Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Hai danh tướng Đinh Lễ và Lê Lễ
(Ông Đinh Lễ và ông Lê Lễ, danh tướng của Vua Lê Thái Tổ, là hai người khác nhau)

I) Danh tướng Đinh Lễ là cháu gọi Vua Lê Thái Tổ bằng cậu 


Danh tướng Đinh Lễ là cháu gọi Vua Lê Thái Tổ bằng cậu . V́ vua Lê là con út và v́ Đinh Lễ , Đinh Liệt (em Đinh Lễ) có dự hội thề Lũng Nhai năm 1416, nên ta có thể đoán rằng Đinh Lễ chỉ kém vua Lê khoảng 10 tuổi. Tức là, năm đó Đinh Lễ khoảng 22 tuổi, Đinh Liệt khoảng 19 tuổi; c̣n ông Lê Khôi khoảng 17 tuổi, c̣n trẻ, không dự hội thề (?). Hai năm sau, Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa, ông Lê Khôi vừa trưởng thành, vừa kịp theo Thái Tổ lập công v́ nước.

Tính tuổi của ông Đinh Lễ cũng là một yếu tố để phân biệt với ông Lê Lễ.

Khi Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa, nhà vua có 4 viên cận tướng cũng là 4 người cháu của vua: Lê Thạch, Lê Khôi ( hai vị này gọi vua bằng chú), Đinh Lễ, Đinh Liệt (gọi vua bằng cậu).

Nhà vua c̣n có nhiều viên cận tướng thân thích nữa, như : Lê Lễ, Nguyễn Xí, Trịnh Khả . . . những ông này thân thích với vua v́ lư do khác.

II) Một ngh́n gia đinh thành quân lính và tướng sĩ

Khi Vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa, một ngh́n gia đinh của vua trở thành quân lính và tướng sĩ. (Nói cho chính xác th́ vài trăm người thành quân tướng, c̣n lại là những người yếu đuối, không có khả năng chiến đấu _-v́ ḷng trung thành với chủ nhân, họ vẫn tự nguyện theo Vua Lê Thái Tổ ṭng chinh)

Điều này ai cũng biết. Nhưng ít người để ư và nhận ra rằng trong những tướng sĩ đó, nhiều người trở thành những danh tướng lưu danh thiên cổ.

Họ đều do vua hoặc anh của vua là ông Lê Học, huấn luyện mà thành!

Một trong những vị tướng này là ông Lê Lễ.


III) Danh tướng Lê Lễ là gia thần nối đời của nhà Vua Lê Thái Tổ 

Danh tướng Lê Lễ là gia thần nối đời của nhà Vua Lê Thái Tổ . Xin nói trắng ra để dễ hiểu: ông Lê Lễ là nô bộc nối đời của họ Lê, phụ đạo ở Lam Sơn. Vậy họ Lê có thể xem là họ thật của ông; v́ người giúp việc nối đời, thường lấy họ của chủ nhân làm họ ḿnh.

Người đọc sử thường lẫn lộn ông Lê Lễ với ông Đinh Lễ, v́ ông Đinh này được quốc tính nên cũng gọi là Lê Lễ. Lại thêm Đại Việt Sử Kư Toàn Thư không giải thích rơ ràng, nên người đọc lại càng hoang mang.


Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: 

{{ . . . Tháng 4, mùa hạ. Nhập nội thị trung đ́nh thượng hầu Lê Lễ chết.

Lê Lễ, sức vóc khoẻ hơn người, nối đời làm thần bộc nhà Lê Thái Tổ. Khi mới khởi nghĩa, Lễ có nhiều công trong việc giúp B́nh Định vương thoát khỏi ṿng vây, vượt qua nguy hiểm.}}

IV) Danh tướng Đinh Lễ chết v́ khinh địch

Danh tướng Đinh Lễ chết v́ khinh địch, trích Đại Việt Sử Kư Toàn Thư:

{{Trước đó, ngày mồng 9, Tư không Lê Lễ, thượng tướng quân Lê Xí đánh nhau với quân Minh ở My Động (nay là Hoàng Mai. Lễ tử trận. 

