Chu nguyên Chương với họ Chu – Châu , tước hiệu
là Ngô vương , niên hiệu khai quốc là Hồng vũ ( vũ biến âm
của Vua ; trong lịch sử Trung hoa chỉ bậc minh quân khai sáng
1 triều đại mới được mang) . Chu Hồng vũ theo nghĩa quân
khởi binh từ Quảng tây và gắn bó suốt thời đầu khởi nghĩa
với vùng Tây nam Di , sau cùng lên ngôi đế ở vùng đất Ngô
thời chiến quốc cũng là đất của Đông Ngô thời Lưỡng quốc
chống giặc Giả (Ngụy) ..
Nhìn nhận từ góc độ người họ Hùng thì không
thể nói khác ….Chu nguyên Chương là bậc Minh quân họ Hùng.
Triều đại do Chu nguyên chương lập nên theo sử
Việt là nước Ngô (Bình Ngô đại cáo …) còn Hán sử gọi là
nước Minh – Đại Minh ,
Tại sao có chuyện kỳ cục này …
Thực ra nhà Minh Trung quốc có 2 ông tổ và 2
giai đoạn lịch sử với bản sắc dòng tộc hoàn toàn khác
biệt .
- 1368 – 1402 Thời kỳ Thái tổ Ngô vương
Chu nguyên Chương định đô ở Nam kinh thuộc lãnh thổ nước Ngô
có lịch sử từ thời Chiến quốc thì gọi là vương triều Ngô
hay nước Ngô là hợp lẽ , đây là thời kỳ lịch sử của con
cháu dòng Bách Việt làm chủ Trung hoa .
- 1402 trở về sau Thời Thành tổ Chu Đệ sau
khi đoạt ngôi của cháu và dời đô về Bắc Kinh gọi là triều
Minh nước Minh là hợp lý , Minh đọc là Mỉn đồng âm với Mãn
nghĩa là tối tăm chỉ ra bản chất dân tộc của triều đại là
người Nam Man giống như Mông cổ và Mãn thanh vậy .
Suy đoán như trên giúp giải đáp phần nào việc
vua Minh – Bắc kinh ra lệnh cho quân binh triệt hủy mọi
chứng tích của nền văn hóa văn minh Việt , đây là hành động
rõ ràng tiếp nối việc tịch thu và phá hủy trống đồng của
Mã Viện khi xưa …; như vậy hoàn toàn không có chuyện con
cháu Bách Việt nước Ngô – Nam kinh triệt hủy văn hoá Việt …
Nhân bài viết của tác gỉa Bách Việt trùng
cửu đặt vấn đề bản sắc dòng tộc của Thành tổ Chu Đệ nhà
Minh xin đăng lại bài viết mà tác gỉa đã dẫn về thân thế
tên tội phạm thứ II đã chủ xướng việc hủy diệt văn hóa
Việt sau tên thứ I là Hán quan vũ nước Đông Hán. (Mã viện
chỉ là kẻ thừa hành …)
………………….
Nghi án mẹ ruột của hoàng đế Chu Đệ .
(Tựa đề do trang chủ sửa lại vì thấy bản
gốc có sai lầm )
(Thâm
cung bí sử) – Trong số các vị Hoàng đế
triều Minh, Minh Thành Tổ Chu Đệ là một ông vua được liệt vào loại
“có nhiều chuyện để bàn”.
Người ta nói Chu Đệ là một ông vua lỗi lạc, nhiều
đóng góp, là “người sáng lập thứ hai” của nhà Minh.
Tuy nhiên, ai cũng biết, để ngồi được lên ngai vàng,
Chu Đệ đă giết chết chính cháu ruột của ḿnh là Minh Huệ Đế, người
được chính Chu Nguyên Chương lựa chọn.
Chính Minh Thành Tổ cũng là kẻ ra lệnh đă thực hiện
chính sách hủy diệt văn hóa tàn bạo trong cuộc xâm lăng Đại Việt.
