Đại Việt sử ký toàn thư Kỷ Hồng Bàng Thị chép :
Kinh Dương Vương Tên húy là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông.
Nhâm Tuất, năm thứ 17. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là
Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến
Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua [Kinh Dương Vương]. Vua là
bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quư, muốn cho nối ngôi.
Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi
là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương
Vương, cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ…
Ngàn năm đô hộ khiến người viết sử nước Việt
bị ám ảnh bởi sự đè nén áp bức đã phát sinh tâm lí phản
kháng muốn ngang hàng với nước Tàu vì thế mới có chuyện …đế
Nghi là vương cai quản phương Bắc , Lộc tục là vương cai quản
phương Nam …;Nam bắc đồng đẳng nào ta có thua kém gì ai …
chính điều này đã khiến lịch sử Việt tộc trở nên rối như
tơ vò …
Sự thực ra sao ?.
Chữ Nghi chỉ là biến âm của nhì – nhị ; đế
Nghi nghĩa là đế thứ nhì sau đế thứ I là vua cha đế Minh .
Kinh dương vương chính xác là Kênh – giêng vương ; kênh biến âm
của Canh là số 6 trong Thập can , số 6 cùng với số 1 tức
giêng cùng trấn phương Nam xưa theo Hà thư (đồ) , Kinh dương
vương cũng có thể là Kênh – giang vương ,Kênh cũng là con
Lạch cùng với dương – giang – con sông khiến nước lưu chuyển
là địa hình của phương Nam màu đen xưa đối phản với hình
ảnh cái ‘hai – hà – hồ’ tròn tụ nước cùng với ‘số 7 – bể-
biển’ trấn hướng Bắc – bức – nóng – xích đạo màu đỏ (ngược
với nay) .
Kinh dương vương cũng là Đường vương tức vương của phương Nam
lên ngôi đế hiệu là đế Nghi nghĩa là vua thứ Nhì , lịch sử
chỉ có1 nhân vật nhưng trước sau có 3 tên gọi . Thoạt kỳ
thủy Trung hoa chỉ có đất Đào – Đường ; đế Nghi sử Trung hoa
gọi là đế Đường – Nghiêu vì đế Nghiêu – Nghi – Nhì trước khi
lên ngôi tên tục là ông Giao Thường tước là Đường vương ;
đường – thường và Kênh giêng cùng nghĩa chỉ phía Nam xưa theo
Dịch học , Thường là thường thường – bình thường – bình dân
đối phản với cao qúy – qúy tộc …nên sách xưa mới dạy khi
thiết triều vua ngồi quay mặt về hướng Nam nghe quần thần
tấu trình .
Kinh dương vương tức dòng vua phương nam thời quốc gia sơ khai
có 3 đời :
Kinh dương vương thứ I là đế Nghi hay đế Đường Nghiêu .
Kinh dương vương thứ II là đế Thuấn .
Kinh dương vương thứ III là Đại vũ – Tản viên Sơn thánh .
Sử chép Kinh dương Vương kết duyên cùng Long nữ
con Thần long Động đình quân là nói về việc Kinh dương vương
thứ III – Đại Vũ lấy vợ là Đồ Sơn thị trong cổ sử Trung
hoa .
Vua thứ III dòng phương Nam Tản vương (viên) cùng vợ là Long
nữ sinh ra Lạc Long quân ; tức là chúa dòng Lạc Long ; Lạc
chỉ dòng tộc phương Nam của bố , Lạc – nác – nước = phương
nam theo Dịch học , Long cũng là thìn – thần quẻ Chấn chỉ
phương đông theo Dịch học . ‘Lạc – Long’ chính là quốc danh
đầu tiên của vương quốc Trung hoa vì đã có Lạc long quân thì
ắt phải có nước Lạc long .
ĐVSKTT chép …Vua lấy con gái Động Đ́nh Quân tên là Thần Long sinh
ra Lạc Long Quân … kỳ quái nhất là đoạn Ngô sĩ Liên chen vào
dẫn chứng …Xét: Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà
chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đ́nh Quân, lấy con thứ của
Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đ́nh Quân.
