Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Những phát giác mới về chí sĩ Phan Bội Châu

Tuần này, tạp chí được học giả Đỗ Thông Minh chủ biên tập vui học Việt Hán Nôm sanh cho cuộc mạn đàm về những phát giác mới liên quan đến lịch sử Việt Nam trong các chuyến đi khảo mới đây của ông.


Chí sĩ Phan Bội Châu.
Học giả Đỗ Thông Minh trong những năm gần đây đă từ Nhật mở nhiều chuyến đi xa tới Úc Châu, Bắc Mỹ và Châu Âu để diễn thuyết về các vấn đề văn hóa Việt- Nhật- Trung và học thuật Việt-Hán-Nôm. Trên hành tŕnh này, đặc biệt là ở Trung Quốc, khi đi khảo các vết tích lịch sử, ông đă t́m thấy những chi tiết khá đặc biệt liên quan đến chí sĩ Phan Bội Châu, và một ân nhân của phong trào Đông Du là ông Asaba, cũng như về tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.

Nhân mùa chuẩn bị cho tháng Tư năm 2005, đánh dấu 100 năm chí sĩ Phan Bội Châu sang Nhật khởi xướng phong trào Đông Du, học giả Đỗ Thông Minh đă dành cho chúng tôi một cuộc mạn đàm về câu chuyện này.

Ông Đỗ Thông Minh 54 tuổi, sinh quán Nam Định Việt Nam, du học Nhật từ năm 1970. Theo nhà báo Hùynh Luơng Thiện bạn học cùng trang lứa ở Nhật và nay là chủ nhiệm tuần báo Mơ ở California th́ ông Đỗ Thông Minh từ 30 năm qua và suốt trong thời gian du học Nhật ông Minh là mẫu người xả thân cho công ích hiếm có, ông hoạt động tích cực trong hàng ngũ sinh viên quốc gia, sáng lập viên của Tổ Chức Người Việt Tự Do, rồi Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam…nhưng sau một thời gian hoạt động đấu tranh chính trị ông cảm thấy thất vọng và mấy năm gần đây ông đă dồn mọi nỗ lực vào vấn đề văn hóa, xây dựng quốc học…

Tuy tốt nghiệp kỹ sư Hóa học, nhưng sở học về văn hóa, học thuật ngôn ngữ sâu đậm khiến ông nổi tiếng hơn trong lănh vực này. Ông biên soạn nhiều loại tự điển Hán-Nhật-Việt sử dụng trong nhiều lănh vực từ Tin Học đến Khoa Học, Kỹ Thuật.

Sau đây là những chi tiết học giả Đỗ Thông Minh đă trao đổi với tạp chí Văn Học Nghệ Thuật.

Hỏi:Kính chào học giả Đỗ Thông Minh, xin ông cho chúng tôi biết những hoạt động gẩn đây của ông.


Học giả Đỗ Thông Minh.
Đáp:Trong 2 năm qua, chúng tôi có chương tŕnh đi nói chuyện ở khắp nơi và chúng tôi đă nói chuyện tại 32 nơi trên toàn thế giới. Đề tài nói về thí dụ như nguồn gốc Viêt-Hán-Nôm rồi những tương quan văn hóa Việt Nhật hoặc vấn đề tự vấn là người ḿnh xét lại chính ḿnh coi ḿnh mạnh hay yếu ở chỗ nào vân vân. Mới đây nhất, chúng tôi có đề cập đến cụ Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. Sở dĩ đề cập đến đề tài này là bởi v́ năm nay là năm thứ 100 đánh dấu cụ Phạn Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính là những nhà cách mạng Việt Nam lần đầu tiên lăn lội tới nước Nhật.

Hỏi:Chúng tôi được biết trong khi đi diễn thuyết ông cũng đă khảo các vết tích lịch sử và các nhân vật lịch sử Việt Nam. Ông có thể cho biết một số chi tiết?

Đáp:Dạ vâng, th́ chúng tôi có một chuyến đi khắp nước Nhật, Hồng Kông và Trung Quốc trong tháng 10 và 11 vừa qua, chúng tôi có tới thăm bia của cụ Phan Bội Châu viết tưởng niệm ông Asaba tại phường cũng mang tên Asaba tỉnh Shizuoka, vị trí nằm giữa Tokyo và Osaka. Ông Asaba là một nhân vật đă giúp cho cụ Phan Bội Châu cũng như là phong trào Đông Du nói chung rất nhiều, cho nên nằm 1918 cụ Phan Bội Châu trở lại nước Nhật khi hay tin ông Asaba đă mất cụ Phan Bội Châu đă dựng bia để tưởng niệm. Về về vấn đề từ ngữ chúng ta dùng, tôi thấy trong cuốn Phan Bội Châu tự phán hoặc niên biểu đó th́ khi nhắc tới ông Asaba, th́ hầu hết các trang đều viết là ông Thiện Vũ xin thưa thực sự nó là Thiển Vũ, nhưng chúng tôi chỉ thấy có một chỗ ghi là Thiển Vũ mà thôi. V́ vậy nên để ư, có thể người sắp chữ thời đó đă không biết rơ cái chữ Hán nó là ǵ, thành ra viết Thiện thay v́ Thiển.

