LTS: Dù rằng bài viết theo quan niệm sử quan mới, dễ bị hiểu lầm song nó cũng phần nào cho nhiều khía cạnh hữu ích.
Cuộc khởi nghĩa dấy lên năm 1771 ở ấp Tây Sơn vang dội đến Phú Yên và nhân dân Phú Yên đă hướng về cuộc khởi nghĩa ngay từ đầu. Miền tây Phú Yên là vùng rừng núi rộng lớn, Trường Sơn cận kề và liền mạch với núi rừng Tây Sơn Thượng đạo. Việc mở rộng căn cứ, xây dựng lực lượng nghĩa quân, những người lănh đạo khởi nghĩa Tây Sơn đă nhắm đến vùng rừng núi Phú Yên. Người Ba Na ở Thồ Lồ (Phú Yên) sớm có mặt trong “đội quân ở trần đóng khố, đi đầu xung trận” của nghĩa quân Tây Sơn. Giáo sĩ Diego De Jumilla có mặt lúc bấy giờ c̣n viết: “…Cùng đi theo (Tây Sơn) có bọn giặc núi từ miền núi của hai hạt Quy Nhơn và Phú Yên”.
Năm Quư Tỵ (1773), ngay sau khi đánh chiếm được thành Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc đă thừa thắng đưa nghĩa quân chiếm Quảng Ngăi, đồng thời cử Nguyễn Lữ vào ngay Phú Yên thăm ḍ t́nh h́nh, liên lạc với các tù trưởng ở miền núi, vận động các thân hào nhân sĩ ở miền xuôi, chuẩn bị để nghĩa quân Tây Sơn vào giải phóng Phú Yên.
Mùa đông năm 1773, Ngô Văn Sở được cử làm Chinh Nam đại tướng quân đưa lực lượng vào đánh chiếm và làm chủ hoàn toàn dinh Phú Yên.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Phú Yên đă hăng hái hưởng ứng, tích cực tham gia phong trào Tây Sơn. Từ vùng đồng bằng đến miền núi, người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số, đều ủng hộ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Nhiều người Phú Yên sớm gia nhập nghĩa quân, có đóng góp to lớn, trở thành tướng lĩnh giỏi của quân đội Tây Sơn. Có người trở thành những tướng lĩnh ṇng cốt, những công thần lớn của vương triều Tây Sơn. Sử sách lưu danh khá nhiều tên tuổi mà sự nghiệp của họ bắt đầu từ những ngày lịch sử năm 1773 và sau đó trên đất quê hương Phú Yên.
Cùng đi với Nguyễn Lữ vào Phú Yên có Nguyễn Văn Lộc và Vơ Văn Cao (quê ở huyện Đồng Xuân, Phú Yên). Nguyễn Văn Lộc được cử làm Trấn thủ Phú Yên đầu tiên thời Tây Sơn. C̣n Vơ Văn Cao tham gia phong trào Tây Sơn từ đầu, có công xây dựng lực lượng Tây Sơn hữu đạo ở núi La Hiên (Phú Yên). Sau làm đến chức Quốc tử giám trực giảng, dưới triều Quang Trung thăng Thái tử trung doăn.
Lê Văn Hưng - một vơ sĩ nức tiếng ở Phú Yên, sớm có mặt trong hàng ngũ nghĩa quân do Ngô Văn Sở chỉ huy vào đánh chiếm Phú Yên. Vơ Văn Dũng làm nghề buôn ngựa ở Phú Yên, là người có vơ nghệ cao cường, được vơ sư Lương Văn Cương (hậu duệ Lương Văn Chánh, ở Tuy Ḥa) dạy cho môn trường kiếm và đoản đao. Tham gia khởi nghĩa từ đầu và Vơ Văn Dũng trở thành một đại công thần lập quốc của triều Tây Sơn.
Nguyễn Công Lang quê ở làng An Nhơn, tổng Hạ, huyện Đồng Xuân. Ông là người tham gia lập Hưng Quốc hội, sớm tham gia phong trào Tây Sơn, có công trong việc xây dựng lực lượng Tây Sơn hữu đạo ở Phú Yên. Sau được cử làm Pḥng ngự sử huyện Đồng Xuân rồi An phủ sứ Phú Yên. Dưới triều vua Thái Đức, ông được giao làm Thượng thư bộ Hộ, tước Kiến quốc công.
