Châu Bố Chính Thuộc Cương Thổ Đại Việt Vào Thời Kỳ Nào?
Minh Vũ Hồ Văn Châm
Sử cũ nước ta
chép rằng năm Kỷ Dậu (1069) đời Lư Thánh Tông, niên
hiệu Thiên Huống Bửu Tượng thứ 2, tháng 2, ngày Mậu
Tuất, nhà vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt
được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng 3 châu Bố
Chính, Địa Lư và Ma Linh để chuộc mạng nên được tha
về. Năm 1075, vẫn đời Lư Thánh Tông, niên hiệu Thái
Ninh thứ 4, nhà vua xuống chiếu đổi châu Địa Lư làm
châu Lâm B́nh, đổi châu Ma Linh làm châu Minh Linh,
và chiêu mộ dân đến lập nghiệp ở các châu ấy. Sử
nước ta về sau cứ theo như vậy mà chép, nghĩa là xác
định 3 châu Bố Chính, Địa Lư và Ma Linh đă trở về cương vực Đại Việt cùng một lúc vào triều Lư Thánh Tông.
Trong thực tế, sự kiện lịch sử này có đúng là đă xẩy
ra như vậy không? Có đúng là cả 3 châu Bố Chính, Địa
Lư và Ma Linh đă thống thuộc cương thổ Đại Việt dưới
triều Lư? Hay chỉ có 2 châu Địa Lư và Ma Linh mới
đúng nghĩa là phẩm vật chuộc mạng của Chế Củ dâng vua Lư Thánh Tông, c̣n châu Bố Chính trong thực tế
đă là lănh thổ Đại Việt từ trước?
Lư do đặt vấn đề.
Nghi vấn này sở dĩ được nêu lên là v́ căn cứ vào
chính ngay sử cũ cũng như căn cứ vào nhận xét của
các nhà khảo cứu cận đại, người viết lượm lặt ra
nhiều điểm không phù hợp với điều xác định của sử cũ
rằng 3 châu Bố Chính, Địa Lư và Ma Linh đă cùng một lúc trở về cương vực Đại Việt dưới triều Lư Thánh Tông.
Thứ nhất là sử cũ có chép đời Lư Thái Tổ, năm 1011,
niên hiệu Thuận Thiên thứ 2, Chiêm Thành vào dâng sư
tử, và năm 1020, niên hiệu Thuận Thiên thứ 11, vua
sai Khai Thiên vương Phật Mă và Đào Thạc Phụ đánh trại Bố Chính, đến núi Long Tị, huyện B́nh Chánh
(nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng B́nh) th́ chém
được tướng giặc là Bố Linh. Sử cũ nói đánh trại Bố
Chính th́ cũng như trước đó sử cũ đă chép việc đánh
châu Diễn hay việc đánh châu Vị Long, chỉ là những
chiến dịch trừng phạt thổ tù làm phản, không phải là
chiến tranh với các lân bang.
Thứ hai là sử cũ chép rằng vào năm 989, niên hiệu
Hưng Thống năm đầu đời Lê Đại Hành, vua Chiêm Thành
là Băng vương La Duệ (Ku Xri Harivarman II) đem binh chiếm lại đất đai đă mất, nên năm sau, Lê Đại Hành
sai quân sang đánh châu Địa Lư. V́ sự can thiệp của
nhà Tống, Lê Đại Hành chịu băi binh trả đất, trả tù
binh, và
sai Ngô Tử An đem 3 vạn người mở đường bộ
từ cửa Sót vượt đèo Ngang để đến châu Địa Lư. Những
sự kiện này chứng minh rằng trong thực tế châu Bố
Chính từ trước năm 990 đă thống thuộc cương vực Đại
Việt, nếu không, Lê Đại Hành tất phải sai quân đánh
châu Bố Chính trước, và Ngô Tử An làm sao mở được
đường bộ
xuyên qua đồng đất nước người.
