Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Mạc Cảnh Huống Một Khai Quốc Công Thần Nhà Nguyễn

Nguyễn Phước Tương

Mạc Cảnh Huống húy Lịch (1542-1677) là con út của Thái tông Mạc Đăng Doanh và thứ phi Đậu Thị Giang, là em trai của Hiển Tông Mạc Phúc Hải,Minh Vương Mạc Phúc Tư, Khiêm Vương Mạc Kính Điển và Ứng vương Mạc Đôn Nhượng… (1).

Quê gốc của họ Mạc ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kim Môn, trấn Hải Dương Đàng Ngoài, nay thuộc xă Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Pḥng.

Theo gia phả c̣n lại của họ Ngô (tức họ Mạc đổi thành họ Ngô) ở làng Cổ Trai, th́ vào thế kỷ XVI đă có một bộ phận họ Mạc di tản vào Đàng Trong và lập một làng mới cũng lấy tên là Cổ Trai ở vùng Cửa Tùng, tổng Minh lương, huyện Minh Linh (nay thuộc huyện Hiền lương, tỉnh Quảng Trị). Tại làng mới này người ta đă xây dựng một nhà thờ tộc gọi là Tôn Miếu. Dân làng Cổ Trai mới gọi làng quê ở Đàng ngoài là làng Cổ Trai lớn (2).

Năm 1564, Mạc Cảnh Huống thành lập gia đ́nh với bà Nguyễn Thị Ngọc Dương, là em gái của phu nhân Đoan quốc công Nguyễn Hoàng(3). Và như vậy, Mạc Cảnh Huống và Nguyễn Hoàng là anh em ‘cọc chèo” với nhau.

Năm 1568, dưới thời vua Mạc Mậu hợp (1562-1592) Mạc Cảnh Huống quyết định đưa gia đ́nh vào Đàng Trong với ư đồ giúp cho Nguyễn Hoàng sau này, mặc dù lúc đó Nguyễn Hoàng c̣n đang phục vụ ở Đàng Ngoài theo yêu cầu của chúa Trịnh Tùng (1570-1620). Do đó mà sau khi Nguyễn Hoàng trở vào Thuận Hóa lần thứ hai vào năm 1600 và trở thành chúa Tiên th́ Mạc Cảnh Huống cùng với Nguyễn Ư Kỷ và Tống Phước trị là bộ ba phụ tá đắc lực cho chúa Nguyễn.

Mạc Cảnh Huống có người anh ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển (?-1580), là một tướng văn vơ song toàn, giữ chức Tổng soái Trung doanh, có uy tín lớn đối với quân đội nhà Mạc và đă qua đời vào thá g 10 năm Quang Hưng thứ 3 (1580) (4). Sau khi ông qua đời, người con gái của ông là quận chúa Mạc Thị Giai rời bỏ quê ương Đàng Ngoài vào Đàng Trong lúc 15 tuổi, vào năm 1593 để t́m người chú ruột là Mạc Cảnh Huống (5). Có lẽ quận chúa Mạc Thị Giai đă đưa người em gái của ḿnh là quận chúa Mạc Thị Lâu cùng vào Đàng Trong vào dịp này.

Ông Mạc Cảnh Huống và bà Nguyễn Thị Ngọc Dương vốn là những gười rất sùng đạo Phật nên đă giúp bà con làng Cổ Trai ở Minh Linh (Quảng Trị) xây dựng chùa thờ Phật gọi là Lam Sơn Phật tự.

Phu nhân Mạc Cảnh Huống vừa là thím ruột của quận chúa Mạc Thị Giai và quận chúa Mạc Thị Lâu, đồng thời cũng là d́ của thế tử Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ 6 của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà đă có vai tṛ quan trọng trong việc tiến quận chúa Mạc Thị Giai vào hầu nơi tiềm để của thế tử Nguyễn Phúc Nguyên để dẫn tới hôn nhân của hai người cháu và về sau quận chúa Mạc Thị Giai trở thành hậu của chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên.

