảng, Lê Quốc Chí
... bức tử tướng Trần Nguyên Hăn, Phạm Văn Xảo c̣n Nguyễn
Trăi bị đưa đi an trí ở Côn Sơn.
Đến năm 1434 sau khi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) băng hà, vua Lê
Thái Tông lên ngôi, cho vời Nguyễn Trăi về phục chức cũ.
Ông khuyên nhà vua lấy nhân nghĩa làm gốc trị dân. Đồng
thời ông hăng hái đề nghị cải tổ xă hội, xây dựng nền
giáo dục quốc âm và soạn thảo văn hiến dân tộc. Chẳng bao
lâu bọn quần thần tham ô nhũng lạm lại t́m cách ngăn cản phá
hoại, quốc sách của ông không thực hiện được, ông chán nản
xin về ẩn ở Côn Sơn.
Năm 1442 vua Lê Thái Tông trên đường tuần du, ghé thăm
Nguyễn Trăi ở Côn Sơn, Nguyễn Trăi thẳng thắn tâu tŕnh vua
việc dân việc nước. Khi nhà vua rời Côn Sơn, Nguyễn Trăi
bận đi kinh lư Bắc Đạo, chỉ có Nguyễn Thị Lộ, người
thiếp của Nguyễn Trăi, đi hộ giá nhà vua cùng đoàn tùy tùng.
Đến Lệ Chi Viên (trại trồng vải) nhà vua ngă bệnh băng hà.
Nguyễn Thị Lộ bị vu oan giết vua và Nguyễn Trăi bị chu di tam
tộc.
Qua thân thế, sự nghiệp và các tác phẩm c̣n sót lại của
Nguyễn Trăi, chúng tôi xin chia cuộc đời ông thành ba giai
đoạn:
Giai đoạn ư thức tinh thần dân tộc trong thời niên thiếu:
Trong thời niên thiếu, mẹ mất sớm, Nguyễn Trăi có lúc ở
với cha, có lúc ở với ông ngoa.i. Chính qua sự dạy dỗ của
cha và ông ngoại, Nguyễn Trăi đă hấp thụ tất cả nét tinh hoa
của nền văn hóa Lư, Trần. Đặc biệt nền giáo dục đă qua
sự đăi lọc và dung hóa tinh hoa của Nho, Phật, Lăo thành một
tư tưởng độc đáo dưới hai triều đại này. Ông đă
được hun đúc và trưởng thành trong tư tưởng ưu việt đó
và sau này chính ông đă hành xử một cách sáng tạo để giúp
dân giúp nước. Chúng ta thấy rơ lối cư xử này của ông khi
ông cùng cha ra giúp nhà Hồ xây dựng nền quốc học mà không
phân biệt ḿnh là thân nhân ḍng họ Trần và sau đó ông đă
cùng Trần Nguyên Hăn lặn lội vô Lam Sơn giúp Lê Lợi khởi
nghĩa chống quân Minh.
-
Nhiều người khi nhận định về Nguyễn Trăi cho ông là một
nhà Nho lỗi lạc và gán ép cho ông là tác giả của "Gia Huấn
Ca", cũng như một số vị cho ông là một thiền sư hay một
đạo sĩ của Lăo giáo. Nhưng thật ra ở ông chúng ta đă
thấy, qua các tác phẩm, qua cuộc đời ông, ông hành xử một
cách uyển chuyển, theo từng giai đoạn chứ không cố chấp hay
g̣ bó theo một khuôn mẫu nào. Tư tưởng này không phải
được h́nh thành trong một thời gian ngắn mà phải qua một
quá tŕnh thử thách và chuyển hóa tâm thức của người Việt.
