-
|
-
Sex và triều đại
sử việt đọc một quyển (III) Tạ chí đại trường
-
- GIỐNG ĐỰC VÀ GIỐNG CÁI
TRÊN TRIỀU Đ̀NH - Khi Thánh giáo lên ngôi
Rơ ràng từ triều (Hậu) Lê, nhất là từ Lê Thánh Tông (1460-1497), ư thức
hệ Nho giáo đă được chấp nhận là chính thống từ trên tột đỉnh quyền hành
- ít ra là trên đại thể và lí thuyết, để hướng dẫn tổ chức chính trị và
cách hành xử cá nhân.
Công cuộc cải cách lễ nhạc diễn tiến trong sự giằng co giữa bảo thủ và đổi
thay, nằm cả trong quan điểm của hai phe đối nghịch với đại diện là Lương
Đăng và Nguyễn Trăi nhưng căn bản vẫn là "phỏng theo quy chế của nhà Minh"
đương thời. Tổ chức học hành thi cử nhặt nhiệm, thường xuyên hơn thời
trước đă đem những nguyên tắc Nho đi vào tầng lớp dân chúng rộng răi hơn.
Cho nên những gương tiết nghĩa, những việc trừng trị các quan dân không
theo "lễ" cũng được ghi nhận nhiều hơn.
-
-
- Vợ goá của Nguyễn Văn Điều là tiết phụ được cấp bảng vàng (1456). Người ta
truy tặng cả những nhân vật trong quá khứ: Lê Thị Liễn (ghi được cả tên họ),
vợ Túc vệ Lương Thiên Tích đời Hồ, có nhan sắc, goá chồng sớm, không con,
ở vậy, được biểu dương (1437). Trong lúc đó th́ Quốc tử giám sinh Lê Tử
Dục dụ dỗ vợ cả, vợ lẽ của người khác (mắc cùng các tội khác) liền bị xử
chém. Hàn lâm viện đăi chế Vũ Văn Phỉ thông dâm với mẹ vợ, tuy bỏ tiền
chuộc tội nhưng vẫn phải đi đày, bất thường khác với trường hợp Trạng
nguyên "Lợn" Nguyễn Nghiêu Tư (1448) vẫn cứ c̣n khoa bảng, làm quan triều
đ́nh. Ngay đến người có tên trong biển ngạch công thần (1429) như Lê Thụ
mà vẫn bị hặc tội (đầu 1435) "đang có quốc tang lại lấy vợ lẽ... không
theo lễ, phép". Bà Dương Hậu được ngồi chung với hai ông chồng Đinh Tiên
Hoàng và Lê Đại Hành, nay phải di dời. Đến ông vua Hùng Quốc tổ được Ngô
Sĩ Liên chế biến cũng bị chê mất ngôi chỉ v́ ham ăn uống, vui chơi.
-
- Quy chế Lễ của Khổng Tử rất gắt gao trong việc phân biệt giao tiếp trai,
gái. Nam nữ không được ngồi lẫn lộn với nhau, không treo quần áo cùng chỗ,
không dùng chung khăn lược, không trao vật ǵ tận tay... Nếu có trao,
người nữ phải cầm một cái thúng, không có thúng th́ hai bên ngồi xuống đặt
vật xuống đất rồi mới nhận của nhau. (Kinh Lễ, Nguyễn Tôn Nhan trích dịch,
Nxb. Văn học 1999, tr. 41, 135). Nguyên tắc "trai gái không được tắm chung"
đă được đề ra trong "24 điều giáo huấn" của thời Hồng Đức. Chắc là bắt
chước của Đại Việt nên vài thế kỉ sau đó, một giáo phái Tin Lành Mĩ, Giáo
phái Shakers cũng chủ trương nam nữ ăn riêng, làm lễ riêng, không được bắt
tay nhau, cả đến ngăn cấm t́nh dục nữa. Chỉ v́ giáo chủ " Mẹ Lee" của giáo
phái này đă mộng thấy ḿnh trở lại Vườn Địa Đàng, gặp cảnh ông Ađam bà Êvà
giao hợp để từ việc đó, phát sinh muôn đời phiền luỵ khổ ải cho nhân loại.
(Reay Tannahill, tr. 187). Thánh Tông lại muốn vươn lễ giáo đến cả các dân
tộc thiểu số nên sắc chỉ 1470 cũng nhắc đến việc trị tội những người Man
lấy vợ cả, vợ lẽ của anh em đă chết rồi, cho là phạm đến luân thường đạo
lí (như khi mắng chửi vua Chiêm) mà không biết rằng đó là tục lệ thường
của họ. Và chắc Thánh Tông cũng không biết rằng ngay trên vùng quyền lực
trực tiếp của ông, người dân cũng chỉ quan tâm đến một nửa của một trong
24 điều giáo huấn kia. Nhà văn Chu Tử c̣n thấy ở gần quê ông, phụ nữ vẫn
tắm truồng và có lần cậu bé Chu Văn B́nh (lén đi coi) đă bắt quả tang ông
thầy khả kính của ḿnh cũng lảng vảng gần đó!
-
- Lê Thánh Tông mắng chửi bọn man di mọi rợ nhưng cũng không ngờ con cháu
ḿnh lúc thất thế cũng lâm vào ṿng loạn dâm như ai. Lê Thần Tông Duy Ḱ
(1607-1662) là cháu ngoại Trịnh Tùng, cháu gọi Trịnh Tráng bằng cậu, thế
mà phải chịu làm rể ông này, lại lấy bà vợ có 4 con của ông bác họ Lê Trừ
bị Tráng giam trong ngục, hành động bị triều thần can ngăn, nhưng trước sự
thể bị áp bức đành chỉ có thể ngậm ngùi than van! Chỉ v́ họ Trịnh trong
thế không thể cướp ngôi Lê th́ để con cháu làm hoàng hậu, làm vua thay
ḿnh. Tính chất tương tranh của các ḍng họ lớn đương thời khiến họ dùng
nhân vật nữ làm thế kết giao, hoà hợp tạm thời, không kể ǵ đến lời Thánh
dạy. Nguyễn Hoàng khi về Nam (1600), đă để con cháu làm tin ở đất Bắc,
thấy chưa đủ, bèn gả con gái cho Trịnh Tráng, nghĩa là người ông-cậu trở
thành cha vợ! Loại incest v́ nhu cầu chính trị như thế là chuyện thông
thường của khắp nơi, không riêng ǵ Đại Việt.
-
- Đời sống vốn không phải chỉ là chuyện của sách vở như đă thoáng thấy trong
các trường hợp bị trừng trị, làm cớ hoà hợp hoà giải kể ở trên. Cái nghề
xưa như trái đất, đầu tiên của nhân loại (trước nghề thầy thuốc) cũng được
ghi lại cẩn thận vào đời Lê, thời ông vua nối nghiệp cha, thấy không cần
sửa đổi ǵ nhiều v́ coi là đă đạt đến tột đỉnh của văn minh. Đầu năm mới
(1501), Hiến Tông về Tây Kinh thăm quê cha đất tổ, ra lệnh cấm các quan
không được mang theo vợ con, đĩ, để "bừa băi t́nh dục". Chữ "nữ kĩ" của
Toàn thư đă được các sử quan Nguyễn thế kỉ XIX sửa thành "nữ nhạc" vừa cho
hợp với thể giá tầng lớp thanh cao của ḿnh, vừa để khỏi thất kính dưới
mắt đấng quân vương sắp buông lời Châu phê. Một chữ dùng ngắn ngủi không
cho ta hiểu nhiều về sinh hoạt thường tục đó của nhân loại nhưng cũng cho
ta thấy ra một tổ chức, lỏng lẻo hay chặt chẽ th́ không rơ, nhưng vẫn là
một tổ chức cung ứng sinh hoạt t́nh dục cho người có quyền thế, tiền bạc
đi theo với thời thịnh trị, an b́nh tương đối của Lê Thánh Tông.