Gia phổ tộc Nguyễn và tộc Mạc trong mối quan hệ hôn nhân giữa hai ḍng họ trong thế kỷ XVI-XVII.

Quận chúa Mạc thị lâu ban đầu cùng chị sống ẩn cư chùa Phật Lam Sơn và về sau lấy Quốc sư Vơ Quới Công, làm việc tại phủ Chúa, là thầy dạy các thái tử của chúa Nguyễn.

Để đáp lại mối thâm t́nh về việc Mạc Cảnh Huống gả cháu gái cho ḿnh, chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên về sau gả con gái trưởng của ḿnh là công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Liên cho con trai trưởng của Mạc Cảnh Huống là Mạc Cảnh Vinh (6).

Sau khi Mạc cảnh Vinh trở thành pḥ mă, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đă cho phép ông và các bà Mạc Thị Giai và Mạc Thị Lâu được mang quốc tính- họ Nguyễn. V́ vậy trong gia phả tộc Nguyễn Phúc được ghi là Nguyễn Phúc Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Giai và Nguyễn Thị Ngọc Lâu (7).

Nhân dân làng Cổ Trai, Quảng Trị đă xem ông Mạc Cảnh Huống cùng hoàng hậu Mạc Thị Giai và công chúa Nguyễn Thị Ngọc Liên là những ân nhân của làng, đă có công lao to lớn trong việc xây dựng Tôn Miếu và Lam Sơn Phật tự ở đây.

Mạc Cảnh Huỗng cũng như anh ruột ḿnh là Khiêm vương Mạc Kính Điển, có tài năng trong lĩnh vực quân sự. Ông đă hoạch định chiến lược quân sự của chúa Nguyễn, cùng với Nguyễn Ư Kỷ và Tống Phước Trị, góp phần to lớn trong việc củng cố nền thống trị của nhà Nguyễn trong buổi ban đầu vào đầu thế kỷ XVII. Vượt lên trên hai huân thân nói trên, Mạc Cảnh Huống là người phục vụ lâu dài nhất dưới thời các chúa Nguyễn, kể từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng qua chúa săi Nguyễn Phúc Nguyên cho đến chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan trong suốt 38 năm liên tục từ 1600 đến 1638.

Ông là vị chỉ huy tối cao của quân đội Đàng Trong, người vạch ra chiến lược quân sự để chống quân Trịnh ở phía Bắc và b́nh định quân Chiêm ở phương Nam. Dưới thời Nguyễn Hoàng, ông đă đóng góp nhiều công lao trong công cuộc Nam tiến, đánh chiếm Đồng Xuân và Tuy Ḥa của Chămpa vào năm 1611, mở rộng bờ cơi Đại Việt về phía Nam. Để ghi nhận công lao của ông, năm 1617, chúa Tiên Nguyễn Hoàng tấn phong ông chức Nguyên huân Sư Thống thủ Thống Thái phó (8).

Dưới thời chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên, ông đă có vai tṛ quan trọng trong đường lối ḥa b́nh để b́nh định bộ tộc Man ở Ai Lao thường hay cướp bóc, quấy rối ở biên giới phía Tây năm Tân Dậu (1621). Tiếp đó, ông cũng góp phần vào chiến thắng quân Trịnh do các danh tướng Nguyễn Khải và Nguyễn Danh Thế chỉ huy 5000 quân theo lệnh của chúa Trịnh Tráng đánh vào Đàng Trong lần thứ nhất vào năm 1627 và ngăn chặn được sự tấn công lần thứ hai của quân Trịnh vào năm 1633.

Trong quá tŕnh xây dựng lực lượng vũ trang và chỉ huy quân đội Đàng Trong trong nhiều năm cũng như từ những bài học của thực tiễn chiến tranh, Thống Thái phó Mạc Cảnh Huống đă giành thời gian và trí tuệ để biên soạn cuốn sách về phép dùng binh, gọi là Binh thư trận đồ. Nhưng tiếc thay, cuốn binh thư này đă bị thất lạc (9).

