Khuê Phụ Thán
Thượng Tân Thị
(1877-196
I
Chồng hỡi chồng ơi ! Con hỡi con !
Cùng nhau chia cách mấy thu tṛn.
Ven trời góc bể buồn chim cá,
Dạn gió dày sương tủi nước non.
Mộng điệp khéo v́ ai lẽo đẽo,
Hồn quyên luống để thiếp thon von.
Ngày qua tháng lại trông đăm đẳm,
Muôn vạn xa xuôi mắt đă ṃn.
II
Đă ṃn con mắt ở Phi Châu,
Có thấy chồng đâu con ở đâụ
Dẫu đặng non xinh cùng bể tốt,
Khó ngăn ió thảm với mưa sầụ
Trách ai dắt nẻo khôn lừa lọc,
Khiến thiếp ra thân chịu dăi dầụ
Bớ bớ xanh kia sao chẳng đoái,
Xui ḷng oằn oại trót canh thâụ
III
Canh thâu chưa nghỉ hăy c̣n ngồi,
Gan ruột như dầu sục sục sôị
Nghĩ a gá ấp yêu đành lỡ dở,
Công cho bú mớm chắc thôi rồị
Quyết ǵn giữ dạ tṛn sau trước,
Biết cậy nhờ ai tỏ khúc nôi !
Dâu bể xanh xanh trời một góc,
Hỡi chồng ơi ! Với hỡi con ôi !
IV
Con ôi ! Ruột mẹ ngướu như tương,
Bảy nổi ba ch́m xiết thảm thương.
Khô héo lá gan cây đỉng Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương.
Quê người đành gởi thân trăm tuổi,
Đất tổ mong v́ nợ bốn phương.
Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp,
Để cho vẹn vẽ mối cang thường.
V
Cang thường gánh nặng cả hai vai,
Biết cậy cùng ai tỏ với ai.
Để bụng chỉ e tằm đứt ruột,
Hở môi th́ sợ vách nghiêng taị
Trăng khuya nương bóng chinh chinh một,
Kiếng bể soi h́nh tẻ tẻ hai.
Nhắm thử từ đây qua đến đó,
Đường đi non nước độ bao dài ?
VI
Bao dài non nước chẳng hay cùng,
Xin gởi hồn ta đến ở chung.
Sống thác miễn cho tṛn một tiết,
Trước sau khỏi thẹn với ba tùng.
Quê nhà đă có người săn sóc,
Đất khách nương nhau khỏi lạ lùng.
Mảng tính chưa xong vừa chớp mắt,
Trống lầu đâu đă đổ lung tung.
VII
Đă đổ lung tung tiếng thành,
Giựt ḿnh tỉnh dậy mới tàn canh.
Sương sa lác đác dằn tàu lá,
Gió thổi lai rai lạc bức mành.
Cảnh ấy t́nh này thôi hết muốn,
Trời kia đất nọ nỡ bao đành.
Thương nhau chẳng đặng cùng nhau trọn,
Xin hẹn chung cùng kiếp tái sanh.
VIII
Kiếp tái sanh may có gặp không,
Kiếp này đành thẹn với non sông.
Chiêm bao lẩn thẩn theo chơn bướm,
Tin tức bơ vơ lạc cánh hồng.
Tính tới tính lui thân cá chậu,
Lo quanh lo quẩn phận chim lồng.
Đă không chung hưởng thôi th́ chớ,
Sao lỡ xa nhau chồng hỡi chồng !
IX
Hỡi chồng ! Có thấu nỗi nầy chăng ?
Sóng gió khi không dậy đất bằng.
Non nước chia hai trời lồng lộng,
Cha con riêng một biển giăng giăng.
Mối sầu kia gỡ khoanh chưa hết,
Giọt thảm này tuôn bửng khó ngăn.
Ngán bấy cuộc đời khôn gượng gạo ,
Canh chầy c̣n ở dưới cung trăng.