-
- Tổ chức cung ứng t́nh dục đă phát triển rất đa tạp ở mẫu h́nh Trung Quốc
của Đại Việt vào thời Tống, Nguyên, Minh - cùng lúc với Lê. Đất Hàng Châu
nổi danh của Tống có các hoa thất, ở cấp bực thấp nhất, do nhà nước quản
lí, dành cho lính tráng, thuỷ thủ và cả dân nghèo t́m vui. "Gái" ở đây là
chiến lợi phẩm từ nước bại trận, là vợ con tù phạm, lưu đày. Ở cấp bực
giữa là tửu gia, đôi lúc do Bộ Công quản lí, dành cho quan chức, nơi có "cơn
vui suốt sáng trận cười thâu đêm" với gái đẹp, rượu ngon chuốc trong chén
bạc, với cao lương mĩ vị, thắp đèn màu, phát sinh ra từ ngữ thanh/hồng lâu
để thêm cho Mĩ tập họp "red light district" khi theo lưu dân t́m quư kim ở
Núi Vàng Cũ (San Francisco) vào cuối thế kỉ XIX. Ở cấp bực cao nhất, bảo
trợ do quư quan, cự phú, văn nghệ sĩ là một loạt tên: ca thất, ca kĩ thất,
trà gia, mà khách làng chơi khi mới bước qua cửa đă phải bỏ vài quan tiền
ra mắt với "chén trà t́m hoa", rồi lên lầu tốn thêm vài quan với chung
rượu, để thấy mặt người đẹp dành cho chọn lựa, rồi cơm rượu, rồi ca múa,
mỗi tiết mục trải qua là nghi lễ, là tiền tung "trăm ngh́n đổ một trận
cười như không" nhưng cũng xứng đáng với cao lương mĩ vị, khung cảnh người
đẹp lụa là gấm vóc chiều đăi, trong căn pḥng có sưởi ấm mùa đông, bầu
nước đá làm mát mùa hè. (Reay Tannahill, tr. 191-193). Cô Kiều than "thanh
lâu hai lượt" nhưng chắc lần đầu đă ở đây gặp Thúc Sinh, sau mới hạ giá "mắt
xanh" với Từ Hải ở thanh lâu thực sự.
-
- Ở Đại Việt không thấy nhà nước bao cấp hay tổ chức với nhân dân cùng làm
công việc này. Có một khía cạnh của một tổ chức không lên đến cấp bậc
trung ương nhưng ở khu vực hành chính thấp đă gây nên tai tiếng dưới mắt
vua quan thấm nhuần kinh sách. Từ khi đ́nh thành lập cuối thế kỉ XV, tổ
chức Hát cửa đ́nh với từng nhóm chuyên nghiệp nhận thù lao từ làng xă có
sinh hoạt đó, có thể mua bán, trao đổi sinh hoạt này để kiếm lợi hay làm
phương tiện cho làng xă giải quyết túng thiếu trong việc quan. Các tổ chức
này có khi mở rộng tầm hoạt động theo với sự thành lập các giáo phường,
nhưng tính chất cấp thấp của chúng khiến cho sinh hoạt các thành phần
không xa rời nếp sống phóng túng tự nhiên thường nhật, khác với sự câu
thúc triều đ́nh muốn có. Đó là đầu mối của sự khinh miệt "xướng ca vô loài"
mà những người dù bất măn với quan niệm trên cũng không thể phủ nhận những
bằng cớ c̣n xuất hiện măi đến ngày nay. Đào với kép, đào chính với bầu
gánh, với chức quyền địa phương, có khi trở thành một tầng lớp măi dâm
không chuyên nghiệp, khuất lấp mà vẫn có đó trong sinh hoạt xă hội thường
được mô tả là thanh cao dưới ng̣i bút của sử thần.
-
- Các dấu vết ấy phải nhờ các biến loạn mới bày tỏ ra dưới ng̣i bút của
những nho sĩ nhân dịp thoát được sự kềm thúc của "cương thường đạo lí" để
sống buông thả - tuy theo lẽ thường cũng tránh né bằng văn từ hoa mĩ. Đ̣
sông Hương không phải đợi tới thực dân Pháp mới có, v́ các bài Nam b́nh,
Nam ai đi theo các câu ḥ mái đẩy, tuy không chứng cớ về thời điểm nhưng
rơ ràng là xuất hiện từ rất lâu. Nguyễn Du đă thưởng thức tiếng đàn của
người ca kĩ thành Thăng Long, cùng với đám quân tướng Tây Sơn chắc là há
hốc mồm theo với tiếng nhạc lời ca. Sao lại có thể nghĩ rằng "cầm giả" này
chỉ hát làm vui cho tác giả Truyện Kiều mà lúc khác không làm việc như
người kĩ nữ bến Tầm Dương xưa kia? Người của nhà thế gia này không giă từ
Thánh Khổng một thời gian lâu dài th́ hẳn không biết đến "Nước vỏ lựu, máu
mào gà", không thể viết những câu như: "Rơ ràng trong ngọc trắng ngà, Dầy
dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên" được. Thi sĩ ngắm nghía, trầm trồ rồi câu
thơ vụt ra như một thứ orgasme qua thi tứ, một thứ khoái trá được giải
thoát của kẻ phải chịu ép ḿnh trong kềm thúc lâu ngày. Trước ông một chút,
nho sĩ vơ biền Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều tả cảnh ân ái "Bóng dương lồng
bóng đồ mi chập chùng", theo cách nói khác với của b́nh dân "Gặp thằng vua
phải gió nó đè em cung nữ ra". Ở những nơi có các "Hồng Hồng, Tuyết Tuyết
mới ngày nào c̣n chửa biết cái chi chi" vừa cho thấy một t́nh trạng mại
dâm trẻ em về phía chủ chứa, mà cũng tỏ rơ khuynh hướng ưa thích trẻ em ở
các nhà nho đi t́m thú vui ngoài văn thơ. Chính từ nơi này cũng nảy ra
thảm cảnh gia đ́nh như của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, hay các chuyện chính
trị lớn lao với trường hợp Thủ tướng tương lai Trần Trọng Kim v́ đi hát ả
đào chung với người thân Nhật bị Pháp vây bắt (Dương Bá Trạc), nên phải
lẩn trốn để rồi thành nhà chính trị ngơ ngáo trong thời đại chỉ cần đến
quần chúng, âm mưu, bạo lực. (Dẫn chứng từ Hoàng Văn Chí).
-
- Đă nói nhà nước Đại Việt không dính dáng ǵ đến tổ chức măi dâm. Dân chiến
bại được ban cho các quan có công về làm nô, vợ con tù phạm, kể cả vợ con
các cựu công thần (như trường hợp vợ Đại tư đồ Lê Sát), ban cho quan đương
chức. Lê Tương Dực đánh thắng Uy Mục rồi "sử dụng" phi tần của ông này
cũng có thể coi là một trường hợp chiếm đoạt chiến lợi phẩm. Tuy nhiên rơ
ràng là có tổ chức măi dâm trong dân chúng như đă thấy ở trên. Điều này
không tránh khỏi v́ tổ chức thương nghiệp tuy bị chèn ép nhưng vẫn phát
triển với các chứng tích từ rất xưa. "Chợ Đông" không phải chỉ xuất hiện
với Trần mà đă phồn thịnh cả trong thời Bắc thuộc. Cao Biền mua chuộc thần
Long Độ/Đỗ bằng cách tạc tượng đồng, rồi quay trở lại làm bùa yểm trấn áp
không được, đành chịu thua "trở về Bắc". Thời Lí Thái Tông, "chợ Đông mở
rộng thêm, huyên náo tấp nập", đời Trần uy thế chợ lớn lên cùng với tước
phong của vua, nên người đương thời thấy "lửa cháy ba lần thiêu chẳng hết"
(thơ Trần Quang Khải, bản dịch Việt điện u linh tập). Vua Lí muốn dời đền
đi chỗ khác vẫn không xong, chỉ v́ thần là tượng trưng cho sinh hoạt
thương măi. Chợ đông người, sinh hoạt phồn thịnh nên Trần muốn chém người
"phỉ báng nhà nước" để thị chúng cũng đem ra xử ở đây (1283). Bước phát
triển mới của Lê hẳn là làm mất cái tên Bụng Rồng mang tính cách phong
thuỷ rơi rớt của Đường Đạo Giáo mà thay vào cho hợp với thời đại Tống,
Nguyên, là ông thần cụ thể của thương nghiệp, thần Bạch Mă Balaha, c̣n tới
bây giờ. Thế th́ tuy không được như Trung Quốc, nhưng Đại Việt cũng có một
bộ phận thương nhân khuất lấp dưới mắt nho sĩ mà vẫn thường trực, để kéo
theo sinh hoạt riêng đi với tiền bạc rủng rỉnh, trong đó có sinh hoạt gái.
Các ông quan của Lê Hiến Tông đi về Tây Kinh hẳn là mang nguồn cung cấp từ
chợ Đông này.