Thực tế lịch sử đă cho hay, dưới thời tời các chúa Nguyễn, quân đội Đàng Trong có đủ sức mạnh để tự vệ và đảm bảo an ninh lănh thổ. Sách Những cuộc du hành và những cuộc tranh luận của Fiar Dimingo Navarette 1618-1686, đă viết về sự tinh nhuệ của quân đội Đàng Trong rằng: “Tôi nghe nhiều lần người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nói rằng quân đội chúa Nguyễn là những xạ thủ giỏi…Đây là lư do tại sao họ luôn giành ưu thế trong các cuộc đối đầu liên tiếp với chúa Trịnh”.

Giáo sĩ Cristoforo Borri, từng sống ở Đàng Trong trong những năm 1618-1622, đă hết lời ca ngợi tính ưu việt của quân đội Đàng Trong dưới thời chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên: “Như vậy, ở khắp nơi, trên đất liên cũng như trên biển, vang dọi tên tuổi quang vinh, làm vẻ vang cho phẩm giá của quân đội Đàng Trong” (10).

Giáo sĩ Metello Saccano cũng đă đề cao sự hùng mạnh của quân đội Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn: “Với lực lượng quân sự cực kỳ nhanh nhẹ và đông đảo, chúa Đàng Trong đă giữ vững được kỷ cương trong sự thịnh vượng, an ninh và được thần dân kính phục” (11).

Sự hùng mạnh đó của quân đội Đàng Trong hiển nhiên có sự đóng góp hết sức quan trọng của huân thần Thống Thái phó Mạc Cảnh Huống với tư cách là tổng chỉ huy lực lượng vũ trang Đàng Trong.

Nhà Nguyễn cũng đă đánh giá cao sự đóng góp của Mạc Cảnh Huống trong việc xây dựng vương triều nhà Nguyễn trong buổi sơ khai rằng: “Khi Thái tổ Hoàng đế vào Nam trấn Thuận Hóa, Tống Phước Trị sớm dâng bản đồ sổ sách trong xứ, lại cùng Uy Quốc công Nguyễn Ư Kỷ, Thống binh Mạc Cảnh Huống đồng tâm tận lực phụ tá vương thất, thật có công trạng trong thời quốc sơ vậy. Cảnh Huống dần dần làm quan tới chức Thống inh, góp mưu nơi màn trướng công lao phụ tá buổi quốc sơ ngang với Nguyễn Ư Kỷ, Tống Phước Trị” (12).

Ông giúp chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) cho đến năm Mậu dần 1638 ông mới xin từ quan, nghỉ việc công ở tuổi 96 để tu hành. Ông chọn làng Trà Kiệu, huyện Diên Phước, dinh Quảng Nam (nay là xóm Hoàng Châu, xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) để định cư và trở thành thủy tổ của tộc Mạc ở đây (13).

Đến năm Đinh Mùi (1667) ở tuổi thọ 125, ông trùng tu ngôi chùa thờ Phật trên đồi Bảo châu có tên gọi là chùa Bảo Sơn Phúc hay Bảo Châu Sơn tự mà ông trở thành trụ tŕ của ngôi chùa này với pháp danh Thuyền Cảnh Chân Tu.

Trước đây vào thế kỷ XVI-XVII, dưới chân đồi Bảo châu có một nhánh cửa sông Thu Bồn chảy qua. Nhánh sông này chảy dưới chân G̣ Hùng và G̣ Hàm Rồng thuộc làng Chiêm Sơn, nơi đặt các lăng mộ của hai Hoàngg hậu Đoàn Thị Ngọc và Mạc Thị Giai (nay thuộc xă Duy Trinh, huyện Duy Xuyên). Dưới chân đồi Bảo Châu và Bảo Châu Sơn tự (nay thuộc xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên) có một bến đ̣ rất tấp nập. Về sau ḍng sông này đă bị bồi lấp (14).

