| |
|
Suy nghĩ về vua Rộc
nước Nam Giao .
Ở
Thái bình có đền vua Rộc , trong đền có thần phả ghi lại tên
nước Việt thời ấy là Nam Giao .
Vua
Rộc là vua nào trong Việt sử hay truyền thuyết lịch sử và
nước Nam Giao là nước nào ?
Về
tên vua Rộc : Rộc↔Rục ↔Rạc là âm tiếng Việt cổ nay biến
thành Lộc – Lục – Lạc .
Lộc
tục vua phương Nam trong truyền thuyết Việt ;
Lục là chỉ Hùng vương thứ 6 hiện có mộ nơi đền Hùng linh
thiêng
Lạc
↔Nác – nước chỉ ngài là vua phương Nước ; nước là Dịch tượng
của phương Nam .
Tóm lại : vua Rộc đồng nghĩa với Lạc vương , vua phương Nam phải
chăng là Lộc tục trong truyền thuyết ?
Theo truyền thuyết Lộc tục có tước hiệu là Quang lang (chính
xác phải là Quan lang , quan là nom – nhìn tức hướng Nam) cai
trị phương Nam từ năm 2879 trước công nguyên , năm này cũng đúng
là năm đế Nghi – Viêm lang lên ngôi hoàng đế kế nghiệp vua cha là
đế Minh quốc tổ . (theo tư liệu của ông Nguyễn hồng Sinh).
Nam
Giao là địa danh đã nói đến trong kinh Thư , đế Nghiêu …mệnh Hy
Thúc trạch Nam Giao…, theo tôi viết Nam Giao là thiếu , chính xác
phải là ‘Nam giao chỉ’ mới đủ nghĩa .
Ta
phân biệt : Nam Giao khác với Giao Nam .
Giao Nam là đất Giao chỉ phần phía Nam , đối đẳng có Giao Bắc .
Nam
Giao là đất ở phía Nam Giao chỉ (ngoài cõi) .
Hiểu theo cú pháp tiếng Việt thì Thông tin mang trong cụm từ
“Nam Giao – Nam Giao chỉ” hoàn toàn khác với lối hiểu của người
Tàu : Nam giao là đất Giao chỉ ở phía Nam (Trung quốc ?). Thử
hỏi …Thời Nghiêu Thuấn theo chính sử Trung quốc chỉ là cái
lõm cỏn con ở Sơn tây thì làm gì đã biết đến đất Giao chỉ ở
phía Nam của họ ?.
Đế
Nghiêu – đế Nghi đã là vua Giao chỉ rồi mới …mệnh Hy thúc trạch
Nam giao… ý nghĩa thực sự là Mở rộng đất Giao chỉ về hướng
Nam (xưa nay đã lộn ngược) tức vùng Quảng Tây ngày nay.; chính
như thế mà Tôn Quyền chia Giao chỉ Bộ thành : Giao châu là đất
Giao chỉ cũ gồm bắc trung và Bắc bộ ngày nay ; Quảng châu là
Quảng Tây – Quảng Đông , chữ Quảng động từ có nghĩa là mở
rộng ra ý nói Quảng châu là đất mở rộng từ đất gốc là Giao
châu ,
Giao là biến âm của ‘giữa’ dùng chỉ nơi mà 2 trục Nam – Bắc và
Đông – Tây giao cắt .
Truyền thuyết lịch sử Việt có chỗ chưa minh bạch khi nói …đế
Minh phong cho Đế Nghi là vua phương Bắc lộc Tục Là vua phương Nam
, vậy rõ ràng là có 2 nước 2 vua ???, đã như thế sao lại còn
có việc …Đế Minh rất yêu thương và có ý truyền ngôi cho Lộc
Tục nhưng Lộc tục không dám nhận để sau cùng đế Minh truyền
ngôi (gì ?) cho anh là đế Nghi ???.
Truyền thuyết đã có sự lầm lẫn giữa chức và tước khiến
rất lấn cấn .
Thực ra lịch sử buổi đầu nước họ Hùng có 2 giai đoạn :
·
Giai đoạn 1 thời dựng nước :
Dịch có Thái cực sinh lưỡng Nghi nên truyền thuyết có vua cha
quốc tổ phong cho 2 con
tước Viêm
lang và Quan lang ý chỉ sự phân cực đầu Bắc và đầu Nam , đầu
Âm – đầu Dương còn truyền ngôi tức chuyển giao chức vụ
thì chỉ có 1 , truyền thuyết chép là truyền cho đế Nghi như thế
vẫn chỉ là 1 nước 1 vua ; nước có 2 miền Bắc và Nam , Viêm và
Quan ; cổ sử Trung hoa gọi là ông Cao Giao và ông Giao Thường (thường
≠cao).