V́ vậy những tranh luận về ông vua này cho tới nay
vẫn chưa chấm dứt. Ngay câu chuyện đơn giản rằng mẹ ruột của Chu Đệ
là ai mà người ta tranh luận suốt 600 năm qua vẫn chưa cho kết quả…
1. Trong những năm qua, có rất nhiều giả thuyết được
đưa ra về người mẹ ruột của Chu Đệ. Chung quy lại th́ có 3 loại giả
thuyết sau đây: Một là cha đẻ Chu Đệ chính là Chu Nguyên Chương, mẹ
đẻ Chu Đệ chính là Mă Hoàng hậu.
Thuyết thứ hai nói nói rằng, Chu Nguyên Chương là cha
đẻ của Chu Đệ, tuy nhiên, mẹ ruột của Chu Đệ không phải là Mă Hoàng
hậu.
Một thuyết khác nữa nói rằng, Chu Đệ không phải là
con ruột của cả Chu Nguyên Chương lẫn Mă Hoàng hậu.
Vậy rốt cuộc mẹ ruột của Chu Đệ là ai? Cho tới nay
đây vẫn là đề tài gây ra tranh căi cho các nhà sử học và chưa có ai
dám xác quyết câu trả lời của ḿnh là kết luận cuối cùng.
Trong số các giả thuyết mà các nhà sử học đưa ra th́
có ít nhất 4 người phụ nữ được đưa vào diện “t́nh nghi” là mẹ ruột
của Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Thứ nhất chính là người vợ cả của Chu Nguyên Chương –
Mă Tú Anh. Thứ hai là một phi tử người Cao Ly (Triều Tiên) Lư thị.
Thứ ba là Hồng Cát Lạt thị, một phi tần của vua Thuận Đế nhà Nguyên.
Thứ tư chính là Ông thị, một người phụ nữ người Mông
Cổ. Mối quan hệ giữa Chu Đệ và 4 người phụ nữ này rất hỗn loạn và
phức tạp. Tuy nhiên, chỉ có một trong số 4 người ấy là mẹ ruột của
Chu Đệ mà thôi.
Giả thuyết được nhiều người biết tới nhất cho rằng,
Mă Hoàng hậu Mă Tú Anh chính là mẹ đẻ của Chu Đệ.
Sách “Lịch đại lăng tẩm bị khảo” của Chu Hảo Dương
đời nhà Thanh có đoạn chép: “Hậu (tức Mă Hoàng hậu) sinh Ư Văn Thái
tử, Thái Vương Hiệp, Tấn Vương Đồng, Thành Tổ (tức Chu Đệ), Chu
Vương”.
Như vậy, Chu Hảo Dương đă nói rất rơ, Chu Đệ là con
thứ tư của Chu Nguyên Chương với người vợ cả, Hoàng hậu Mă Tú Anh.
Thực tế, giả thuyết này bắt nguồn từ sử sách của
triều Minh chẳng hạn như “Thái Tổ thực lục”, “Thái tông thực lục”,
“Tịnh Nạn sự tích”, “Ngọc Điệp”,…
Trong sách “Tịnh Nam sự tích” cũng có một đoạn chép
tương tự về mẹ ruột của Chu Đệ: “Cao Hoàng hậu sinh 5 người con
trai.
Con trưởng là Ư Văn Hoàng thái tử, thứ 2 là Tần Mẫn
Vương Hiệp, thứ 3 là Tấn Cung Vương Đồng, thứ 4 là Thành Tổ, thứ năm
là Chu Định Vương”.
Bản thân Chu Đệ cũng tự nhận ḿnh là con của Mă Hoàng
hậu. Sử sách ghi chép không ít lần ghi chép về điều này. “Mỗi lần
Chu Đệ tự xưng đều nói: Trẫm là con thứ tư của Mă Hoàng hậu”.