Về sau, bà Mạc Thị Lâu cùng chồng là Quốc sư Vơ Quới Công cũng đến nương nhờ cửa Phật tại Bảo Châu Sơn tự và viên tịch tại đây (15).

Thuyền Cảnh Chân Tu Mạc Cảnh Huống trụ tŕ ở Bảo Châu Sơn tự đến mười năm và được nhân dân trong vùng và dinh Quảng Nam tôn vinh như vị Phật sống. Nà sư mất vào tuổi 135, tại Bảo Châu Sơn tự ngày mồng 1 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1677) (16).

Phần mộ của ông được táng tại vườn chùa Bảo Châu Sơn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đă lệnh cho dinh Quảng Nam xây dựng đền “Trung Trinh Liệt” tại làng Trà Kiệu Tây để thờ Thủy tổ Mạc Cảnh Huống và cấp 2,2 mẫu công điền gọi là Rộc Đ́nh để Ngũ Xă chăm lo việc thờ phụng ông hàng năm cùng các vị văn thần vơ bá.

Cũng vào thời kỳ này, 12 tộc khác của Ngũ Xă Trà Kiệu là Trà Kiệu Trung, Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu tây, Trà Kiệu Nam và Trà Kiệu Thượng cũng xây dựng nhà thờ Tiền Hiền Ngũ xă. Ngôi đ́nh và nhà thờ đều được xât dựng trên xóm Hoàng châu ở Trà Kiệu Tây (nay thuộc xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên).

Cần nêu lên rằng trong vườn chùa Bảo Châu, ngoài mộ Mạc Cảnh Huống, c̣n có mộ của bà Nguyễn Thị Ngọc Dương, mộ của Văi Đô Mạc Thị Lâu và mộ của Thuyền Trư Vơ Qưới Công.

Tộc Mạc Tà Kiệu đổi theo quốc tính Nguyễn Phước được 5 đời. Đến thời kỳ quân Tây Sơn nổi lên, tộc Mạc ở Trà Kiệu phải đổi thành họ Nguyễn Trường và giữa họ này từ đó cho đến nay.

Sau khi Mạc Cảnh Huống qua đời, dân làng Cổ Tai ở Quảng Trị đă coi ông như vị ân nhân của làng, vị thần bảo hộ làng. Mỗi lần giỗ kỵ tưởng niệm ông, vị tộc trưởng làng Cổ Trai đă khấn: “Ngài trở lại hoàn toàn sự hoàn thiện bản lai nư cũ bằng những cố gắng. Ngài đă thực hiện các tuân thủ và nhịn ăn một cách chu đáo, Ngài thực hiện việc tích đức với tất cả sức lực của ḿnh trong một ngôi nà hưu trí thờ Phật, luôn luôn Ngài cầu khẩn v́ mục đích tỏ ḷng biết ơn đối với ân tứ và làm tṛn bổn phận đối với Đức Phật hoặc là để tự giải thoát cho ḿnh khỏi nỗi tam đồ. Một khi làm cho ḿnh tự biến đổi như vậy, Ngài đă tự nâng cao sự tinh thông hoàn toàn, sau khi Ngài tịch, người ta đă dâng tặng nhiều phẩm tước cao quư và chúa Nguyễn đă tôn kính Ngài như một vị Phật mà sự xuất hiện trên cơi đời này cũng giống như sự xuất hiện của các Đức Phật khác” (17).

Theo tài liệu lưu trữ của tộc Ngô (tức họ Mạc) ở làng Cổ Trai, Hải Dương (nay là huyện Kiến Thụy, Hải Pḥng), hàng năm bà con trong tộc đă tổ chức hiệp kỵ một cách trọng thể ba vị thần bảo vệ ḍng họ (tức Mạc Cảnh Huống, Mạc Thị Giai và Nguyễn Phúc Ngọc Liên) và các vị đại nhân của họ Mạc vào ngày rằm tháng 5 âm lịch hàng năm.