Thời Hùng Vũ – đế Minh – Hoàng đế lập Hữu Hùng quốc thì đất
nước có 2 miền , đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh là đầu Bắc , lưu
vực sông Đà hay Hắc thủy- Đan thủy là đầu Nam (phương hướng xưa
theo Dịch học) , phần Bắc gọi là Đất Đào cũng là đất Cao ,
Nam là đất Đường hay Thường , đế Nghiêu là ông Giao Thường tước
Đường vương (Đường hầu) tức người đứng đầu vùng lưu vực sông
Đà – sông Mờ phía Nam xưa tức cũng là Lạc vương – vua nước –
nác – Lạc – rạc – Rộc; còn cầm đầu phía Bắc xưa là ông Cao
Giao. (Có tư liệu viết ông Cao Giao sinh ở Hồng thành ; hồng –
đào – Xích là 1, liệu có liên quan gì tới dãy Hồng lĩnh ở
Hà Tĩnh ?) .
·
Thời sơ sử mở rộng lãnh thổ ban đầu :
Khi
trị vì Đế Nghiêu đã ….mệnh Hy Thúc trạch Nam giao …(chỉ) tức
là mở rộng lãnh thổ về hướng Nam (xưa) thu phục miền đất
phía nam Giao chỉ nay là vùng Đông Vân Nam và Lưỡng Quảng như 2
câu thơ của Phạm sư Mạnh :
Hồng bàng khai tịch Hậu
Nam phục nhất Đường Ngu
.
Khi
đất Nam Giao đã nhập vào với đất Giao chỉ cũ thì lãnh thổ
nước họ Hùng được phân chia lại thành 2 miền :
Miền Bắc của đế Nghi – Viêm lang là Giao chỉ .
Miền Nam của Quan lang – Lộc tục hay Lục tộc là Nam Giao chỉ .
Vùng đất Nam Giao mới thu phục gọi là Nam lĩnh hay lĩnh Nam ban
đầu chỉ là vùng Quảng tây Trung quốc .
Do
sai lầm lồng 2 thời kỳ vào làm 1 nên thông tin trong buổi đầu
dựng nước trở nên lủng củng không hiểu nổi ; nơi thì bảo đế
Nghi làm vua phương Bắc ( truyền thuyết Việt) nơi khác lại cho đế
Nghiêu là chúa phương Nam ( Đường Nghiêu – cổ sử Trung hoa) ,
thực rối rắm qúa chừng .
Thực ra Nói phương bắc cũng đúng nếu đặt sự kiện ở sau thời
đế Nghi mở nước về phương Nam nhưng nói đế Nghiêu – Nghi là
chúa phương Nam cũng không hề sai nếu đặt trong buổi đầu dựng
nước .
Từ
Nghi ở đây chỉ là biến âm của nhì – nhị nghĩa là thứ 2 , đế
thứ nhất là Hoàng đế – đế Minh ; đế thứ nhì là Đế Nghiêu – đế
Nghi . Quy tắc âm ‘ng’ biến ra ‘n’ chưa thấy nhà ngôn ngữ học nào
nói tới nhưng có thể dẫn chứng …Ngung di không có nghĩa thực
ra là Nhung di tức người Di phía đông .v.v.
Tạm thời sau khi đối chiếu 2 nguồn thông tin truyền thuyết Việt
và cổ sử Trung hoa chỉ có thể suy đoán … vua Rộc là
1 trong 2 vì đế vương cổ đại :
- Là đế
Nghi tức
ông Giao Thường , ông Giao Thường trong cổ sử Trung hoa là Đế
Nghiêu –
thường gọi là thời Đường Nghiêu (Đường ↔Thường) , kinh đô đặt
trên đất Giao
Nam là
Bắc Việt ngày nay .
Hoặc :
- Là đế
Thuấn hay
ông Diêu trọng hóa vua kế nghiệp đế Nghi , thời Kinh đô Bồ bản
đặt trên đất Nam
Giao tức
Nam Giao Chỉ nay là Quảng Tây .
Ghi
hhận : Sử thuyết Hùng việt dựa vào Hùng vương thập bát chi
thế truyền tư liệu lịch sử qúy gía truyền đời của người
Việt cho Đế Nghi là Hùng Hy vương – Viêm lang , Hy biến âm của hai
-2 – Hời đồng nghĩa với Nghi – nhì , Viêm là Viêm nhiệt chỉ xứ
nóng , chính vì điều này mà Việt nam có thời xưng là Viêm
bang .
Để
có thể kết luận rõ ràng dứt khoát về vua Rộc nước Nam Giao chắc
còn phải tìm hiểu và suy nghĩ nhiều lắm …
-
Đế Minh và
Hoàng đế…ai là cháu ai ?
-
-
Truyền thuyết
lập quốc Trung hoa viết ….
-
-
Khoảng 5000 năm trước , vào thời thượng cổ , vùng lưu vực sông Hoàng
Hà – Trường Giang của Trung Quốc có rất nhiều thị tộc và bộ lạc sinh
sống . Theo truyền thuyết , Hoàng Đế là thủ lĩnh của một bộ lạc rất
nổi tiếng … Bộ lạc đó xuất hiện sớm nhất ở cạnh vùng Tây Bắc của
Sông Cơ thuộc Trung Quốc ngày nay , về sau dời đến Trác Lộc ( vùng
Hoài Lai , Trác Lộc tỉnh Hà Bắc ngày nay ) . Khi đấy nổi danh cùng
Hoàng Đế c̣n có một thủ lĩnh bộ lạc tên Viêm Đế , họ xuất hiện sớm
nhất ờ gần sông Khương – phía Tây Bắc Trung Quốc .