Tuy nhiên, những tài liệu thuộc loại “mật sử” lại nói
rằng, Mă Hoàng hậu vốn không có khả năng sinh sản, do vậy cả đời Mă
Hoàng hậu không hề có con.
Cả năm người con của Mă Hoàng hậu được ghi chép trong
chính sử từ thái tử Chu Tiêu, Yên Vương Chu Đệ đều là do người khác
sinh.
Cách thức “có con” của Mă Hoàng hậu là cách thức
truyền thống mà hoàng gia triều đ́nh phong kiến thường áp dụng: Lấy
con do người khác sinh ra làm con của ḿnh.
Việc lưu truyền những câu chuyện dă sử dạng này đă
khiến câu đố về người mẹ ruột của Chu Đệ càng trở nên mơ hồ.
2. So với giả thuyết thứ nhất th́ giả thuyết về người
mẹ có nguồn gốc Triều Tiên của Chu Đệ cũng được rất nhiều người ủng
hộ. Lư do là những chứng cớ mà người ta đưa ra để chứng minh cho giả
thuyết này rất đầy đủ.
Sách “Nam Kinh thái thường tự chí” có đoạn chép:
“Hiếu lăng thờ Thái Tổ Cao Hoàng Đế (tức Chu Nguyên Chương) và Cao
Hoàng Hậu Mă thị.
Ngay sát bên trái là một vị Thục phi họ Lư, người
sinh ra Ư Văn thái tử, Tần Mẫn Vương, Tấn Cung Vương.
Tiếp theo về phía trái là một hoàng phi sinh Sở
Vương, Lỗ Vương, Đại Vương, Sính Vương, Tề Vương, Thục Vương, Cốc
Vương, Đường Vương, Y Vương, Đàm Vương.
Vị trí thứ ba về bên trái là một hoàng quư phi sinh
ra Tương Hiến Vương, Túc Vương, Hàn Vương, Thẩm Vương.
Vị trí thứ 4 về phía trái là một hoàng quư nhân, sinh
Liêu Vương.
Vị trí thứ 5 về phía trái là một hoàng nhân sinh Ninh
Vương, An Vương. Bên phải là một Thạc Phi, sinh ra Thành Tổ Văn
Hoàng đế (tức Chu Đệ)”.
Thái thường tự là một cơ quan do hoàng gia lập nên,
do vậy, “Nam Kinh Thái thường tự chí” chính là văn bản do hoàng gia
chịu trách nhiệm biên soạn. Những ǵ cuốn sách này ghi chép chắc
chắn là chính xác và có độ tin cậy cao.
Trong một cuốn sách khác của Thẩm Huyền Hoa người
thời Minh cũng có chép: “Các phi tần khác đều được chôn ở phía Đông,
duy chỉ có một phi Tần được chôn ở phía Tây. Đó là v́ bà phi này
sinh ra Thành Tổ, những phi tần khác không thể sánh được”.
Chính v́ ghi chép này của Thẩm Huyền Hoa rất nhiều sử
gia nổi tiếng đương đại ở Trung Quốc đều tin rằng, thân mẫu của Chu
Đệ chính là Thạc phi Lư thị.
Thạc phi vốn là một mỹ nữ được người Cao Ly, nay là
Triều Tiên tiến cống cho Chu Nguyên Chương sau đó được Chu Nguyên
Chương nạp làm phi rồi sinh ra Chu Đệ.
Giả thuyết này xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn
“Dưỡng ḥa hiên tùy bút” của một học giả nổi tiếng thời Dân quốc là
Trần Tác Lâm.
Trong tác phẩm này, Trần viết: “Tôi khi nhỏ đi chơi
chùa Đại Báo Ân ở phía nam thành th́ thấy bên trong cửa chính, đại
điện đóng im ỉm. Hỏi các bậc phụ lăo xung quanh th́ họ bảo: ‘Nơi này
đă trở thành điện thời Thạc phi, mẹ đẻ của Minh Thành Tổ rồi.