Khi vua Duy Tân lên ngôi (1907-1916) đă đánh giá lại công lao của các huân thần trong buổi sơ khai xây dựng vương triều nhà Nguyễn, đă ra Sắc phong ngày 24 thánh 12 năm Duy Tân thứ Nất (1907), truy tặng Mạc Cảnh Huống (tức Nguyễn Trường Huống) là Khai quốc công thần.

Nguyên văn Sắc phong như sau:

Phiên âm:

Thừa Thiên hưng vận

Hoàng đế chế viết: Trẫm duy quân tử, khuông thời chi lược, vĩnh thế hữu từ, hy triều chương văng chi ân. Vô công bất báo, quyện duy hiền tá, hạp bí ân luận.

Tiền triều Thống binh Thái phó, truy phong nguyên huân Nguyễn Trường Huống, thôn Đẩu hùng tâm, đề qua tráng chí, phụ Vệ, Anh chi lược, hoài Quản, Cát chi tài. Hội tế long vân, ngộ Thánh minh nhi ủy, duyên hài ngư thủy, tham duy ốc dĩ vận trù, cơ tằng vũ tiễn yêu gian, quang hà điển binh chi mệnh. Độc thị vân đài đồ họa.

Do hư Thượng tướng chi đàn, ngôn niệm Nguyên huân nghi trù dị ốc. Tư đặc truy tặng Khai quốc công thần Đặc tiến Tráng vơ tướng quân Đô thống phủ Đô thống Chưởng phủ sự. Thụy Tung Trinh Liệt, tư vu Trung Nghĩa từ Tích chi cáo mệnh.

Ư hi! Vinh du hoa cổn, thức chương nhất tưu chi bao, sắc khởi truyền đài, thượng bội tam sinh chi cảm, hữu tri linh sảng, thức khắc chỉ thừa.

Khâm tại!

Duy Tân Nguyên niên

Thập nhị nguyệt, Nhị thập tứ nhật.

Tạm dịch:

Noi theo,

Vận trời hưng thịnh.

Hoàng đế chế rằng: Trẫm nghĩ các bậc quân tử, mưu lược cứu thời, danh thơm muôn thuở. Ân nghĩa ấy đời đời rạng rỡ. Kẻ không có công ắt không được báo đáp, người hiền tài pḥ tá phải luôn được nhớ ơn.

Triều trước Thống binh Thái phó được truy phong Nguyên huân Nguyễn Trường Huống, chí lớn nuốt trôi sao Đẩu, dũng khí cầm ngang ngọn dáo, coi khinh mưu lược Vệ Khanh, Anh Bố, hoài nhớ tài cao Quản Trọng, Khổng Minh (18). May gặp được bậc Thánh minh mà ủy thác, khác nào rồng mây, cá nước gặp nhau. Trong màn trướng vận trù mưu lược, đă bao phen gian nguy tên đạn, công nghiệp vẻ vang nắm giữ binh quyền, đáng được ghi tên vẽ tượng ở trên Vân Đài.

Bởi do đàn thờ Thượng tướng bị hỏng hư, tưởng nên phải có nơi thờ Nguyên huân riêng biệt. Nay, đặc cách truy tặng Khai quốc công thần Đặc tiến tráng vơ tướng quân Đô thống phủ, Đô thống chưởng sự. Thụy là Trung Trinh Liệt, thờ tại đền Trung Nghĩa. Cho đem ban bố.

Hỡi ôi! Một lời khen hay đúng mực, đẹp đẽ hơn cả áo Cổn hoa. Nhắc cho ở dưới suối vàng hăy cảm nhận lấy vật phẩm lễ nghi. Hễ biết linh thiêng, lập tức vâng lời.

Kính thay!

Ngày 24 tháng 12

Duy Tân năm đầu (1907).

Đến năm 1927, dưới thời Bảo Đại (1925-1945), Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École francaise d’ Extrênme Orient) lập dự án nghiên cứu khu di tích Champa ở Trà Kiệu (Kinh thành Sư tử Simhapura), mà đồi Bảo Châu nằm trong diện khai quật. Giám đốc Trường này đă gửi đơn lên Triều đ́nh Huế ngày 2-7-1927 xin phép thực hiện dự án và Triều đ́nh Huế đă ra văn bản chấp thuận ngày 11-9 năm đó (19).