-
Vào thời bộ lạc của Hoàng Đế trở nên hùng mạnh , có thủ lĩnh của
một tộc người Cửu Lê tên là Si Vưu . Tương truyền ông có 81 anh em ,
họ khỏe như dă thú , ḿnh đồng da sắt , ăn toàn cát đá , hung tợn vô
cùng . Họ c̣n biết chế tạo ra các loại vũ khí như cung , nỏ , đao ,
kích và thường thống lĩnh bộ lạc của ḿnh đi xâm lược bộ lạc khác .
-
Có lần Si Vưu xâm chiếm đất đai của Viêm Đế , nhưng vốn không phải
là đối thủ của Si Vưu nên Viêm Đế đă bị đánh bại thảm hại . Không
c̣n cách nào khác , Viêm Đế phải chạy đến Trác Lộc nhờ Hoàng Đế giúp
đỡ . V́ muốn diệt trừ bộ lạc này nên Hoàng Đế tập hợp các bộ lạc lại
, chuẩn bị binh lực quyết chiến với Si Vưu ở cánh đồng hoang Trác
Lộc .
-
Rất nhiều câu chuyện thần thoại liên quan đến cuộc chiến này được
người đời lưu truyền . Tương truyền , Hoàng Đế có huấn luyện những
loài dă thú như : gấu , gấu ngựa , t́ hưu , hổ ( một số loài thú chỉ
có trong truyền thuyết ) , khi giao chiến ông đă thả chúng ra để bảo
vệ ḿnh . Tuy binh hùng sức mạnh , nhưng khi gặp phải quân đội của
Hoàng Đế và bầy mănh thú , quân của Si Vưu đă không địch nổi , đành
phải t́m đường chạy trốn .
-
Hoàng Đế thừa thắng dẫn binh truy kích . Đột nhiên trời đất trở nên
u ám , mây gió vần vũ , sấm chớp liên hồi , khiến cho binh lính của
Hoàng Đế không thể truy cản . Th́ ra Si Vưu đă mời ” Phong Bá Vũ Sư
” đến trợ chiến . Hoàng Đế cũng không chịu thua , ông vội mời Thiên
Nữ giúp ḿnh xua tan mây gió . Trong chớp mắt , mưa ngừng gió tạnh ,
trời trở nên quang đăng , cuối cùng Si Vưu đă bại trận .
-
Sau khi Hoàng Đế đánh bại Si Vưu , các bộ lạc đều rất vui mừng .
Với sự ủng hộ của nhiều bộ lạc , Hoàng Đế đă trở thành thủ lĩnh của
vùng đất Trung Nguyên .
-
Tương truyền vào thời Hoàng Đế , có rất nhiều phát minh ra đời như
: xây dựng các công tŕnh , chế tạo xe , thuyền bè , y phục ngũ sắc
, v.v .
-
Hoàng Đế có một người vợ tên là Luy Tổ, bà cũng tham gia lao động
với mọi người . Trước đây tằm vốn sống hoang dă và loài người chưa
biết đến ích lợi của nó . Luy Tổ đă dạy các thiếu nữ nuôi tằm , ươm
tơ , dệt lụa . Tơ và lụa ra đời từ đó .
-
V́ có cống hiến to lớn cho nền văn minh Hoa Hạ , nên người đời sau
đă phong Hoàng Đế là vị thủy tổ của tộc người Hoa Hạ và tự xưng
ḿnh là con cháu của ông . Do tộc người Viêm Đế và Hoàng Đế vốn gần
gũi nhau nên về sau đă hợp thành một , và mọi người cũng cho ḿnh là
con cháu của Viêm Hoàng..
-
…….
-
Truyền thuyết trên nêu ra 2 ý :
-
- Hoàng đế – Viêm đế và Xi vưu là người Cùng thời ,
thời Trung hoa lập quốc khoảng 5000 năm cách nay .
-
- Địa bàn nguyên thủy của Trung hoa là vùng Tây bắc
Trung quốc tức Thiểm tây sau dời sang vùng Hà bắc ngày nay .
Nói chung trước sau đều ở bắc Hoàng hà .
-
Điều này liệu có đúng không ?
-
Danh xưng Hoàng đế ở đây là 1 danh từ riêng nghĩa là đế
màu vàng không phải hoàng đế danh từ chung đồng nghĩa với
từ vua trong tiếng Việt .
-
Vì từ màu vàng này mà nhiều nhà nghiên cứu cả Tàu lẫn
ta đang cố đẩy đưa …Hoàng đế – đế màu vàng là vua vùng
Hoàng thổ , đất màu vàng ở Thiểm tây rìa sa mạc Gobi là
có thực nên việc lập quốc của dân tộc Trung hoa khởi ở
vùng tây bắc cát bụi mịt mù này xem ra có vẻ là đúng và
thực…Hoàng đế đi với hoàng thổ Hoàng hà …xem ra có lý qúa
đi chứ ?.