X
Ở dưới cung trăng luống nỉ non,
Đắng cay như ngậm trái bồ ḥn.
Khói mây giọng quốc nghe hơi mỏn,
Sương tuyết ḿnh ve nhắm đă ṃn.
Lằn mơ làng xa canh lốc cốc,
Tiếng chua chùa cũ dộng bon bon.
Nỗi riêng ai biết ta thương nhớ,
Chồng hỡi chồng ơi ! Con hỡi con !
Tháng 3, 1919
( Bài Khuê Phụ Thán nói lên nỗi niềm của bà Nguyễn Thị
Phi khi vua Thành Thái bị Pháp đưa đi lưu đày sang đảo Réunion sau việc chống
đối chế độ cai trị của Pháp bị thất bại.
---
Nỗi ḷng Thượng Tân Thị
Bảo Thái
Cố đô Huế ngày một trầm xuống, với những nếp rêu phong như mang trên ḿnh nó kư
ức nặng chĩu của một dĩ văng đau buồn vời vợi. Mỗi một đường nét, mỗi một vẻ
của kinh thành đều muốn nói lên nỗi ḷng hoài vọng, thương tiếc, xót xa của một
thời vang bóng. Cỏ cây, sông núi h́nh như cũng chung một niềm đau trước sự suy
tàn của một triều đại.
Trên hết những nỗi đau thống thiết, người ta đọc thấy nỗi ḷng của một bà mẹ với
những giọt nước mắt âm thầm qua bài thơ của Thượng Tân Thị:
“Con ôi, ruột mẹ ngấu như tương
Bảy nổi ba ch́m xiết thảm thương.
Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương
Quê người đành gởi thân trăm tuổi,
Đất tổ mong v́ nợ bốn phương.
Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp
Để cho vẹn nỗi mối can thường.”
(năm 1919)
Đây là bài thứ 4 trong 10 bài Khuê Phụ Thán của Thượng
Tân Thị.
Nếu đúng với tâm t́nh kư thác trong bài thơ nầy, tác
giả Thượng Tân Thị chính là bà hoàng phi Nguyễn thị Định, thân mẫu của vua Duy
Tân đă khóc thân nhân ḿnh trong hoàn cảnh cùng chồng và con đi đày ở đảo
Réunion, thuộc địa Pháp ở Phi Châu. Điều nầy viết theo nhận định của một số bà
con trong hoàng tộc. Tuy nhiên, có nhiều người cho Thượng Tân Thị chỉ là bút
hiệu của một thi sĩ nào đó muốn thác tâm t́nh của bà hoàng phi mà thôi. Sự thật
như thế nào, xin nhường lại cho các bậc trưởng thượng hiểu rơ vấn đề hơn. Người
viết chỉ tŕnh bày nỗi ḷng của một bà mẹ kư thác trong thơ Thượng Tân Thị mà
thôi.
T́m đọc giả phả gịng họ Nguyễn Phước, nhất là về các
vua Thành Thái, Duy Tân thuộc hệ 4/ Chánh Biên, người viết rất tiếc không được
đọc bản gốc của hệ 4 Chánh Biên mà chỉ căn cứ trên cuốn “Nguyễn Phước Tộc Thế
Phả” xuất bản vào năm 1995 gần đây mà thôi.
Trong cuốn Gia Phổ nầy hệ 4 Chánh Biên có thật nhiều
khoảng trống. Có thể v́ người có trách nhiệm ghi chép phổ tộc trước đây đă ghi
chép không đầy đủ, không rơ ràng, nên những người thuộc lớp sau không truy lục
lại được. Chẳng hạn về bà hoàng phi phối ngẫu của vua Thành Thái, thân mẫu của
vua Duy Tân, phổ tộc chỉ ghi là bà Nguyễn (Tài) thị Định, không có năm sinh, năm
mất, năm phong tước...Riêng vua Duy Tân sinh ngày 26 tháng 8 năm Canh Tư
(19-9-1900). Ngoài ra, điều ai cũng biết, vua Thành Thái có nhiều phu nhân,
nhưng không có bà nào được ghi trong cuốn gia phổ nầy để xác định ai là thân mẫu
của 19 hoàng nam và 26 hoàng nữ, con của ngài.