Hôm ấy, Vương Thông đem quân tinh nhuệ trong thành ra đánh Thái giám Lê Nguyễn ở Tây Phù Liệt. Nguyễn giữ vững thành lũy chống lại. Vua vội sai Lê Lễ, Lê Xí đem hơn 500 quân Thiết đột đến đánh , đuổi giặc tới My Động. Vương Thông thấy Lễ ít quân, mới đánh kẹp vào. Lễ và Xí cưỡi voi cố sức đánh, voi sa lầy, bị quân Minh bắt sống đem vào thành Đông Quan. Lễ không chịu khuất phục, bị giết chết. Xí về sau nhân đêm mưa gió, dùng mẹo đánh lừa tên canh giữ, chạy thoát về, ra mắt vua ở dinh Bồ Đề. Vua kêu lên: "Sống lại".

Trước kia, mỗi lần Lễ ra trận, vua thường răn chớ nên khinh địch. Đến khi thắng trận ở Tốt Động, mọi người đều khen Lễ là giỏi. Vua nói: "Trăm trận đánh được cả trăm không phải là điều hay cả đâu. Hắn cậy quân tinh quen mùi được luôn, thất bại có thể đứng mà chờ đó!". Đến đây quả nhiên như vậy}}

Lê Lễ, ở đây, là Đinh Lễ, Lê Xí là Nguyễn Xí.

Vua Lê Thái Tổ phong cho năm người vợ của Đinh Lễ chức Tông Cơ (mục đích để các quả phụ có bổng lộc) và thăng quan cho Đinh Liệt, để đền ơn Đinh Lễ đă chết v́ nước.

V) Danh tướng Lê Lễ, công thần thứ 12

Kỷ Dậu, [Thuận Thiên] năm thứ 2 [1429], tháng 5, ngày mồng 3, ban biển ngạch công thần cho 93 người, tướng Lê Lễ được xếp vào công thần thứ 12, tước đ́nh thượng hầu .

Công thần thứ 12 là rất cao cấp :

1) Đinh Liệt, cháu gọi vua bằng cậu, là công thần thứ 10, cũng tước đ́nh thượng hầu 

2) Lê Trăi là công thần thứ . . . 37, tước Á hầu (Á hầu cao hơn Quan phục hầu).

Chú Thích năm 2008 :

Nguyễn Trăi là công thần thứ . . . 80-93 (từ 80 đến 93), tước Quan phục hầu. Trần Trăi là công thần thứ 37, có mặt từ lúc đầu khởi nghĩa



Lư do:

_Ức Trai là kẻ đến sau, theo vua từ Lỗi Giang, không trải qua những gian khổ muôn vàn ở mấy năm đầu khởi nghĩa.

_Ức Trai là văn quan, kém công các vơ tướng: Vua Lê Thái Tổ quá ít quân, mỗi trận đánh đều tùy thuộc vào dũng lược của người tướng.

_các vơ tướng của Vua Lê Thái Tổ giỏi lược thao : nhà vua đă huấn luyện nhiều trước khi khởi nghĩa, lại thêm mỗi trận đánh nhà vua đều có giảng binh pháp cho các tướng.


VI) T́nh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ


Đại Việt Sử Kư Toàn Thư :

{{ [1449] Mùa hạ, tháng 4, khôi phục tước Tự Hiệu hầu và chức. Nhập nội thị trung cho Thái tử thiếu bảo Lê Lễ. Hôm ấy, Lễ chết. 

Lễ suốt đời làm gia thần cho Thái Tổ, rất được tin dùng, sớm tối hầu chầu, không lúc nào rời bên cạnh, dốc ḷng trung trinh, có sức hơn người. Khi Thái Tổ khởi nghĩa, vợ cả vợ lẽ bị hoạn nạn mà vua phá ṿng vây, thoát khỏi nguy hiểm, phần nhiều là công của Lễ. 