-
Nhưng ….cổ thư Trung hoa không phải chỉ nói đến Hoàng đế
mà có đủ cả bộ ‘Ngũ sắc đế’ theo Dịch học là : Thanh đế
– Xích đế – Bạch Đế – Hắc đế – Hoàng đế .
-
Nếu ‘công thức’ Hoàng đế là vua vùng Hoàng thổ được chấp
nhận thì vùng bắc Hoàng hà lấy đâu ra đất cho các vị đế
kia …
-
-Hắc đế vua vùng đất đen …cũng có thể lắm…đất đen là đất
màu mỡ mới hình thành do sự bồi lấp đầm lầy mà thành ,
loại đất này trồng trọt rất tốt …
-
-Bạch đế là vua đất …bạc màu sinh ra do con người canh tác
lâu ngày mà không bồi dưỡng …. hoặc cũng có thể Bạch đế
là vua vùng đất sét trắng tức cao lanh loại đất qúy chuyên
dùng làm đồ gốm xứ cao cấp chăng …
-
-Xích đế là vua vùng Xích thổ tức đất do phún xuất núi
lửa lâu ngày phong hoá mà thành thường gọi là đất đỏ bazan
…chắc Xích đế là vua cà phê …
-
-Thanh đế ….đến đây thì trí tưởng tượng có phong phú tới
đâu cũng chịu thua …không thể đẻ ra được loại đất Xanh lấy
chỗ cho Thanh đế làm vua …
-
Cái nôi Tây bắc Trung quốc liệu có thể là vùng trồng trọt
cây trái xum xuê cho thần nông nhập thế ?, có là vùng thuận
lợi cho việc trồng dâu nuôi tằm để phu nhân Luy tổ vợ Hoàng
đế tạo ra lụa ?, vùng đất ấy liệu cây trà có thể mọc
được không ? , cổ thư Trung hoa chép Viêm đế thần nông đã
nhấm nháp lá trà xanh và phát hiện ra dược tính qúy giá
của loại thảo mộc này ?
-
Xem ra thuyết Hoàng đế là vua Hoàng thổ khó mà đứng vững
…
-
4 phương trời và vua các phương chiếu theo Cửu thiên :
-
-
http://i42.servimg.com/u/f42/13/82/82/20/image135.jpg
-
-
-
-
Thông tin về 4 vị vua Thái Cổ của Trung Hoa theo sách Lã thị
xuân thu phản ánh nhất quán hệ thống những Dịch tượng
trong Dịch học :
-
1. Thanh Thiên cho ra : Bào hy – Mộc Đức – mùa xuân – số 8
của Hà thư (đồ) , phương Đông – màu xanh nên gọi là Thanh đế
.
-
2. Viêm thiên cho ra : Thần nông – Hoả Đức – mùa hạ – phương
Nam ( phương Bắc – bức nóng xưa theo dịch lý) – số 7 – màu
đỏ tức Viêm Đế .
-
3. Hạo thiên →Thiếu Hạo – đức Kim – mùa thu – phương Tây – số
9 – màu trắng gọi là Bạch đế .
-
4.Huyền thiên → Xuyên Húc – Thủy Đức – mùa đông – phương Bắc
( tương tự như phương nam trên ngược với ngày nay ) – số 6 –
màu đen nên có Hắc đế .
-
Đế …còn lại là :
-
5. Quân thiên cho ra đời : Hiên viên – Thổ đức (tạm gọi thế)
– không thuộc mùa nào – đất là vùng chính giữa – là số 5
của Hà thư – màu vàng nên vua có tên là Hoàng đế (đế màu
vàng ≠ hoàng đế danh từ chung) .
-
Sở Từ (楚辭)
cũng nói đến Ngũ Đế theo như là các vị thần ở các phương:
-
Thiếu Hạo đế phương đông .
Chuyên Húc đế phương Bắc .
Hoàng Đế đế vùng chính giữa .
Phục Hi đế phương tây .
Thần Nông đế phương nam
-
Định Như thế …4 phương của Sở từ lộn ngược so với sách
Lã thị xuân thu .
-
Nói đến thần của 4 phương tức Sở từ cũng như những Cổ thư
khác của Trung hoa đặt Hoàng đế và Viêm cùng 1 thời đại ,
cả 2 là con của Thiếu Điển , mẹ của họ là con gái của họ Hữu
Qua (họ qua – Qúa = Việt – vượt ?), Viêm Đế ḿnh người đầu trâu,
lớn lên ở sông Khương, nhân đó đặt làm tính , sử viết là họ
Khương , Hoàng đế cũng lấy địa bàn trú chân của bộ tộc là
sông Cơ làm họ .
-
Xét tới đây ta ghi nhận dựa vào cổ thư Trung hoa thì có 1
Viêm đế sống cùng thời với Hoàng đế và Xi vưu ; cả 3 bộ
tộc của 3 tộc trưởng này đã thống nhất thành Trung Hoa
khởi thủy do Hoàng đế cai quản .
