|
Minh đô và Thanh lang thành .
I / Minh đô.
Xin trích lại vài dòng trước đây đã viết :
Kinh Thư , thiên Nghiêu điển chép :
….Bèn sai ông Hy Hoà
Kính theo trời cao , làm lịch làm
tượng về mặt trời ,mặt trăng và các vì sao , cẩn thận
truyền cho dân về mùa . Vua sai ông Hy Trọng đến đóng ở
Ngung di, gọi là Dương cốc ,cẩn thận xem từ lúc mặt
trời mọc , định các việc làm về mùa xuân .Xem nhật
trung tinh Điểu để định tháng trọng xuân…..
….lại sai ông Hy Thúc đến đóng ở Nam Giao ( theo ông Tăng tinh Lạp
phải thêm vào 3 chữ :viết Minh đô ), định các việc làm
mùa hạ , kính cẩn ghi ngày Hạ chí , ngày dài , sao Hỏa
khi chập tối thấy ở đỉnhđầu , lấy đó để chính thức
định trọng hạ .
….sai ông Hoà Trọng đến đóng ở miền tây gọi là Muội
cốc , cẩn thận xem từ lúc mặt trời lặn định các việc
làm mùa thu ,. xem tiêu trung tinh Hư để định tháng trọng
thu .
….Lại sai ông Hoà Thúc đến đóng ở Sóc phương , gọi là U
đô , xét các việc thay đổi mùa đông xem nhật đoản tinh
Mão để chính thức định tháng trọng đông .
Ta thấy kinh Thư đã chỉ ra mốc giới ở 4 phương thời khởi
thủy của Trung hoa là :
- Miền Ngung di – Dương cốc-mùa xuân , xem lúc mặt trời
mọc tức buổi sáng ở phương Đông .
- Miền Nam giao –Minh đô – mùa Hạ .
- Miền tây là Muội cốc phía mặt trời lặn – mùa Thu .
- Miền Sóc phương –U đô – mùa Đông .
Dựa vào ý nghĩa mang trong tên gọi thì Minh đô và U
đô phải đảo ngược mới chuẩn xác , Nam giao nghĩa là
phía nam đất Giao chỉ có U đô và Minh đô ở Sóc phương
tức Xích phương ý chỉ hướng Xích đạo .
Về Phía đông của thời Khởi thủy Trung hoa người ta dễ
dàng nhận ra là vùng Quảng Đông Trung quốc hiện nay với
các dấu tích ngôn ngữ :
- Ngung di bảo lưu trong tên gọi thành Phiên Ngung là Quảng
châu ngày nay .
- Dương cốc còn dấu vết ở Dương thành cũng ở Quảng châu
ngày nay , Dương thành này chính là kinh đô thứ 3 của
nhà Hạ .
Ở miền Nam giao ông Tăng tinh Lạp thêm vào bản gốc thiếu
3 chữ ….’viết Minh đô ’ là hoàn toàn chính xác .
Tại đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ có câu đối :
Vế phải: “Thiên thư định phận, chính thống triệu Minh đô,
Bách Việt sơn hà tri hữu tổ”.
Vế trái: “Quang nhạc hiệp linh cố cung thành tụy miếu, tam
giang khâm đái thượng triều tôn”.
Minh đô - U đô nghĩa là đầu sáng -đầu tối , ‘đầu’ là cơ
quan chỉ huy mọi cơ phận của cơ thể sinh vật , vận dụng
vào khoa học Sử –địa ; đầu ↔ đô được dùng với nghĩa là
trung tâm , nơi chỉ huy – cai quản cả vùng đất . Minh
đô là thủ đô của phần đất ở hướng xích đạo–màu đỏ , U
đô là thủ đô phần đất ở hướng nam xưa màu đen (nay
bị…lộn ngược thành hướng bắc ).
Dương cốc là đất gốc cũng đồng nghĩa với Trung tâm đất
nước ở phương đông , tương tự Muội cốc làTrung tâm ở
phía tây .
Dương cốc nghĩa là Trung tâm miền Ngung di đã được xác
định là Dương thành Quảng châu ngày nay còn Minh đô chiếu
theo câu đối ở đền Hùng thì phải nằm trênđất Phú thọ
ngày nay.
Minh nghĩa là sáng một từ vô cùng cao trọng đối với
người Việt nam vì đế Minh theo truyền thuyết là quốc tổ
; là người khai sinh tổ quốc của muôn đời dòng giống
Việt , đế Minh có liên quan gì với Minh đô ?, sự liên quan
giữa Dương cốc đất Ngung di và Dương thành qúa rõ còn
xét ý nghĩa của tên gọi thì về mặt từ ngữ không
thấyđược sự liên quan giữa Minh đô và đất Phú thọ nơi
có đền Hùng .
Trong tác phẩm Việt Nam khai quốc (The birth of Vietnam) sử
gia Keith Taylor viết Mê linh chính là Đất mà vua Hùng đã
khai sinh nước Việt cổ : “Theo Việt Sử Lược, lịch sử Việt Nam
bắt đầu khi có một ”dị nhân”
ở Mê Linh dùng pháp thuật để liên kết tất cả những bộ lạc dưới quyền ḿnh,
rồi dị nhân xưng hiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang”
, thông tin này hoàn toàn phù hợp với chứng
tích khảo cổ học cho thấy rằng vào khoảng thế kỷ 7
trước Công Nguyên (TCN), những nền văn hoá khác nhau ở Bắc Việt được thống nhất lại dưới ảnh hưởng của văn hoá Đông Sơn bắt nguồn từ vùng Mê Linh.