Thứ ba là sử cũ có chép năm 1075, đời Lư Thánh Tông,
niên hiệu Thái Ninh thứ 4, nhà vua xuống chiếu đổi
châu Địa Lư làm châu Lâm B́nh, đổi châu Ma Linh làm
châu Minh Linh, và chiêu mộ dân đến lập nghiệp ở các châu ấy. Tờ chiếu không đả động ǵ đến châu Bố Chính. Tại sao? Cho dù địa danh Bố Chính nghe rất
xuôi tai không cần phải đổi, nhưng di dân đến đất
mới chiếm hữu th́ tại sao nói tới 2 châu Địa Lư và
Ma Linh mà không đả động ǵ đến châu Bố Chính. Phải
chăng khi Lư Thánh
Tông hạ chiếu chiêu mộ dân đến
lập mghiệp ở Địa Lư và Ma Linh th́ ở Bố Chính đă có
dân Việt đến định cư từ trước rồị
Thứ tư là giáo sĩ R. P. Cadière trong Tập san Trường
Viễn Đông Bác cổ (B.E.F.E.O) năm 1905 nhận xét rằng
dân Việt cư trú trên vùng đất từ Bố Trạch đến
Gio
Linh (Địa Lư, Ma Linh) qui tụ người cùng họ để lập thành làng (Ngô xá, Phan xá, Hoàng xá, Hồ xá v.v.),
một hiện tượng không thấy có ở Quảng Trạch, Tuyên
Hóa (Bố
Chính). Sự kiện này chứng tỏ dân Việt đến
định cư tại Bố Chính không cùng thời điểm với dân
Việt đến định cư ở Địa Lư và Ma Linh. Nói khác đi,
châu Bố Chính đă thống thuộc cương thổ Đại Việt
trước khi 2 châu Địa Lư và Ma Linh trở về cương vực
Đại Việt dưới triều Lư Thánh Tông.
Vậy rơ ràng Bố Chính, Địa Lư và Ma Linh đă không trở
về cùng một lúc.
Trở về cương thổ Đại
Việt hay trở thành lănh thổ Đại Việt?
Châu Bố Chính là vùng lưu vực sông Gianh, ở mạn bắc
tỉnh Quảng B́nh. Châu Địa Lư là vùng lưu vực sông
Nhật Lệ, ở mạn nam tỉnh Quảng B́nh. Châu Minh Linh là miền bắc tỉnh Quảng Tri..
Đại đa số người Việt chúng ta, dù là người viết sử
hay người đọc sử, đều nhất trí với nhau ở điểm rằng
nước ta xưa là miền Bắc bộ và miền Bắc Trung bộ ngày
nay. Sử cũ nước ta đă phỏng định rằng vào thời sơ
sử, địa bàn nước Văn Lang đông giáp biển, tây giáp
Lào, bắc giáp hồ Động Đ́nh, nam giáp nước Hồ Tôn.
Cương giới nước ta về sau, vào thời điểm Đinh Bộ
Lĩnh dựng nền tự chủ, lập ra nước Đại Cồ Việt vào
năm 968 sau Công nguyên, th́ ở phía đông và phía tây, vẫn thế, không có ǵ thay đổi, duy ở phía bắc
th́ lùi xuống giáp với Quảng Tây, và ở phía nam th́
chỉ tới đèo Ngang nằm giữa Hà Tĩnh và Quảng B́nh.
Lúc bấy giờ, cả 3 châu Bố Chính, Địa Lư và Ma Linh
thuộc cương thổ nước Chiêm Thành. Như vậy, nếu v́
một lư do ǵ mà có sự thay đổi chủ quyền, hoặc do
xâm lược chiếm đóng, hoặc do dâng đất chuộc mạng,
th́ phải nói rằng các châu Bố Chính, Địa Lư và Ma
Linh trở thành lănh thổ Đại Việt, chứ sao lại c̣n
đặt vấn đề trở về cương thổ Đại Việt?