Lưu Quốc Hưng, người Phú Yên, chỉ huy lực lượng thủy quân trong Tây Sơn hữu đạo, có công trong trận đánh quân Nguyễn ở Xuân Đài năm 1775. Là một vơ tướng có tài, tham gia phong trào Tây Sơn từ đầu ở Phú Yên c̣n có Nguyễn Quang Huy (quê ở Cù Mông). Sau làm Trấn thủ Phú Yên năm 1794. Vợ ông là bà Lượng Tường (con gái của vơ sư Lương Văn Cương) tham gia nghĩa quân Tây Sơn, trở thành một Đô đốc kỵ binh tài giỏi.
Từ vùng rừng núi Phú Yên ra tham gia nghĩa quân từ đầu có Nguyễn Nhưng Huy và Bốn Linh (không rơ họ) cũng là những người vơ nghệ cao cường.
Ở phía tây Phú Yên các dân tộc thiểu số tham gia đông đảo vào nghĩa quân Tây Sơn. Đó là những thanh niên người Ba Na ở Thồ Lồ, Y Thông và Ma Khương người Ê Đê ở nguồn Hà Duy.
Bà Thị Hỏa là nữ chúa người Chăm ở Thạch Thành (tây nam Phú Yên) đă hết ḷng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn từ lúc mới khởi nghĩa. Khi quân Tây Sơn kéo vào Phú Yên, bà đă đưa đàn voi của ḿnh từ Thạch Thành ra phối hợp, tạo thành thế ỷ dốc cùng nghĩa quân đánh thắng lớn ở La Hai.
Ở Phú Yên lưu truyền bài ca dao nói về nữ chúa Thị Hỏa như sau:
- “Thạch Thành voi ngựa kéo ra,
- Eo Gió kéo xuống, quân đà hội quân
- Chúa Chàm Thị Hỏa chí nhân
- Giúp ông Hai Nhạc định phần Phú Yên
- La Hai quyết chí đôi bên
- Phúc Hiệp trúng kế chạy liền vô nam
- Sa trường gươm giáo ngổn ngang
- Thây phơi thành lũy máu loang g̣ đồi”.
Được đông đảo nhân dân Phú Yên tích cực hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ, chỉ trong thời gian ngắn, Tây Sơn đă hoàn toàn làm chủ Phú Yên. Đô đốc Nguyễn Văn Lộc được giao làm Trấn thủ phủ Phú Yên. Tướng Ngô Văn Sở đưa nghĩa quân Tây Sơn từ Phú Yên tiến vào đánh chiếm các phủ Diên Khánh, B́nh Khang rồi B́nh Thuận.
Đến cuối năm 1773, khu vực giải phóng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đă được mở thành một vùng rộng lớn từ Quảng Ngăi đến B́nh Thuận. Phạm vi thống trị của Chúa Nguyễn bị cắt làm hai vùng, không liên lạc được với nhau. Chính quyền phong kiến đứng trước nguy cơ bị đánh đổ hoàn toàn.
Năm 1774, Trấn thủ Phú Yên Nguyễn Văn Lộc vây đánh Chu Văn Tiếp nổi dậy ở núi Chà Rang. Chu Văn Tiếp là người ở huyện Phù Ly, Quy Nhơn. Khi Tây Sơn đánh chiếm Quy Nhơn, Tiếp không theo, đem gia đ́nh vào Phú Yên cất nhà ở chân núi Chà Rang (Trà Lương). Nay Tây Sơn chiếm Phú Yên, Chu Văn Tiếp dựng cờ “Lương sơn tá quốc” chống lại Tây Sơn. Đô đốc Nguyễn Văn Lộc vây đánh, quân Tiếp tan ră. Chu Văn Tiếp tẩu thoát lên núi.