V́ vậy, chính quyền huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đă kết hợp với tộc Nguyễn Trường ở Trà Kiệu tổ chức nghi lễ dời mộ cuả danh thần Nguyễn Trường Huống cùng những người thân đă táng trước đây trong vườn chùa Bảo Châu Sơn trên đồi Bảo Châu.

Nghi lễ cải táng được tiến hành theo đúng thủ tục dưới sự chứng kiến của Tri huyện Duy Xuyên Trần Văn Lỵ và một hậu duệ của danh thần là Nguyễn Trường Biên, được triều đ́nh chỉ định, có lính tráng bảo vệ.

Thân tộc Nguyễn Trường đă bốc di cốt vào chiều ngày 16-9-1927 và đến 8 giờ sáng ngày hôm sau 17-9-1927, lễ cải táng được tiến hành trọng thể tại chân núi Non Trược (núi Trà Kiệu), cách đồi Bảo Châu chừng 200m. Các ngôi mộ được xây bằng xi măng h́nh chữ nhật.

Nghi lễ cải táng các ngôi mộ nói trên có J.Y.Claeys tham dự. Ông mô tả tỉ mỉ sự việc này trong bài Nghi lễ chuyển dời các ngôi mộ ở Trà Kiệu đăng trên Tạp chí của Trường Viễn Đông Bác cổ (BEFEO) năm 1927 (20).

Theo J.Y.Claeys, mộ của danh thần Nguyễn Trường Huống được gắn bia cũ có mái che nhỏ đơn giản. Nội dung chạm khắc trên bia như sau:

“Nước Đại Nam

Thành Thái thứ 18, này 12 tháng 4 (5-5-1906)

Thủy tổ tịch giữa các thần, chức Thống thủ, hàm Huống Đức hầu, tước Thái phó, tặng Nguyên Huân Quốc tính, pháp danh Thuyền Cảnh Chân Tu.

Tộc phụng lập

Hậu duệ Trường Biên dựng bia” (21).

Sau này nước nhà thống nhất 1975, các hậu duệ tộc Mạc-Nguyễn Trường đă trùng tu lại lăng mộ của danh thần Mạc Cảnh Huống tức Nguyễn Trường Huống. Xung quanh lăng có tường thành thấp cách điệu bao quanh, trên cổng lăng có biển trắng ghi hàng chữ Quốc ngữ màu đỏ thành hai ḍng “Lăng mộ Mạc Thống thủ”.

Ở trên 2 trụ cổng lăng khắc hai hàng câu đổi chữ Hán chạy dọc sơn màu váng trên nền đỏ:

Bắc địa hưng bang đa tuấn kiệt

Nam thiên khai quốc đại công thần.

Tạm dịch:

Đất Bắc dựng non nhiều anh kiệt,

Trời Nam mở cơi lắm công thần.

Phía trước mộ của danh thần là nà bia cao và trên mộ chí bằng đá cẩm thạch ghi các hàng chữ Hán:

“Thành Thái thứ 18, ngày 12 tháng 4 (5-5-1906)

Hiển thủy tổ Huống Đức hầu tặng Thái phó Nguyên huân Quốc tính

Pháp danh Thuyền Cảnh Chân Tu chi mộ

Bổn tộc đồng phụng lập”.

Trong khuôn viên của khu lăng, ngoài ngôi mộ của danh thần Mạc Cảnh Huống, c̣n có mộ của phu nhân Nguyễn Ngọc Dương, Sư bà Diệu Minh Mạc Thị Lâu, Quốc sư Vơ Qưới Công cùng mộ Phó tướng quốc Đốc đồng chí Thanh Lộc hầu Nguyễn Quư Công Mạc Cảnh Vinh và Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Liên (22).