Thái Tổ thường khen ông và từng nói: "Nếu dồn mọi công lao lại th́ ngôi tể tướng chẳng ngươi c̣n ai? Trẫm có tiếc ǵ với ngươi, chỉ v́ tài của ngươi không xứng mà thôi". 

Đến khi sắp băng, khóc bảo Lễ rằng: "Nếu trẫm không c̣n th́ c̣n ai biết khanh nữa, sợ từ đây về sau bị giáng truất mà thôi!". Sau bị Nguyễn Thị Lộ gièm, phải giáng làm Thái tử thiếu bảo, đúng như Thái Tổ đă nói.}}


H́nh như đây là lần thứ nh́, mà vua Lê Thái Tổ khóc. Và là lời khóc trăng trối.

Lưu Bị khóc rất nhiều : khóc được vợ, khóc được nước và khi sắp mất khóc trối trăng với Gia Cát Lượng để cho người ta pḥ tá con ḿnh.

Vua Vua Lê Thái Tổ khóc ít hơn nhiều, mà lời khóc trăng trối không khóc v́ cơ nghiệp nhà Lê, không khóc v́ lợi. Vua Thái Tổ khóc v́ sợ gia thần trung thành của ḿnh sẽ bị bạc đăi. Thật là chuyện cổ kim có một.

Nên nhớ rằng bọn gian hùng làm chánh trị ngày xưa :

_coi tướng sĩ như đồ dùng, hết việc th́ giết (‘điểu tận cung tàn’)

_nhất là coi gia nhân như giẻ rách (gia nhân mà có trung thành th́ họ coi đó là việc dĩ nhiên)

Vua Lê Thái Tổ th́ không thế. V́ nhà vua là bậc đại anh hùng.

Đoạn văn Đại Việt Sử Kư Toàn Thư ở trên nói lên được t́nh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ. Lê Lễ xuất thân là gia nhân mà được Vua Thái Tổ coi trọng, xem như người thân thích nhất. Rơ ràng là vị vua này trọng nghĩa khinh tài, khinh giai cấp.

Vua Lê Thái Tổ liệu việc rất đúng. Lê Lễ quả bị bạc đăi .Cũng đáng ngạc nhiên là người ta chẳng nể lời Vua Thái Tổ.

Đối với các tướng khác, t́nh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ cũng rất đậm đà. Chẳng phải vô cớ mà người xưa gọi nghĩa quân Lam Sơn là "quân cha con".

T́nh nghĩa của Vua Lê Thái Tổ rất đậm đà. Nhà vua tranh đấu gian khổ, lo nghĩ nhiều chuyện, lao tâm quá độ. Nên mới 49 tuổi đă băng.

VII) Lê Lễ hơn Vua Lê Thái Tổ 17 tuổi 

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư :

{{ [1449] Mùa . . . Đến đây, ốm nặng, được khôi phục chức cũ. Ngày mồng 4 th́ chết, thọ 82 tuổi. Được truy tặng Hương hầu, tên thụy là Trung Tiết. }}

Từ đoạn văn trên, ta có thể tính ngay được rằng ông Lê Lễ sinh năm 1368 ; ông Lê Lễ hơn Vua Lê Thái Tổ 17 tuổi.

Ta có thể đoán rằng ông Lê Lễ được giữ nhiêm vụ chăm sóc vua Lê, khi ngài c̣n thơ ấu, c̣n tài năng của ông th́ được ông Lê Học, người anh trưởng của vua huấn luyện !


Đây là một yếu tố để phân biệt hai ông Lễ :

_Danh tướng Đinh Lễ là cháu gọi Vua Lê Thái Tổ bằng cậu . Đinh Lễ kém vua Lê khoảng 10 tuổi.

_Danh tướng Lê Lễ là gia thần, hơn Vua Lê Thái Tổ 17 tuổi. 


VIII) Huấn luyện gia đinh thành đại tướng



Việc lập nên một triều đại không phải một ngày một buổi, không phải như một số truyền thuyết dởm về vua Lê.