Hỏi:Thưa ông Đỗ Thông Minh, ông nói ông Asaba là ân nhân của phong trào Đông Du?

Đáp:Ông Asaba trong năm 1908 khi cụ Phan Bội Châu đang phải lo cho 200 sinh viên trong cái hoàn cảnh vô cùng túng quẫn th́ cụ nhớ tới ông Asaba, là một ân nhân trước đó đă giúp cho ông Nguyễn Tất Bạt một sinh viên việt Nam qua đó đi ăn mày để sống và đă gục ngă giữa đường th́ ông Asaba đă đưa về nuôi, thành ra câu chuyện đó đă được sinh viên và cụ Phan Bội Châu rất ngưỡng phục. Thành ra khi chính cụ Phan Bội Châu không c̣n tiền lo cho các sinh viên nữa, th́ cụ nghĩ ra chuyện viết thư xin tiền và ông Asaba đă giúp một số tiền rất lớn, lên tới 1700 đồng nguyên mà trong khi lương một ông hiệu trưởng chỉ có 38 đồng thôi. Gấp 40 tới 50 lần lương của một hiệu trưởng.

Hỏi:Ông muốn nói thời kỳ 1908 đó phải không?

Đáp:Vâng, thời đó cụ Phan Bội Châu đă dùng tiền để nuôi các sinh viên, in sách cũng như đi đó đây. Điều đáng nói là sau này trong cuốn Phan Bội Châu tự phán và niên biểu mà ghi lại, cụ Phan Bội Châu có kể chuyện này rơ ràng nhưng nội dung cái bia th́ chúng tôi cho rằng khi cụ Phan Bội Châu ghi lại khỏang 10, mười mấy năm sau và nó là bản văn xuôi bằng chữ Hán thành ra cụ nhớ được cái ư nhưng chính xác chữ Hán th́ không có đúng lắm.

Thêm cái điểm thứ hai nữa, cái người sắp chữ có thể rằng không hiểu rơ nghĩa, do viết tay hay người dịch cho nên sắp chữ càng sai hơn nữa. Thí dụ trong bản văn viết là “ nghĩa cái Trung Quốc” th́ nghĩa là phải, cái có nghĩa bao trùm, tự nhiên lại tới chữ Trung Quốc như vậy có nghĩa là cái điều phải nó bao trùm khắp Trung Quốc, nhưng bản văn thực sự không phải như vậy, nó là “nghĩa tuyên trung ngoại”, tuyên là loan ra, tuyên truyền đó cho nên nó là cái điều phải đă loan ra khắp trong ngoài chứ không phải là Trung Quốc.

Đó là một trong những chi tiết sai nội dung của cái bia. Tai sao dám nói nó sai v́ cái bia c̣n đó. Năm ngóai, chính cháu của cụ Phan Bội Châu là ông bà Phan Thế Cơ đó đă qua bên Nhật dự lễ 85 năm dựng bia này.


Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở Nghệ An.
Hỏi:Ngoài vấn đề này, dường như ông c̣n ghi nhận một số chuyện khác liên hệ đến lịch sử Việt Nam?

Đáp:Khi chúng tôi tới Quảng Tây, có ghé thăm Khâm Châu và thăm gia trang của tướng Lưu Vĩnh Phúc. Thời chúng ta ở Việt Nam học sử th́ ai cũng biết Lưu Vĩnh Phúc là tướng cờ đen đă giúp Việt Nam đánh nhau với quân Pháp và giết được đại úy Francès Garńere tại Ô Cầu Giấy, nhưng mà trong sách sử chúng ta thường gọi là giặc Cờ Đen th́ khi tới nơi chúng tôi thấy là ngay ở cửa có chữ là Tam Tuyên Đường.

Tam Tuyên tức Tướng Tư Lệnh ba vùng Tuyên Quang, Lạng Sơn và Hà Giang mà tước vị đó được chính vua Tự Đức hai lần phong tướng cho Lưu Vĩnh Phúc và Lưu Vĩnh Phúc đă giúp quân Việt Nam đánh nhau với Pháp mà thời đó mà đánh nhau th́ vô cùng khó khăn v́ một đằng là gươm dao, một đằng là súng đạn thành ra sự hi sinh của quân Cờ Đen và tướng Lưu Vĩnh Phúc cũng rất cao.