Thạc phi vốn là người Cao Ly, sinh ra Yên Vương. Sau
đó Cao hậu (tức Mă Hoàng hậu) nuôi làm con của ḿnh. Sau đó, Thạc
phi bị xử tội chết c̣n chịu h́nh mặc quần sắt.
V́ vậy, sau khi Vĩnh Lạc lên ngôi đă cho xây chùa
tháp để báo đáp ơn mẹ ruột của ḿnh’. Những điều họ nói không giống
với ghi chép trong sử sách, có thể chỉ là lời bịa đặt.
Sau đó, tôi có đọc “Nam Kinh thái thường tự chí” của
Chu Trúc Đà Bạt thấy có nói rằng, Thành Tổ là do Thạc Phi sinh ra.
Sau đó lại xem sách “Táo lâm tạp trở” của Đạm Thiên
cũng có nói rằng: Hiếu Từ Cao Hoàng hậu không có con trai, từ Ư Văn
thái tử Chu Tiêu cho tới Tần, Tấn Vương cũng đều là do Lư Thục phi
sinh ra. Thấy rằng sách nói về chuyện này không hề ít, có lẽ không
hẳn là vô căn cứ”.
Việc Chu Nguyên Chương xử Lư thị tội chết, theo giả
thuyết này chính là do Chu Đệ. Lúc bấy giờ, Lư thị mang thai nhưng
chưa đến tháng th́ Chu Đệ đă vội ra đời. Chu Đệ vốn là một đứa trẻ
sinh non.
Chính v́ thế, Chu Nguyên Chương nghi ngờ rằng Chu Đệ
không phải là con của ḿnh mà là do Lư thị đă thông gian với người
khác và đă mang thai trước khi được ḿnh sủng hạnh.
Hoàng đế phát hiện bị cắm sừng đương nhiên nổi giận
đùng đùng, phán Lư thị tội chết và phải chịu h́nh phạt “quần sắt”.
Đây là một h́nh phạt rất thảm khốc thời nhà Minh,
người chịu tội phải mặc một chiếc quần bằng sắt đă được nung nóng,
khiến da thịt bỏng tróc hết ra, đau đớn mà chết.
Sau này, khi Chu Đệ biết được câu chuyện về mẹ ruột
của ḿnh v́ ḿnh mà phải chết rất lấy làm ân hận.
V́ vậy, sau khi lên ngôi Hoàng đế vào năm Vĩnh Lạc
thứ 10, tức năm 1412, Chu Đệ đă cho xây dựng ṭa tháp Đại Báo Ân Tự
ở Nam Kinh để ghi nhớ công ơn của người mẹ thân sinh ra ḿnh.
Người ta c̣n kể rằng, do không muốn để lộ chuyện ḿnh
không phải là con ruột của Mă Hoàng hậu, tức là ḍng chính thất, Chu
Đệ đă tuyên bố rằng ḿnh xây tháp này là để báo ơn dưỡng dục của Chu
Nguyên Chương và Mă Hoàng hậu.
Cũng v́ thế, vào lúc bấy giờ, Đại Báo Ân Tự tháp cả
năm đóng kín cửa không có ai ra vào, trở thành nơi “cấm địa” nhằm
bảo vệ bí mật động trời này.
Có người sau đó lẻn vào trong tháp mới phát hiện ra
rằng, người được thờ trong tháp là Thạc phi chứ không phải là Mă
Hoàng hậu.
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều là do người đời
sau viết ra, độ tin cậy như thế nào vẫn rất khó xác định.
Hơn nữa, trong thực tế, việc người Cao Ly xưng thần
và cống nộp mỹ nữ cho triều đ́nh nhà Minh bắt đầu từ năm 1365.