Chúng ta tự hỏi tại sao dân tộc ta lại có cơ may để có
thể dung hóa các tư tưởng lớn thành một tinh anh của dân
tộc? Nh́n qua lịch sử, qua các huyền thoại, ca dao, tục ngữ,
chúng ta thấy văn hóa Việt là một nền văn hóa mở rộng,
không khép, không giáo điều, dựa vào hai yếu tố căn bản dó
là tinh thần NHÂN CHỦ và NHÂN BẢN. Nhờ quá tŕnh định cư,
định canh sớm của nghề trồng lúa nước, tổ tiên chúng ta
sớm h́nh thành xóm làng dưới thời vua Hùng, quây quần
thương yêu đùm bọc nhau trong một đại gia đ́nh gọi nhau bằng
cô d́, chú bác, cậu mơ.... Huyền thoại Lạc Long Quân-Âu Cơ
lấy nhau sinh ra một bọc trứng trăm con đă nói lên tất cả
nền văn hóa ưu việt đó. Đó là tinh thần b́nh đẳng,
thương yêu, không phân biệt hay kỳ thị chủng tộc. Một bằng
chứng khác là Lục Tổ Thiền Huệ Năng, một người Việt
đất Lĩnh Nam thất học đă thẳng thắn trả lời sự khinh
miệt của học giả miền Bắc bằng câu: Bắc Nam tuy có khác,
song nhân tính Bắc Nam đâu có khác (*).
Theo các công tŕnh khảo cứu, người Việt là một chủng tộc
mang trong người ḍng máu di dân. Tổ tiên chúng ta sống rải
rác khắp miền Hoa Nam từ miền Động Đ́nh Hồ, phía nam sông
Dương Tử vốn mang tính tự do phóng khoáng, không chịu sự hà
khắc của những kẻ du mục hung hăn nên đă dần dà xuôi nam t́m
nơi nắng ấm và dễ dàng cho việc canh tác. Khi xuôi nam, nhờ
đặc tính nhu thuần và chăm lo ruộng đồng, tổ tiên chúng ta
đă tiếp xúc và chung sống với dân bản địa một cách hài
ḥa. Sách Trung Dung Mạnh Tử có viết: "Khoan nhu dĩ giáo, bất
báo vô đạo, nam phương chi cường dă, quân tử cư chi. Nhẫn
kim cách, tử chi bất yếm, bắc phương chi cường dă nhi
cường dă cư chi" ("Khoan nhu mà dậy, tha thứ kẻ vô đạo, đó
là cái cường của người phương nam, người quân tử theo đó.
Nằm trên áo giáp binh khí, chết mà không sợ, đó là cái
cường của người phương bắc, người anh hùng theo đó ").
- Trong ca dao dân tộc ta có câu "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn" đă nói lên tinh thần
nhu thuận và bao dung của người Việt. Người Việt vốn có
đầu óc sáng tạo, tính t́nh hài ḥa, cho nên mỗi khi định cư
trên vùng đất mới hay khi tiếp xúc với các nền văn hóa
khác đều là những cơ hội cho họ làm một cuộc dung hóa,
cuộc dung hóa sau tốt đẹp hơn cuộc dung hóa trước. Nhưng
cuộc dung hóa đáng kể nhất là cuộc dung hóa của thiền sư
Vạn Hạnh trước sự giao lưu của các nền văn hóa Ấn-Hoa.
Vạn Hạnh đă không cố chấp trong chiếc áo tu hành, và gạt đi
ấn tượng dị giáo với các tôn giáo khác, ông dày công dung
hóa các tôn giáo Nho-Thích-Lăo thành một tư tưởng đặc thù
của dân tộc làm nền tảng văn minh của hai triều đại
Lư-Trần. Người ta thường nhắc đến câu "Vạn Hạnh dung tam
tế " mỗi khi nhớ đến công lao của ông.
Với truyền thống nhân bản, nhân chủ trong gịng máu, với cơ
duyên đặc biệt hiện nay của người Việt, chúng ta tin tưởng
rằng thế hệ tương lai của chúng ta sẽ thai nghén một cuộc
dung hóa mới vĩ đại hơn không những lợi ích cho dân tộc mà
c̣n mang lại một nền ḥa b́nh đích thực cho nhân loa.i.
Giai đoạn hai: Nguyễn Trăi mang tinh thần dung hóa áp
dụng vào cuộc đấu tranh kháng Minh và xây dựng đất nước.