Ngoài ngôi đ́nh thờ chung danh thần Mạc Cảnh Huông như đă nói, trước năm 1940, tộc Nguyễn Trường ở xă Trà Kiệu Tây đă dựng thêm một nhà thờ tộc riêng trên nền cũ của chùa Bảo Châu Sơn để thờ Mạc Cảnh Huống và các vị Tiên hiền, Thế thư của tộc Mạc. Nhà thờ tộc này đă bị phá hủy thời Tây Sơn.

Trong kháng chiến chống Pháp, đ́nh thờ Mạc Cảnh Huống ở Trà Kiệu bị hư hỏng phần tiền sảnh, c̣n nà thờ Ngũ Xă th́ bị hư hỏng trầm trọng. Đến năm 1955, tộc Mạc- Nguyễn Trường cúng 12 tộc Mạc khác của Ngũ Xă dựng lại nhà thờ Ngũ Xă mới, rộng 5 gian trên nền đ́nh thờ danh thần Mạc Cảnh Huống trước đây. Bài vị của Mạc Cảnh Huống được đặ ở gian giữa cùng với các bài vị của các vị Tiên hiền của Ngũ xă Trà Kiệu. Nhà thờ này đă bị phá hủy năm 1963, tộc Mạc- Nguyễn Trường đă xây dựng nhà thờ tộc mới, gọi là Mạc-Nguyễn từ đường trên nền chùa Bảo Châu Sơn tự cũ, cách nhà thờ Ngũ Xă chừng 200m. Bên trong nhà thờ treo nhiều bức hoành phi câu đối với nội dung phong phú.

Ngoài câu đối bằng chữ Hán ở phía trước lăng mộ của danh thần Mạc Cảnh Huống đă được nêu ở trên c̣n có các câu đối khác như:

“Tổ lai Bắc địa căn nguyên thủy

Hồi trứ Nam thiên vũ trụ tiên”

Tạm dịch:

“Gốc trước quê cha trên đất Bắc

Về xây tiên tổ chốn trời Nam”.

Ở bên Tả của chánh tẩm treo câu đối màu vàng trên nền đỏ:

“Quốc tước tập phong hoa cổn miện

Công thần pḥ chúa tráng dư đồ”

Tạm dịch:

“ Tước hiệu vua ban cùng mũ áo

Công thần pḥ chúa mở cơi bờ”.

Ở bên Hữu của tẩm treo câu đối:

“ Trà Sơn linh tú phụng quang cửu

Đông Phụ căn miêu tộc tánh trường”

Tạm dịch:

Núi Tà Kiệu linh kiệt măi quang vinh

G̣ Đông gốc rễ lưu danh họ

Ở gian giữa chính điện treo câu đối:

Quốc súng công thần khâm đế mạng

Sắc phong Thượng tướng hà triều ân

Tạm dịch:

Nước quư công thần vâng mệnh chúa

Sắc phong Thượng tướng chịu ơn vua

Nói chung, nội dung của các hoành phi và câu đối trong Mạc-Nguyễn từ đường nói lên nguồn gốc của họ Mạc, công đức của danh thần Mạc Cảnh huống cũng như ḷng biết ơn của tộc Mạc đối với ân sủng của nà Nguyễn.

Hiện nay tại nhà thờ này c̣n bảo quản sắc phong của vua Duy Tân truy phong cho Thống binh Mạc Cảnh Huống là Khai quốc công thần vào năm 1907 nư đă nói ở trên.

Tháng 2 năm 2000, các tộc Ngũ xă Trà Kiệu đă trùng tu Nhà thờ Ngũ Xă và tổ chức lễ kỷ niệm 530 ngày thành lập. Trong dịp này, các tộc Ngũ Xă đă đề nghị với tộc Mạc-Nguyễn Trường xin rước bài vị của danh tướng Mạc Cảnh Huống về thờ lại tại Nhà thờ Ngũ Xă như trước đây. Chiều ngày 26 tháng 2 năm Canh Th́nh, tức ngày 30-2-2000, lễ rước bài vị đă được tổ chức trọng thể. Hiện nay, bài vị của danh tướng Mạc Cảnh Huống được thờ tại gian giữa cùng 13 vị Tiên hiền khác của các tộc Ngũ Xă. Cũng vào dịp này Nhà thờ Ngũ Xă Trà Kiệu đă được xếp hạng và được công nhận là Di tích Lịch sử- Văn hóa của địa phương.