-
- Dưới không theo Lễ th́ vua việc ǵ phải bận tâm. Quan như Nguyễn Lĩnh lấy
em gái Mạc Đăng Dung sau khi có đến 10 vợ lẽ th́ vua tam cung lục viện là
chuyện đời thường. Cho nên sử thần lại có dịp chê các ông vua say đắm tửu
sắc. Vẫn biết sự suy sụp của một triều đại nh́n dưới mắt sử gia về sau là
do nhiều nguyên nhân khác sâu xa hơn, nhưng với thời đại mà quyền bính tập
trung vào một gia đ́nh, có các nguyên tắc đạo lí làm nền tảng cho sự an
nguy của đất nước th́ hạnh kiểm của một ông vua cũng có phần góp vào sự
đảo lộn chính t́nh.
-
- Lê xuất thân từ tù trưởng phụ đạo, rơ ràng vào những ngày đầu của triều
đại vẫn mang dấu vết cũ. Đánh nhau vừa xong th́ có lệnh cho các đầu mục
trở về quê cũ giành lại ruộng đất bị lấn chiếm. Quan xuất thân từ đầy tớ (Đinh
Lễ 1368-1449, Nguyễn Xí 1397-1465, Trương Lôi), từ chủ đất lên làm bộ phận
của chủ nước, coi đây là dịp để thanh toán hận thù, giống như từ lúc c̣n
tranh giành xẻo ruộng, bờ mương. Tám năm sau khi Minh về nước (1434), Tư
không Lê Ngân sai bắt tội theo giặc (lúc trước) của một người cùng làng để
trả thù việc tranh ruộng với gia nô của ḿnh mà có nói "vài lời bất kính"
(quen miệng cứ tưởng như hồi c̣n chung cày cuốc cũ!) Đại tư đồ Lê Sát nói:
"Nay bọn ta có quyền thế mà thù hằn người làng th́ làm thế nào chẳng được?
Sau này lỡ ta hết quyền thế rồi chả lẽ con cháu ta gánh chịu tai hoạ thù
oán sao?" Ngân quát rằng: "Con cháu nó c̣n biết gây oán, con cháu ta lại
không biết trả thù hay sao?" Câu chuyện cho ta thấy một người nắm quyền
chưa tự tin ở ngôi vị của ḿnh (Lê Sát), người khác (Lê Ngân) tuy làm vẻ
gân guốc nhưng vẫn xử trí như hồi chưa mang quyền tước, cũng không tin ở
sự vững vàng trong hiện tại có thể kéo dài. Con cháu công thần tụ tập giết
người giữa chợ (1449). Đời ông vua cháu Nhân Tông c̣n chăng lưới săn trước
nhà (1449). Ông này bị giết (1460) có lễ chiêu hồn. Ông vua con Thái Tông
c̣n cầm cung bắn chim để đám thần tử quen với sinh hoạt Thăng Long sang cả,
phải dâng thư chê trách (1435). Không trách được điều đó v́ ông đă lên
ngôi không theo phép của Khổng Nho mà chắc là theo với truyền thống địa
phương: em có thể kế ngôi anh. Không phải v́ Tư Tề, con trưởng của Lê Lợi
"ngông cuồng, bậy bạ(?)" nên bị truất phế mà từ lúc đầu (1429) Tư Tề được
phong Quốc vương th́ Nguyên Long (Thái Tông) đă được phong là Hoàng thái
tử. Mâu thuẫn của vị thế phụ đạo cũ và hoàng đế mới đă gây nên những rối
loạn cung đ́nh cộng với những mâu thuẫn khác làm nên những biến động buổi
đầu Lê sơ.
-
- Nội t́nh gia thất của Quốc/Quận vương Tư Tề có chuyện người vợ lẽ bị ruồng
bỏ được vừa mắt Hoàng Nguyên Ư, một ông phụ đạo khác ở Lạng Sơn, cũng là
một nguyên nhân khởi loạn của ông này. Tổ chức cung đ́nh chưa đủ quy củ
ràng buộc nên ông vua thứ hai (Thái Tông) có bà vợ lớn quậy phá thật dữ.
Sử quan cho là bà Dương Thị Bí "lăng loàn kiêu căng" v́ có con được phong
Thái tử nhưng hẳn với nguyên nhân khác, v́ có chuyện vua "nín nhịn bao
dung" và bà bị giáng chức vẫn "hằn học trong ḷng không kiêng nể ǵ cả" -
tất cả những triệu chứng viện dẫn đều là của t́nh trạng xung đột ghen
tuông tột đỉnh mà khuôn phép "lễ giáo" tỏ ra chưa đủ sức ràng buộc bà vợ.
Hai tháng sau khi bỏ vợ (giáng làm thứ nhân), vua "ra lệnh-chỉ tuyển con
gái đẹp ở các huyện". Thế mà bên ḿnh vua đă có Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị
Lộ, "người rất đẹp, văn chương rất hay... ngày đêm hầu bên cạnh", ba năm
sau (1442) sẽ gây nên cái chết của ông vua 19 tuổi. Sử quan ghi gọn ghẽ mà
nhiều ư:"Vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng." Sử quan thế kỉ
XIX, lại vẫn thói quen che đỡ quân vương, tuyệt đối tránh nói chuyện tính
dục, nên chuyển qua việc Thái Tông "mắc chứng sốt rét (?!)", Thị Lộ vào
hầu, chẳng để vua làm phiền (!) ǵ nhưng vẫn bị tội thí quân, gây vạ cho
ông chồng già Nguyễn Trăi. Tự Đức gạt bỏ danh hiệu "người hiền" thiên hạ
gán cho Nguyễn Trăi v́ "Trăi nếu là người hiền th́ sớm liệu rút lui, ẩn
náu tung tích... (trái lại) thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ...
(nên) cái vạ tru di cũng là do Trăi chuốc lấy." Ông vua không-thể-có-con
này chắc không chú ư đến một chi tiết khác của Toàn thư: "Tháng 9 ngày 9,
giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng v́ khi Nguyễn Trăi sắp bị hành
h́nh, có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc."
-
- Với sự kiện này, th́ theo ư Tự Đức, Nguyễn Trăi c̣n tệ hơn là không phải "hiền
giả" nữa. Nhưng hăy xét theo tính cách một mưu thần nổi danh, của Nguyễn
Trăi, người thấy được t́nh thế đương thời của chính ḿnh, phải chọn lựa
đường lối thoát thân mà kết quả tàn hại cho bản thân, cho gia tộc không
phải là do ông kém cỏi. Sự xung đột sau chiến tranh giữa Trần cũ và Lê mới,
giữa truyền thống tông tộc Thăng Long và sức mạnh phụ đạo Lam Sơn không
phải là điều tưởng tượng mà người tôn vinh tinh thần đoàn kết dân tộc thời
bây giờ có thể cho là chuyện vu khống xấu xa. Sử quan Lê chỉ nói chuyện
giết Trần Nguyên Hăn, Phạm Văn Xảo "người Kinh lộ" bên lề những sự kiện
khác, nhưng ư định tránh né lỗi của vua, đổ tội cho các nịnh thần cũng là
một chỉ dấu của sự xung đột không nằm trong tính cách cá nhân mà có dạng
tập thể.
-
- Vơ tướng đủ sức lật đổ chính quyền mới đă bị giết, nhưng có thể buông tha
cho văn thần không nguy hiểm mà vẫn phải cần thiết cho việc trị nước vốn
nằm trong tay các vơ tướng Lam Sơn chỉ có mỗi một quyết định là "giết".
Trong việc xử tử 7 tên ăn trộm vị thành niên (1435), Nguyễn Trăi nói
chuyện nhân nghĩa, dẫn Kinh Thư , Tả Truyện liền bị các Đại tư đồ Lê Sát,
Lê Ngân đùn, nói dỗi: "Ông có nhân nghĩa có thể cảm hoá người ác thành
thiện, xin giao chúng phiền ông cảm hoá cho." Nguyễn Trăi đă gặp xung đột
với Lương Đăng trong việc chế định mũ áo, nhạc lễ mới cho ḍng họ cầm
quyền từ lâu vốn chỉ biết mặc khố đâm trâu hội thề. (Quan tài ông Lê Tương
Dực +1516 c̣n có cái khố đấy!) Quan văn gốc Lam Sơn cũng vậy: Ngôn quan,
thái sử Bùi Th́ Hanh cùng với ông Lễ bộ thị lang gốc đạo sĩ làm lễ giết
vượn sống cứu mặt trời, bị Đồng Hanh Phát, học tṛ của Nguyễn Mộng Tuân ("người
tài sĩ" theo Phan Phu Tiên), bài bác tâu với vua là không nên sử dụng "bọn
âm dương, bói toán" làm mất thể thống triều đ́nh. Cũng chính Đồng Hanh
Phát xin bỏ lối hát rí ren của Thanh Hoá, và khi Bùi Th́ Hanh bị giáng th́
Ngô Sĩ Liên "Kinh lộ" ghi là "mọi người rất khoái chí". Văn quan cấp dưới
có thể chịu luồn lọt ẩn nhẫn để thoát thân nhưng công thần Nguyễn Trăi tất
thấy thế ḿnh khó hơn nhiều. Muốn thoát được, ông phải vận dụng công sức
nhiều hơn. V́ thế với óc mưu sĩ, ông đă cho Thị Lộ vào cung t́m thanh thế
tận bên trong. Lời các hoạn quan can ngăn không làm ông co lại mà c̣n như
chỉ dấu rằng mưu định của ông có cơ sở vững chắc hơn: Vua 17, 18 tuổi con
nít ham sắc th́ "vợ" ông, lớn tuổi hơn, lăo luyện hơn, càng dễ xỏ mũi đắc
thế hơn chứ sao! Không thấy bà Thị Lộ xúi được vua giáng chức ông đại công
thần Đinh Lễ "cưng" của Lê Thái Tổ là ǵ! Vậy th́ Nguyễn Trăi không "hiền",
là "thứ dữ" nhưng chỉ v́ không vượt qua được t́nh thế, không thể nào ngăn
trở cơn "thượng mă phong" của Lê Nguyên Long Thái Tông mà mắc vạ đấy thôi.