Chiêm Thành là hậu thân của Lâm Ấp, c̣n Đại Việt
thoát thai từ Giao Châu. Giở lại các trang sử cũ, chúng ta sẽ thấy cương giới giữa Giao Châu và Lâm
Ấp,
và về sau giữa Giao Châu và Chiêm Thành, không
phải giản đơn là ở đèo Ngang mà cơ bản là ở đèo Hải
Vân nằm giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Đường phân
ranh ấy liên tục thay đổi ở thế dằng co, khi th́ kéo
lên phía bắc đến Hoành sơn, khi th́ lùi xuống phía
nam đến tận mũi Diều (Varella). Buổi đầu lập quốc
vào năm 192 sau Công
nguyên, niên hiệu Sơ B́nh thứ 3
đời Hán Hiến Đế, nước Lâm Ấp vốn là huyện Tượng Lâm
của quận Nhật Nam, nằm ở phần đất tỉnh Quảng Nam
ngày nay. Chỉ nửa thế kỷ sau khi độc lập, Lâm Ấp đă
tính đến chuyện tiến ra miền bắc tranh phong với Đế
quốc Hán. Năm 248, niên hiệu Xích Ô thứ 11 nhà Đông
Ngô, Lâm Ấp đánh chiếm thành Khu Túc (ở xă
Nguyệt Biều trên bờ nam sông Hương) của quận Nhật
Nam, rồi kéo quân ra cướp phá hai quận Cửu Chân
(Thanh Hóa) và Giao Chỉ (Bắc Bộ). Triều đ́nh Đông
Ngô cử Lục Dận làm Thứ Sử Giao Châu, An Nam Hiệu Úy,
đem đại binh từ Kim Lăng sang ứng phó, Lâm Ấp mới
lui quân, nhưng vẫn giữ thành Khu Túc. Từ đó, Lâm Ấp
sửa sang Khu Túc thành căn cứ quân sự xuất phát các cuộc tiến binh cướp phá Giao Châu khiến nhà Tấn phải lập thêm huyện Thọ Lănh (huyện Phú Lộc tỉnh Thừa
Thiên) để củng cố việc bảo vệ cương giới cực nam của
Giao Châu. Năm 347, đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Vĩnh
Ḥa thứ 3, vua Lâm Ấp Phạm Văn cử đại binh đánh
chiếm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Hạ Hầu Lăm,
san bằng thành Tây Quyển (phía bắc Huế), xây lũy
B́nh Chánh (mạn bắc Quảng B́nh) để làm đường phân
ranh Giao Châu-Lâm Ấp, mưu tính chuyện chiếm đóng
lâu dài. Nhưng liền sau đó, nhà Tấn cử Đằng Tuấn làm
Chinh Tây Đốc Hộ huy động quân lính hai châu Giao
Quảng, năm 349, vào tái chiếm Nhật Nam, nhưng bị
Phạm Văn đánh bại, phải lui về Cửu Chân.
Trong trận
này, Phạm Văn cũng bị thương và chết ít lâu sau đó,
con là Phạm Phật lên thay. Đằng Tuấn thừa cơ hợp
binh với Thứ Sử Giao Châu Dương B́nh và Thái Thú
Cửu
Chân Quán Súy, năm 351, tiến vào chiếm lại Tây Quyển, đuổi đánh quân Lâm Ấp qua Thọ Lănh đến Khu
Túc, rồi hai bên giảng ḥa. Nhưng chỉ ít lâu sau khi
Đằng
Tuấn băi binh, năm 359, vẫn đời Tấn Mục Đế,
niên hiệu Thăng B́nh năm đầu, Phạm Phật lại từ Khu
Túc tiến ra xâm lấn Nhật Nam, khiến Thứ Sử Giao Châu
là Ôn Phóng Chi phải cử đại binh thủy lục vào đánh.
Phạm Phật rút quân lui về giữ vững thành Khu Túc.