Nghiên cứu Việt Điện U Linh Tập, Keith Taylor còn cho là :
Thủy Tinh không phải là một kẻ xâm lăng ngoại lai,
mà lại chính là bạn thân của Sơn Tinh và cả hai bên đều cùng sống ẩn tích tại Mê Linh ,
Sử thuyết họ Hùngđã trưng nhiều bằng cớ chứng minh
Sơn tinh chính là vua Vũ tổ nhà Hạ.
Sử Việt nam cũng chép Mê linh là thủ đô nước Việt cổ
của Trưng vương thời 3 năm độc lập ngắn ngủi .
Xét như thế đất Mê linh đã là kinh đô của con cháu nhà
Hùng từ thuở khai quốc liên tục tới thời nước Văn lang
và kéo dài mãi cho tới khi nô lệ Hãn quốc .
Thật may mắn khi qua phép phiên thiết Hán vănđã có được
thông tin lịch sử vô cùng quan trọng :
Mê linh thiết Minh .
Đây làbằng chứng rõ ràng để xác định : đất Mê linh ở
Phú thọ ngày nay chính là Minh đô đã viết trong
kinh Thư .Với bằng chứng này thì không còn là sự liên
tưởng mơ hồ ; Minh đô – Mê linh đô trung tâm đất nước từ
thời vua Hùng đã thành hiện thực lịch sử không thể nào
bác bỏ .
Xét như thế thì Vùng bắc và bắc trung Việt ngày nay
chính là phần đất Sóc phương của lãnh thổ nhà Hạ vương
triều đầu tiên của Trung Hoả và cổsử Trung hoả thực ra
là cổ sử của dân Việt .
Thực tự hào biết bao ôi đất nước văn hiến ngàn năm .
II / Thanh lang thành .
Là người Việt có ai không biết về thành Thăng long
kinh đô bao đời nay ?
Nhưng …rất có thể tên thực sự của kinh đô ngàn năm nước
ta là ‘Thanh lang thành’ nghĩa là thành vua phía đông chứ
không phải Thăng long thành theo như huyền tích rồng lên
thời vua Lý thái tổ dời đô .
Tất cả những chữ ‘long’ trong sách sử dùng chỉ vua
thực ra là từ LANG của Việt ngữbiến âm , lang xa là xe
của vua , lang ngai là ghế của vua , lang bào là áo của
vua , lang thành là thành của vua .v.v. nghe ra sát nghĩa
hơn là xe rồng , áo rồng , thành rồng …
Tiếp nối dòng liên tưởng của Sử thuyết Hùng Việt …Nhà
Châu có 2 kinh đô ở phía tây vàphía đông , ‘Thanh lang
thành’ nghĩa đúng thực là thành vua phía đông nhà Châu ,
Thanh là màu xanh chỉ phương đông theo Dịch học , Lang
đồng âm với long đồng nghĩa với vương – thủ lãnh , cụm
từ ‘Thanh lang thành’ hoàn toàn khớp về nghĩa với tên
gọi Đông đô hay đông kinh của Hà nội xưa , vì thành do Chu
công chúa nước Lỗ chủ trì việc xây dựng nên còn gọi là
thành ‘cao Lỗ’ biến âm ra ‘Cổ loa’ (từ cao ở đây nghĩa
là chúa – là vương) .
Cùng 1 nghĩa ‘Thành vua phía đông’ Thăng long thành còn
có tên khác :
-Côn lôn hay Côn luân …như trong 1 bài viết trước đã viết
tên gọi thực đúng của thành là ‘cun Lung’ nghĩa là vua
phương đông không phải Côn lôn hay Côn luân như sách Tàu
viết .
-Tư long thành chỉ là tên viết sai của Từ lang thành ,
‘Từ’ hay từ ái nghĩa là thương yêu tượng cuả quẻ Khảm
chỉphương đông , chữ Từ này cũng y như chữ từ trong Từ
quốc thời Ân Thương và rợ Hoài Di – Từ nhung thời nhà
Châu .
Sách sử – địa Việt hiện nay cho sở dĩ Hà nội có tên
Đông đô là để phân biệt với Tây đô của nhà Hồ ởThanh
hóa nhưng khi nhìn lên bản đồ …thì thấy không thể như thế
được , Hà nội và Tây kinh nhà Hồ nằm đúng trên trục
Bắc – nam nên không thể chia đông với tây được , phải chăng
…có phần hợp lý hơn khi xem Đông đô là phần đối của Hạo
kinh hay Cun Ninh tức Tây đô của nhà Chu ở Vân nam , nếu
đúng như thế thì tên Đông đô của Hà nội xưa đã có từ
1000 năm trước công nguyên , như vậy năm 2010 thay vì kỷ
niệm 1000 năm Thăng long – Hà nội phải đổi thành đại lễ
kỷ niệm 3000 năm THANH LANG THÀNH – Đông đô – Hà nội mới
đúng .
Cùng với Minh đô – Mê linh đô thì chuỗi nối kết Nhà Đông
Châu – Đông đô –Thanh lang thành – nền văn minh Đông sơn phải
chăng là đã đủ để khai mở 1 dòng lịch sử khác cho
người Việt nam ?.
Nguyễn Quang Nhật
Nguồn: huvi.wordpress.com
|