Không phải chỉ Thái Tông mà Hiến Tông có vẻ cũng chết cùng nguyên cớ: "Tháng
5, ngày 23 (1504), vua v́ ham nữ sắc bị bệnh nặng", và ngày hôm sau th́
băng. Có vẻ c̣n nhanh hơn cái chết của Nguyễn Tự cuối Lí qua Trần.
-
- T́nh thế ghen tuông trong cung cấm cũng thấy dưới đời Lê Thánh Tông tuy
không xảy ra một vụ Nghi Dân khác. Không có chuyện lịch sử lặp lại nhưng
vẫn có diễn biến có khi dẫn đến những t́nh thế thú vị hơn nhiều. Sử quan
Vũ Quỳnh, người chứng đương thời, nói rơ: "Trường Lạc Hoàng hậu bị giam ở
cung khác, đến khi vua ốm nặng mới được đến hầu bệnh, bèn giấu thuốc độc
trong tay mà sờ đến chỗ lở, bệnh vua do vậy mới càng thêm nặng." Nhà nho
ít lời nhưng vẫn nhiều ư. Thánh Tông không chết v́ vợ bởi v́ nếu thật như
vậy th́ tuyệt ḍng Nguyễn Đức Trung, có người cho là tổ ông Bảo Đại nhiều
thăng trầm trong t́nh thế đầy xuôi ngược ngày nay. Nhưng cái ghen của bà
hoàng th́ đă thấy rơ. Ghen thấy qua sự kiện "bị giam ở cung khác", ghen
thấy qua lời đoán ṃ của sử quan. Nhưng quan trọng đối với chúng ta hơn,
là căn bệnh của nhà vua.
-
- Vua bị thương không phải v́ chinh chiến. Đánh Chiêm Thành khải hoàn, vua
thấy có mẹ, con đón rước, "thay áo, lên thuyền rồi về hành điện," lành lặn.
Mùa đông, tháng 11âl. (1496), "vua không khoẻ", c̣n gượng làm thơ khoe
rằng "Dù Lí (Bạch), Đỗ (Phủ), Ấu (Dương Tu), Tô (Đông Pha) sống lại vị tất
đă làm nổi, chỉ có Ta làm được". Thế mà chỉ hơn hai tháng sau, vua ốm nặng
một ngày rồi băng, "gươm thần, ấn thần đều biến mất", chỉ c̣n lại bài thơ
và mối hoài nghi người sau không dám nói. Thái tử lên ngôi, cho biết vua
cha bị bệnh phong thũng. "Phong thũng" theo cách hiểu thông thường, và của
cả y sinh ngày xưa, là chỉ hiện trạng bệnh lở lói, cùi hủi. Vua không bị
chiến thương như đă nói, mà sử quan lại có lời mào đầu là vua mắc bệnh
nặng "v́ nhiều phi tần quá", vậy th́ Thánh Tông đă mắc "bệnh xă hội". Vua
bị lở lói ở chỗ đó, hay khắp ḿnh mẩy v́ giang mai ở thời ḱ cuối?
- Cổ Ai Cập đă biết đến bệnh giang mai. Trung Quốc chậm hơn, măi đến thế kỉ
VII, VIII mới bắt đầu biết vài căn "bệnh xă hội" là do giao hợp mà ra. Đầu
thế kỉ XVI, y học Minh nhận ra bệnh giang mai và cảnh giác dân chúng về
việc giao hợp với gái làng chơi (Reay Tannahill, tr. 193). Y giới Tây
phương trước khi biết đến loại kháng sinh, đă chữa bệnh giang mai bằng hợp
chất arsenic, y giới Đông cũng chữa bằng thạch tín (arsenic). Thái Y viện
đời Lê đă dùng vị mă tiền có thạch tín chữa cho Thánh Tông chăng? V́ thế
mới có ghi nhận Trường Lạc Hoàng hậu bôi "thuốc độc" (thạch tín) cho vua?
-
- Vấn đề đặt ra là Thánh Tông mắc bệnh (có thể là) giang mai từ đâu? Ông vua
không cần đi ra ngoài dân gian t́m thú vui, mà bắt con gái vào cung cho
ḿnh hưởng. Mĩ nữ các quan chọn cho vua hẳn phải lành lặn, "tinh khiết".
Có một nguồn cung cấp gái phức tạp hơn: các tù binh, và hẳn chắc chắn hiện
diện nhiều, là tù binh Chàm. Thời Lê sơ thương nghiệp đă rộng như ta nói,
nhưng không đến mức phát triển theo đà phồn tạp sôi nổi bên ngoài. H́nh
như sự co lại của nhà Minh cũng có ảnh hưởng đến cách ứng xử với người
ngoại quốc của Lê. Các quan gồng gánh mua bán chỉ những lúc đi sứ Trung
Quốc, và Lê bị sứ thần Thiên triều ép mua hàng cao giá, c̣n người hải đảo,
người lục địa phía tây vẫn thường bị từ chối. Trong lúc đó th́ sự giao
tiếp với vùng hải đảo, với bên ngoài của Chiêm Thành có liên hệ từ rất xưa
trong khối chung văn hoá Ần, rồi Hồi Giáo. Thuỷ thủ vẫn là tác nhân chuyển
bệnh xă hội của mọi thời đại, nơi chốn. Tất nhiên nữ tù binh Chàm của Lê
Thánh Tông cũng không phải là thứ đứng-đường, nhưng trong biến động nước
mất nhà tan, sao khỏi có người sa sẩy trong buông thả? - và vẫn c̣n sắc
đẹp cho ông vua chú ư tới. Người đẹp lại là tác nhân thu hút bệnh nhiều
hơn người xấu. Lớp tù binh Chàm 1471 hai năm sau khi Thánh Tông mất (1497)
c̣n được thấy "thân vương" Lê ưa chuộng th́ trong thời gian c̣n sống, sao
không có người lọt vào mắt xanh ông vua? Thời gian từ sau 1471 đến khi ông
mất là đủ dài cho sự ủ bệnh và phát triển đến độ "lở lói" cuối cùng, đưa
ông vua sáng giá nhất Đại Việt về nơi yên nghỉ.
-
- Căn bệnh của ông vua thời thịnh trị có tác động ǵ đến sự tàn tạ sau đó?
Tất nhiên không có cách nào t́m chứng cớ ở sử quan. Chúng ta chỉ biết rằng
ông sống khá lâu nên con ông (Hiến Tông) lên ngôi khá muộn, và sau đời ông
này th́ có dấu hiệu lệch lạc tính dục trong ḍng họ. Chúng ta không bàn
nhiều đến các ông Vua Quỷ (Uy Mục Đế), Vua Lợn (Tương Dực Đế), bởi v́ các
danh hiệu kia mang dấu hiệu phe phía rơ rệt khi ta đối chiếu với lời xưng
tụng của các sử thần dưới đời những ông vua "bất xứng" này. Đă nói, h́nh
như nguyên nhân chết cấp thời của Hiến Tông là v́ truy hoan. Người con
trưởng tên Tuân, theo xác nhận chính thức (Sắc chỉ 1499) th́ "thích mặc áo
đàn bà, bỏ thuốc độc cả mẹ", nói theo ngôn ngữ thông thường ngày nay, là
"lại cái". Có lẽ chi tiết "bỏ thuốc độc cả mẹ" mới là nguyên nhân chính
của quyết định Hiến Tông không chịu phong Thái tử cho ông. Bởi v́ sự bất
thường về giới tính ở phương Đông chỉ gây sự ṭ ṃ, ngạc nhiên, cùng lắm
là chê trách chứ không bị coi là tội lỗi như dưới ảnh hưởng Thiên Chúa
Giáo của Ấu Tây. Từ khi phát triển bớt ảnh hưởng thần quyền của Lí rồi,
th́ Trần cũng chú ư đến các hiện tượng lạ của con người, như khi sử quan
ghi chép (1300) việc người lộ Hồng sinh con trai hai đầu (frères siamois),
việc con gái Nghệ An biến thành con trai (1351). Khó có thể suy đoán thêm
chi tiết về trường hợp thứ hai này nhưng khi khai triển luật pháp phổ biến
hơn th́ hẳn quan chức nhà Lê cũng gặp các trường hợp ḱ lạ về giới tính,
ví dụ như chuyện người phụ nữ đă sử dụng cái clitoris quá-khổ của ḿnh để
làm t́nh với bạn gái!