Hai bên nghị ḥa, Phạm Phật trả lại đất Nhật
Nam, lấy bến Ôn Công (mũi Chân
Mây, cực nam Thừa
Thiên) làm ranh giới Giao Châu-Lâm Ấp. Nhật Nam yên
ổn được một thời gian. Đến đời Tấn An Đế, con Phạm
Phật là Phạm Hồ Đạt (Bhadravarman I) lên nối ngôi
cha, năm 399, niên hiệu Long An thứ 3, lại tiến binh đánh hăm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Cảnh Nguyên, rồi thừa thắng tiến ra đánh chiếm quận Cửu
Đức (nhà Tấn lấy phần đất phía nam quận Cửu Chân mà lập ra, ngày nay là Nghệ Tĩnh), bắt giết Thái Thú
Tào Bính, và vây hăm quận thành Giao Châu, nhưng bị
Thái Thú Giao Chỉ là Đỗ Viện đánh bại phải rút quân
về. Năm 413, Phạm Hồ Đạt vượt biển ra cướp phá quận
Cửu Chân, nhưng bị thảm bại, rồi mất trong năm đó.
Con cháu
Phạm Hồ Đạt không giữ được vương nghiệp,
ngôi báu về tay người khác họ là Phạm Dương Ma.i.
Lúc bấy giờ nhà Tấn mất, và Trung Hoa chia làm Nam
Bắc triều. Năm 420, Lưu Dũ lên ngôi, lập ra nhà Tống
(Nam triều), tức là Tống Vũ Đế, Năm 421, niên hiệu
Vĩnh Sơ thứ 2, Tống Vũ Đế phong Phạm Dương Mại làm
Lâm Ấp vương. Năm 433, đời Tống Văn Đế, niên hiệu
Nguyên Gia thứ 10, vua Lâm Ấp kế tiếp là Phạm Dương
Mại II cử sứ bộ sang xin nhà Tống cho kiêm tính Giao
Châu nhưng bị từ chối, nên làm phản. Tống Văn Đế bèn
sai Đàn Ḥa Chi, năm 446, niên hiệu Nguyên Gia thứ
23, cử đại binh đánh Lâm Ấp, hạ được thành Khu Túc,
rồi tiến vào kinh đô Trà Kiệu
đốt phá chém giết, thu
vét được nhiều vàng bạc châu báu. Từ đó, Lâm Ấp suy
yếu, chịu giữ phận phiên thuộc nên biên cương phía
nam của Giao Châu (mũi Chân Mây)
được tạm yên. Nhà
Tề thay nhà Tống, năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ
10, lại gia phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước
vị An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương. Nhưng đến khi nhà
Lương lên ngôi vua Nam triều, nhân việc Lư Bôn nổi nlên độc lập ở Giao Châu, lập ra nước Vạn Xuân vào
năm 541, đời Lương Vũ Đế, niên hiệu Đại Đồng thứ 7,
vua Lâm Ấp là Luật Đà La Bạc Ma (Rudravarman) thừa
cơ đem
quân lấn chiếm Nhật Nam rồi kéo ra cướp phá
Cửu Đức. bị tướng nhà Tiền Lư nước Vạn Xuân là Phạm
Tu đánh bại, nên phải rút quân khỏi Cửu Đức, nhưng
vẫn chiêm cứ Nhật Nam. Từ đó, suốt 62 năm tồn tại
của nước Vạn Xuân, trải qua các đời Lương, Trần (Nam
triều) cho đến khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc,
Lâm Ấp tiếp
tục chiếm cứ Nhật Nam. Sau khi hàng phục
Lư Phật Tử, chiếm lại Giao Châu, nhà Tùy sai Lưu
Phương làm Hoan Châu đạo Hành quân Tổng quản đem đại
binh đi kinh lược Lâm Ấp. Năm 605, đời Tùy Dượng Đế,
niên hiệu Đại Nghiệp năm đầu, Lưu Phương cùng Thứ Sử