Thế th́ Kinh Xuyên và Động Đ́nh đời đời làm thông gia với nhau đă từ
lâu rồi….,
Họ Kinh Xuyên cũng là Kinh Dương thực ra là Kênh
– Giang mới đúng hoàn toàn , dương ↔giang =xuyên : con sông ,
con kênh là tượng chỉ phương Nam .
Xin hỏi thời Lạc long quân thì viết thư bằng thứ chữ gì ?;
nguyên văn câu chuyện lưu hành trong dân gian Trung quốc thì
Liễu Nghị là 1 nhà Nho …., Nho gíao có từ thời Kinh dương
vương …thực bó tay …
Lạc và Long chỉ là 2 từ nhưng chứa đựng cả lịch sử buổi
đầu dựng nước của dòng giống Hùng :
Tiếp tục truyền thống truyền hiền vua Đại Vũ
định truyền ngôi cho ông Cao Dao nhưng ông Cao giao đã mất nên
vua quyết truyền ngôi cho con ông Cao Dao là Bá Ích (Ất- can
thứ 2) , Đại vũ mất con là Khải không tuân mệnh cha , được
bộ tộc Lạc phương Nam xưa và bộ tộc Long phương đông ủng hộ
đã nổi lên cướp ngôi vua của Bá Ích gây ra cuộc chiến huynh
đệ tương tàn với Hữu Hổ thị của Bá Ích , sử viết Khải
chiếm đất của Hữu hổ thị đặt kinh đô An ấpvà đày Hữu hổ
thị đi 4 phương gọi là Tứ Di từ đấy người Trung hoa phân ra
là người Hoa Hạ và Di Hạ (di hạ thiết Dạ – nước Dạ lang) ,
cuộc chiến Hoa- Di chỉ chấm dứt khi người nhà Hạ chế được
áo giáp chống được cung nỏ của quân Di khiến họ phải đầu
hàng thần phục vua nhà Hạ , Giang sơn lại quy về 1 mối .
Quốc danh Lạc – Long viết theo ngôn ngữ số của Hà Thư (đồ)
thể hiện trên mặt trống đồng :
Lạc : phương Nam – 10 con Nai và 6 con chim ; 6 – Lục – lạc –
nác – nước .
Long : phương đông – 10 con nai và 8 con chim . 8 Tám – xám -
sấm
Đây là quốc danh rõ ràng và chắc chắn nhất trong lịch sử
của dòng họ Hùng vì không thể cạo sửa , đúng là ‘nguyên
bản’ vì mặt trống đồng không thể cạo sửa như những sách
hay tư liệu khác viết trên giấy đến nay qua cả gần ngàn
năm sao đi chép lại ít ra cũng 5-7 nên thông tin lưu giữ khó
mà đúng hoàn toàn .
Trong bài viết trước đã trưng dẫn …
Mới dòng trên … lấy địa giới Giao Chỉ về phía Tây
Nam, xa ngoài đất Bách Việt.
Xuống dòng dưới … Bách Việt thuộc phần đất châu Dương, Giao Chỉ
thuộc về đấy.
Thực không tài nào hiểu nổi …tại sao Tác gỉa
lại sai lầm kỳ cục như thế …?
Tới phần Lạc long quân thì dòng đầu ghi rõ …Lạc long quân
húy là Sùng Lãm nhưng sang tới chương viết về Hùng vương thì
…Hùng vương là con Lạc long quân (khuyết húy)…câu chữ rõ
ràng như thế thì buộc phải hiểu là Lạc long quân không có
tên húy chứ không thể hiểu như kiểu chữa cháy …câu này có
ý nói con của Lạc long quân tức Hùng vương không có tên húy
…, các cụ ơi xin đừng quên Hùng vương có tới 18 đời mỗi đời
còn có nhiều vua đâu phải 1 vị đâu mà viết Hùng vương
khuyết húy …
Sử thuyết họ Hùng đã tách cổ sử Trung hoa
thành 2 thời khác nhau , thời quốc gia sơ khai và thời vương
quốc , Kinh dương vương giải mã trên nền Dịch học chỉ nghĩa
là chúa phương Nam ; 2 thời kỳ lịch sử có 2 dòng kinh dương
vương khác nhau :
Dòng Kinh dương vương thời quốc gia sơ khai kinh
đô ở vùng sông Đà núi Tản Việt nam nối đến Quảng tây trung
quốc với các vua Nghiêu – Thuấn Vũ .