-
- Người chú bản dịch Toàn thư dẫn Lê Quư Đôn cho biết thêm chi tiết về An
Vương Tuân. Ông là người thông minh học rộng, sức lực hơn người, nhưng
tính ngang bướng, thích mặc áo phụ nữ, hồi nhỏ v́ không được như ư, đem
thuốc đầu độc mẹ. Chuyên viên về sexologie hẳn có suy đoán hơn chúng ta
với những chi tiết này. Người thường chỉ cho rằng tính chất về sức lực,
trí thông minh cũng là những yếu tố cá tính mạnh, đối kháng với tính nữ
tiềm tàng trong người ông. Kết quả đưa đến việc bỏ thuốc độc mẹ là sự
chống đối với những uốn nắn người con theo trí tưởng b́nh thường của người
mẹ, trong đó hẳn không thiếu những lời chế riễu, răn đe. Nhưng đó là cá
tính thiên bẩm, hay nói với sự thông cảm như của ngày nay, đó là do sự tạo
giống bất toàn mà trong một chừng mực có thể sửa chữa được th́ ảnh hưởng
khuôn khổ xă hội sẽ mang lại kết quả đổi thay. Sống trong khuôn khổ của
một quan niệm nam nữ rành rẽ th́ về lâu về dài, khi lớn lên, qua thấm
nhuần của kinh sách học được, An Vương Tuân trở lại như mọi con người
khác. Cá tính nữ đă biến mất, hay bị nhận ch́m trong sâu kín mà người
đương thời không thấy, hay không quan tâm tới nữa. Lời Lê Quư Đôn làm nổi
sự hả hê của một người thấy có kẻ trở về với Chính giáo "sửa bỏ nết cũ,
thờ mẹ rất hiếu". Nhưng khi sử gia vô t́nh dùng ngôn từ kinh sách "giữ
ḿnh kín đáo" để chứng tỏ thêm sự đắc thắng của đạo lí, th́ đồng thời cũng
cho chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm của một con người lạc loài với giới
tính xác định vốn có từ trong căn bản mà phải bị đàn áp, nén sâu.
-
- Bệnh về t́nh dục như của Tự Đức được người sau biết rơ v́ ông phải nuôi
đến 3 người để kế nghiệp (mà ai cũng đều chết thảm theo với rối loạn ngoại
xâm). Bầy tôi th́ dễ nói hơn, tuy cũng không nhiều lời. Đó là Tống Phúc
Đạm (+1799), người xung đột với Bá Đa Lộc, ông tướng "sợ súng... từng có
tật ngầm (?), không gần đàn bà nên không có con."(Đại Nam liệt truyện, tập
2, tr. 160-161). Ông bị liệt dương hay như Lê Văn Duyệt?
-
- Gà mái gáy trong triều đ́nh, trên sân nhà: vinh quang và
khổ nhục của giới tính nữ Việt
-
- Chúng ta đă thấy cung đ́nh triều Lí c̣n vướng vất tính chất quyền uy
truyền thống của phụ nữ trên đất Việt. Khi ông vua yếu thế th́ điều ấy
hiện ra tuy vẫn bị khuất lấp dưới ng̣i bút của sử thần nho sĩ. Sử quan cho
rằng Thái hậu Ỷ Lan, mẹ đẻ của Nhân Tông, "dèm" chết bà chính cung cũ.
Nhưng sử thần cũng thấy khi Nhân Tông lên ngôi th́ bà Dương Thái Hậu
"buông rèm cùng nghe chính sự", có phe phái đàng hoàng là Thái sư Lí Đạo
Thành. Nguyên tắc trưởng thứ có dáng Nho Giáo ấy nếu đủ sức mạnh thuyết
phục th́ làm sao bà mẹ ruột Ỷ Lan với cậu bé vua 6 tuổi, đủ vây cánh để
làm cuộc đảo chính cung đ́nh với gần cả trăm người bị giết, dù sử quan chỉ
kể ra những người phụ nữ? Đời Anh Tông có ông cậu Đỗ Anh Vũ tung hoành,
người bị sử quan Toàn thư dài ḍng kể lể tội lỗi trong lúc kẻ viết văn bia
lại không đủ lời tán tụng. (K. W. Taylor, "Voices Within and Without:
Tales from Stone and Paper about Đỗ Anh Vũ (1114-1159)", Essays into
Vietnamese Past, Cornell 1995, pp. 59-80). Đời Cao Tông tiếp theo cũng có
ông Đỗ An Di/Thuận có vẻ như bị ông Tô Hiến Thành chia quyền, nhưng ông
Taylor lại thấy rằng viên thái uư cương trực của sử quan này cũng là người
dính líu đến phe họ mẹ! Nói tóm lại, qua tấm rào che chắn chữ nghĩa của sử
quan, ta vẫn thấy quyền uy của các ông cậu vua trên triều đ́nh, dấu hiệu
của truyền thống ưu thế thuộc về ḍng mẹ.
-
- Lê có đổi khác theo t́nh h́nh lí thuyết trị nước áp dụng phổ biến, sâu xa
hơn, nhưng với thực tế vướng víu t́nh cảm và một sự trùng hợp t́nh cờ của
lí thuyết Nho mà phe ngoại vẫn c̣n chen được vào quyền bính trị nước. Với
Nho Giáo ngự trị, ngày nay người ta vẫn c̣n vẽ ra những thảm cảnh có thật
của người phụ nữ ở Á Đông. Hăy đọc một phần nhỏ lời khinh miệt của phe cầm
quyền khi xét đời vua trước: "Nhân Tông mới lên hai tuổi đă sớm nối ngôi
vua, Thái hậu Nguyễn thị là gà mái gáy sớm... Vua đàn bà mắt quáng buông
rèm ngồi chốn thâm khuê, bọn họ ngoại ḷng tham, khoác lác hoành hành khắp
cơi... như Văn Lăo, Xương Lê ḷng như quỷ quái..." (Trung hưng kí, đời
Quang Thuận; chúng tôi nhấn mạnh). Người ta tưởng phe ngoại không thể có
mặt dưới triều ông vua này, nhưng ông sử quan Vũ Quỳnh sau khi không tiếc
lời ca tụng Thánh Tông, lại thấy là có dịp để khen tiếp sự việc "(vua)
dùng họ mẹ làm việc duyệt xét (để chỉ) rũ áo khoanh tay mà trong nước được
yên ổn". Mâu thuẫn không phải chỉ do sự nịnh nọt của sử thần mà là do lí
thuyết đem ứng dụng vào thực tế làm nảy sinh phức tạp.
-
- Lí thuyết Nho vẫn dành một địa vị trang trọng cho người phụ nữ, tất nhiên
trước hết là trong gia đ́nh, nhưng không khỏi lan ra ngoài xă hội, điều
nhà nho thường cố sức ngăn chặn bằng những lời cảnh cáo mà vẫn không hiệu
quả. Lễ kí tuy dành phần ưu thế cho phía đàn ông nhưng v́ mối liên hệ
tương quan nam nữ rất cần thiết cho sự vững bền của thể chế nên không thể
bỏ qua sự trọng đăi người phụ nữ khi đă ràng buộc họ vào bổn phận. Qua các
phần nghi thức của hôn nhân, ta thấy rơ điều đó: "Hôn lễ hoàn tất... cô
dâu bái kiến các bậc tôn trưởng... Cô dâu được ban rượu ngọt... xuống làm
cơm để rơ đạo phụ nữ thuận ṭng... Sáng sớm hôm sau cha mẹ làm cơm đăi con
dâu... Cha mẹ ăn xong đi xuống bậc phía tây trước, cô dâu xuống bậc phía
đông sau, có ư là từ nay cô dâu là người thay mặt mẹ chồng lo việc nhà...