Khâm Châu là Ninh Trường Chân hợp binh thủy bộ chiếm
lại Nhật Nam, hạ thành Khu Túc, rồi kéo quân vào
quốc đô Trà Kiệu đánh đuổi vua Lâm Ấp là Phạm Phạn
Chí chạy vào Panduranga, thu vét nhiều vàng bạc châu
báu và kinh sách. Nhà Tùy chia đất mới b́nh định làm
3 quận là Tỵ Cảnh (Quảng B́nh, Bắc Quảng Trị), Hải
Âm (Nam Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng), và Lâm Ấp
(Quảng Nam, B́nh Định). Nhưng triều Tùy quá ngắn
ngủi, Trung Hoa rơi trở lại vào cảnh loạn lạc, nhân
đó Phạm Phạn Chí nổi lên khôi phục đất cũ. Đến lúc
nhà Đường lên thay, Phạm Phạn Chí và các vua kế vị tuy cung thuận Trung Quốc nhưng vẫn giữ đất Nhật
Nam. Từ năm 758, đời Đường Túc Tông, niên hiệu Càn
Nguyên năm đầu, sử Tàu gọi Lâm Ấp là Hoàn Vương. Các
vua Hoàn Vương không triều cống Trung Quốc, và
thuờng xuyên kéo quân ra cướp phá An Nam. Đến mạt
diệp nhà Đường, Nhật Nam mất hẳn về Lâm Ấp. Biên
giới Giao Châu-Lâm Ấp là ở Hoành Sơn. Năm 875, Lâm
Ấp thiên đô về Đồng Dương (Indrapura), cũng trong
địa hạt Quảng Nam, và bắt đầu từ đây, sử sách Trung
Quốc dùng danh xưng Chiêm Thành (Champapura) có
nghĩa là đất nước của người Chiêm, thay thế danh
xưng Lâm Ấp có nghĩa là đô ấp của huyện
Tượng Lâm.
Như vậy, vào năm 1069, đời Lư Thánh Tông, 3 châu Bố
Chính, Địa Lư và Ma Linh vốn là đất quận Nhật Nam
của Giao Châu, bị Chiêm Thành lấn chiếm vào mạt diệp nhà Đường, bây giờ trở lại thống thuộc cương thổ Đại Việt, chứ không phải 3 châu đó vốn là đất của Chiêm Thành, v́ thất trận mà trở thành lănh thổ Đại Việt.
Châu Bố Chính thuộc
cương thổ Đại Việt vào thời kỳ nào ?
Vào cuối đời Đường, Khúc Thừa Dụ ở Giao Châu nổi lên
tự lập làm Tiết Độ sứ. Năm 907, nhà Đường mất, nhà
Hău Lương lên thay, mặc nhiên công nhận
Khúc Hạo
thay thế cha giữ chức Tiết Độ sứ Giao Châu. Năm 917,
khi Khúc Hạo chết, nhà Lương lại giao chức Tiết Độ
sứ cho con Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ. Suốt thời Ngũ Đại tiếp theo, Giao Châu loạn lạc, hết bị khổ nạn
ngoại xâm Nam Hán thôn tính lại đến thảm cảnh nội
loạn Kiều Công Tiễn giết Dương Đ́nh Nghệ. May nhờ
Ngô Quyền
đánh bại quân Nam Hán năm 938 và xưng
vương, Giao Châu tạm yên được ít lâu, nhưng sau khi
Ngô Quyền chết, Giao Châu lại rơi vào nạn Thập nhị
sứ quân cát cứ, cho đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp
yên 12 sứ quân và lên làm vua, tức là Đinh Tiên
Hoàng, Đại Thắng Minh Hoàng đế, lập nên nước Đại Cồ
Việt, định đô ở Hoa Lư. Trong khoảng thời gian này,
Triệu Khuông Dẫn thống nhất Trung Hoa, lập nên nhà
Tống. Đinh Bộ Lĩnh cử sứ bộ qua Tống triều cầu phong
và năm 972 được vua Tống phong làm Giao Chỉ Quận
vương.