Nhà Lê khởi đầu không có đất, không quân tướng, nên phải huấn luyện gia đinh thành đại tướng, thành quân sĩ. Việc này được thực hiện, bởi ít nhất hai đời, hai anh em:

1)Ông Lê Học, người anh trưởng của vua 

2) Vua Lê Thái Tổ

Đặc biệt là chính nhà vua được đào tạo bởi người anh cả của ḿnh. Nhà họ Lê nhiều đời làm phụ đạo nên thu thập được nhiều sở trường : vơ nghệ, kinh luân, binh pháp và ngay cả văn chương (Vua Lê Thái Tổ cũng có kiến thức lớn về văn học, chớ chẳng phải dốt như Lưu Bang [Lưu Bang khi thành công tuyên bố: ‘Trẫm ngồi trên ḿnh ngựa mà được thiên hạ, can chi phải học thi thư ?’]

(Sau khi lên ngôi, Vua Lê Thái Tổ thường nói rằng nhà vua lập nên sự nghiệp hoàn toàn nhờ vào công lao giáo dục của người anh cả của ḿnh).


Ông Lê Học, người anh trưởng của vua, có lẽ hơn vua đến khoảng 20 tuổi. Ta có thể đoán được như vậy, v́:

_vua là con út

_Lê Thạch, con Ông Lê Học, có dự hội hội thề Lũng Nhai năm 1416, nên ta có thể đoán rằng ông hơn Đinh Lễ vài tuổi mà Đinh Lễ chỉ kém vua Lê khoảng 10 tuổi. Tức là, vào khoảng năm 1390, Ông Lê Học đă hơn 20 tuổi.

_vào năm 1410, Vua Lê Thái Tổ đă là phụ đạo ở Lam Sơn, tức là Ông Lê Học đă mất trước đó (Ông Lê Học là phụ đạo và truyền quyền thừa kế cho ông em út thay v́ cho con ḿnh).

_sách sử nói rằng Ông Lê Học không được thọ, nhưng có đủ thời gian dạy dỗ Vua Lê Thái Tổ. Vậy, nếu Ông Lê Học sinh năm 1365 và mất trước năm 1410 th́ có đến hơn 20 năm dạy dỗ vua và chỉ sống khoảng hơn 40 tuổi.



Ông Lê Học là người đào tạo vua và ông Lê Lễ cùng với một số gia đinh khác.

Sau đó, chính Vua Lê Thái Tổ tiếp tục việc Ông Lê Học.


Vua và Ông Lê Học thật là cao siêu: Huấn luyện gia đinh thành đại tướng 

(ông Lê Lễ không phải là gia đinh duy nhất thành đại tướng)

Có thể nói rằng Ông Lê Học đă có một qui mô rộng lớn: huấn luyện ông em, gia đinh và biết rằng em ḿnh có thể làm nên việc lớn nên trao cho em út quyền thừa kế!

Ông Lê Học đă thấy xa và đă qui mô sự thành lập triều Lê vậy.


* Lê Anh Chí *.

_____________



Sách tham khảo
Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Sử quan đời Trần và Lê (bị sửa đổi bởi nhà Mạc, nhà Trịnh)
Đại Việt Thông Sử, Lê Quí Đôn
Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trăi viết theo lời kể của vua Lê Thái Tổ (bị sửa đổi)
Việt Giám Thông Khảo Tổng Luận, Lê Tung

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, sử quan triều Nguyễn
Hoàng Lê nhất thống chí , Ngô gia văn phái
Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú
Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim

Các nhà khoa bảng Việt nam, Ngô Đức Thọ (chủ biên), Nguyễn Thúy Nga, Nguyễn Hữu Mùi
Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm
Nguyễn Trăi Toàn Tập, Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khuê, Kiều Thu Hoạch

Tôn Tử Binh Pháp, Tôn Tử
Ngô Tử Binh Pháp, Ngô Khởi
Thái Công Binh Pháp

Nguồn: 
http://www.leanhchi.com/
 
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18