Cuối năm 1774, quân Tây Sơn ở vào t́nh thế sức bất lợi. Lợi dụng sự suy yếu của Nguyễn, quân Trịnh tiến vào Đàng Trong. Ba vạn quân Trịnh do Việp Quân công Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy đă vượt sông Gianh đánh chiếm Bố Chính (9/1774), Lưu Đồn, Dinh Trạm và Dinh Cát rồi tiến vào chiếm đóng thành Phú Xuân (12/1774).
Chúa Nguyễn Phước Thuần phải lui về Quảng Nam rồi cùng cháu là Nguyễn Ánh vượt biển vào Gia Định. Trước khi đi, Nguyễn Phước Thuần phong cho hoàng tôn Nguyễn Phước Dương làm Đông cung ở lại Quảng Nam.
Đầu năm 1775, quân Trịnh bắt đầu tiến công vào khu vực kiểm soát của quân Tây Sơn. Một trận đánh lớn diễn ra giữa quân Trịnh và quân Tây Sơn ở Cẩm Sa (Quảng Nam). Nghĩa quân bị thua to, phải rút về Bến Ván ở phía nam.
Ở mặt nam, quân Nguyễn cũng ra sức tập hợp lực lượng phản công chiếm lại vùng đất từ B́nh Thuận đến Phú Yên.
Các thế lực phong kiến thù địch, cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, đă dồn cuộc khởi nghĩa vào hoàn cảnh phân tán lực lượng, cùng một lúc phải đối phó với hai kẻ thù ở hai mặt bắc, nam. Để thoát khỏi thế bị bao vây nguy hiểm đó, Nguyễn Nhạc đă kịp thời đề ra chủ trương sáng suốt: tạm thời ḥa hoăn với quân Trịnh để tập trung lực lượng đánh quân Nguyễn trước.
Nguyễn Nhạc cử Phan Văn Tuế gặp và điều đ́nh với Hoàng Ngũ Phúc. Hoàng Ngũ Phúc biết đây chỉ là kế hoăn binh nhưng v́ quân Trịnh đi xa từ Bắc Hà vào đă mệt mỏi, đang bị chết dịch nhiều, tinh thần binh sĩ hoang mang nên bất đắc dĩ phải chấp nhận đề nghị của Tây Sơn. Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn để diệt họ Nguyễn nên đă nhân danh Chúa Trịnh phong cho Nguyễn Nhạc làm “Tây Sơn Trưởng hiệu tráng tiết tướng quân”.
Tạm yên mặt bắc, Tây Sơn dồn lực lượng tấn công quân Nguyễn ở phía nam, trước hết là lấy lại Phú Yên.
Từ tháng 6/1775, tướng của Chúa Nguyễn là Tống Phước Hiệp, đưa hơn hai vạn quân ngũ dinh (năm dinh là: B́nh Khang, B́nh Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ) đánh chiếm Phú Yên.
Tống Phước Hiệp đóng đại bản doanh chỉ huy ở thành cổ Phú Yên gần Hội Phú, bên bờ sông Cái, trên cửa biển Tiên Châu. Hai cánh quân lớn, quân bộ đóng ở Xuân Đài, quân thủy đóng ở Vũng Lấm, mỗi nơi hơn một vạn người, dựa vào nhau tạo thế ỷ dốc, cách đại bản doanh khoảng 10 cây số. Một đồn nhỏ tiền tiêu đóng xa hơn tại La Hai, án ngữ con đường từ Quy Nhơn vào và kiểm soát đường thủy sông Cái đến Tiên Châu.
Quân của Tống Phước Hiệp không chỉ cố thủ đất Phú Yên mà sẵn sàng uy hiếp thành Quy Nhơn, tiêu diệt căn cứ trung tâm của Tây Sơn khi thời cơ đến.
Chỉ huy quân Tây Sơn trong các trận đánh lấy lại Phú Yên năm 1775 được giao cho Nguyễn Huệ, lúc đó mới 23 tuổi. Trận thắng to và có ư nghĩa hết sức lớn lao ở Phú Yên lần này là mở đầu quan trọng cho thiên tài quân sự của người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến vào đánh quân Nguyễn ở Phú Yên là đạo quân được huấn luyện kỹ, trang bị mới, thông thạo địa h́nh, di chuyển nhanh chóng và phần khá đông là người các dân tộc miền núi.