Dòng Kinh dương vương thời vương quốc là triều đại nhà
Thương trung tâm ở Hồ nam – Giang tây thuộc Trung quốc ngày
nay .
Lạc long quân là con Kinh dương vương III thời quốc gia Sơ khai
còn Sùng Lãm là con Kinh dương vương – Thành Thang thời vương
quốc trung hoa , về thời gian cách nhau cả ngàn năm , nói
Lạc long quân húy là Sùng Lãm là 1 trong những cái sai
nghiêm trọng nhất trong cổ sử Việt .
Võ vương tổ nhà Thương phong cho con thứ làm
vương đất Sùng … từ đó lịch sử mới có Ngũ vị tôn ông …Sùng
Nghiêm Sùng Tôn Sùng Quyền Sùng Huề và Sùng Cầm hay Lãm .
Sùng Lãm sử Trung hoa gọi theo tước vị là Sùng hầu Hổ …ông
Cơ Xương tổ nhà Châu Trung hoa đánh bại và sáp nhập nước
của Sùng hầu hổ vào đất nhà Châu và xây kinh đô trên đất
mới chiếm ấy gọi là Phong kinh . Sự kiện lịch sử này được
chuyển thể thành truyện …Bà Âu Cơ lấy Lạc long quân đẻ ra
trăm trứng , bà Âu Cơ tức ông Cơ Xương lấy Lạc long quân là
sai chính xác ra phải là lấy Sùng Lãm , đẻ ra Trăm trứng
nở thành trăm người con trai làm tổ Bách Việt là ý nói nhà
Châu phân phong thiên hạ cho cả trăm chư hầu …
Có chi tiết ít người để ý là chương viết về Phù Đổng
thiên vương …chắc tác gỉa ĐVSKTT đã nghiệm ra sự sa lầy của
lịch sử Việt do bởi chữ giặc Ân ….nên đã hoàn toàn né
tránh chỉ ghi là giặc chung chung vậy thôi …., Trộm nghĩ như
thế là tác gỉa Ngô sĩ Liên khi gặp vấn đề không thể diễn
giải đã không theo tiêu chí khách quan trung thực của sử gia
ghi lại nguyên văn đưa vào phần tồn nghi dành cho người đời
sau xem xét mà lại tự tiện sửa đổi lịch sử theo ý chủ
quan của mình . Chỉ nội việc này thôi cũng khiến tính chân
xác của ĐVSKTT bị đặt dấu hỏi .
ĐVSKTT viết … Thời Thành Vương nhà Chu [1063-1026 TCN], nước Việt
ta lần đầu sang thăm nhà Chu (không rơ vào đời Hùng Vương thứ mấy),
xưng là Việt Thường thị, hiến chim trĩ trắng. Chu Công nói: “Chính
lệnh không ban đến th́ người quân tử không coi người ta là bề tôi
của ḿnh”, rồi sai làm xe chỉ nam đưa sứ giả về nước….
Đây là lần thứ 2 nước Việt thường xuất hiện
trong cổ sử Trung hoa , lần đầu vào thời đế Nghiêu dâng vua
con rùa thần trên lưng có chữ Khoa Đẩu chép việc từ thời mở
mang trời đất …
Việt Thường chỉ nghĩa là Việt phương Nam nên
Châu công mới cho xe chỉ Nam đưa xứ về nước …, dâng Chim Trĩ
chỉ là lối ‘mượn chữ chỉ sự’ …. ‘Trĩ’ đồng âm với ‘Chữ’
, dâng chim trĩ thực ra là dâng chữ viết , lần thứ I dâng con
rùa thần trên có khắc chữ Khoa đẩu cũng cùng nghĩa này …
Cả 2 sự tích đều liên quan đến chữ nhà Thương nay gọi là
Giáp cốt văn khắc trên yếm rùa và xương thú mà loại rùa
lớn này chỉ có ở Trường giang ; kinh Thư ghi rõ là vùng
Cửu giang cống rùa lớn ; Trường với Cửu là 1 như thế từ
thời vua Đại Vũ tổ nhà Hạ thì Trường giang đã nằm trong
lãnh thổ 9 châu Trung hoa rồi , điều này hoàn toàn ngược
với thông tin về sử địa Trung hoa hiện nay cho …cả vùng hoa
Nam chỉ được người Hán khai hóa văn minh từ thời Tần – Hán
….( trước đó là …Mọi ?.)