Lúc này, Chiêm Thành là một quốc gia tự chủ từ bảy
tám trăm năm nay và chịu ảnh hưởng đậm đà văn minh
Ấn Độ. Từ năm 749 đời Đường Huyền Tông, niên
hiệu
Thiên Bửu thứ 8, Lâm Ấp vĩnh viễn chiếm cứ Nhật Nam
và không c̣n gửi sứ bộ thông hiếu với Trung Quốc. Đă
vậy, các vua Hoàn Vương lại thường xuyên kéo quân ra cướp phá miền Hoan Ái. Từ năm 875 là năm quốc gia
này được sử Tàu bắt đầu gọi là Chiêm Thành th́ nước này đă trở nên cường thịnh, nhất là dưới các triều vua Indravarman II và Indravarman III. Chiêm Thành
đánh thắng Chân Lạp nhiều trận lớn, mở rộng biên
cương về phía nam và phía tây, kiến thiết kinh đô
Đồng Dương và khu
thánh địa Mỹ Sơn vô cùng tráng lệ.
Chiêm Thành không thông hiếu với Trung Quốc, nhưng
đến khi Triệu Khuông Dẫn chấm dứt thời Ngũ Đại, lên
ngôi vua lập ra nhà
Tống th́ vua Chiêm Thành lúc bấy
giờ là Jaya Indravarman ngay trong năm 960 đă nhanh
chóng gửi sứ bộ mang lễ vật sang chúc mừng và xin
nối lại bang giao với Trung Quốc. Sau đó, Jaya
Indravarman cũng như vua kế vị là Paramecvaravarman
mà sử ta gọi là Tỳ Mi Thuế đều đặn giữ lệ triều cống nhà Tống.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn
bị Đỗ Thích ám hại, vua kế vị Đinh Toàn c̣n nhỏ tuổi, triều thần khuynh loát lẫn nhau. Nhà Tống thừa
cơ
sai Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng, năm 980, đem quân
thủy bộ hai mặt cùng tiến vào đánh, đồng thời đưa
thư uớc hẹn vua Chiêm Thành là Tỳ Mi Thuế tiến công
cương giới phía nam của Đại Cồ Viê.t. Trước t́nh thế
nguy cấp như vậy, do sự sắp xếp của Phạm Cự Lượng và
sự đồng t́nh của bà Thái hậu họ Dương, quân sĩ tôn
Thập đạo
Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, lấy hiệu
là Đại Hành Hoàng Đế. Tháng 3 năm 981, quân Tàu tiến
vào nội địa Đại Cồ Viê.t. Lê Hoàn chia quân giữ chặt
mặt thủy, ngăn chặn quân Lưu Trừng không vào được
sông Bạch Đằng, đồng thời đón đánh đạo quân Tàu đi
đường bộ qua ngă Ôn Châu, bắt giết chủ tướng Hầu
Nhân Bảo và cầm tù bọn bộ tướng Quách Quân Biện và
Triệu Phụng Huấn.
Năm 981, niên hiệu Thiên Phúc thứ 2, vua Lê sai Từ
Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành giao hiếu. Nhưng vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế ỷ vào thế liên minh với
nhà Tống, lại thấy quân Tống đang tiến vào nội địa
Đại Cồ Việt, nên chẳng những không chịu bàn việc ḥa
hiếu mà c̣n trở mặt bắt giữ sứ giả. Vua Lê vô cùng
tức giận, nên ngay sau khi đánh bại hai đạo quân
thủy bộ của nhà Tống, và thành công trong việc gửi
sứ bộ sang Tống triều nghị ḥa và cầu phong, năm
982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3, nhà vua ngự giá
thân chinh cất đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành.
Vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế xuất quân chống cự, và
chiến trận đă xẩy ra trong vùng B́nh Trị Thiên ngày
nay. Tỳ Mi Thuế bị chém chết ngay tại trận tiền, và
binh lính Chiêm Thành bị giết và bị bắt sống hàng
mấy va.n. Người Chiêm tôn Indravarman IV lên làm vua để lo việc chống giữ. Vua Lê Đại Hành đánh chiếm
kinh đô Đồng Dương (Quảng Nam), Indravarman IV bỏ
thành chạy trốn vào Panduranga (Phan Rang). Quân nhà
Tiền Lê san thành Đồng Dương thành b́nh địa, và
thiêu hủy tông miếu hoàng gia Chiêm Thành. Vua Lê
Đại Hành chia quân đóng giữ các nơi xung yếu của
Chiêm Thành đến tận Vijaya (B́nh Định). Nhà vua ở
lại trên đất Chiêm một năm mới hạ chiếu ban sư. Nhà
vua lưu lại một đạo quân trú pḥng dưới quyền chỉ
huy của Quản giáp Lưu Kế Tông để chiếm đóng phần phía bắc nước Chiêm Thành (từ Hoành Sơn đến mũi Varella).
Năm 985, niên hiệu Thiên Phúc thứ 6, Indravarman IV cử sứ bộ sang Tống triều dâng cống phẩm và khiếu nại với vua Tống Thái Tông về chuyện Giao Châu (Đại Cồ Việt) xâm chiếm đất đai và phá hủy tông miếu của
Chiêm Thành. Năm 986, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7,
Indravarman IV chết, Lưu Kế Tông tự lập làm vua
Chiêm Thành. Người Chiêm Thành nổi lên chống đối và
bị Lưu Kế Tông đàn áp. Vua Tống Thái Tông bèn cử sứ
giả qua Hoa Lư đưa thư hỏi về việc Lưu Kế Tông tự
lập làm vua và đàn áp người Chiêm Thành. Vua Lê Đại
Hành sai Ngô Quốc Ân cầm đầu sứ bộ sang Tống triều
biện giải rằng Lưu Kế Tông là một tên đào ngũ năm
983 đă bị vua Lê sai người đuổi theo bắt được và đă
đem chém, và thanh minh rằng triều đ́nh Hoa Lư không
dính dấp ǵ đến hành trạng của các thành phần đào
nhiệm trên đất Chiêm Thành. Năm 988, niên hiệu Thiên
Phúc thứ 9, người Chiêm Thành nổi dậy chiếm lại miền
Vijaya, và tôn người lănh đạo cuộc nổi dậy lên ngôi
vua tại thành Phật Thệ (c̣n gọi là Chà Bàn, ở B́nh
Định), lấy hiệu là Ku Xri Harivarman II, sử ta gọi là Băng vương La Duệ. Lưu Kế Tông lo buồn sinh
bệnh. Qua năm sau, 989, niên hiệu Hưng Thống năm
đầu, đời Lê Đại Hành, Lưu Kế Tông mất. Harivarman II
thừa cơ tiến ra khôi phục miền Amaravati và bắc bộ
Nhật Nam cũ đến tận châu Địa Lư. Năm 990, niên hiệu
Hưng Thống thứ 2, vua Lê Đại Hành sai quân sang đánh
châu Địa Lư, bắt được
nhiều tù binh. V́ nhà Tống
quyết tâm ngăn cản Đại Cồ Việt thôn tính Chiêm Thành
nên ngay trong năm 990, niên hiệu Thuần Hóa năm đầu
triều Tống Thái Tông, vua Tống gửi chiếu cho vua Lê
yêu cầu băi binh. Vua Lê Đại Hành v́ mới được nhà
Tống phong Kinh Triệu Quận hầu, và gia phong Kiểm
Hiệu Thái úy, lại v́ việc năm trước vua Chiêm Thành
Harivarman II không chứa chấp bọn phản thần Dương Tiến Lộc, nên chấp nhận việc băi binh nghị ḥa. Vua
Lê Đại Hành ra lệnh rút quân khỏi châu Địa Lư, đem
về đóng giữ châu Bố Chính. Năm 992, niên hiệu Hưng
Thống thứ 4, vua Lê Đại Hành trao trả cho Chiêm
Thành 360 người bị bắt tại châu Địa Lư trong trận
đánh năm 990. Cũng trong năm 992, nhà vua sai Phụ
Quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người mở đường bộ dọc theo
bờ biển từ cửa Nam Giới (cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt đèo
Ngang và xuyên suốt qua châu Bố Chính để đến thẳng
châu Địa Lư (miền giữa Quảng B́nh).