Trước khi t́m đến Lê Lợi, Nguyễn Trăi đă chịu bao gian
nguy, bao sự khổ nhục suốt mười năm đằng đẳng đi khắp
nơi t́m hiểu t́nh h́nh địch, phân tích tâm lư từng tên quan
Minh cai trị, t́m hiểu từng nhóm kháng chiến, cơ sở cũng như
các cấp lănh đạo kháng Minh để biết rơ ưu và khuyết điểm
của ta và đi.ch. Cuối cùng ông đúc kết nên tập "B́nh Ngô
Sách" và trao cho Lê Lợi, người mà ông tin tưởng có thể
thực hiện được.
Ông đă phân tích đặc tính các cuộc xâm lăng của phương
Bắc vào nước ta và nhận thấy rằng cuộc xâm lăng lần này
của quân Minh mưu mô hơn, tàn độc hơn v́ chính họ đă có kinh
nghiệm kháng chiến chống Nguyên Mông và kinh nghiệm cai trị sau
một thời gian dài bị đô hô.. Họ đă khôn ngoan dùng chính
sách mị dân và đào tạo người địa phương làm tay sai với
chiêu bài "phù Trần- diệt Hồ". Miệng họ nói khai hóa dân ta
mà thực chất là thủ tiêu văn hóa Việt và biến nước ta
dần dà thành quận huyện của ho.. Nhưng bọn quan quân cai trị
tham lam vơ vét, hống hách cộng thêm sự những lạm của bọn
bán nước cầu vinh đă không che đậy được bề mặt giả
nhân giả nghĩa của ho.. Nhờ tính kiên nhẫn, nhu thuận, người
Việt cắn răng chịu đựng nhưng trong xóm làng ngầm dạy nhau
giữ nếp sống tổ tiên và nung đúc ư chí quật cường.
Dưới một hoàn cảnh đặc biệt như vậy, Nguyễn Trăi đă
đề ra chính sách vừa tâm lư vừa quân sự, khi cương khi nhu,
tùy nơi tùy lúc. Nguyễn Trăi luôn luôn hành động sáng tạo
để đưa nghĩa quân từ thế yếu thành thế mạnh, từ hoàn
cảnh hiểm nghèo ra thế xung kích đi.ch. Ông đă xử dụng ng̣i
bút linh hoạt, lời nói khôn khéo để ḥa hoăn với địch hay
kêu gọi địch đầu hàng để không tổn hại đến lực lượng
ta. Bí quyết của Nguyễn Trăi không phải chỉ chiến thắng
địch trên chiến trường mà biết xử dụng một cách quyền
biến bằng tư tưởng sinh động của dân tộc, Nguyễn Trăi đă
nh́n sâu vào ḷng ḿnh để ḥa ḿnh vào cảnh ngộ của địch.
Địch với ta là một, cũng là con người. Bắc Nam tuy có khác
nhưng nhân tính đâu có khác. Chỉ v́ ḷng tham lam của một
thiểu số cầm quyền đă đưa đẩy họ vào nơi thù hận chém
giết.
"Giữ ư kiến một người gieo họa cho bao nhiêu kẻ khác
tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian"
(B́nh Ngô Đại Cáo)
Với tấm ḷng nhân từ, đại nghĩa, vua Trần Nhân Tôn đă
không cho phép quân ḿnh truy kích địch khi địch bỏ chạy, và
đối xử tử tế với tù binh địch, tiếp tế cho họ lương
thực, phương tiện để họ về nước dầu địch có hành
động dă man, giết người cướp của. Dân tộc ta luôn luôn
tỏ lượng bao dung nhân ái mà tha chết cho ho..
Cũng với tấm ḷng đại nghĩa đó, trong B́nh Ngô Đại Cáo,
Nguyễn Trăi đă viết:
"Thần vũ chẳng giết hại, thể ḷng trời ta mở đức hiếu
sinh
Vương Thông, Mă Anh phát cho vài ngh́n cỗ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập, chân run!