-
Nếu Hoàng đế và Viêm đế là anh em cùng cha thì hoá ra tổ
của nước Việt so với người Hoa là thuộc hàng “chút chít
” vì sử Việt nam viết …Đế Minh (tổ dân Việt nam) là cháu
3 đời của Viêm đế Thần nông …và nếu qủa đúng như thế thì
người Việt hôm nay cũng là ‘Viêm Hoàng tử tôn’ chính hiệu
sao ?.
-
Nhưng ngoài cái nhìn đồng đại cổ thư Trung hoa còn cái
nhìn khác , cái nhìn lịch đại …
-
Thần Nông lấy con gái của họ Bôn Thủy tên là Thính Yêu làm vợ, sinh
ra Đế Đồi. Đồi sinh ra Thặng, Thặng sinh ra Đế Minh, Minh sinh ra Đế
Trực, Trực sinh ra Đế Li, Li sinh ra Đế Ai, Ai sinh ra Đế Du (võng
?) . Cả thảy tám đời, năm trăm ba mươi năm th́ họ Hiên Viên nổi dậy
đánh bại mà lên làm vua , họ Hiên Viên thay thế họ Thần
nông mở ra trang sử mới của Trung hoa cổ đại . Xét theo quan
niệm này thì Viêm đế và Hoàng đế không phải 2 ông vua mà
là 2 dòng vua hay 2 triều đại , Triều đại Viêm đế có tới 8
vua nối nhau trị vì Trung hoa hơn 500 năm , phải chăng tích
Viêm đế đánh nhau với Hoàng đế để về sau hình thành ra
dòng giống ‘Viêm Hoàng tử tôn’ là ý nói đến Viêm đế ‘đời
cuối’ và Hoàng đế ‘đời đầu’ ?
-
Sử gia Việt chắc hẳn đã căn cứ vào cái xâu chuỗi 8 vua
dòng Thần nông Viêm đế mà ghi vào sử Việt ….Đế Minh là
cháu 3 đời vua Thần nông – Viêm đế ?…nhưng như thế thì lại
xảy ra …lộn ngược 1 cách ngoạn mục ….Hoàng đế có vai vế
chỉ ngang Dũ võng cháu 4 đời của đế Minh (đế Minh – Trực –
Lí – Ai – Dũ võng) …thế là làm sao ? Không đầu óc nào hiểu
nổi ….giữa Hoàng đế và đế Minh thì ai là cháu ai ???
-
Rối rắm chưa đủ Hoàng Phủ Mật cho rằng Thiếu Điển là tên nước
(không phải tên người ?) chư hầu họ Hữu Qua , vậy th́ hai Đế họ
Khương họ Cơ cùng có gốc từ họ (?) Thiếu Điển, mẹ của Hoàng Đế lại
là con gái (thuộc ?) đời sau (cùng 1 dòng ? ) của mẹ của Thần
Nông, đấy đều là con gái của họ Hữu Qua (qúa = vượt – Việt ?)
vậy. (Trích internet ).
-
Phải chăng ông ta muốn nói Viêm đế và Hoàng đế không phải
là anh em 1 cha mà chỉ là 2 người cùng mang ‘quốc tịch’
nước Thiếu Điển ?. Vế sau nói về mẹ của 2 vị thì không
biết do tác giả hay người dịch mà căng óc ra cũng không nắm
rõ ý muốn nói gì ? chỉ có thể đoán ý khi thêm vào
những chữ trong ngoặc ….tính theo mẫu hệ thì Hoàng đế là
đời sau hàng con cháu Thần nông Viêm đế …như vậy thì rất có
thể Hoàng đế và đế Minh là anh em cùng1 dòng giống và
cũng không loại trừ điều có thể Minh và Hoàng là 2 tên
gọi của 1 nhân vật lịch sử .
-
Về những thủ lãnh đầu của cộng đồng Trung hoa xét theo
cách nhìn của sách Lã thị xuân thu thì đầy đủ toàn diện
hơn quan điểm thần 4 phương đồng đại của Sở từ vì Dịch
học trùm bọc cả Không và Thời gian nên ngoài việc làm chủ
không gian như những vị thần của 4 phương và Trung tâm , Ngũ
đế tiên khởi Trung hoa còn là chủ của thời gian tức thần
của 4 mùa .
-
- Xuân đế – Bào hy
-
- Hạ đế – Thần nông cũng là Viêm đế .
-
- Thu đế – Thiếu hạo
-
- Đông đế – Xuyên húc
-
- Hoàng đế không có đất đứng trong vòng thời gian 4 mùa
thể hiện của Tứ tượng trong chu kỳ năm .
-
Vì vậy xét trong quan điểm ‘lịch đại’tức trong tuần tự
thời gian thì không thể có chuyện tên phản đồ Hoàng đế
giết thày là Thần nông –Viêm đế tiếm ngôi như trong truyền
thuyết dân gian Việt và việc họ Hiên Viên thay họ Thần nông
làm vua trong truyền thuyết Trung hoa , Hoàng đế không mùa
thì làm sao chen vào cái vòng tròn 4 mùa khép kín ấy .