Trong khi đó, theo ghi chép của sử nhà Minh th́ Chu
Đệ sinh năm 1360, nghĩa là khi các mỹ nữ Cao Ly được đưa vào cung
điện nhà Minh th́ Chu Đệ đă 5 tuổi.
V́ vậy, rất khó có chuyện Chu Đệ là do một phi tần
xuất thân từ Cao Ly sinh ra. Nếu theo sử liệu này th́ giả thuyết Lư
thị là mẹ ruột của Chu Đệ là không có căn cứ.
3. Giả thuyết thứ 3 cho rằng, Chu Đệ là con của Chu
Nguyên Chương với Hồng Cát Lạt thị, một phi tần của Thuận Đế nhà
Nguyên.
Câu chuyện về Hồng Cát Lạt thị bắt đầu từ khi Chu
Nguyên Chương c̣n chưa trở thành Hoàng đế.
Vào những năm Chí Chính nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương
theo Quách Tử Hưng khởi binh chống lại nhà Nguyên. Sau đó, Quách Tử
Hưng bị bệnh chết, Chu Nguyên Chương thay thế trở thành người đứng
đầu quân khởi nghĩa.
Do tài năng cầm quân, lại gian xảo, quân của Chu
Nguyên Chương đă nhanh chóng chiếm được Tập Khánh, nay chính là Nam
Kinh rồi tấn công chiếm luôn Đại Đô, nay là Bắc Kinh.
Nguyên Thuận Đế thấy thế lực của Chu Nguyên Chương
ngày một mạnh, biết nhà Nguyên khó giữ v́ vậy bèn bỏ Đại Đô lui về
trấn giữ Mông Cổ.
Sau khi Chu Nguyên Chương vào thành Đại Đô, tự ḿnh
tới hậu cung của Thuận Đế và gặp một mỹ nữ trong đám nạn dân. Người
phụ nữ này không chỉ xinh đẹp mà ánh mắt c̣n lúng liếc đa t́nh, Chu
Nguyên Chương vừa nh́n thấy đă thích ngay bèn giữ lại làm phi.
Người phụ nữ này chính là Cách Lặc Đức Hợp Đồn, phi
tử thứ ba của Thuận Đế. Cách Lặc Đức Hợp Đồn là con gái của quan
thái sư Hồng Cát Lạt Thác.
Câu chuyện tới đây th́ trở nên phức tạp. Bởi lẽ,
trước khi Chu Nguyên Chương chiếm được Bắc Kinh, Hồng Cát Lạt thị đă
mang thai 7 tháng do vậy khi chạy khỏi Bắc Kinh Thuận Đế không tiện
đem người phi này đi theo.
Chính v́ vậy, Thuận Đế không chỉ để lại cho Chu
Nguyên Chương một người vợ mà c̣n để lại một đứa con. Hai tháng sau
khi về với Chu Nguyên Chương, Hồng Cát Lạt thị sinh ra một người con
trai.
Người con này chính là Chu Đệ. Người ta nói rằng, lúc
bấy giờ, Chu Nguyên Chương biết rằng đứa con do Hồng Cát Lạt thị
sinh ra không phải là con trai ḿnh cũng không muốn nhận đứa con
này.
Tuy nhiên, Chu Nguyên Chương nh́n thấy mặt mũi của
Chu Đệ hơn người, nên rất thích thú đứa trẻ này.
Hơn nữa, nếu như chuyện một phi tần trong cung Hoàng
đế lại sinh ra một đứa con của người đàn ông khác được truyền ra bên
ngoài th́ cũng chẳng phải là chuyện hay ho ǵ.
Chính v́ thế, Chu Nguyên Chương dù không muốn cũng
không thể không nhận đứa con này.
Câu chuyện này sau đó lưu truyền rất rộng răi trong dân gian.
Oái oăm hơn nữa là tướng mạo của Chu Đệ quả thực hoàn
toàn khác so với những người anh em của ḿnh và chẳng có chút nào
giống với Chu Nguyên Chương. Điều này càng khiến người ta thêm nghi
ngờ về nguồn gốc xuất thân của Chu Đệ.