Họ đă tham sống sợ chết, mà ḥa hiếu thật ḷng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức"
Nhờ hun đúc trong một nền văn hóa như vậy, người Việt
h́nh như đă cảm nhận sâu sắc trước những nỗi đau khổ
của kẻ khác. Chúng ta ít thấy dân tộc nào thương kẻ thù sa
cơ như chính thương ḿnh vâ.y. Bài thơ của Trạng Nguyên Lư
Tải Đạo nói lên t́nh thương đối với kẻ thù bị bắt:
"Chích máu thành thư muốn gởi lời
Lẽ bay nhạn buốt ải mây khơi
Đêm nay mấy kẻ nh́n trăng nhỉ
Đôi ngă ḷng chung một vời vợi"
("Khóa huyết thư thành dục kư âm
Cô phi hàn nhạn tái vân thâm
Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt
Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm")
Cũng tấm ḷng đại nghĩa đó mà Nguyễn Trăi đă cảm hóa
được tướng Thái Phúc từ kẻ thù thành bạn, Thái Phúc đă
giúp nghĩa quân kêu gọi quân Minh ra đầu hàng và cả tổng binh
Vương Thông trước khi kéo bại quân về nước đă qua dinh Lê
Lợi, Nguyễn Trăi tâm sự suốt đêm cho đến sáng.
Khi chiến tranh chấm dứt, ḥa b́nh ló dạng trên quê hương,
Nguyễn Trăi hăm hở lo mở trường thi tuyển chọn nhân tài,
kiến thiết lại đất nước sau những năm bị chiến tranh tàn
phá. Ông nhấn mạnh giai đoạn vơ lực đă hết, tương lai phải
trông cậy vào văn trị "yêu trọng người dân là của cải", vào
xây dựng một xă hội công bằng, bác ái, nhân nghĩa hơn là
dùng pháp tri.. Ông đă khuyên vua "xin bệ hạ yêu nước yêu
dân để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán hận than
sầu, đó là không mất cái gốc của nhạc vậy".
Lư tưởng của Nguyễn Trăi là muốn xây dựng một nền thịnh
trị Nghiêu Thuấn lâu dài, nước có văn hiến, vua dân ḥa mục
"Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền"
(Quốc Âm Thi Tập, Tự Thán)
Suốt đời Nguyễn Trăi làm việc với tinh thần không mệt
mỏi, tận tụy trách nhiệm với dân với nước
"C̣n có một ḷng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung"
Ông quan niệm người anh hùng cao cả trong thời b́nh không như
người anh hùng trên lưng ngựa dưới lằn tên mũi đạn:
- "Trừ độc trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân có trí mới anh hùng"
(Quốc Âm Thi Tập, Báo Kính Cảnh Giới)
Chí nguyện ông muốn rải hết tấm ḷng của ḿnh đến tận
người dân đang đau khổ khắp bốn biển
"Nguyện bả lan thang phân tứ hải
Tùng kim tảo tước cựu ô dân"
(Đoan Ngọ Nhật)
(Nguyện đem nồi nước hoa lan gội hết cho trần gian được
sạch làu)
Ông ḥa đồng với mọi người, ông không c̣n phân biệt khách
thể hay chủ thể nữa. Ông cởi bỏ tất cả để ḥa tan vào
sâu thẳm niềm đau của thế nhân. Tâm hồn của ông không chỉ
là một tâm hồn vị tha mà c̣n là tâm hồn của một người
đắc được yếu tính vô vi của Lăo, tính vô tướng, vô tác
của Phật. Qua cuộc đời và các tác phẩm của ông chúng ta
thấy ông hành xử uyên thâm tam giáo. Càng về già ông càng
ngán ngẩm với lối xử thế "cực quanh co" với "cửa quyền
hiểm hóc":
"Ta dư cửu bị nho quan ngộ
Bản thị canh nhàn điếu tịch nhàn"
(Thương ta bị cái mũ nhà nho làm ta lầm lẫn từ lâu
Ta vốn người cày trong chốn nhàn nhă, câu nơi vắng vẻ)
Ông coi công danh phú quư như nước chảy qua cầu, như chất
bẩn đục làm ông buồn nôn, như trâu suyển khi thấy trăng lên
"Tục cảnh kinh tâm suyển nguyệt ngưu" dầu t́nh ư ông lúc nào
cũng gắn bó với dân với nước. Điều này làm ông băn
khoăn giữa hai đường xuất xử
- "Lấy đâu xuất xử lọn hai bề
Được thú làm quan, mất thú quê"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 109)
Giai đoạn về ẩn Côn Sơn:
Dường như tự thâm tâm ông luôn luôn nghe tiếng réo gọi quay
về nơi chốn tĩnh mịch có non xanh, nước biếc, chim kêu vượn
hú
"Vấn quân hồ bất quy khứ lai ?
