| |
|
Trận Đống Đa - Thăng Long (31 - 1 - 1789)
Trận Đống Đa - Thăng Long cùng với trận Ngọc Hồi - Đầm Mực là hai trận
then chốt trong chiến dịch giải phóng Thăng Long đầu xuân Kỷ Dậu (1789).
Trong khi Nguyễn Huệ, đại tư mă Ngô Văn Sở và Đại đô đốc Bảo chỉ huy
quân Tây Sơn tiến công, bao vây, tiêu diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi - Đầm
Mực th́ từ phía tây nam Thăng Long, cánh kỳ binh Tây Sơn cũng bất ngờ
tiến công vào các cụm quân giặc ở Khương Thượng - Đống Đa và Thăng Long.
Theo kế hoạch của Quang Trung - Nguyễn Huệ trong 5 đạo quân xuất phát từ
Tam Điệp - Biện Sơn tiến theo nhiều hướng nhằm thực hiện nhiệm vụ của
chiến dịch tiến công tiêu diệt quân Thanh ở Thăng Long, th́ đạo quân
đánh từ phía tây nam là do đô đốc Long chỉ huy. Đạo quân này gồm cả bộ
binh, tượng binh và Khương Thượng binh tinh nhuệ. từ Tam Điệp, theo
đường Thiên Quan (Nho quan. Ninh B́nh), xuyên qua Chương Đức (Chương Mỹ,
Hà Tây) tiến thẳng vào Nhân Mục (Hà Nội) có nhiệm vụ vu hồi chiến dịch,
bất ngờ bao vây tiêu diệt đạo quân Sầm Nghi Đống ở Đống Đa rồi vượt qua
cửa ô phía tây nam thọc sâu vào thành Thăng Long, làm rối loạn đội h́nh
trung tâm của địch, uy hiếp và đánh vỗ mặt vào đại bản doanh chủ tướng
giặc Tôn Sĩ Nghị.
Đống Đa tuy không có các đồn lũy kiên cố như ở Ngọc Hồi, song trong hệ
thống doanh trại giặc ở khu vực Thăng Long của quân Thanh th́ Đống Đa
lại giữ một vị trí rất quan trọng, trấn giữ cửa ngơ phía tây nam vào
Thăng Long.
Đống Đa bấy giờ thuộc trại Khương Thượng, tổng hạ, huyện Quảng Đức (sau
đổi là Vĩnh Thuận), nay là quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trại Khương
Thượng nằm trên con đường cái quan trọng từ Nho Quan, Chương Đức, qua
cầu Nhân Mục (sông Tô Lịch) vào cửa ô tây - nam thành Thăng Long, tức
cửa ô Thịnh Quang (Thịnh Hào - Ô Chợ Dừa, Hà Nội). Trại Khương Thượng ở
quảng giữa cầu Nhân Mục đến ô Thịnh Quang của La Thành bảo vệ Thăng
Long, Tôn Sĩ Nghị sau khi chiếm được Thăng Long, đă không tiếp tục tiến
vào Nam, mà cho quân tạm dừng chân để ăn Tết Nguyên Đán. Hắn đóng đại
bản doanh tại cung Tây Long bên bờ sông Nhị (sông Hồng), phía đông thành
Thăng Long và bố trí các trại quân thành từng cụm. Đạo chủ lực do Tôn Sĩ
Nghị trực tiếp chỉ huy, đóng doanh trại trên băi cát, hai bên bờ sông
Hồng, khoảng bến Bồ Đề, ở giữa có cầu phao qua lại, trong đó có đạo quân
của tổng binh Lư Hóa Long đóng ở phía nam sông. Đạo quân Điền Châu và
Triều Châu do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy, đóng ở Đống Đa (trại Khương
Thượng). Đạo quân chủ lực do Hứa Thế Hanh chỉ huy đóng ở Ngọc Hồi. Đạo
quân Vân Quư do đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy đóng ở Sơn Tây. Đạo quân Khâm
Châu tiến theo đường biển đóng ở Hải Dương. Từ ngày 16 - 12 - 1788 (tức
19 tháng Mười một Mậu Thân), toàn bộ kinh thành Thăng Long đều do quân
Thanh và quân bán nước Lê Chiêu Thống đóng giữ.