Bối cảnh lịch sử
Sau khi vua Đồng Khánh mất vào ngày 27-12 năm Mậu Tư (28-1-1889), triều đ́nh Huế
và hoàng tộc đă gặp trở ngại trong việc chọn người kế vị.
Con của ngài Đồng Khánh có:
-Bửu Nguy (chết sớm)
-Bửu Nga (chết sớm)
(mẹ là bà Phụ Thiên Thuần Hoàng Hậu).
-Bửu Đảo (hay Tuấn) tức là vua Khải Định về sau nầy.
-Bửu Khoát (mẹ là bà Hựu Thiên thuần Hoàng Hậu).
Bửu Đảo (sinh năm 1885) lúc nầy chỉ vừa 4 tuổi, tuổi
quá nhỏ không thể nối ngôi được cho nên triều đ́nh và lưỡng cung (Từ Dũ Thái
Hoàng Thái Hậu và Lệ Thiên Anh hoàng hậu) quyết định chọn Bửu Lân:
Bửu Lân (sinh năm 1879) con của vua Dục Đức lúc nầy
được 10 tuổi kế vị ngôi vua. Lúc nêu lư do ngài Bửu Đảo không được chọn để nối
ngôi, về sau nầy có nhà văn đă viết: “Tại sao Khải Định không được nối ngôi Đồng
Khánh năm 1888? . . .Hội Đồng Hoàng tộc xét thấy ông không hội đủ một số điều
kiện cần thiết, trong đó có vần đề không có con nối ḍng cũng đă được đề cập đến.”
Viết như vậy là thêu dệt thêm. Ai lại đặt vấn đế không có con nối ḍng lúc
người ấy c̣n là vị thành niên 4 tuổi?
Vua Thành Thái được chọn nối ngôi, đến bái yết quan tài
của vua Đồng Khánh (gọi là tử cung) sau đó, sang nội các chọn ngày tấn tôn.
Người ta cho rằng vua Thành Thái có “chân mạng đế vương” v́ ngài đă bói được hai
câu trong sách Luận Ngữ:
-câu đầu trong thiên “Công Dă Tràng”: Tử vị Công Dă
Tràng: “Khá thế dă. Tuy tại luy tiết chi trung, phi kỳ tội dă dĩ tử
thế chi.”
Dịch nghĩa: Khổng Tử nói về Công Dă Tràng rằng:
“Có thể gả con gái cho tṛ ấy. Dù tṛ ấy ở trong cảnh lao tù nhưng không
phải là người có tội.” Rồi đem gả con gái cho Công Dă Tràng.
-câu hai trong Thiên Ung Dă là:
Tử viết: “Ung dă, khả sử Nam điện.”
Dịch nghĩa: Khổng Tử nói rằng: “Tṛ Ung có thể
ngồi ngoảnh mặt về hướng Nam (tức là vị trí của vua ngồi để trị nước)".
Hai câu trên đều ứng với hoàn cảnh của ngài lúc đó.
Tuy nhiên, cũng có nhiều dư luận cho việc chọn ngài nối
ngôi không phảI do ư kiến của lưỡng cung và của triều đ́nh mà do có người “tay
trong” làm việc tại Ṭa Khâm, đó là ông Diệp Văn Cương vốn là chồng của công
chúa Công Nữ Thiện Niệm. Công chúa Thiện Niệm con của ThoạI Thái Vương, vua
Thành Thái gọi bằng cô ruột.
Nguyên do vua Đồng Khánh mất, Cơ mậy viện không dám
chọn vua mới nên phảI sang Ṭa Khâm để hỏi ư kiến của vị Khâm Sứ. Ông Diệp Văn
Cương làm việc tại đây lănh trách nhiệm thông dịch. Chú thích của Nguyễn Phước
Tộc Thế Phả (trang 39 ghi như sau:
Cơ mật viện hỏi: “Hiện nay vua Đồng Khánh đă thăng
hà, theo ư cùa quí Khâm Sứ th́ nên chọn ai kế vị?”