Nghi lễ chấp nhận con dâu đă xong... có ư nghĩa là con dâu đă có tư cách
thay thế mẹ chồng... Phụ nữ có thuận ṭng th́ trong nhà mới hoà hợp, nhà
có hoà hợp th́ sau mới lâu dài. Cho nên bậc thánh vương coi trọng điều ấy
lắm vậy." (Bản dịch đă dẫn, tr. 364. Chúng tôi nhấn mạnh).
-
- Địa vị "con gà mái gáy" của phụ nữ trong gia đ́nh Nho Giáo là do ở lời
Thánh dạy "có tư cách thay thế mẹ chồng" đó. Ư nghĩa tăng thêm, là "chủ
gia đ́nh". Gia đ́nh của vua cũng là gia đ́nh. Cho nên vua c̣n trẻ th́ bà
thái hậu "buông rèm phụ chính", thật ra có thể ngồi ngay giữa triều đường
để bàn việc nước. Lí thuyết mới đem vào Đại Việt đă gặp được sự đồng điệu
với truyền thống cũ. Bà thái hậu mạnh mẽ ư chí th́ có thể thành Lữ Hậu của
Hán, Từ Hi của Thanh, mạnh hơn nữa th́ xưng Đế, đổi quốc hiệu là Chu,
ngang nhiên tuyển lựa hai chàng trai họ Trương vào hầu hạ, trả thù cho
phần nửa nhân loại bị áp bức, như Vơ Tắc Thiên của Đường. Ở Việt Nam chưa
có ai xưng Đế nhưng bà "Nguyễn thị gà mái gáy sớm (vua lên hai, nghĩa là
bà thái hậu chưa quá tuổi teen!)" kia đă chém một loạt quan, trong đó có
công thần của ông nội chồng! Bà Từ Dũ th́ theo một nguồn tin, đă bảo được
ông con hoàng đế chọn Dục Đức lên nối ngôi tuy Tự Đức không bằng ḷng ông
con nuôi "vô hạnh". (Nguyễn Đắc Xuân giới thiệu, "Khúc tiêu đồng - Hồi kí
Hà Ngại", Nghiên cứu Huế, tập 2, 2001, tr. 182.) Sự kiện mất nước nửa sau
thế kỉ XIX không phải bắt đầu từ đây nhưng cũng là dịp cho biến chuyển
thêm phần rối rắm hơn.
-
- Sự cô đơn trong cung cấm đă khiến xảy ra vụ án Mĩ Đường (+1849) thông dâm
với mẹ mà sự trừng phạt vốn là theo luật pháp Nho Giáo nhưng cũng không
tránh khỏi tiếng xấu cho Minh Mạng, trong đó lời đồn về con cháu Hoàng tử
Cảnh thoát thân trốn sang Cao Miên, ít nhiều ǵ cũng gây nên sự đề pḥng
về phía Nam Ḱ có ông Tổng trấn không mấy thuận thảo với nhà vua. Vợ Hoàng
tử Cảnh cũng mang họ Tống, một họ quư hiển, có khi được ban cho một bà
hoàng khác họ (trường hợp Hồ thị +1716, vợ Nguyễn Phúc Chú), có nhiều
người lấy vua chúa, như một người đàn bà khác đă gây nên sự rối loạn anh
em, chú cháu tranh giành gái, lúc Nguyễn c̣n là chúa.
-
- Trong triều đ́nh, bà thái hậu c̣n phải chịu nhiều áp lực phe phái chứ
ngoài dân gian, gia đ́nh dù sao cũng là một đơn vị có phần riêng biệt, nên
người phụ nữ qua giai đoạn làm dâu khổ nhục, một khi trở thành mẹ chồng
th́ đă là chúa tể với đám người dưới quyền. Tuy bề ngoài không lấn chồng,
nhưng với t́nh trạng các bà kinh doanh nuôi chồng, ông chồng làm quan với
số lương c̣m cơi, chỉ có danh vị, th́ quyền đó trở thành thế lực cụ thể
với sự làm ngơ v́ bất lực của đấng nam nhi. Trong cái harem nhỏ vừa tầm
với đại gia đ́nh Việt, bà vợ già là người ban phát ân huệ t́nh dục cho các
bà vợ lẽ của quan. Cũng ông cử nhân Hà Ngại (bđd, tr. 187) kể chuyện bà
nội ông Phan Khôi làm chính thất cho ông Án sát có đến ba bà vợ lẽ, bà nào
đi ngang trước mặt Bà cũng ṿng tay cúi đầu lễ phép. "Ba bà ấy có nhà
riêng gần đó, làm ăn khá, con đều phát (đỗ) đạt...Mỗi ngày bà Án chia
phiên cho các bà kia vào hầu... Các bà ấy đều trên dưới 50 tuổi, mà bà Án
(gần 70) vẫn bảo: ?Đêm nay con Ba vô hầu ông lớn... đêm mai con Bốn...?"
Cho nên, không lấy làm lạ với chứng nhân Miền Bắc ngày nay kể chuyện bà vợ
cả ông Lê Duẩn đích thân lựa chọn người hầu đêm ông Tổng bí thư! Hồi kí
kia không cho biết bà Cả nhà họ Phan lúc trẻ có ghen tuông đến mức hành hạ
các bà vợ nhỏ như đă từng xảy ra mà nhờ biến chuyển 1945, các con bà bé
dựa vào ư thức giai cấp của thời mới đă t́m cách bộc lộ, hay không.
-
- Tất nhiên là với đám dân chúng cày cuốc b́nh thường th́ t́nh trạng một vợ
một chồng là căn bản, bởi v́ lẽ giản dị là họ không đủ sức nuôi thêm một
gia đ́nh thứ hai. Nhưng điều đó cũng không chứng tỏ được sự "chính chuyên"
của phụ nữ hay sự "trung thành" của phía nam. Sự phân công trong việc đồng
áng đă khiến cho người phụ nữ có một chừng mực ngang hàng với nam giới -
chưa kể trường hợp người vợ chạy chợ buôn bán xuôi ngược, nắm quyền kinh
tế trong gia đ́nh như đă nói. Xóm làng c̣n nhiều bờ cỏ, đống rơm. V́ thế
người phụ nữ đủ khả năng thách đố: "Ông ăn chả th́ bà ăn nem." Chúng ta
cũng không nhắc lại các lễ tiết phồn thực đă kể. Chỉ biết rằng sinh hoạt
thường trực của xă hội ở tầng lớp đông không thiếu chỗ cho sự phóng túng
của người có vợ, có chồng hay không. Và điều đó th́ không có ông thánh cũ
hay mới nào ngăn chặn được.
-
- Tuy nhiên lại cũng không có nghĩa là sự ḱ thị giới tính không c̣n nữa. Nó
lại tăng thêm v́ có sự phối hợp của thành kiến trong quá khứ ăn sâu vào
tâm tính nhân loại, cộng thêm với lễ giáo mới. Hiện tượng kinh nguyệt là
điều ghê sợ, gây cấm kị khắp nơi (Reay Tannahill, tr. 43, 66), cũng có ở
Việt Nam: "Đồ đội quần đàn bà!" "Đồ ăn máu què, ăn quần (có máu) què!" Ngô
Sĩ Liên chê: "Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn
bà thôi, Thái Tông yêu nó mà phải chết, Nguyễn Trăi lấy nó mà cả nhà bị
diệt. không đề pḥng mà được ư?" cùng với các truyện, tuồng tích đem lại
h́nh ảnh về con Đắc Kỉ Hồ li tinh, con Vơ Hậu lăng loàn... trong đầu óc
dân chúng b́nh thường về sự khinh miệt "đàn bà đái không khỏi ngọn cỏ". Sự
phán xét thiên lệch này thấy tăng thêm trong tương quan sex đối với các
tập họp thiểu số.
-
- Thật ra th́ sự phân biệt đa số, thiểu số không phải chỉ bởi nguồn gốc
chủng tộc mà c̣n v́ tŕnh độ phát triển của tập họp, uy thế chính trị của
người cầm đầu phe nhóm nữa. Đinh làm việc "đại nhất thống" xong, khi mất
ngôi th́ tập đoàn của họ trở thành "man lăo" để người cầm quyền mới xẻ
thịt phơi khô, bắt làm nô lệ xây thành. Lê, nếu đánh Minh bại th́ cũng chỉ
là một thứ Phan Liêu lêu bêu, cuối cùng bị Lê giết trong sự tranh giành
quyền lực, và để sử gia ngày nay ồn ào mắng chửi. Lê thắng nên từ tù
trưởng nơi núi rừng trở về nghênh ngang trên đất Thăng Long của họ Trần
quư hiển. Nguyễn đường bệ ở Phú Xuân / Huế, bỏ lại người cùng xứ với ông
tổ Nguyễn Kim c̣n là "mường" đến ngày nay. Tất cả, rốt lại, chỉ c̣n là một
tập họp "người nói tiếng Việt" (chữ của ông K.W. Taylor) có tŕnh độ phát
triển cao hơn v́ có sự tiếp xúc rộng lớn hơn những tập họp trong b́a rừng
hóc núi mà họ không tránh khỏi giết chóc, lấn chiếm, giao tiếp, có khi tận
trên giường ngủ.