Tại Đống Đa, quân Thanh không xây dựng đồn lũy, mà chỉ dựa vào địa h́nh
và làng mạc để bố trí doanh trại. Đống Đa nằm giữa ba trại Khương Thượng,
Thịnh Quang và Nam Đồng. Thời Hậu Lê đây là trường thi Bác Cử, tức là
trường thi vơ. Các vơ sinh ba năm một lần tới "hội thi". Xưa kia ở đây
có "nền điện thi" c̣n gọi là cung Đống Đa, có núi Cây Cờ hay núi Cắm cờ,
núi Kéo Cồng hay núi Bà, ao Tượng (ao tắm voi, cạnh chùa Bộc) và Loa Sơn
gọi là g̣ Ốc…
Quân Thanh chiếm cánh đồng cao ráo ở phía bắc trại Khương Thượng để dựng
đồn trại. Sở chỉ huy của tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống đặt trên núi
Loa Sơn. Đó là một điểm cao lợi hại có thể bao quát cả khu doanh trại và
khống chế con đường từ phía tây nam vào Thăng Long. Doanh trại giặc dựng
quanh sở chỉ huy gồm cả hai bên đường cái tiện lợi cho việc bảo vệ, hoặc
cũng dễ dàng khi xuất phát hành quân. Để canh pḥng từ xa và giữ cho khu
vực Đống Đa được an toàn, Sầm Nghi Đống c̣n lập một số trại hoặc đồn
binh nhỏ xung quanh, như đồn Yên Quyết (xă Yên Ḥa, Từ Liêm) bên bờ sông
Tô Lịch hoặc đồn Nam Đồng ở phía sau gần cửa ô vào thành Thăng Long …
Sầm Nghi Đống là tri phủ Điền Châu chỉ huy một đạo quân chừng vài vạn,
gồm binh lính tuyển mộ ở Điền Châu và Triều Châu. Bản thân Sầm Nghi Đống
có một đội quân hộ riêng rất trung thành và tinh nhuệ. Ngoài lực lượng
chủ chốt đóng ở Đống Đa, Sầm Nghi Đống c̣n tổ chức đội quân "nghĩa dũng",
gồm những người mới tuyển mộ trên dọc đường tiến từ biên giới vào Thăng
Long, trong đó có cả dân phu người Hoa trong các công trường khai mỏ ở
Cao Bằng và Thái Nguyên, tuy chưa được rèn luyện chiến đấu nhưng rất
hung hăng. Thành tích chiêu nạp thêm nhiều quân "nghĩa dũng" của Sầm
Nghi Đống đă được vua Thanh khen ngợi và thưởng cho cái lông công cắm
trên mũ gọi là "đeo hoa linh".
Bố trí quân Điền Châu và Triều Châu ở Đống Đa có ư pḥng bị mặt tây nam
cho ḿnh trong những ngày Tết, song qua đó cũng thấy tư tưởng chủ quan,
khinh địch của Tôn Sĩ Nghị, coi thường quân Tây Sơn không thể có hoạt
động ǵ ở hướng này. Con đường "lai kinh" hay "thượng đạo" từ Chương Đức
qua Nhân Mục, Khương Thượng vào Thăng Long theo Lê Quư Đôn, trong sách
Kiến Văn tiểu lục là "đường cái, rộng chừng 2 trượng (khoảng 8 mét) là
đường vào Thanh Hóa của triều trước, đây là con đường tắt rất gần". Tuy
nhiên là đường thượng đạo" thuộc miền rừng nên ít khi dùng đến, khá
hoang vắng.
Trong kế hoạch giải phóng Thăng Long của Nguyễn Huệ, con đường này được
sử dụng để thực hiện một mũi tiến công quan trọng của quân Tây Sơn. Đây
là một mũi vu hồi vào sườn giặc, có thể từ đó đánh thọc sâu vào cung Tây
Long. Nguyễn Huệ hết sức coi trọng hướng kỳ binh và đă giao nhiệm vụ
quan trọng này cho đô đốc Long (1).