Bán sinh trần thố trường dao ốc"
(Hỡi ai nào chẳng sớm quay về
Nửa đường vùi măi trong lầm đục)
-
Ḷng ông nao nao muốn trở về nhà xưa cảnh cũ nơi một thời
ông sống với ông ngoại Trần Nguyên Đán ở Côn Sơn
"Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm
Côn Sơn có đá tần vần
Mưa tuôn đá sạch ta nằm ta chơi
Côn Sơn thông tốt ngất trời
Ngả nghiêng dưới bóng ta thời tự do
Côn Sơn trúc mọc đầy g̣
Lá xanh bóng rợp tha hồ tiêu dao"
(Côn Sơn Ca - Bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật)
Ông vui với cảnh thanh nhàn không vướng chút bụi trần ai
- "Hà thời kết ốc vân phong hạ ?
Cấp giản phanh trà, chẩm thạch miên ?"
(Ức Trai Thi Tập)
-
- (Bao giờ nhà dựng dưới núi mây
Múc nước suối pha trà và gối đá ngủ)
và ông vui với cảnh đạm bạc
"ngày tháng kê khoai những sẵn hàng
tường đào ngơ mận ngại thung thăng"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 23)
-
Ông chẳng ngại ngùng
"Một cày một cuốc thú nhà quê
Áng cúc lan chen văi đậu kê"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 48)
-
Đôi khi để được những miếng ăn rau cải hằng ngày, ông
gởi nhờ
"Ao quan thả gởi hai bè muống
Đất bụt ương nhờ một luống mùng"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 68)
-
(mùng = rau dọc mùng để nấu canh chua)
Những món ăn hương quê đă giúp cho ông có kinh nghiệm canh
tác:
"Nước dưỡng cho thanh tŕ thưởng nguyệt
Đất cày ngơ ải, lănh ương hoa"
-
(ngơ, lănh là hai tiếng xưa miền Trung. Ngơ = hầu cho, lănh =
luống, ải = cuốc đất cho tơi ra)
Nhà ở, áo quần giản dị đạm bạc:
"Chốn ở trên gian lều lá "
"Mùa qua chằm bức áo sen"
"Hài cỏ đẹp chân đi đủng đỉnh"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 124)
-
Vậy mà lúc nào ông cũng cảm thấy sung túc giàu có
- "Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy thêm"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 69)
-
Ông c̣n hóm hỉnh để lại cho con cháu mai sau
- "Thong thả lại toan nào của tích:
Bạc mai, vàng cúc để cho con"
(Quốc Âm Thi Tập, bài 49)
- Bạn bè vui công danh nơi cao sang quyền quư, c̣n ông th́ bạn tri
âm với
"Án sách, cây đèn hai bạn cũ
Song mai yên trúc một ḷng thanh"
(Quốc Âm Thi Tập)
-
Trong cuộc sống quy ẩn ông thoải mái, tiêu dao với cảnh đẹp
thiên nhiên, khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên, thiên nhiên quấn
quưt với ông trong từng bước chân, từng hơi thở như người
bạn đường quen thuộc
"Quét trúc bước qua làn suối
Thưởng mai về đạp bóng trăng"
(Ngôn Chí, bài 15)
-
"Say minh nguyệt chè ba chén
Dịch thanh phong lều một gian"
-
Thiên nhiên là nguồn sống của ông với cái bao la bất tận,
hồn nhiên tự tại
"Đạp áng mây, ôm bó củi
Ngồi bên suối gác cần câu
Giang sơn mặt thấy nên quen thuộc
Danh lợi ḷng nào ước chác cầu"
-
hay trong bài "Túc sự ở Ức Trai Thi Tập" ông đă tán thán sự
thảnh thơi buông chèo theo sóng nước
"Thương ba giang thượng nhàn thùy điếu
- Lục thụ âm trung tính khán thư
Vũ quá t́nh lam khuy hộ dũ,
Phong lai tuyết lăng vũ đ́nh trừ"
(Thuyền câu sóng nước buông chèo
- Bóng cây đọc sách những chiều thảnh thơi