Thậm chí, trong dân gian từ thời đó người ta đă gọi
Chu Đệ là người Mông Cổ. Tuy nhiên, theo như ghi chép của sử sách
th́ thành Đại Đô thất thủ vào năm Chí Chính thứ 28, tức năm 1368 sau
Công nguyên.
Trong khi đó Chu Đệ lại sinh vào năm Chí Chính thứ
20, tức năm 1360. Như vậy, khoảng cách thời gian lên tới bảy tám
năm.
Chính v́ thế, giả thuyết này được coi là thiếu căn cứ
xác thực nhất. Trong suốt cuộc đời ḿnh, Chu Đệ cũng chưa bao giờ
nói đến việc ḿnh là con của Hồng Cát Lạt thị.
Nhiều người cho rằng, việc xuất hiện giả thuyết này
có lẽ là v́ dân gian nghĩ ra để “chửi xéo” Chu Nguyên Chương và Chu
Đệ.
Cha th́ giết người không ghê tay, là Hoàng đế mà
không thực hiện điều nhân nghĩa, c̣n th́ lên ngôi phi pháp, không
phải ḍng chính mà vẫn t́m cách soán đoạt.
Nói theo cách nói ngày nay là dùng chính biến quân sự
để đoạn quyền. Như thế, nếu như Chu Nguyên Chương bất nhân th́ Chu
Đệ chính là kẻ bất hiếu.
4. Người phụ nữ thứ 4 được coi là mẹ ruột của Chu Đệ
là một người phụ nữ Mông Cổ là Ông thị. Cũng giống như Hồng Cát Lạt
thị, Ông thị cũng là một phi tử của Thuận Đế nhà Nguyên. Nhưng cũng
có người nói, thật ra Ông thị cũng chính là Hồng Cát Lạt thị.
Trong ngôn ngữ của người Trung Quốc âm “Hồng” và âm
“Ông” có âm đọc gần giống nhau. Chính v́ vậy, nhiều người đă đă gọi
Hồng Cát Lạt thị là Ông thị.
Những người đời sau do không t́m hiểu kỹ, đă nghĩ
rằng Ông thị là một người phụ nữ Mông Cổ khác chứ không phải là Hồng
Cát Lạt thị.
Tuy nhiên, đó chỉ là một suy đoán c̣n trong thực tế
vẫn tồn tại một giả thuyết rằng Ông thị là mẹ ruột của Chu Đệ.
Trong cuốn sách có tên “Quảng Dương tạp kư” của Lưu
Hiến Đinh có đoạn chép: “Minh Thành Tổ không phải là con của Mă
Hoàng hậu.
Mẹ của ông ta là Ôngn thị, một người Mông Cổ. Do Ông
thị là một phi tử của Nguyên Thuận Đế nên việc này được giữ kín.
Tuy nhiên, Thành Tổ th́ không quên người mẹ ruột Mông
Cổ của ḿnh. Thành Tổ c̣n cho xây dựng trong cung một ngôi miếu
riêng để thờ phụng bài vị của người mẹ này”.
Lưu Hiến Đ́nh là người thời nhà Thanh, do vậy những
ǵ ông ta viết trong cuốn sách của ḿnh cũng không khác ǵ nhiều so
với các nhà sử học thời nay, nghĩa là nó chỉ là quan điểm cá nhân.
Hơn nữa, căn cứ để Lưu Hiến Thành viết nên câu chuyện
này hoàn toàn dựa vào những lời kể của những người buôn bán ở Bắc
Kinh. Hơn nữa, lúc đó, Lưu Hiến Thành cũng c̣n nhỏ. Do vậy, những ǵ
Lưu Hiến Đ́nh nói chưa chắc đă là sự thực.