Để tạo yếu tố bất ngờ, bảo đảm đánh thắng nhanh, Tây Sơn đă làm cho Tống Phước Hiệp chủ quan, sơ hở. Nhân nắm con bài Đông cung Nguyễn Phước Dương đă bắt được trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái là Thọ Hương cho Phước Dương rồi cử Tôn Thất Chí vào Phú Yên điều đ́nh với Tống Phước Hiệp việc lập Nguyễn Phước Dương làm Chúa và cùng chống Trịnh, khôi phục lại Phú Xuân. Tống Phước Hiệp sai sứ giả đến Quy Nhơn xem xét. Nguyễn Nhạc đưa Đông cung Nguyễn Phước Dương ra tiếp và gửi thư để sứ giả mang về nói rơ việc pḥ Đông cung. Tống Phước Hiệp dao động, cho rằng Tây Sơn không đủ sức đánh nên phải thương thuyết, lơi lỏng việc pḥng bị.
Cuộc thương lượng c̣n đang tiếp diễn, Nguyễn Huệ bí mật đưa hai ngàn quân từ Quy Nhơn vào Phú Yên theo đường núi đến đóng ở Ma Thiên động - La Hiên. Miền núi La Hiên (cao 1.318m) là căn cứ Tây Sơn trung đạo, để lại nhiều dấu tích lịch sử thời Tây Sơn ở Phú Yên. Nghĩa quân tại chỗ được gọi là lực lượng Tây Sơn hữu đạo mà Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Công Lang, Vơ Văn Cao… có nhiều công xây dựng. Ở căn cứ La Hiên lúc này có đội kỵ binh do Nguyễn Quang Sáng và Lương Văn Trực chỉ huy cùng với lực lượng thủy quân do Trần Văn Nhâm và Lưu Quốc Hưng điều khiển.
Hơn hai ngàn quân tinh nhuệ từ Quy Nhơn vào cùng với lực lượng hùng hậu tại La Hiên dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đă lập công suất.
Quân Tây Sơn từ núi La Hiên tràn xuống, nhanh chóng tiêu diệt gọn đồn tiền tiêu của quân Nguyễn ở La Hai do Đội Lăng chỉ huy. Một số tàn binh sống sót định chạy về bản doanh ở Hội Phú nhưng khi đến vùng An Thổ th́ bị phục binh Tây Sơn đón lỏng ở Mỹ Dự, Mỹ Lương, G̣ Tượng tiêu diệt sạch nên quân Nguyễn ở Hội Phú và Xuân Đài, Vũng Lấm không hay biết ǵ.
Đạo quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy gồm cả bộ binh, kỵ binh và tượng binh tấn công hai căn cứ lớn của quân Nguyễn ở Xuân Đài và Vũng Lấm vào lúc nửa đêm và nhanh chóng thắng trận. Quân Nguyễn trong thành Phú Yên ra ứng chiến cũng bị đánh tan. Sau đó, Nguyễn Huệ cho quân đánh chiếm thành Hội Phú. Tướng của quân Nguyễn là Nguyễn Văn Hiền bị tử trận, Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống. Chủ tướng Tống Phước Hiệp bỏ thành chạy trốn.
Được tin Tống Phước Hiệp bại trận, Phú Yên thất thủ, Chúa Nguyễn điều binh các nơi ra ứng cứu nhưng đều bị quân Tây Sơn đánh bại. Tướng Bùi Công Kế đưa quân từ B́nh Khang ra bị quân Tây Sơn mai phục sẵn đánh bất ngờ phải tháo chạy tan tác. Bùi Công Kế bị bắt sống. Sau đó, Tống Văn Khôi đem quân từ Diên Khánh ra sức cứu viện, bị quân của Nguyễn Huệ phục kích đánh tan ở gần đèo Cả. Quân Chúa Nguyễn không c̣n sức phản công nữa, Phú Yên thuộc quyền quản lư của nhà Tây Sơn.
Giáo sư NGUYỄN QUỐC LỘC