Mưa trong cửa sổ tạnh rồi
Ngoài sân gió thổi, tuyết rơi đầy thềm)
Nguyễn Trăi bốn trăm năm về trước và Nguyễn Công Trứ bốn
trăm năm sau đó có khác chi đâu. Nguyễn Trăi và hậu sinh
của ông đă sống nếp sống quen thuộc của người Việt, dầu
thời thế, hoàn cảnh có khác. Nguyễn Trăi trải qua tuổi thanh
niên trong cảnh ngoại xâm, nước mất nhà tan, bương chải t́m
con đường cứu nước cứu dân. Nguyễn Công Trứ trải qua
tuổi ấu thơ trong loạn lạc nội tranh. Nhưng cả hai đều nh́n
con đường đi lên bằng học vấn, rồi đem học vấn đấu tranh
cho đời, và cuối cùng trở về nơi thôn dă vui với thiên
nhiên, an bần lạc đa.o. Nguyễn Trăi giang tay góp phần dựng
lên một triều đại rồi chính ngay triều đại đó nhận ch́m
ông xuống tận bùn đen. Ba họ nhà ông bị chết thê thảm
dưới bàn tay của những kẻ gian tham bạo ngược, đại diện cho
tinh thần Tống Nho rỗng nát du nhập ngoại lai (Quân xử thần
tử, thần bất tử bất trung) và v́ những tranh giành quyền
lợi cung đ́nh.
Cả Nguyễn Trăi và Nguyễn Công Trứ dầu cách nhau đến bốn
trăm năm lịch sử đều biểu tượng cho cốt cách đạo sống
Việt. Đạo sống đó được lưu truyền từ đời này sang
đời nọ bàng bạc qua các huyền thoại, ca dao và tục ngữ của
người Việt. Đạo sống đó được biểu hiện qua người
nông dân chất phác là đạo làm người, đạo vợ chồng, đạo
thờ kính cha mẹ, thương anh chị em trong nhà, láng giềng cḥm
xóm:
"Thường thường phải đạo th́ thôi
Đừng săn mà đứt, đừng lơi mà chùng"
hay biểu lộ qua cuộc sống
"Ở sao cho vẹn cho toàn
Giao nhau chớ phụ, nghĩa vàng chớ vong"
- họ quan niệm rằng
"Người c̣n th́ của cũng c̣n
Miễn là nhân nghĩa vuông tṛn th́ thôi"
hay "Nghèo nhân nghèo nghĩa th́ lo
Nghèo tiền nghèo bạc chớ cho là nghèo"
Cho nên cuộc sống họ
- "Tri túc tiện túc đăi túc hà thời túc"
(Nguyễn Công Trứ)
-
Đạo Việt phổ vào cuộc sống mà không công thức, không giáo
điều, không biên cương, cho nên đạo sống Việt không săn
(căng), không chùng, không thêm, không bớt, thư thái, tự nhiên,
gồm thâu tất cả mà cũng mở rộng ra khắp tất cả. Nhờ ưu
điểm đó nên suốt ngàn năm đô hộ Tàu, trăm năm đô hộ
Tây, bản sắc dân tộc Việt không mất đi. Nhờ áp dụng
những nét tinh hoa đó Nguyễn Trăi đă đem lại những lợi ích
thiết thực cho dân tộc. Nhưng tiếc thay, từ khi lên ngôi vua,
Lê Lợi đă manh nha dùng chính sách nô dịch Tống Nho trong việc
trị dân và thi cử để củng cố vương quyền. Cái chết của
Nguyễn Trăi là cái tang chung cho đất nước và đánh dấu sự
cáo chung của nền văn hóa Việt trong nếp sinh hoạt và tư duy
của giới quư tộc và sĩ phu Việt. ......(Xin
ph'p ta'c gia? ddu+o+.c phe'p ca('t pha^`n na^`y dde^? tra'nh pha^`n tranh
lua^.n chi'nh tri. hie^.n dda.i trong trang ca dao)
- Qua những trang sử hào hùng của tổ tiên, qua những ngày tháng
tang thương của dân tộc, chúng ta suy ngẫm và bừng tỉnh rằng
chúng ta đă đánh mất một nền văn hóa tinh hoa mà tổ tiên
chúng ta đă dày công xây đắp. Chúng tôi ước mong thế hệ
chúng ta, con cháu chúng ta trong cũng như ngoài nước cố gắng
khôi phục lại cội nguồn dân tộc để khỏi hổ thẹn là một
người Việt Nam.