Liên quan tới Ông thị c̣n có một thuyết khác bắt
nguồn từ Vương Kiển, một nhà nghiên cứu Quốc học thời cận đại.
Trong cuốn sách “Cô lư tạp xuyết” của Vương Kiển có
chép: “Khi c̣n nhỏ khi cùng thầy Ngô Mộng Triếp ngao du, thầy có nói:
‘Khi hạ thành Nam Kinh, quan quân có t́m thấy một tấm bia do chính
Minh Thành Tổ ra lệnh khắc chôn ở dưới Báo Ân Tự tháp.
Trong tấm bia này nói rằng: Mẹ ruột của Minh Thành Tổ
là Ông Cát Lạt thị, Ông thị vốn là một phi tử của Thuận Đế nhà
Nguyên. Sau khi vào cung nhà Minh chỉ 6 tháng th́ sinh.
Theo quy chế nhà Minh, những người vào cung, trong
ṿng 7 tháng mà sinh con sẽ phải chịu cực h́nh. Tuy nhiên, Mă Hoàng
hậu nhân từ bèn nhận đứa con do Ông thị sinh ra làm con của ḿnh.
Chính v́ vậy, ngày sinh của Thành Tổ chỉ cách ngày
sinh của Ư Văn thái tử đúng 10 tháng. Ông thị sau khi sinh con v́
buồn khổ mà chết.
Trước khi qua đời, Ông thị đă nhờ người vẽ một bức
chân dung ḿnh rồi đem chuyện ḿnh là mẹ ruột của Thành Tổ nói với
vú nuôi của Thành Tổ và nhờ người phụ nữ này rằng khi Thành Tổ lớn
lên th́ nói cho Thành Tổ biết sự thật.
Khi Thành Tổ được phong làm Yên Vương, người vú nuôi
này đă theo lời nhờ cậy của Ông thị nói lại mọi chuyện với Thành Tổ.
Chính v́ Thành Tổ biết sự thật nên sau này mới quyết định tổ chức
binh biến, soán ngôi của Minh Huệ Đế’”.
Câu chuyện của Vương Kiển cho thấy, suy đoán về việc
người ta nhầm lẫn giữa chữ Hồng và chữ Ông là có thật. Tuy nhiên,
cũng cần phải lưu ư rằng, những ǵ Vương Kiển ghi chép trong cuốn
sách của ḿnh chỉ là “nghe thầy nói”.
Thầy của Vương Kiển lại chỉ nghe một người phụ tá của
Tăng Quốc Phiên nói. Do vậy, căn cứ của câu chuyện này cũng rất khó
tin cậy.
4. Trong bốn người phụ nữ trên đây, ai mới thực sự là
mẹ ruột của Chu Đệ. Theo những ǵ đă nói th́ Mă Hoàng hậu và Thạc
phi Lư thị có lẽ là hai “ứng cử viên” nặng kư nhất.
Tuy nhiên, nếu so sánh Mă Hoàng hậu và Lư thị th́ có
lẽ Mă Hoàng hậu là mẹ ruột của Chu Đệ mới là một kết luận hợp lư.
Bởi lẽ, giả thuyết về Lư thị cũng không khác nhiều so
với hai người phụ nữ Mông Cổ là Hồng Cát Lạt thị và Ông thị. Ngày
tháng họ sinh nở hoặc vào cung đều cách thời gian mà Chu Đệ được
sinh ra tới cả chục năm.
Nhiều người cũng cho rằng, trước khi Chu Đệ soán ngôi
của cháu ruột là Minh Huệ Đế việc Chu Đệ do một phi tử sinh ra là
chuyện chẳng ai tranh căi.
Tuy nhiên, sau khi Chu Đệ lên ngôi Hoàng đế th́ mọi
chuyện trở nên phực tạp. Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ hành động
soán đoạt của Chu Đệ. Trong quan niệm thời bấy giờ, soán đoạt chính
là một việc “đại nghịch bất đạo”, không thể tha thứ.