-
Sử thuyết Hùng Việt đưa ra cái nhìn mới cho thời tạo lập
thiên hạ .
-
* Thoạt
kỳ thủy – thần thoại thành người .
-
- Thần Bàn Cổ tức Bản cả nghĩa là ông cả của bản làng
,người Việt nam gọi là ông Bành tổ tượng trưng thời đại
bắt đầu có tiếng nói tức hệ thống tín hiệu âm thanh để
giao tiếp với đồng loại tức lúc con người cá thể biến
thành con người xã hội
-
- Thần Toại nhân chỉ thời bắt đầu biết dùng lửa tức lúc
bắt đầu biết suy tư , ánh sáng giúp thoát khỏi sự tối tăm
cả trong môi trường và não bộ .
-
-Thần Hữu sào với cây sào đo bóng nắng tính thời gian chỉ
thời con người bắt đầu có ý niệm thời gian , sau thời biết
trên biết dưới đến lúc biết trước biết sau hoàn thiện khả
năng tư duy cả cụ thể lẫn trừu tượng biết là có cả những
cái không nhin thấy …bước đầu biết đoán những điều sẽ xảy
ra …
-
*
Huyền sử dòng họ Hùng .
-
- Xuân
đế hay Thanh đế Bào Hy – Động đình quân còn gọi là Thái Cao
thị:
-
Con người Biết định lượng 1 cách chính xác với hệ số đếm
và số thứ tự , bắt đầu thiết lập công thức về sự liên
quan các biến đổi trong không và thời gian bằng hệ thống
tín hiệu tức thời hình thành Thập can biểu diễn bằng các
nút giây thắt và 2 Đồ hình Hà thư và Lạc đồ của dịch
học nút số , Trên thang tiến bộ thì đây là thời biết lấy
vỏ cây che thân không còn trần trụi tự nhiên .
-
-Hạ
đế hay Xích đế -Thần nông – Thái Viêm- Cao Tân thị .
-
Thời nông nghiệp khởi thủy , con người bắt đầu bứt phá
khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào những gì sẵn có trong tự
nhiên không chỉ còn là phát kiến mà bắt đầu biết phát minh
bằng bàn tay khối óc tạo ra những gì cần thiết đáp ứng
cho nhu cầu cuộc sống .
-
Bổ sử do Tư mã trinh soạn chép : Đức thuộc hỏa mà làm vua,
cho nên gọi là Viêm Đế, Đẽo gỗ làm cuốc, uốn gỗ làm cày, làm các đồ
làm ruộng để dạy muôn người. Bắt đầu dạy cày bừa, cho nên hiệu là
Thần Nông Thị , nếm trăm loại cỏ tìm ra thuốc chữa bệnh Sau cùng
là phát kiến vô cùng lớn đối với văn minh Trung hoa là
đặt ra các quẻ của Dịch học Vạch quẻ . Điều lạ lùng là
chính Thái Viêm thần nông làm ra phần căn cốt của Dịch là
các quẻ vạch lại không có tên trong các Thánh Dịch , thay
vì tứ thánh như xưng tụng trong sách vở Trung quốc thì phải
là Ngũ thánh và tên thánh Dịch Thần nông phải xếp ngay sau
thánh Phục hy trong cái trật tự Phục Hy Văn vương Chu công
Khổng tử mới phải chứ ?, đây là 1 dấu hỏi lớn phải chăng
còn điều gì khuất tất vô cùng to lớn ẩn phía sau ?.
-
Điều xác định hệ trọng cho lịch sử dòng giống Việt là :
chính Thái Viêm Thần nông mới là tổ 3 đời của đế Minh và
là viễn tổ của người Việt , Viêm đế nhân vật cùng thời
với đế Hoàng cũng chỉ là tằng tôn chút chít của ngài mà
thôi , cổ thư Trung quốc đã lầm lẫn tai hại khi cho Thái Viêm
và Viêm đế là một tạo ra 1 mớ thông tin hỗn độn về hành
trạng của 2 nhân vật lịch sử có lẽ sống cách nhau phải
đến vài ngàn năm .
-
-Thu
đế hay Bạch đế -Thiếu hạo – Thái Khương - Kim thiên thị .
-
Phương tây chủ tĩnh – con người bắt đầu định cư định canh
không mãi lang thang như đàn thú , định cư cùng với định canh
là lúc bắt đầu hình thành cộng đồng , ban đầu chủ yếu
dựa vào liên hệ máu huyết , đây là lúc hang → hàng →hương
và hốc →họ→hữu sau mới mở rộng dần thành quan hệ xã hội
.
-
Cuối thời Thu đế có lẽ là lúc người ta biết dựa vào
hình ảnh con rùa mà chế ra nhà sàn , tư liệu cổ Trung quốc
gọi là nhà ‘can lan’.