Đó là ư nghĩa duy nhất mà bài học Nguyễn Trăi mang lại cho
chúng ta.
--------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
* Chúng tôi dùng chữ "nhân tính" cho thanh niên dễ hiểu thay v́
"Phật tính" cùng nghĩa. Trích câu nói trong Kinh Pháp Bảo Đàn
do thiền sư Thích Măn Giác dịch: Lúc Huệ Năng t́m đến tu học
với thiền sư Hoằng Nhẫn, Hoằng Nhẫn mắng Huệ Năng "Mi là
dân Lĩnh Nam, vốn đồ mọi rợ, làm thế nào thành Phật
được" (phân đoạn 3, bản Đôn Hoàng) Huệ Năng nói "Con
người tuy có Nam Bắc, Phật tính chẳng có Bắc Nam. Tuy thân
mọi rợ không giống với thân Ḥa Thượng, Phật tánh trong
chúng ta có ǵ là sai biệt"
- o Tâm tánh ví như ly nước đục, để yên chất đục bẩn lắng
xuống đáy, hiển hiện chất nước trong suốt đó chính là
Phật tánh.
o Trong Cựu ước kinh Thiên Chúa giáo, lúc ông Adam và bà Eva
chưa ăn trái cấm, nhân tính hiển hiện trong hai người, không
có phân biệt nhị nguyên: tốt xấu, thiện ác... nhưng sau khi
ăn trái cấm, phần nhân tính bị che lấp trong đám ô trọc, như
ly nước trong bị đục bụi bùn. Cố gắng tu luyện th́ phần
nước trong, nhân tính sẽ hiển lô..
o Trong Khổng giáo có nói "Nhân chi sơ tánh bổn thiện", con
người khi sơ khai vốn tánh không bị nhiễm đục. Chữ thiện
vẫn c̣n là nhị nguyên, nhưng chắc không c̣n chữ nào để mô
tả sự uyên nguyên của con người nên tạm dùng chữ thiện.
o Trong Lăo giáo, nhân tính được dùng như chữ Đa.o. Trong
Thượng Thiên, Lăo Tử viết: "Có vật trộn lộn mà thành. Nó
sinh ra trước trời đất, vừa trống không vừa yên lặng,
đứng một ḿnh mà không biến cải, trôi khắp mọi nơi mà
không mỏi, có thể làm mẹ của thiên ha.. Ta không biết tên nó
là ǵ nên mới đặt cho nó là đạo, gượng gọi nó là lớn...
-
Trong vũ trụ có bốn cái lớn mà người là một." Đạo đây
là cái tính uyên nguyên cũng là nhân tính hay Phật tính vâ.y.
--------------------------------------------------------------------------------
Sách tham khảo:
- Đại Cương Triết Học Trung Quốc (Giản Chi và Nguyễn Hiến
Lê)
- Kinh Pháp Bảo Đàn (thiền sư Thích Măn Giác dịch từ bản Đôn
Hoàng)
- Ức Trai Tập (Nguyễn Trăi)
- Nguyễn Trăi Và Bản Hùng Ca Đại Cáo (Bùi văn Nguyên)
- Nguyễn Trăi - Sinh Thức Và Hành Động (Vơ Văn Ái)
- Nguyễn Trăi - Về Tác Gia và Tác Phẩm (Nguyễn Hữu Sơn
tuyển chọn)
- Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (Hoàng văn Lân dịch và chú thích)
- Vua Trần Nhân Tông - Thân Thế Và Sự Nghiệp (Lê Mạnh Thát)