|
Đình Lạc Giao |
Đào
Duy Từ, Thần Hoàng đình Lạc Giao
Đình Lạc Giao ở thành phố Buôn Ma Thuột hình thành năm 1928, là
đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên đây
lập nghiệp. Là nơi thờ Thần Hoàng (còn gọi là Thành Hoàng), là người
có công lập làng. Đình cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập tục có
tính cộng đồng, cũng là nơi tôn thờ các anh hùng đã có công lớn trong
việc bảo vệ, xây dựng làng.
Năm 1932, Vua Bảo Đại đã ban sắc tứ phong cho Đào Duy Từ là Thần Hoàng
của đình Lạc Giao. Nhân vật được sắc phong Thần Hoàng là một danh nhân
văn hoá, một tài năng lớn trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hoá … đặc biệt ông là người có công mở mang đất nước, xây
dựng nên nhiều vùng đất mới.
Đào Duy Từ (1572-1639): Tác giả Ngọa Long Cương Văn, giúp chúa Nguyễn
mở cơ nghiệp.
|
Chính điện |
“Dưới thời Lê Trung Hưng (1532 - 1788) Đào Duy Từ là con một kép
hát ở Thanh Hoá, không được dự thi, phẫn chí ông bỏ Đàng Ngoài vào
Đàng Trong sống với Trần Đức Hoà (Quy Nhơn) lúc nhàn rỗi, ông lấy phác
làm vui, nhân đó mà Châu Ta (tức Bình Định) được di phong.
Vũ khúc Tam tinh chúc thọ: Có nghĩa là ba sao chúc sống lâu. Đó là ba
sao Phúc, Lộc, Thọ. Vũ khúc này được dùng trong dịp lễ vạn Thọ, múa
chúc thọ nhà vua. Đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ sửa lại
để múa vào các ngày lễ Vạn Thọ, Thánh Thọ, Tiên Thọ, Thiên Xuân, ngụ ý
chúc nhà vua phúc - lộc - thọ kiêm toàn.
Vũ khúc Múa quạt: (Vũ phiến), cũng do Đào Duy Từ đặt ra, múa vào các
buổi yến tiệc, tân hôn dành cho Hoàng Thái Hậu, Hoàng Hậu, phi tần,
công chúa thưởng lãm
Vũ khúc Tứ linh: Là bốn loài thú linh thiêng: Rồng (Long), Kỳ lân
(Long hay Ly), rùa (Quy) và chim Phượng (Phụng). Vũ khúc này có từ
thời cổ được Đào Duy Từ chỉnh biên lại để múa vào những ngày Vạn thọ,
Thánh thọ, Tiên thọ, Thiên xuân và cúng Mụ.
Vũ khúc Nữ tướng xuất quân: Múa trong những ngày lễ chiến thắng, Hưng
quốc Khánh niệm, những buổi dạ yến và tiếp sứ thần nước ngoài. Vũ khúc
này do Đào Duy Từ đặt ra để ghi nhớ công đức Hai Bà Trưng có công đánh
giặc giữ nước.
Vũ khúc Tam quốc - Tây du: Cũng do Đào Duy Từ đặt ra để diễn lại sự
tích những vị anh hùng chiến đấu vì dân vì nước. Còn riêng điệu múa
Tây Du nhằm làm siêu thoát âm hồn thập loại chúng sinh. Vũ khúc Tam
Quốc - Tây Du múa vào các ngày lễ Vạn thọ, Khánh thọ và Tiên thọ.
Vũ khúc Đấu chiến thắng Phật: Múa vào các ngày lễ Vạn thọ Khánh thọ,
Tiên thọ và cúng Mụ. Đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, Đào Duy Từ đem kinh
Phật đặt ra vũ khúc này chủ yếu để trừ yêu ma quỉ chướng. Vì điệu múa
có hai vị thần là Tề Thiên Đại Thánh và Hộ Pháp nên cũng gọi là múa
song quang.