-
- Lê Quư Đôn nhắc đến việc buôn nô lệ "man" trên đất Gia Định, không biết ǵ
thêm về sinh hoạt "trong nhà" của các điền chủ kia, nhưng hiển nhiên là
làm sao tránh khỏi có những ḍng giống lưu lại mà v́ chẳng có điều kiện
lưu giữ chứng tích nên ta không có các hậu duệ kiểu của ông Tổng thống
Jefferson, trên đất Việt? Chủ thể Việt ở Gia Định cũng khiến cho một bộ
phận lai khác trở thành Việt: lớp người Trung Hoa Miên bị gọi một cách
khinh miệt "đầu gà đít vịt" lại có thế lực kinh tế, và chủ yếu ở vấn đề ta
đang bàn là, mang dáng vẻ sex thu hút. Trong t́nh h́nh giao tiếp chung
đụng th́ tầng lớp dưới của xă hội v́ nhu cầu sinh lí có thể vượt qua được
sự khác biệt chủng tộc. Có lấy làm lạ chăng, nếu ta thấy con cháu người tù
dân Hưng Nguyên thế kỉ XVII sống ở đất Kontum ngày nay, có người "tóc
quăn" như Nguyễn Huệ? Trong cuộc chiến vừa qua, dân "Việt" tiếp xúc với
người Thượng ngày nay thường xuyên, sát sao hơn. Đám lính tráng thô lỗ của
các thành thị Miền Nam được dịp biết gái Thượng để chê về động tác làm
t́nh của họ. Các cán bộ ba cùng cà răng căng tai, nghiến răng ngồi giữa
nắng để cho ruồi trâu cắn làm một thứ initiation hội nhập, và học ngôn ngữ
địa phương đến làu thông đủ qua mặt chiến dịch Phượng Hoàng, ngày nay tuy
vẫn không lên tiếng, nhưng chắc vẫn c̣n giữ những kỉ niệm trong b́a rừng,
trên nhà gác. Bởi v́, lại vẫn phải nhắc, điều đó không tránh khỏi, tuy là
nói ra th́ sợ mất tính chất thần thánh của "cuộc chiến tranh chính nghĩa
của dân tộc". Những người dân di dời sau 1975 (dân Tày, Nùng đến Bù Đăng,
Thái B́nh vào B́nh Dương, Sông Bé, Hà Nam Ninh vào Bảo Lộc, Thuận Hải,
người trên vùng Gia Lai, Kontum...) chắc tràn ngập v́ số đông Việt, hẳn
không có cơ hội giao tiếp thân mật với người bản thổ. Xa về phía bắc, lại
là chuyện của các ông quan tây ta lên vùng người Thái được chủ nhân đem vợ
con "chiêu đăi". (Chứng nhân riêng biệt của kẻ này là một nhân vật trong
đại gia đ́nh, tuy ông lăo lại dại ǵ nói với thằng bé là ḿnh từng được
thụ hưởng cái phúc ấy!) Người lính Tây tiến thực thà tội nghiệp bị "nhân
dân" mắng: "Mày không có... hay sao?" nhưng các cán bộ th́ "biết hết". Tuy
nhiên với tầng lớp trên, và công khai, th́ sự ḱ thị giới tính trong tương
quan đa số thiểu số vẫn không tránh khỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ v́ "Các
chú ở Bộ Chính trị nói Bác không lấy vợ có lợi hơn", nên không đáp ứng
được yêu cầu của cô cán bộ đất ngàn năm văn vật bị tướng Nguyễn Sơn chê
"lép kẹp!" Thế là người ta phải đi t́m một cô Thổ cho Bác, dẫn đến việc
giết người công khai giữa Thủ đô, và khiến ông Bộ trưởng Công an phải cho
người lên tận rừng núi Cao Bằng đuổi tận giết tuyệt cho phi tang. Đâu phải
đợi đến tận đời Lê sơ mới có chuyện oan khuất!
-
- Nhà nho lại cái
-
- Nho sĩ Việt từ lúc muốn là, và trở thành tầng lớp trí thức truyền thống,
đă phải chịu hai áp lực chính: áp lực từ tính chất tầng lớp xuất thân của
ḿnh và áp lực từ kiến thức ngoại lai thu nhận. Hai điều ấy khiến tạo nên
tính chất các sản phẩm được cho ra đời, cùng lúc với những cung cách ứng
xử trong t́nh thế có áp lực nặng nề từ bên trên và sự trống rỗng quần
chúng đồng điệu lí thuyết ở phía dưới.
-
- Nhắc lại, dưới hệ thống cai trị bằng tông tộc của Lí, Trần, nho sĩ?chỉ là
"gia thần", cái tên được xác nhận bởi ông chủ Trần. V́ kiêu ngạo với kinh
sách học được, loại kinh sách từ Nước lớn đưa tới vốn có bản chất độc tôn
từ căn bản, nhưng lại được ứng dụng qua những thân xác mang địa vị thấp
kém ở địa phương, nên các sử quan tha hồ mắng chửi người vắng mặt mà né
tránh người đương thời, nên Chu An làm Thất trảm sớ mà khi được trao quyền
lại giật ḿnh, làm cao né tránh. Không điều ǵ chứng tỏ rơ hơn khi thấy
người có quyền - và ở vào cái thế ứng dụng học và hành như Hồ Quư Li, chê
một nho sĩ: "Biết mấy chữ mà (dám) nói chuyện Hán, Đường!" Với Hậu Lê, khi
kinh sách phổ biến rộng răi hơn với tính chất tuyển lựa qua thi cử đều đặn
hơn, có hệ thống hơn th́ nho sĩ tuy phồn tạp hơn nhưng vẫn không thấy địa
vị ḿnh đổi khác để có thể tự đổi thay. Lê Thánh Tông vẫn đái vào mũ quan
- như Hán Cao Tổ xưa, vẫn mắng sàn sạt nho thần, sai giết người - rồi phản
tỉnh, tự phê.
-
- Nhưng nho sĩ lại xuất thân từ đám dân chúng không những đă mờ mịt với lời
Thánh dạy mà lại c̣n có lối sống thường trực không c̣n ǵ xa hơn: sự biểu
lộ dục tính là thường trực, b́nh thường, những điều mà nho sĩ lại không
được nói, không có chữ để diễn tả. Hăy đọc lại những bài thơ văn chữ Hán
bị ràng buộc từ trong lúc luyện tập thi cử mà họ chưa thoát nổi dù để đem
ra thù tạc, ngâm vịnh riêng tư. Ṿng kềm toả của chữ Hán với nội dung được
học tập khiến họ chỉ có thể trôi nổi trong các sáo ngữ không dính líu ǵ
tới cuộc sống thực của họ, cuộc sống gắn liền với những suy nghĩ bằng ngôn
từ bản xứ, thế mà lại chưa có h́nh thức biểu hiện: chữ viết. Cố gắng t́m
ra một dạng chữ th́ quốc ngữ ấy cũng c̣n bị ràng buộc bằng chữ Hán vay
mượn. Tuy nhiên, có c̣n hơn không, và thứ văn tự Nôm đó cũng phải trải qua
một thời gian dài để thành h́nh. Ta có thể bắt đầu với bài thơ của chàng
điếm Ô Lôi ở Lĩnh Nam chích quái và thơ quốc ngữ của Nguyển Trăi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm để thấy chặng đường h́nh thành gập ghềnh như thế nào. Hai chữ
"song viết" làm khổ người nghiên cứu ngày nay chắc cũng phải làm cực nhọc
người xưa không ít. Chỉ đến khi loạn lạc tiếp theo làm giảm bớt áp lực
kinh sách, đồng thời với đường tiến thân bằng khoa cử tuy vẫn c̣n đều đặn
theo lối nhân tuần nhưng không c̣n là lối duy nhất dẫn đến quyền tước,
sang giàu, chữ quốc ngữ nôm mới phát triển theo với đà tiến lên đông đúc
của đám người ít học (nho). Loạn lạc, vơ tướng cũng làm quan được; Trịnh
cần tay chân nhiều nên hoạn quan cũng chẳng cần học lắm. Giao thương mở
rộng, thương nhân tuy không được sử quan hé mở cho một lời mà vẫn hiện
diện trên bia đá lưu truyền hậu thế, kể chuyện làm chùa, xây đ́nh, mở
chợ... cả khi đem tiền giúp cho làng xă thanh toán việc quan. Cho nên thế
kỉ XVIII, nhất là nửa sau, đă thấy sự phồn tạp của sách vở chữ nôm khiến
cho chúa Trịnh đại diện chính giáo thấy địa vị chữ thánh hiền lung lay,
phải lên tiếng ngăn cấm. Đàng Trong đặc biệt hơn v́ ít nhiều thoát ra
ngoài áp lực của kinh sách nên từ thế kỉ XVII đă có những truyện thơ nôm
có tên tác giả, trước cả miền Bắc với Trinh thử, Trê cóc với văn từ khúc
khuỷu, không thấy ai nhận là chủ nhân.