 

CHÚ THÍCH

(1) Viện Sử học: Nà Mạc và ḍng họ Mạc trong lịch sử. 1996 Cuốn sách này đă dẫn cuốn Lê Triều thông sử của Lê Quư Đôn th́ Mạc Đăng Doanh chỉ có 7 con trai (Phúc Hải, Kính Điển, Tư Trường, Lư Ḥa, Hiệp Cung, Phúc Tư và Đôn Nhượng), như vậy không có ai là Cảnh Huống và không cho biết có một thân vương nào theo Nguyễn Hoàng, tr 446- 447. Nhưng trong Đại Nam liệt truyện tiền biên lại đánh giá rằng Mạc Cảnh Huống là một trong ba khai quốc công thần của nhà Nguyễn. Theo gia phả của tộc Mạc làng Trà Kiệu, xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hiện nay th́ Mạc Cảnh Huống là con trai của Mạc Phúc Hải, em ruột của Mạc Kính Điển cà chú ruột của Hoàng hậu Mạc Thị Giai, hậu của chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên.

(2), (5), (17) Léopold Cadière: Au sujet de l’ épouse de Sai Vuong. B.AV.H 1922. No3, p.221-232.

(3), (7), (8), (9), (13), (15) Nguyễn Trường Mười: Gia phả tộc Mạc (tức Nguyễn Trường) xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.1996 (tài liệu nội bộ).

(4), (6) Léopold Cadière: Généalogie de la Princesse Giai, épouse de Sai Vuong. B.AV.H 1943. No4, p.379-406.

(10) Cristoforo Borri: Relation de la nouvelle mission dé Pères de la Compagnie de Jésus au royaume de la Cochichine, 1631.

(11)Georges Taboulet: La gét francaise en In do-chine, 1955.

(12) Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam liệt truyện tiền biên, 1821, tr 130-132.

(14) Ở nhiều địa điểm khác nhau mà trước đây nhánh sông đó đă chảy quan, như ở sân vận động G̣ Dổi, gần miếu Thành hoàng, cạnh nhà thờ Trà Kiệu hiện nay, người ta đă đào đươc di vật như dây neo, ván thuyền…

(16) Không đúng như đă ghi trong Đại Nam liệt truyện tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn là ông chết tại chức.

(18) Veejcos lẽ là Vệ Khanh người B́nh Dương làm Đại tướng thời Hán Vơ Đế, được phong tước Trương B́nh Hầu. Anh là Anh Bố người đời Chiến Quốc theo pḥ Sở Bá Vương Hạng Vơ được phong làm Cửu Giang Vương. Quản tức Quản Trọng, người thời Xuân Thu Chiến Quốc, pḥ tá Tề Hoàng Công làm nên nghiệp bá, được phong tới chức Thừa Tướng.

(19), (20), (21) J.Y.Claeys: Crémonie pour le déplace-ment de tombes à Tra Kieu, BEFEO. 1927, p. 479-451.

(22) Theo tộc Mạc-Nguyễn Trường ở xă Duy Sơn th́ có hai ngôi mộ của Pḥ mă Phó tướng Nguyễn Hữu Vinh và Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Liên là những ngôi mộ gió, không có hài cốt, chỉ có tính chất tượng trưng.

 

NGUYỄN PHƯỚC TƯƠNG


 
© Tác giả giữ bản quyền
Cập nhật theo nguyên bản của tác giả ngày 25.04.2012.
. Đăng Tải Lại Xin Vui Ḷng Ghi Rơ Nguồn Newvietart.com

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18