Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Một đồng tiền , một niềm tự hào 
Nguyễn Anh Huy  – Hội viên Hiệp hội UNESCO Việt Nam

Dừng chân trước cửa, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy đồng tiền đầu tiên của dân tộc Việt Nam được phỏng thành hai đồng tiền rất lớn, đường kính hơn 0,5m, một mặt trước, một mặt sau, để ngay bên cửa pḥng. Tôi thầm nghĩ -“Họ sâu sắc quá!”. Một thoáng xưa hiện về…

Huyền thoại kể rằng Đinh Bộ Lĩnh sau khi “cờ lau tập trận”, đă dám giết trâu của chú để khao quân (các trẻ mục đồng), bị người chú cầm đao đuổi giết… Ngài nhảy xuống sông để trốn, tưởng chết đuối, không ngờ có rồng vàng xuất hiện cơng ngài sang sông… Năm 968, sau khi dẹp Loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế hiệu là Đại Thắng Minh hoàng đế, đặt quốc hiệu là “Cồ Việt”
(1), sử gọi là Đinh Tiên Hoàng. Hai năm sau (970), lấy niên hiệu Thái B́nh và cho đúc tiền Thái B́nh Hưng Bảo mặt lưng có chữ “Đinh”; đó là đồng tiền đầu tiên của nước Việt Nam tự chủ…
Vào pḥng trưng bày, tôi càng bất ngờ hơn khi thấy đồng tiền thật của vua Đinh được đặt trong lồng kính…
“-Chắc ông ngạc nhiên lắm?”. Câu hỏi của vị chuyên viên tiền tệ kéo tôi về thực tại. Tôi thở dài: “-Ui chà, c̣n hơn thế nữa! Tôi thật sự xúc động lắm! Ngay cả Bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng chưa có báu vật này. Đối với các nhà khảo cổ học, đây là một trong những di tích văn hóa đầu tiên của dân tộc; đối với các nhà sưu tập, nó là một kho tàng đang được t́m kiếm…”. Vị chuyên viên tiếp lời: “-Và đối với ngành ngân hàng chúng tôi, đó là niềm tự hào truyền thống…”.
Cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi. Trên chuyến tàu về Huế, suốt đêm tôi trăn trở măi… Một đất nước đổi mới, đang vươn ḿnh, khi nền kinh tế xă hội đă ổn định và phát triển, chắc chắn người ta sẽ t́m lại Di sản Văn hóa Dân tộc. Đó chính là nguyện vọng của những người yêu quê hương, yêu đất nước!
1. Đọc hiệu đồng tiền: Các sách sử cũ của nước ta như Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, chưa thấy sách nào ghi việc vua Đinh có đúc tiền. Song cho đến nay, các nhà nghiên cứu tiền cổ trên thế giới đều công nhận tiền Thái B́nh Hưng Bảo là do Đinh Tiên Hoàng đúc. Khảo sát hiện vật cùng các h́nh ảnh được công bố trên sách báo xưa nay, nhận thấy có một số vấn đề cần lưu ư:
Một số sách, catalogue tiền cổ, do không có h́nh ảnh chụp đồng tiền thật sự nên khi vẽ minh họa, đă viết chữ Hán là “太平興寶 (Thái B́nh Hưng Bảo)”. Làm như vậy là sai sự thật của đồng tiền!
Mặc dù theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng có chữ Hán viết là “太平 (Thái B́nh)”, nhưng Bernard J. Perma (Catalogue of Annam coins  968- 1955, Vietnam, 1963), thật có lư khi đọc hiệu của đồng tiền là “Đại B́nh Hưng Bảo”, tuy nhiên sách này chỉ đọc hiệu tiền chứ không giải thích ư nghĩa ǵ thêm. Bởi sự thật, các đồng tiền do vua Đinh đúc, cả hiện vật lẫn ảnh chụp, chữ Hán viết là “大平 (Đại B́nh)” chứ không phải là “Thái B́nh”. Trong sách Tiền Cổ Việt Nam, GS Đỗ Văn Ninh đưa ra hai cách giải thích hiện tượng trên như sau:
- Đồng tiền bị gỉ làm mất nét chấm dưới chữ “thái”. Cách giải thích này khó được chấp nhận, v́ chưa thấy đồng tiền nào của vua Đinh viết chữ Hán là “thái b́nh”; nếu có, chắc nhầm lẫn với một loại tiền khác, tôi sẽ nói sau.