Đạo quân do đô đốc Long thống lĩnh tuy không đông - chỉ độ hơn một vạn -
nhưng phần lớn là kỵ binh và tượng binh, được trang bị đầy đủ vũ khí
trong đó có nhiều hỏa hổ và đại bác đặt trên ḿnh voi chiến. Đạo quân
này hành quân bí mật theo con đường núi hầu như đă bỏ hoang, nên vừa
tiến vừa khắc phục nhiều trở ngại mở đường. Chính v́ thế tham gia chỉ
huy cánh quân phía tây nam c̣n có cả đô đốc Đặng Tiến Đông là người
Lương Xá (Chương Mỹ), rất am hiểu địa h́nh và đường đi lối lại trong
vùng. Nhiệm vụ của đạo quân này là đánh hiệp đồng phối hợp với các cánh
quân khác trong thế trận chiến dịch nói chung, nhất là với cánh quân của
Nguyễn Huệ, nhưng phải bất ngờ và nhanh chóng tiêu diệt đồn Đống Đa để
mở cửa ngơ phía tây nam tiến vào Thăng Long.
Vượt qua bao khó khăn trở ngại của rừng núi, đạo quân của đô đốc Long đă
bảo đảm cuộc hành quân hết sức khẩn trương và bí mật, theo đúng với kế
hoạch đă vạch ra. Tối mồng 4 tháng Giêng, quân của đô đốc Long đă tiến
tới Nhân Mục. Trong đêm ấy, quân ta đă vượt sông Tô Lịch tới Khương
Thượng và bí mật áp sát đồn Đống Đa, tổ chức sẵn một thế trận bao vây
tiến công quân địch.
Sáng mồng 5 tháng Giêng Tết Kỷ Dậu (30 - 1 - 1789), vào khoảng cuối canh
tư, lúc trời c̣n tối, quân Tây Sơn do đô đốc Long và đô đốc Đông chỉ huy
bất th́nh ĺnh tiến công đồn Đống Đa. Với thế trận và khí thế áp đảo
quân thù, quân sĩ Tây Sơn đă xông thẳng vào đồn trại địch. Đại bác, hỏa
hổ nổ vang trời. Quân ta nhanh chóng đốt phá các doanh trại ṿng ngoài
rồi nhanh chóng chọc thẳng vào sở chỉ huy của giặc. Nhân dân địa phương
đă hăng hái tham gia trận đánh. Một trận "rồng lửa" rực sáng cả vùng
Khương Thượng - Đống Đa. Tư liệu lịch sử của gia phả họ Trần ở làng Nhân
Chính ghi lại rằng, trước khi cuộc chiến diễn ra, Tây Sơn đă cử người
tới bí mật vận động nhân dân các làng xă xung quanh Đống Đa sẵn sàng
phối hợp với quân đội bao vây, tiêu diệt đồn giặc. Hưởng ứng sự vận động
đó, nhân dân chín làng xă vùng này đă lấy rơm bện thành h́nh những "con
rồng" lớn tẩm dầu và các loại nhựa dễ cháy, cất dấu sẵn trong nhà để đến
ngày diệt đồn sẽ đốt cháy, tạo thành lưới lửa bao vây và thiêu hủy đồn
giặc phối hợp với quân Tây Sơn. Ngô Ngọc Du, một nhà thơ đương thời đă
ghi chép về hành động yêu nước của nhân dân như sau "Quân Tây Sơn tiến
công thành Thăng Long, nhân dân chín xă ở ngoại thành sôi nổi dùng rơm
rạ bện thành h́nh con rồng, tẩm dầu đốt lửa, h́nh thành trận rồng lửa".
Cùng với quân đội Tây Sơn, nhân dân địa phương đă sẵn sàng bao vây, áp
sát các đồn. Khi quân Tây Sơn nổ súng tiến công th́ nhân dân cũng đốt
cháy những con rồng rơm tạo thành lớp lớp hàng rào lửa dày đặc vây kín
các doanh trại quân Thanh. Đang đêm tối, bỗng dưng thấy trời rực sáng,
tiếng súng nổ vang động, tiếng reo ḥ dậy đất. Quân lính Tây Sơn bất
thần xuất hiện, đột nhập các doanh trại, thả sức chém giết. Các đội
tượng binh và Khương Thượng binh đồng thời ập vào, dùng đại bác và hỏa
hổ đốt phá đồn trại và thiêu cháy quân địch. Quân ta tràn vào bên trong
trại giặc như những ḍng thác, không một sức nào có thể cản nổi.