Như vậy, rơ ràng châu Bố Chính đă trở về cương thổ
Đại Việt từ năm 982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3,
triều Lê Đại Hành, trước 2 châu Địa Lư và Ma Linh 77
năm.
Kết Luận.
Đại Cồ Việt và Chiêm Thành đều là phiên thuộc của
Tống triều. Chính sách của nhà Tống lúc bấy giờ là
làm trung gian ḥa giải cuộc xung đột Chiêm Việt, đồng thời sử dụng lá bài tấn phong nhỏ giọt đối với Đại Cồ Việt để ngăn cản Lê Hoàn thôn tính Chiêm Thành. Tuy Lê Hoàn đă oanh liệt chiến thắng quân
Tống, và có dư binh lực chiếm đóng Chiêm Thành,
nhưng Lê Hoàn đă biết tự chế, chịu nghe lời Tống
Thái Tông rút quân trả đất thả tù binh để đổi lấy
tước phong Giao Chỉ Quận vương. Chiến dịch b́nh
Chiêm của Lê Hoàn bắt đầu năm 982 và chấm dứt vào
năm 990 khi Lê Hoàn chịu nghị ḥa và rút quân khỏi
châu Địa Lư, đem về đóng giữ châu Bố Chính. Chiến
dịch này kéo dài 8 năm và mang nhiều h́nh thái: tiến
công quân sự, chiếm đóng lănh thổ, minh thị rút
quân, âm thầm lưu quân, bố trí người lên làm vua, rồi lại can thiệp quân sự. Chiến dịch này vô cùng
hiển hách, các triều đại thịnh trị Lư Trần về sau
cũng không hơn được, nhưng về mặt chiến lợi phẩm, v́
sự can thiệp của Tống Thái Tông, Lê Hoàn chỉ thu về
được châu Bố Chính và sự công nhận ngoại giao của
Tống triều.
Lê Hoàn cũng như Đinh Bộ Lĩnh đều là người Cửu Chân,
gốc gác cư dân bản địa. Triều thần đều là vơ tướng.
Công việc từ hàn ở triều đ́nh c̣n luộm thuộm, sơ
sài. Việc thù tiếp sứ thần nước Tống phải nhờ đến
các nhà sư. Bởi vậy, việc lấy châu Bố Chính có lẽ
chỉ là một dữ kiện thực tế, chứ chưa chắc đă có văn
bản minh thị xác định. Lê Hoàn không có sử thần ghi
chép hành trạng, không có văn nô lưu lại các
trước
tác ca tụng công đức, triều Tiền Lê lại quá ngắn
ngủi, nên các sự việc đời Tiền Lê đều do người đời
sau ghi chép la.i. Do đó, việc sử cũ chép rằng năm
Kỷ Dậu (1069) đời vua Lư Thánh Tông, vua Chiêm Thành
là Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lư, và Ma Linh để chuộc mạng là do sử thần nhà Lư có dụng ư muốn chính thức hóa t́nh trạng châu Bố Chính vốn đă thống thuộc Đại Việt từ thời vua Lê Đại Hành.
Minh Vũ Hồ Văn Châm
(11-2005)