Do vậy, nếu như Chu Đệ là con của một phi tử chứ
không phải là do Mă Hoàng hậu sinh ra th́ tội trạng của Chu Đệ càng
nặng hơn.
Bởi lẽ, nếu như không phải con do Hoàng hậu sinh ra
th́ càng không có tư cách để lên ngôi Hoàng đế.
Có lẽ chính v́ điều này nên sau khi lên ngôi, Chu Đệ
đă ra lệnh cho các sử quan viết lại về nguồn gốc xuất thân của ḿnh
để tránh việc người ta dị nghị, nói ra nói vào.
Như vậy, v́ sao lại xuất hiện nhiều giả thuyết liên
quan tới mẹ ruột của Chu Đệ như vậy? Các sử gia cũng cho rằng, điều
này liên quan tới hành vi soán đoạt của Chu Đệ.
Khi đó, hành động soán ngôi của Chu Đệ được coi là
“đại nghịch bất đạo” do vậy không được ḷng dân. Chính v́ vậy, người
ta mới nghĩ ra câu chuyện Chu Đệ là con của một phi tử của vua Thuận
Đế nhà Nguyên để “chửi xéo” Chu Đệ.
Bởi là con của phụ nữ Mông Cổ nên Chu Đệ mới tàn nhẫn
tới mức giết con của Chu Nguyên Chương để ngồi lên được ngôi Hoàng
đế.
Các nhà sử học hiện nay đều khẳng định rằng, cuốn
“Minh sử”, cuốn sử được cho là quyền uy nhất về triều đ́nh nhà Minh
đă bị Vạn Tư Đồng biên soạn lại. Trong đó có rất nhiều chi tiết đă
bị họ Vạn sửa đổi cho “vừa ḷng” nhà Thanh khi đó vừa thay nhà Minh
thống trị Trung Quốc.
Chuyện nguồn gốc của xuất thân của Chu Đệ thực chất
cũng chỉ là một trong số rất nhiều chi tiết đă bị sửa đổi.
Cho tới hiện tại, tài liệu được cho là đáng tin cậy
nhất chứng minh việc Chu Đệ là con của người khác chứ không phải của
Chu Nguyên Chương và Mă Hoàng hậu chính là “Nam Kinh thái thường tự
chí”.
Tuy nhiên, theo khảo cứu của các nhà sử học th́ cuốn
sách này cũng đă bị sửa đổi. Người sửa đổi chính Trương Đ́nh Ngọc,
Đại học sĩ Bảo Ḥa Điện của Thanh Triều, tiến sĩ do chính Khang Hy
ngự phong vào năm 1700.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, về danh nghĩa Chu
Nguyên Chương có khoảng một hai chục người con trai, tuy nhiên không
hẳn tất cả đều là “tác phẩm” của ông vua khai quốc triều Minh này.
Người ta nói rằng, Chu Nguyên Chương có sở thích
chiếm vợ của người khác để thể hiện rằng ḿnh là đàn ông, ḿnh có sự
quyền lực.
V́ vậy, ngoại trừ người phi tử của Thuận Đế nhà
Nguyên, khi đánh bại đối thủ là Trần Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương
cũng chiếm vợ của Trần là Đô thị về làm thiếp.
Khi đó Đô thị đă mang thai, không lâu sau th́ sinh ra
giọt máu của Trần Hữu Lượng. Chu Nguyên Chương biết nhưng vẫn coi đó
như con ḿnh, thậm chí c̣n phong người con này làm Đàm Vương.
Các sử gia đều nói đây chỉ là chuyện dă sử trong dân
gian, cũng chỉ giống như chuyện Chu Đệ là con của Thuận Đế nhà
Nguyên mà thôi.
Tuy nhiên, người xưa có câu, “không có lửa làm sao có
khói”, bên trong chắc hẳn không thể không có nội t́nh được.