-
- Thế là các nho sĩ có phương tiện tỏ bày tâm t́nh của ḿnh dàn trải hơn,
thành thực hơn. Tất nhiên lúc này không thể có một thứ văn chương cá nhân
chủ nghĩa xuất hiện ở Đại Việt, nơi một thể chế chính trị c̣n kềm hăm con
người theo với một cơ sở đạo lí đem từ phương Bắc càng lúc càng khắc
nghiệt. Người ta phải lén lút náu h́nh, "núp bóng đàn bà": Tần cung nữ oán
Bái Công văn, Cung oán ngâm khúc. Nhà nho khi mượn lời nữ đă trở thành lại
cái. Sự biến h́nh, dù trong tâm tưởng, và vô ư thức, cũng đă có nguyên
nhân từ sự đè nén của quyền lực chính trị, của đạo lí gay gắt bóp mềm con
người. (Dân cải tạo từng ngạc nhiên khi thấy các anh bộ đội ngoe nguẩy tay
chân.) Dạng h́nh mượn (làm người nữ) phối hợp với sự mềm yếu tâm tính, đủ
cho sự giả trang của nho thần che mắt được quyền lực bên trên. Và thế là
Đại Việt có một thành phần văn chương lại cái.
-
- Lúc sơ khởi, và cũng có thể v́ khả năng tác giả, sự giả trang c̣n lộ nét
vụng về. Người cung nữ của Ôn Như Hầu lộ rơ chân tướng vơ biền:
-
- Giang tay muốn dứt tơ hồng,
- Bực ḿnh muốn đạp tiêu pḥng mà ra!
-
- và kể chuyện đêm tân hôn say sưa, táo bạo như niềm hoan lạc của chàng trai
Nguyễn Gia Thiều nghỉ đêm ở nhà hát cô đầu. Nhưng có lẽ không ai giả gái
trong văn thơ thành công hơn Phan Huy Ích.
-
- Thế kỉ XVIII, XIX, theo với đà chung, cũng là lúc xuất hiện các nữ sĩ dài
hơi trên thi văn đàn Việt. Người ta nói đến Đoàn Thị Điểm với bản dịch
Chinh phụ ngâm, Công chúa Ngọc Hân với Ai tư văn, và Hồ Xuân Hương với
những bài thơ đầy dục tính táo bạo... Và tất cả đều như những huyền thoại
phát sinh từ thành kiến đơn giản hoá giới tính.
-
- Với nàng công chúa không bị lạc loài như người xưa (Một đi từ biệt cung
vua, Có về đâu nữa đất Hồ ngàn năm) nhờ có ông Quang Trung uy vũ trùm
trời, nên Lê Ngọc Hân cũng dễ được thông cảm là đă làm bài văn dài khóc
ông chồng anh hùng. Không có ǵ sai hơn. Cũng giống như bảo Lộ bố văn là
của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ là của Trần Quốc Tuấn (tuy chắc ông cũng
có liếc qua), hay với chuyện đương đại, bảo Toàn tập Đỗ Mười in để lấy tác
quyền với lượng ấn phẩm lớn theo tiêu chuẩn sổ Tông Đản, là của ông cựu
Tổng bí thư, cựu Cố vấn vậy. Không có bằng chứng theo kiểu "all rights
reserved" th́ ta hăy theo sự nghi ngờ hữu lí của ông Hoàng Xuân Hăn mà cho
rằng Ai tư văn là của danh sĩ Phan Huy Ích làm ra. Bởi v́ nó giống (cái
này là của tui!) với trường hợp bản dịch Chinh phụ ngâm khúc thường cho là
của Đoàn Thị Điểm.
-
- Bằng ḷng hay không bằng ḷng th́ chúng ta là người của thời đại ngày nay,
trước khi có bằng chứng khác đánh đổ, chúng ta phải theo xác định của ông
Hoàng Xuân Hăn và Nguyễn Văn Xuân. Thật ra th́ ngoài bằng cớ rành rành
kiểu hàng chữ "Tác giả giữ bản quyền" không t́m đâu ra, những người bênh
vực nữ quyền cũng có bằng cớ. Thông thường, khó có thể tin ai không phải
là đàn bà mà viết được những câu:
-
- Nghe trước có đấng vương Thang, Vơ.
- Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao,
- Mà nay áo vải cờ đào.
- Giúp dân dựng nước xiết bao công tŕnh.
-
- (Chắc có thể t́m ra những câu mềm hơn, nhưng người viết không có bản văn
trong tay, đành lấy lại trong quyển sách cũ vậy.)
-
- Hay:
-
- Quân đưa chàng ruổi lên đường,
- Liễu Dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
- ...
- Dấu chàng theo lớp mây đưa,
- Thiếp nh́n rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
-
- Tuy nhiên loại chứng cớ trên lại là dựa trên thành kiến về sự phân biệt
rạch ṛi giới tính, rạch ṛi về phương diện sinh lí và quan điểm đạo lí
Nho với sự phân biệt rơ ràng về bổn phận, tâm cảm. Chúng ta cũng muốn bà
Đoàn Thị Điểm là tác giả bản dịch thường dùng kia nhưng không thể, hay
chưa thể, căi lại chứng cớ của ông Hoàng Xuân Hăn. Ḍng lí luận có thể
đúng suốt một tiến tŕnh bắt đầu bằng cái sai nhưng không thể cải đổi được
chứng cớ căn bản. Vấn đề là trở lại với cái đúng ban đầu và t́m cách giải
thích sao lại có sự (ta tưởng là) ngược ngạo kia. Bản văn đă có tác giả
th́ chỉ t́m nguyên nhân ở chính tự thân tác giả. Lời ngâm khúc đă nhuần
nhuyễn giọng đàn bà th́ phải hiểu là, ít ra lúc viết nên câu thơ, tâm t́nh
Phan Huy Ích đă chuyển hoá thành đàn bà. Đó là tài riêng của Phan Huy Ích,
nhưng cũng là kết quả của giáo dục Nho dồn ép con người ông, phát lộ trong
thời ḱ uy thế thánh giáo sa sút, có một anh ḍng dơi thương nhân (Nguyễn
Hữu Chỉnh) chê "nhà nho nói khoác", cùng lúc với sự dọn sẵn nhuần nhuyễn
cho cách phát biểu tâm t́nh bằng ngôn từ bản xứ.
-
- Phan Huy Ích chỉ núp bóng một nhân vật tưởng tượng, và c̣n giữ lại lời của
tầng lớp sang cả của ông, nhưng những người sau ông lại núp bóng một nhân
vật có thật: Hồ Xuân Hương, để thoả măn một ẩn ức có thật, lâu dài, phổ
biến trong dân chúng. Và điều này th́ lại phải đợi đến khi Nho Giáo tàn
tạ, khoa cử băi bỏ để cái giống bị đè nén lâu ngày, nổi lên. (Xem Đào Thái
Tôn, Hồ Xuân Hương - Tiểu sử - Văn bản - Tiến tŕnh huyền thoại hoá, Nxb.
Hội nhà văn, Hà Nội 1999. Chú ư các năm xuất hiện loại thơ này.)
-
- Nhà nho chỉ đổi giống tâm t́nh, khác với một loại đồng liêu khác, thay đổi
thể xác mà có khi tâm t́nh, thể chất c̣n nguyên là đàn ông: các hoạn quan.
Tạ Chí Đại Trường
■
Đọc Sex và Triều Đại trên Văn Học số 192
■
http://nhanvan.com/magazines/vanhoc/192/tachidaitruong_sexvatrieudai.htm |