- Cách giải thích thứ hai, dễ hiểu và có sức thuyết phục hơn là: chữ “大 (đại)” c̣n có một âm đọc là “thái”. Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu giải thích rất rơ, và hiện tượng này c̣n gặp ở nhiều niên hiệu khác như đă từng xảy ra cuộc tranh luận Nhật – Việt: niên hiệu của Lê Nhân Tông (1443-1453) là Đại Ḥa hay Thái Ḥa?! Như vậy, đồng tiền của Tiên Hoàng, có thể đọc là “Thái B́nh Hưng Bảo”.
Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra ư kiến đọc hiệu đồng tiền là “Đại / Thái Hưng B́nh Bảo”. Tuy rằng thời Đông Tấn – Nguyên Đế (Tư Mă Duệ) có niên hiệu Đại Hưng (318-321), song thời ấy ở Trung Quốc đang c̣n sử dụng hệ thống tiền Ngũ Thù, chưa dùng chữ “bảo” để chỉ khái niệm tiền tệ, do đó tiền này không thể do triều Tấn đúc, và như thế không thể giám định với cách đọc này. Vậy, đồng tiền Thái B́nh Hưng Bảo, trùng với niên hiệu của Đinh Tiên Hoàng, lại thêm mặt lưng có chữ “Đinh” là họ vua nên giám định do vua Đinh đúc, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa!
2. Thống kê các loại tiền và những nhầm lẫn khi giám định tiền của vua Đinh:
Các nhà sưu tập, nghiên cứu dựa vào các chi tiết khác nhau trên đồng tiền để phân loại, như tác giả Miuria Gosen trong An Nam tuyền phổ (sách chữ Nhật, 3 tập, Nhật Bản, 1966) công bố đến 14 đồng tiền hiệu này với các chi tiết nhỏ nhặt khác nhau… Song thiển nghĩ, ngày xưa khuôn đúc và kỹ thuật đúc đều được làm bằng thủ công nên tất cả những đồng tiền đă đúc ra đều hoàn toàn khác nhau, có loại bằng đồng thau, có loại bằng đồng bạch, nếu phân loại chi li như vậy th́ sao thể sưu tập đủ tất cả được?! Do thế, theo tôi, chỉ nên có 4 loại chính khác nhau cơ bản về mặt lưng như sau:
- Chữ “Đinh” nằm trên lỗ vuông.
- Chữ “Đinh” nằm dưới lỗ vuông.
- Chữ “Đinh” có móc thay v́ xoay bên trái, lại móc ngược về bên phải.
- Mặt sau trơn, không có chữ.
Trong 4 loại tiền vừa kể trên, loại có mặt sau trơn hiếm hơn cả; tuy nhiên, trong thú chơi tiền cổ, tâm lư người sưu tập vẫn thích loại tiền lưng có chữ hơn, v́ dù sao chữ “Đinh” (quốc tính) là một yếu tố quyết định khi giám định loại tiền này.
Một số nhà sưu tập, do chưa có kiến thức cơ bản về tiền cổ, cũng như chưa nắm lịch sử tiền tệ, bắt gặp bất cứ đồng tiền “Thái B́nh” nào cũng đều cho là tiền của nhà Đinh cả, thật nhầm lẫn! C̣n tôi, cho đến nay, chưa gặp đồng tiền Thái B́nh Hưng Bảo nào là tiền giả mới đúc. Một vài nhà nghiên cứu khác, tuy đă biết hiệu tiền của vua Đinh, nhưng oái ăm thay lại bắt gặp tiền Thái B́nh Phong Bảo của chúa Nguyễn, chữ “豐 (phong)” nhiều nét bị gỉ rất giống chữ “興 (hưng)”, thêm nữa, lưng loại tiền này lại có hai dấu phẩy vuông góc nhau trông rất giống chữ “đinh”! Loại tiền Thái B́nh Phong Bảo này rất dễ nhầm với tiền nhà Đinh, nhưng chúng ta có thể phân biệt được nhờ chữ Hán: tiền của chúa Nguyễn viết là “thái b́nh”, c̣n tiền của vua Đinh viết là “đại b́nh”, đây là vấn đề mấu chốt, cần xem xét kỹ!
3. Đọc lại hiệu tiền và ư nghĩa mới…
Ở trên, tôi đă nói việc đồng tiền “大平興寶 (Đại B́nh Hưng Bảo)” mặt lưng có chữ “丁 (Đinh)” chắc chắn là của Đinh Tiên Hoàng, niên hiệu Thái B́nh (970-979) và nên đọc là “Thái B́nh Hưng Bảo”. Đây là cách giải thích theo lối kinh điển là đồng tiền thường mang niên hiệu của vua!, và tôi cũng đă từng giải thích như thế. Nhưng ngày nay tôi đă có lối suy nghĩ khác…