-
-Đông
đế hay Hắc đế – Xuyên húc – Thái Tiết – bà Vũ Tiên – Cao
dương thị .
-
Việc Định cư đã tạo thành những cộng đồng dân cư quy mô
nhỏ , ngoài thông tin con người bắt đầu bước biết trao đổi
sản vật , nhu cầu giao thông giữa các nơi đòi hỏi phải có
phương tiện giao thông , Dịch tượng của phương nam là sông
nước , vua là Xuyên húc đã chỉ ra sự giao thông ban đầu nối
kết các cộng đồng là đường sông với phương tiện là bè
mảng , việc phát minh ra các phương tiện di chuyển đã nối
kết các cộng đồng nhỏ thành 1 cộng đồng lớn , xã hội
bước đầu có sự phân công trong sản xuất và trao đổi hàng
hóa , việc này đã nâng cao năng suất lao động tạo ra được
1 lượng sản vật cung cấp cho số người không trực tiếp sản
xuất .
-
Vì vòng xoáy trôn ốc ‘Ngũ thái’ hình thành trên quan niệm
Lịch đại lấy 4 mùa làm chuẩn nên không thể có chuyện Thái
Công – Hoàng đế chen ngang vào giữa Thái Viêm – Thần nông và
Thái Khương – Thiếu hạo tạo ra cảnh ‘ông chằng bà chuộc’
chẳng ra sao trong thời thái cổ như đã nêu ra ở phần trên
của bài .
-
Trên bước đường văn minh Từ thời ông Bành tổ cho đến hết
thời Đông đế , con người đã đi 1 đoạn đường dài không biết
bao năm tháng , nay có chăng những sự việc là dấu mốc quan
trọng trong những năm dài đó cũng chỉ còn đọng lại trong
kí ức cộng đồng một cách mơ hồ ,cơ hồ như phi không phi
thời và thường mang tính gỉai thích sự kiện đượm màu tiên
thánh phóng tác hơn là ký sự , tập hợp những điều ấy gọi
là truyền thuyết lịch sử , nếu ai đó hỏi….Thần nông ‘giáo
dân nghệ ngũ cốc’ cụ thể ở đâu , lúc nào ? thì kẻ hèn
này đành thua không thể có câu trả lời thỏa đáng …với
trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện nay cao lắm thì
cũng chỉ có thể …đoán là ở vùng ‘Châu Á gío mùa’ vào
khoảng trên dưới 10.000 năm cách nay .
-
Thực chất huyền sử dòng họ Hùng chính là lịch sử văn
minh người họ Hùng .
-
*Sơ
sử nước họ Hùng .
-
- Thái
công – Hoàng đế dựng nước :
-
Vào cuối thời ‘Đông đế’ khi hoàn tất 1 chu kỳ xoáy trôn ốc
của tiến trình văn minh , xã hội đã hội đủ tiền đề vật
chất và tri thức để con người bước lên nấc thang mới trong
hình thái tổ chức cộng đồng, sự ra đời loại hình tổ
chức kiểu quốc gia thay thế cho những liên minh thị tộc là
tất yếu .
-
Hiên Viên tước hiệu Thái Công là vì ‘Thái’ hay tổ phụ sau
cùng của truyền thuyết , đây là thời bản lề nối 2 thời kỳ
lịch sử : Thị tộc và quốc gia , vị Thái hay tổ phụ sau
cùng của họ Hùng tức ‘thị tộc Hùng’ cũng chính là vị đế
đầu tiên của lịch sử ‘nước họ Hùng’ , danh xưng rõ ràng
hàm ý chuyển tiếp …họ Hùng thì còn là thị tộc nhưng
nước họ Hùng là đã lột xác chuyển thành quốc gia .
-
Theo cổ thư Trung hoa thì Hoàng đế là vua khai quốc nước
họ Hùng – Hữu Hùng quốc , truyền thuyết Việt gọi là đế
Minh , Hiên viên chỉ là tam sao thất bản của Hiền vương –
Hiền đế – Hiền đức lang .
-
Danh hiệu ‘đế màu vàng’ là vận dụng ngũ sắc dịch học
vào lịch sử , không có ông vua nào tên là Vàng cả , Vàng
là sẳc của trung tâm , khi nói về đất là chỉ Trung nguyên
hay trung thổ , tiếng Việt dân gỉa gọi là ‘chỗ giữa’ Hán
văn đảo ngược ‘ giữa chỗ’ và biến âm thành ‘Giao chỉ’ ,
‘Hoàng’ đế đích thị là chức hiệu của vua ‘Giao chỉ’ . Vua
kiến lập ‘nước họ Hùng’ gọi là Hùng vũ vương (vua↔vũ) là
qúa đúng không thể nào bác được nhưng …lạ lùng là chỗ
‘nước họ Hùng’ hay ‘Hữu hùng quốc’ là nước của sử Trung
hoa nhưng Trung hoa lại không có Hùng vương ngược lại Hùng
Vũ vương là 1 trong 18 Hùng vương của sử Việt mà sử Việt
thì …thời Hùng vương không có quốc hiệu ‘nước họ Hùng’.