Chính vua Tự Đức lúc đó càng ngày càng co cụm lại, cho nên được những tay hảo hán qua giúp như vậy th́ cũng rất mừng, đă phong tướng cho Lưu Vĩnh Phúc và chính nhà Thanh sau đó cũng phong tướng cho Lưu Vĩnh Phúc. Khi chúng tôi đến gia trang, chúng tôi thấy có một cái tượng rất oai phong, bên duới đề là Lưu Vĩnh Phúc, Anh Hùng Dân Tộc.

V́ vậy nếu trong sử chúng ta học mà dùng chữ giặc Cờ Đen th́ chúng tôi nghĩ là không nên dùng giặc nữa mà tướng Cờ Đen mà thôi. Và thêm một cái điểm nữa mà chúng ta nói tới cờ đen th́ ít người h́nh dung cái cờ đen là như thế nào, nó là cái cờ tam giác, thực sự hai lá cờ, một lá h́nh bát quái và một lá vẽ 7 ngôi sao trắng tức h́nh Sao Bắc Đẩu.

Điều đáng ngạc nhiên nữa là khi chúng tôi vào gian pḥng lớn có vẽ một số những bức tranh kể lại sinh hoạt của tướng Lưu Vĩnh Phúc th́ tôi vô cùng ngạc nhiên thấy một bức tranh vẽ tướng Lưu Vĩnh Phúc đang họp với tướng Nguyễn Thiện Thuật và cụ Phan Bội Châu.


Chí sĩ Phan Bội Châu.
Hỏi:Chúng tôi nghe nói khi ông đi thăm nghĩa trang của liệt sĩ Phạm Hồng Thái, ông có ghi nhận được nhiều dấu vết lịch sử thú vị nữa, xin ông cho biết thêm.

Đáp:Chúng tôi tới Quảng Đông th́ có thăm công viên Hoàng Hoa Cương, đó là nơi có nghĩa trang của 72 liệt sĩ Trung Hoa Quốc Dân Đảng, những người tử thủ chống lại quân nhà Thanh thời đó, sau bị bắt và bị giết. Thời đó Trung Hoa Quốc Dân Đảng đă lập một công viên để tưởng niệm 72 người này. Tôi thấy ở đó có 72 cái bia h́nh vuông chồng lên nhau, nhưng sau lưng lại có một h́nh ảnh rất đặc biệt, đó là tượng Nữ Thần Tự Do.

Hỏi:Nó có chuyện đó nữa à. Trung Quốc hiện c̣n duy tŕ chế độ cộng sản cơ mà?

Đáp:Chúng tôi không biết câu chuyện đó đầu đuôi như thế nào, nhưng Quốc Dân Đảng theo chủ trương Cách Mạng của Tôn Văn, mà đó là cách mạng dân chủ, cách mạng tự do, cho nên có lẽ là cái tinh thần, cái ánh đuốc của tượng Nữ Thần Tự Do thời đó nó đă soi sáng tới Trung Quốc. Chúng tôi không có biết tại sao nhưng chỉ thấy rằng là đối với nhà cầm quyền của Trung Hoa hiện nay họ vẫn tôn trọng nghĩa trang tưởng niệm này, chăm sóc rất cẩn thận.

Bên phải, đi vào chừng 50 mét th́ có bia một của liệt sĩ Phạm Hồng Thái tức là anh hùng cách mạng của chúng ta. Khi chúng tôi học sử hồi đó th́ chúng ta hay dùng Tiếng Bom Sa Điện, kể tới câu chuyện liệt sĩ Phạm Hồng Thái đă len lỏi vào ném bom để định giết toàn quyền Merlin ở khách sạn Victoria, nhưng mà toàn quyền chỉ bị thương, vài người chết th́ khi đường cùng liệt sĩ Phạm Hồng Thái đă bắn súng mở đường chạy nhưng cuối cùng vẫn bị bao vây th́ ông đă nhảy xuống sông Châu Giang để tự sát.

Khi chúng tôi tới nơi quan sát th́ chúng tôi thấy địa danh ở đó họ gọi là Sa Diện, sa là cát như sa mạc, diện là cái mặt th́ có thể là cái sông mà có thể khi nước cạn nó lộ cát lên và từ đó họ đặt tên ḿnh không biết, nhưng cũng có thể do cái lỗi ấn công hồi đó hay là xắp chữ Sa Diện đă đánh thành Sa Điện. Nhưng mà trong cuốn Phan Bội Châu tự phán th́ họ đă viết đúng chữ Sa Diện. Th́ đó là một vài điểm lịch sử liên quan tới cái thời cận đại của chúng ta, có lẽ chúng ta cần nên sửa lại.

Xin cám ơn học giả Đỗ Thông Minh. Xin kính chào thính giả của đài, xin cám ơn.
 

Phạm Điền, phóng viên đài RFA

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18