Trong ĐVSKTT chương Kỷ nhà Thục – An dương vương có nhiều thông
tin lạ lẫm nhất …đến độ người đọc khó mà thông …
Rùa vàng giúp An dương vương xây thành Cổ Loa và
tặng vuốt rùa để tướng Cao lỗ chế ra nỏ Liên châu giữ nước
….rõ ràng tướng Cao lỗ là anh hùng tiền nhân người Việt
nhưng …sao ông và cả Lý ông Trọng lại đi phù trợ cho Cao
Biền là tên quan xâm lược nhà Đường , việc này chỉ có thể
hiểu nếu… nhà Đường Trung hoa là triều đại của người Việt
.
Về Tần thủy hoàng thì cụ Ngô sĩ Liên có thông
tin lạ … Tần Thủy Hoàng có tên là Lữ Chính…Tên là Chính thì
sách nào cũng chép như thế nhưng Tần thủy hoàng họ Lữ thì
chỉ có ĐVSKTT chép ?, Các sách khác gọi là Doanh Chính hay
Triệu Chính ; Vậy ông vua này họ Doanh hay Triệu ?, truyện
lịch sử Phong thần Bảng còn cung cấp thêm thông tin … tổ tiên
nhà Tần họ Đinh ?. Vậy rốt cuộc Thủy Hoàng họ gì ?
Chuyện tình Trọng thủy Mỵ châu thực lâm li bi đát nhưng cái
hậu của nó thì không hiểu nổi …Trọng Thủy là tên gián
điệp cực kỳ nham hiểm , là kẻ thù chính trong việc xâm
chiếm nước Âu – Lạc còn Mỵ châu là kẻ góp 1 phần quan
trọng vào việc làm mất nước cuả An dương vương nhưng sao cái
hậu của câu chuyện lại là …khi lấy nước giếng Trọng Thủy
trầm mình mà rửa hạt châu oan hồn nàng Mỵ châu thì ngọc
ngày càng sáng đẹp rực rỡ …; Suy nghĩ mãi …cũng không thể
rõ thực ý của câu truyện ; Phải chăng Trọng Thủy chỉ nước
Tần , Mỵ châu chỉ thiên tử nhà Châu và nước ta thời An
dương vương chính là Thiên Hạ , nước là thông tin , rửa là
chiếu dõi vào….ngọc sáng lên là nhận ra lịch sử chân xác …Văn
vương cũng là Văn Lang …chính là Âm – Dương vương vua Dịch
học , nhà Thục Việt sử và nhà Châu Trung hoa chỉ là một
?.
Như thế hóa ra thiên tình sử đẫm lệ …kỳ cục
này chẳng dính gì đến Triệu Đà cả ?.
Liên quan tới Triệu đà và nước Nam việt ĐVSKTT chép :
…(Tần Thủy Hoàng năm thứ 33). Nhà Tần phát những
người trốn tránh, người ở rể người đi buôn, ở các đạo ra làm binh,
sai hiệu úy Đồ Thư đem quân lâu thuyền, sai Sử Lộc đào ng̣i vận
lương, đi sâu vào đất Lĩnh Nam, đánh lấy miền đất Lục Dương, đặt các
quận Quế Lâm (nay là huyện Quư của đất Minh, Quảng Tây), Nam Hải
(nay là tỉnh Quảng Đông) và Tượng Quận (tức là An Nam); cho Nhâm
Ngao làm Nam Hải úy, Triệu Đà làm Long Xuyên lệnh (Long Xuyên là
huyện thuộc Nam Hải) .
Quanh đoạn sử này có những câu hỏi :
Đã gọi là Úy Đà sao lại là huyện lệnh huyện Long xuyên
được vì thời Tần quan Úy là quan trông coi 1 quận cả quân sự
lẫn hành chánh , Long Xuyên phải là 1 quận không thể là
cấp huyện như sử Trung quốc chép .