- Tại sao phải đọc là “Đại Thắng Minh hoàng đế” mà không đọc là “Thái Thắng Minh hoàng đế”?
- Niên hiệu của Trần Dụ Tông, v́ sao phải đọc là “Đại Trị” (1358-1369) mà không đọc là “Thái Trị”?
- Tại Trung Quốc, Tống Thái Tông niên hiệu Thái B́nh Hưng Quốc (976-984) cùng thời với Đinh Tiên Hoàng, nhưng trên đồng tiền vẫn viết là “太平通寶 (Thái B́nh Thông Bảo)”. V́ sao không viết là “大平通寶 (Đại B́nh Thông Bảo)” để vẫn được đọc là Thái B́nh Thông Bảo?
Với chứng lư “vàng” là cách đọc đế hiệu của Đinh Tiên Hoàng, tôi cho rằng phải đọc đồng tiền là “Đại B́nh Hưng Bảo”. Vậy giải thích ư nghĩa hiệu tiền như thế nào?
Theo tôi, hai chữ “Đại B́nh” trên đồng tiền vua Đinh không phải là niên hiệu của vua, mà có ư nghĩa là đă “đại b́nh” (định) được Loạn 12 sứ quân, thống nhất dựng nước; và như vậy, đồng tiền có thể được đúc từ năm 968, chứ không phải đến 970 mới có niên hiệu “Thái B́nh” để đúc tiền!
Và công lao “đại b́nh định” đó c̣n được thể hiện qua đế hiệu Đại Thắng Minh hoàng đế ngang hàng với thiên triều đại đế Trung Hoa (các vua đời sau đều thần phục Trung Quốc và không đặt đế hiệu). Cho nên việc đúc đồng tiền “Đại B́nh” c̣n có chữ “Đinh” để tiếp tục giương cao Đại Thắng Minh hoàng đế Cồ Việt! Ngẫm nghĩ chữ “Cồ (to lớn)” trong quốc hiệu “Cồ Việt” (chứ không phải là “Đại Việt” như sau này, mà các vua ta cũng không có đế hiệu như đă nói), ta có cảm tưởng như có mối liên quan ǵ đó với ư nghĩa chữ “Đại B́nh” trên đồng tiền “Đại B́nh Hưng Bảo”… Cho nên ngày nay tiền “Đại B́nh Hưng Bảo” – theo ông XiongBaoKang (Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu tiền tệ và Bảo tàng Tiền tệ Quảng Tây – Trung Quốc), đă được t́m thấy ở Hoa Nam (Trung Quốc NGÀY NAY) là đất của dân Bách VIỆT rất nhiều… Mà tôi cho đây cũng là một cuộc “Đại B́nh” về tiền tệ!…
Thêm nữa, chữ “Hưng” trong “hưng bảo” nối tiếp hai chữ “Đại B́nh” như có nghĩa là “phục hưng”, “trung hưng” và “chấn hưng” dân tộc Việt vậy!; bởi dân tộc ta đă từng có một nền Văn minh sông Hồng thuần Việt (phi Hoa phi Ấn), thuộc một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của nhân loại là Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100), mà đỉnh cao là Trống đồng Đông Sơn – Trống đồng Ngọc Lũ lan tỏa cả vùng Hoa Nam; v́ theo Hán thư và Cựu Đường thư th́ người Lạc Việt đă từng sinh sống ở Quảng Đông, Quảng Tây, Quư Châu, Hải Nam và cả vùng sông Hán… Và trong thời kỳ này, dân tộc ta đă từng có cuộc “đại b́nh” của Hai Bà Trưng (40-43) thu phục được 72 thành tŕ của Thiên triều Đại Hán…
Chính v́ một nền văn hóa Lạc Việt rực rỡ như vậy, nên khi Mă Viện b́nh định được Hai Bà Trưng, đă đem trống đồng Đông Sơn
(2) nấu chảy để đúc tượng…
Cách hiểu ư nghĩa “Đại B́nh Hưng Bảo” này tuy chưa có tiền lệ ở trên tiền Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện của quốc hiệu “Cồ Việt” cũng như loại “hưng bảo” cũng chưa có tiền lệ bao giờ! Và chúng cũng có ư nghĩa tựa tựa như:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đă lâu.
Núi sông bờ cơi đă chia.
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, ĐINH, Lư, Trần bao đời GÂY NỀN ĐỘC LẬP,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên HÙNG CỨ MỘT PHƯƠNG…
 