Trước sức tiến công vũ băo của quân Tây Sơn, các doanh trại quân Thanh
đều bị đốt phá. Binh lính Thanh đang choáng váng v́ đ̣n tiến công bất
ngờ của quân Tây Sơn, lại khiếp đảm trước lưới lửa bao vây trùng điệp
của nhân dân. Chúng chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên
nhau. Ngụy Nguyên chép trong sách Thánh Vũ kư rằng: Người Thanh "đang
đêm tối, tự xéo lên nhau mà chạy". Tướng giặc Sầm Nghi Đống tuy đă cố
sức đốc thúc quân lính chiến đấu chống trả, nhưng không thể đương nổi.
Trong chốc lát quân Thanh đă tan vỡ, số bị bắt và bị giết rất nhiều.
Sách Minh đô sử chép rằng, trong trận này quân của tri phủ Điền Châu bị
chết và bị thương đến hơn 5.000 người. Chắc chắn con số đó c̣n rất thấp
so với thực tế. Sầm Nghi Đống buộc phải rời trận tiền, bỏ các doanh trại
bên ngoài, rút về bảo vệ sở chỉ huy ở Loa Sơn để chờ quân cứu viện. Cùng
với đồn Đống Đa, các trại quân Thanh ở Yên Quyết và Nam Đồng đều bị tiến
công, tiêu diệt. Số quân Thanh thoát chết tháo chạy về phía Thăng Long.
Theo Lê quư kỷ sự, quân ta "đuổi theo chém và bắt được đến quá nửa".
Để tiếp tục phát triển tiến công về phía đại bản doanh của giặc, đô đốc
Long sử dụng một phần lực lượng tiếp tục vây hăm Loa Sơn, tiêu diệt nốt
số quân địch ở Đống Đa, c̣n phần lớn lực lượng do ḿnh chỉ huy nhanh
chóng vượt qua cửa ô đánh thẳng vào kinh thành.
Những ngày đầu Xuân, tại cung Tây long, Tôn Sĩ Nghị và bộ chỉ huy quân
Thanh lo lắng theo dơi chặt chẽ diễn biến của mặt trận phía nam. Tuy có
bị sửng sốt và bất ngờ khi biết tin quân đội Nguyễn Huệ đă tiến đến gần,
nhưng hắn vẫn tin vào sức mạnh của ḿnh, sẵn sàng tung quân chủ lực chi
viện cho Hứa Thế Hanh khi cần thiết. Tôn Sĩ Nghị hoàn toàn không hay
biết ǵ về cánh quân Tây Sơn tiến từ phía tây nam đến. Tác giả sách
Hoàng Lê nhất thống chí đă nhận xét: "ư của Nghị chỉ lo có một mặt đó
(tức ở Ngọc Hồi), không ngờ lại có mặt khác đang ập tới" (2).
Sáng mồng 5, lúc canh tư, Tôn Sĩ Nghị đột nhiên nghe tiếng súng nổ liên
hồi rất gần từ phía tây nam thành Thăng Long vọng lại. Hắn vô cùng kinh
ngạc, vối sai thám tử cấp tốc phi ngựa đến xem t́nh h́nh. Ngay sau đó,
tin cấp báo là Ngọc Hồi đang bị tiến công dữ dội. Tôn Sĩ Nghị chưa kịp
điều quân th́ thám tử đă báo về: đạo quân Điền Châu, Triều Châu đă tan
vỡ, tri phủ Sầm Nghi Đống đă bị bao vây ở Đống Đa. Nhưng hắn càng bàng
hoàng sửng sốt khi được tin kỵ binh và tượng binh Tây Sơn đang ập vào
cửa ô tây nam Thăng Long. Quân Tây Sơn đang "đốt giết lung tung, khói
lửa bốc lên đầy trời" (3)
Theo kế hoạch của Quang Trung, trong khi quân chủ lực bao vây công phá ở
Ngọc Hồi, th́ quân của đô đốc Long cũng bất ngờ đánh vào Khương Thượng -
Đống Đa, rồi nhanh chóng phát triển tiến công thọc sâu vào thành Thăng
Long uy hiếp cung Tây Long, nơi bản doanh của Tôn Sĩ Nghị. V́ thế, khi
quân Thanh cơ bản đă bị tiêu diệt ở Đống Đa, đô đốc Long đă hết sức khẩn
trương, đem đội kỵ binh tiên phong của ḿnh lao về phía trước, hướng
Thăng Long.