-
Sử Việt gọi là đế Minh theo nghĩa là nguồn sáng , đế Minh
là vua vùng sáng, đất Minh nghĩa bao trùm cả chữ Trung và
chữ Hỏa ghép lại mà thành , Trung – hỏa ý chỉ Trung tâm
văn minh soi sáng cho cả thiên hạ chứ không có ông vua Việt
nào tên là Minh , căn cứ trên cái nền Dịch học thì đế Minh
và đế Hoàng chỉ là một , là vua miền trung tâm thiên hạ ví
dụ như kinh đô nhà Hạ trung hưng được gọi là Minh điều , minh
là kinh đô , điều là đào – đỏ , Hạ – hoả – đỏ – hồng –
thiêu đốt cùng 1 hệ Dịch tượng , nước lập trên đất ấy gọi
là nước Đào hay Thao đồng nghĩa với Hồng bang – Hồng bàng ,
dẫn chứng khác :Kinh Đô của Trưng vương là Mê – linh , mê
linh chỉ là 2 từ phiên thiết của Minh , Minh nghĩa là kinh đô
vậy .
-
Xét như trên đế Minh không phải là ông vua tên là Minh cho nên
đế Minh của sử Việt không liên quan gì đến dòng dõi 8 đời
đế của Thần nông thị , sở dĩ sử chép Đế Minh là cháu 3
đời của Thần nông Thái Viêm vì cái thứ tự vòng ‘ngũ thái’
:Thái Viêm – Thái Khương – Thái Tiết sau cùng đến Thái Công
tức Đế Minh – đế Hoàng tính ra là cách nhau 3 đời .
-
Xem ra không thể lý giải hướng nào khác là : lịch sử cổ
đại người Trung hoa và Việt nam là ‘một’ . Ngày nay mỗi dân
tộc chỉ còn giữ được 1 mảng của lịch sử chung , không kể
sự phá hoại có chủ ý , khách quan thôi thì hiện tại
lịch sử của cả 2 dân tộc cũng chỉ là thiên lịch sử
khiếm khuyết bất toàn .
-
Xin trở lại những hàng đầu tiên của bài .
-
Khác với thời huyền sử , Qua thời sơ sử lập quốc thì
những dữ liệu qúa khứ còn lưu giữ đủ cho người ngày nay
ước đoán tương đối chính xác về không gian và thời gian
diễn ra các sự kiện lịch sử .
-
Hoàng đế họ Cơ vì bộ tộc của ông sinh trú nơi sông Cơ khi
lập quốc , Sử thuyết Hùng Việt cho : Cơ chỉ là biến âm của
‘ cao – cả’ tiếng Việt , Sông Cả ở Nghệ an Việt nam , tộc
Cả nghĩa là dòng tộc chính , là cốt lõi đã hình thành
nên cộng đồng dân tộc Trung hoa .
-
Viêm đế họ Khương trong bài viết mang Khương tính vì bộ tộc
sống ở vùng sông Khương nên lấy Khương làm họ , Khương chỉ
là biến âm của Khăng (khăng- khăng) chỉ sự không thay đổi ,
sách vở Trung hoa gọi sông Cửu long là Mễ cương ; khương↔cương
, Địa lí Đại nam thời Nguyễn gọi là Khung giang ; Khương↔Khung
, ngày nay thông thường gọi là sông Mê kông hay Mê khoỏng ;tất
cả đều là biến âm của từ ‘khăng’ nghĩa là không đổi là
tính của phương tây theo Dịch học .
-
Tới đây đã rõ :Viêm đế họ Khương mới là đế 5000 trước của
Truyền thuyết lập quốc Trung hoa , ông là anh em cùng cha
với Hoàng đế họ Cơ và cả 2 là con cháu mấy ngàn năm sau
của Thái Viêm – Thần nông .
-
Truyền thuyết viết …Bộ tộc của Hoàng đế trước cũng ở
sông Khương sau mới di cư về sông Cả điều này hoàn toàn đúng
với bản đồ thiên di và hình thành tộc người xét theo DNA ,
thành tựu mới nhất của Di truyền học , sự việc này buộc
chúng ta phải xét lại gía trị của Truyền thuyết Lịch sử ;
ký ức cộng đồng của 1 dân tộc sớm phát triển chắc chắn
không phải là đống truyện ‘trâu ma rắn thần’ như có người
đã nói ; Mê Công – Cửu long – sông Khương là dòng sông vô cùng
quan trọng của lịch sử dòng họ Hùng , chính đấy mới là
cái gốc của ‘Thiên hạ’ không phải như ‘ai đó’ tuyên truyền
lâu nay … quê hương là sa mạc mịt mù bụi vàng …
-
Không gian và thời gian lập quốc của dòng họ Hùng đã tương
đối rõ cũng như những rắm rối lộn xộn của lịch sử buổi
đầu dựng nước cũng đã tháo gỡ ….mọi sự tạm ổn chăng ?.
-
Post ngày:
12/08/18 |
|