Ý kiến của trang chủ :

Xin trích ý bài viết của nhà nghiên cứu Bách Việt trùng cửu :
Các chữ trên đồng tiền có 2 cách đọc :

Như thế đồng tiền nhà Đinh phía dưới có thể đọc :

-          Theo cách viết chéo : Thái bình hưng bảo .
-         Theo cách viết thuận : Thái hưng bình bảo .
Hầu hết giới nghiên cứu hiện nay đều đọc theo cách viết chéo …Thái bình hưng bảo và cho đó là đồng tiền của nhà Đinh  thời niên hiệu Thái bình .
Nhưng nhìn kỹ hình chụp đồng tiền ở vị trí số 1 là chữ Đại không phải chữ Thái như trong đồng tiền vẽ , 2 chữ Đại và Thái khác nhau ở dấu chấm ,  Bernard J. Perma (Catalogue of Annam coins  968- 1955, Vietnam, 1963), thật có lư khi đọc hiệu của đồng tiền là “Đại B́nh Hưng Bảo”; …Đại bình  …thì không dính gì đến nhà Đinh , mọi cách gỉai thích nêu ở trên về chữ Thái ‘rơi’ mất dấu chấm thành chữ Đại đều qúa gượng ép khó có  thể chấp nhận .
Tác gỉa Bách Việt trùng cửu rất có lý khi đọc 4 chữ trên đồng tiền nhà Đinh là ‘Đại Hưng bình bảo’ .
Thực ra sự thể ra sao ? …4 chữ ‘Đại Hưng bình bảo’ mang ý nghĩa gì , quan hệ với lịch sử người Việt ra sao ? ; mời các bạn đọc bài viết về đồng tiền  ‘
Đại Hưng bình bảo’ của nhà nghiên cứu Bách Việt Trùng cửu cùng trên web – Blog này 

Nguồn – http://www.vanhoahoc.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1112%3Anguyen-anh-huy-mot-dong-tien-mot-niem-tu-hao&Itemid=118&catid=96%3A

Nguồn: huvi.wordpress.com
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18