Những tin bất ngờ và khủng khiếp từ mặt trận phía nam và tây nam đồng
thời và liên tục đến với Tôn Sĩ Nghị. Tên tướng giặc như bị một đ̣n
giáng mạnh, hết sức choáng váng. Cả một đạo quân chủ lực gần như c̣n
nguyên vẹn trong tay, nhưng do quá hốt hoảng, y không c̣n biết xoay xở,
đối phó ra sao. Tôn Sĩ Nghị như cảm thấy "quân giặc nhiều quá" và quân
ḿnh đang bị "vây kín bốn mặt", hốt hoảng t́m cách tháo chạy. Sách Hoàng
Lê nhất thống chí nói rằng: Nghị "sợ mất mật" và "ngựa không kịp đóng
yên, người không kịp mặt giáp, dẫn bọn lính kỵ mă của ḿnh chuồn trước
qua cầu phao, rồi nhắm hướng bắc mà chạy" (4). Đ̣n đánh bất th́nh ĺnh
vào "trung tâm thần kinh" địch đă đặt quân Thanh, trực tiếp là đạo binh
Lư Hóa Long vào trạng thái như "rắn mất đầu", như ong vỡ tổ, mất sự chỉ
huy, dẫn đến rối loạn "tê liệt toàn thân" hành động vô tổ chức và tán
loạn.
Vậy là, trước sự tiến công nhanh, mạnh và hết sức bất ngờ của Nguyễn
Huệ, mà đặc biệt là của đạo quân đô đốc Long, tên tướng giặc không kịp
có kế hoạch chống đỡ, chỉ nghĩ đến thoát chết cho bản thân ḿnh, nên đă
vội vă lên ngựa chạy trốn. Chủ tướng bỏ chạy, quân Thanh và quân cần
vương Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy theo, không c̣n nghĩ ǵ đến
chiến đấu nữa: "Quân sĩ các doanh trại nghe tin đều hoảng loạn, tan tác
bỏ chạy, tranh nhau qua cầu, sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất
nhiều" (5). T́nh h́nh hỗn loạn đến mức tổng binh Lư Hóa Long dẫn tùy
tùng chạy, đến giữa cầu phao bị quân lính đẩy ngă nhào xuống sông. Thật
là một cuộc tháo chạy thảm bại, nhục nhă.
Tôn Sĩ Nghị đă vượt qua cầu phao, nhưng lại sợ quân Tây Sơn lợi dụng cầu
đuổi theo, nên đă ra lệnh "cắt đứt cầu phao để chẹn phía sau". Hành động
đó của viên chủ tướng giặc thật tàn nhẫn, đă làm cho hàng vạn quân Thanh
không thể bơi qua sông được, bị ḍng nước sông Nhị cuốn trôi. Sách Việt
sử thông giám cương mục và Hoàng Lê nhất thống chí đều cho biết: "Cầu
găy, người bị chết vô số", "nước sông Nhị v́ thế mà tắc nghẽn không chảy
được". Số quân Thanh không kịp qua cầu phao cũng t́m cách liều lĩnh vượt
sông. Có bọn cướp được một số thuyền của dân đang đỗ bên sông, nhưng do
chúng tranh nhau xuống thuyền quá đông nên hầu hết bị đắm. Có kẻ th́
buộc giáo với khiên mộc và áo giáp để làm phao vượt sông, nhưng phần lớn
đă bị sóng nước nhấn ch́m. Lúc đó, quân Tây Sơn lại ập tới. Quân Thanh
phần bị giết hoặc bị bắt, phần bị nước cuốn, chết không biết bao nhiêu
mà kể. Một số tàn quân lẫn trốn quanh các xóm làng về sau đều phải ra
đầu thú. Bọn Lê Chiêu Thống cũng tan vỡ, hốt hoảng rời kinh thành, theo
đường phía tây, cùng đám tùy tùng chạy lên cửa ải phía Bắc.