Ông Diệp Văn Cương dịch câu trên thành: “Nay vua
Đồng Khánh đă thăng hà, lưỡng tôn cung và Cơ mật viện đồng ư chọn hoàng tử Bửu
Lân lên nối ngôi, không biết ư kiến của quí Khâm Sứ như thế nào?”
Nghe vậy quan Khâm Sứ đáp: “Nếu lưỡng cung và Cơ
mật viện đă đồng ư chọn hoàng tử Bửu Lân th́ tôi xin tán thành.”
Câu này ông Diệp Văn Cương lại dịch là: “Theo ư tôi
th́ các quan Cơ mật nên chọn hoàng tử Bửu Lân là hơn cả.”
Chú thích ghi tiếp:
“Sự lên ngôi của vua Thành Thái nhờ công của ông Diệp
Văn Cương rất lớn, ông là chồng của bà Công Nữ Thiện Niệm, con của Thụy Thái
Vương, là cô ruột của vua Thành Thái.”
Trong mục: “Chuyẹn Huế Ḿnh”, lúc viết về vua Thành
Thái lên ngôi, học giả Thái Văn Kiểm đă trích lại đầy đủ đoạn nầy, để in trong
tập Việt Nam Anh Hoa do Làng Văn xuất bản năm 1996 (trang 353).
Ngày mồng 2 tháng 1 năm Kỷ Sửu (1-2-1889) ngài lên ngôi
ở điện Thái Ḥa, lấy niên hiệu là Thành Thái. Ngài lên ngôi trong hoàn cảnh đất
nước bị đặt duới quyền đô hộ của thực dân Pháp, nên quyền hành của triều đ́nh
ngày một thu hẹp dần. Có tinh thẩn yêu nước, ngài càng bày tỏ sự chống đối thực
dân Pháp. Để tránh sự chú tâm theo dơi của Pháp, nhiều lúc ngài đă giả điên.
Năm Đinh Mùi (1907) dưới áp lực của thực dân Pháp,
triều đ́nh Huế buộc ngài thoái vị với lư do “đau bệnh tâm thần”. Pháp đưa ngài
đi an trú ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu).
Sau đó năm Bính Th́n (1916) họ đưa ngài đi an trí tại
đảo Réunion, thuộc địa của Pháp ở Phi Châu.
Người kế vị ngài là vua Duy Tân. Nhưng, vua Duy Tân sau
đó cũng bị bắt đi đày cùng với vua cha:
-xuống tàu Avardiana ngày 3-11-1916,
-đến bến ngày 20-11-1916.
Cùng đi trong chuyến nầy có bà hoàng mẫu Nguyễn Thị
Định (tức là thân mẫu của ngài), bà Mai Thị Vàng, cùng hoàng nữ Lương Nhân, con
gái thứ 16 của vua Thành Thái.
Sống ở đảo Réunion được 2 năm. Về sau, không chịu đựng
được khí hậu khắc nghiệt ở Phi Châu, nên các bà đều xin hồi hương về Huế.
Bà Nguyễn Thị Định tá túc tại An Lăng, An Cựu và sau đó
mất không rơ ngày tháng năm.
Bà Mai Thị Vàng mất vào ngày 25 tháng 1 năm Canh Thân (tức
11-3-1980) tại Kim Long, Hương Trà, Thừa Thiên.
Bài thơ ghi trên là bài thứ 4 trong 10 bài Khuê Phụ
Thán, viết năm 1919. Có lẽ đúng là thời gian ít lâu sau khi bà từ giă vua Thành
Thái và Duy Tân để trở về cố đô. Bài thơ thác nỗi ḷng của bà mẹ phải xa con,
xa chồng:
Con ôi, ruột mẹ ngấu như tương,
Bảy nổi ba ch́m xiết thảm thương.
Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự
Đầy vơi giọt lệ nước sônh Hương.
Nh́n lại, không riêng ǵ với tác giả Thượng Tân Thị mà bất cứ người mẹ Việt Nam
nào cũng yêu con với tấm ḷng bao la như biển cả. Từ lúc con c̣n tấm bé, các bà
mẹ cho con từng miếng ăn, tấm áo, giấc ngủ; lúc con khan lớn, các bà mẹ lại lo
giáo dục để cho con nên người xứng đáng. Các bà mẹ hy sinh cho hạnh phúc con
cái hơn hạnh phúc của chính ḿnh.
Điểm nổi bật trong bài thơ của Thượng Tân Thị chính là
nỗi ḷng của người mẹ đă trải qua những giờ phút vinh quang và tủi nhục, đă pha
trộn sung sướng và nước mắt trong giấc mộng ảo ảnh phù du ở đời. . .Ôi, cuộc đời
đầy ảo ảnh phù du! Vinh quang đấy rồi tủi nhục đấy. Sung sướng, hạnh phúc đấy
rồi đau khổ tràn đầy pha trộn những nước mắt đấy. O bà Thượng Tân Thị, bước lên
địa vị của một bà hoàng quí phi và được làm mẹ của một v́ vua, không phải là tột
đỉnh của danh giá hay sao? Nhưng, thời gian được mấy chốc? Chỉ ngay sau đó,
giấc mộng vinh quang trần thế đă tan biến đi để chỉ c̣n lại những giọt nước mắt
của người vợ khóc chồng, của người mẹ khóc con trong thân phận của những kẻ đi
đày.
Đọc những bài ngự thi của vua Thành Thái: Dạ nguyệt
phiếm châu Ngự Hà (viết năm 1900) và Thăng Long Thành (viết năm 1902) chúng ta
mới thấy tấm ḷng của vua đối với quê hương đất nước. Điều chắc chắn là ngài
không điên mặc dầu bị buộc thoái vị v́ mang bệnh tâm thần, để rồi sau đó bị đưa
đi đày suốt 32 năm. Đó chính là một điều oan trái.
Dạ nguyệt phiếm châu Ngự Hà
Ngọc kích cao huyền dạ sắc thanh
Ngự Hà nhất vọng thủy trừng minh.
Khinh đao quế phảng thừa ba phiếm,
Sậu vũ lan nhiêu trục lăng hành;
Ngạn thượng kỳ hoa hương phức úc,
Lưu trung thố ảnh chiểu tinh oanh.
Xuân tiêu tín thị thiên kim giá,
Dương vũ hàm nghi thảo mộc vinh.
(Canh Tư 1900)
Thăng Long Thành
Kỷ độ tang thương kỷ độ kinh
Nhất phiên hồi thủ nhất phiên t́nh
Ngưu hồ dĩ biến tam triều cuộc
Hổ động không dư bách chiến thành
Nùng lĩnh phù vân kim cổ sắc
Nhị hà lưu thủy khốc ca thanh
Cầm hồ đoạt sáo nhân hà tại?
Thùy vị giang san tẩy bất b́nh?
(Nhâm Dần 1902)
Đọc Thượng Tân Thị để thấu hiểu tấm ḷng của một bà mẹ
Việt Nam có chồng và có con ở trên ngôi hoàng đế nhưng lại chính là những kẻ
đang phải đi đày ở xứ người. Không có ǵ thống thiết hơn nổi ḷng của một người
chỉ muốn kết thúc cuộc đời tṛn một kiếp!
“Con ôi, ruột mẹ ngấu như tương,
Bảy nổi ba ch́m xiết thảm thương.
Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự
Đầy vơi giọt lệ nước sônh Hương
Quê người đành gởi thân trăm tuổi
Đất tổ mong v́ nợ bốn phương.
Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp
Để cho vẹn nỗi mối can thường.”
Bảo Thái
|