Huyện Long xuyên nằm ở đâu trên bản đồ Trung quốc ?, có
người nhận ra vấn đề nghiêm trọng đã cố ý tung ra bản đồ
vẽ huyện Long Xuyên nằm ở phía Đông – Bắc tỉnh Quảng Đông …muôn
dặm xa cách với Giao chỉ nhưng ĐVSKTT chép …
(Tần Thủy Hoàng năm thứ 37). Mùa đông, tháng 10, Thần
Thủy Hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang xâm
lấn. Đà đóng quân ở núi Tiên Du, Bắc Giang đánh nhau với vua. Vua
đem nỏ thần ra bắn, Đà thua chạy….., Đà biết vua có nỏ thần, không
thể địch nổi, bèn lui giữ núi Vũ Ninh, sai sứ đến giảng ḥa. Vua
mừng, bèn chia từ B́nh Giang (nay là sông Thiên Đức ở huyện Đông
Ngàn) trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Đà, trở về phía Nam
thuộc quyền cai trị của vua.
Nếu huyện Long Xuyên ở đông – bắc Quảng đông thì
Triệu Đà lấy đường đâu tiến quân đánh An dương vương để
được chia đất từ Bình giang trở về phía bắc?
Chuyện Mộc tinh trong Lĩnh nam trích quái viết
:…. Thời thượng cổ ở đất Phong Châu có một cây lớn gọi là cây chiên
đàn, cao hơn ngàn trượng, cành lá xum xuê, không biết che rợp tới
mấy ngàn trượng. Có chim hạc bay đến làm tổ, nên đất chỗ đó gọi là
đất Bạch Hạc. Cây trải qua không biết bao nhiêu năm, khô héo rồi
biến thành yêu tinh, rất dũng mănh, có thể giết người hại vật. Kinh
Dương Vương dùng thuật thần đánh thắng cây tinh này. Cây tinh này
hơi chịu khuất phục nhưng vẫn nay đây mai đó, biến hóa khôn lường,
thường ăn thịt người. Dân phải lập đền thờ. Hàng năm tới ngày 30
tháng chạp, theo lệ phải mang người sống tới nộp, cây tinh mới để
cho được yên ổn. Dân thường gọi cây tinh này là thần Xương Cuồng. Ở
biên giới tây nam giáp liền với nước Mi Hầu, vua sai dân mọi ở Bà Lộ
(nay là phủ Diễn Châu) bắt giống người mọi sống ở Sơn Nguyên tới nạp,
như vậy đă thành lệ thường mọi năm. Tới khi Tần Thủy Hoàng bổ Nhâm
Ngao làm quan lệnh Long Xuyên, Nhâm Ngao muốn bỏ tệ lệ ấy đi, cấm
không được nạp lễ người sống, thần Xương Cuồng tức giận vật chết
Nhâm Ngao. V́ thế, sau lại phải phụng thờ nhiều hơn nữa.
Với thông tin trong Lĩnh nam trích quái như trên
thì Không thể hiểu khác ….Phong châu – Giao chỉ nằm trong Long
Xuyên nơi Tần thủy hoàng bổ nhiệm Nhâm Hiêu ( Ngao ?) làm
huyện lệnh . Nhâm Ngao đã bỏ mạng trên đất Giao chỉ do bị
thần Xương cuồng ‘vật’ không phải chết ở quận Nam hải để
có thể xúi biểu và bàn giao công việc cho Triệu Đà như
chính sử Trung quốc viết .
Long xuyên ở đâu , là quận hay huyện , quan cai
trị là Triệu Đà hay Nhâm Ngao ? nhức đầu qúa …chưa biết
chắc độ xác tín của thông tin trong chính sử cao hay trích
quái thu lượm từ dân gian cao hơn ?, chỉ biết thông qua Dịch
tượng thì chắc 1 điều :Long
xuyênvàTam
Xuyênlà
một ; Long – con rồng – quẻ Chấn và Tam -số 3- ba cùng là
tượng của phương Đông .
Không biết do đâu ; tại Tác gỉa , người sao
chép hay người khắc chữ mà hoặc là trong ‘Đại Việt sử kí
toàn thư’ Sử gia Ngô sĩ Liên đã mắc những lỗi rất sơ đẳng
hoặc là nhiều điều chép trong chính sử hiện nay là thông
tin không chính xác …