Số phận của đám quân Thanh đóng ở bờ bắc sông Nhị cùng với tàn quân phía
bờ nam vượt được qua sông chạy trốn theo Tôn Sĩ Nghị cũng chẳng may mắn
ǵ. Bị đô đốc Lộc chặn đánh ở Phượng Nhăn, chúng càng lo sợ, không dám
chạy theo đường cái, phải luồn rừng, lội suối, vất vả lắm mới thoát
thân. Đạo quân Khâm Châu ở Hải Dương và đạo quân Vân Quư của đề đốc Ô
Đại Kinh ở Sơn Tây nghe tin đều kinh hăi, vội vă t́m đường về nước.
Được tin đại quân của Tôn Sĩ Nghị đă tháo chạy, Thăng Long đă về tay Tây
Sơn, bọn giặc Thanh dưới sự chỉ huy của tướng Sầm Nghi Đống cố thủ ở Loa
Sơn (Đống Đa) hoàn toàn tuyệt vọng. Sáng 31 tháng 1, tức sáng mồng 6
tháng giêng âm lịch, thấy hoàn toàn không c̣n hy vọng viện binh nữa, Sầm
Nghi Đống tuyệt vọng, thắt cổ tự tử. Toàn bộ đội thân binh khoảng vài
trăm người trung thành với chủ tướng cũng tự vẫn chết theo. Lũ quân
tướng khác đều bị giết hoặc ra hàng Tây Sơn (6).
Như vậy, trận Đống Đa - Thăng Long đă toàn thắng. Đạo quân của đô đốc
Long được nhân dân hết ḷng ủng hộ và trực tiếp tham gia chiến đấu đă
đánh một trận tiêu diệt rất nhanh gọn. Chỉ trong buổi sáng mồng 5 Tết,
toàn bộ đồn trại giặc ở Đống Đa (trừ sở chỉ huy địch ở Loa Sơn) bị san
phẳng, toàn bộ quân Thanh ở Thăng Long kể cả chủ tướng đều hốt hoảng
tháo chạy tán loạn, tự giày xéo lên nhau mà chết, bị giết và bị bắt sống
rất nhiều. Gần chục vạn quân Thanh đóng ở Đống Đa và trên địa bàn Thăng
Long, trên băi cát phía nam sông Nhị đă nhanh chóng tan vỡ, bị chết, bị
giết và bị bắt trong cơn tháo chạy hoảng loạn; số tàn quân c̣n lại theo
lời tâu của Tôn Sĩ Nghị khi đă về đến Quảng Tây là chỉ hơn 5.000 người.
Khoảng 500 người trốn tránh trong rừng núi, bị lạc đường, cuối cùng
thoát được về Vân Nam.
Riêng trên khu vực chiến địa từ trại Khương Thượng - Thịnh Quang đến Nam
Đồng, hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang. Theo truyền thuyết th́ khi thu
dọn chiến trường ở đây, quân ta đă nhặt xác giặc, xếp thành từng đống
rồi đắp đất lên thành những g̣ đống lớn. Có thể đó là lối chôn cổ truyền
của người phương Đông, vừa có ư biểu dương chiến công, để lại di tích
chiến thắng cho con cháu, vừa nhằm cảnh báo kẻ thù. Những đống xác giặc
đó gọi là "Ḱnh nghê ḱnh quán", có nghĩa là g̣ đống lớn vùi xác quân
giặc hung dữ như loài cá ḱnh, cá nghê ngoài biển khơi. Tất cả gồm 13 g̣
đống như vậy (kể cả một g̣ được đắp năm 1851). Đó là chiến tích ghi lại
sau trận Đống Đa. Nhà thơ Ngô Ngọc Du, trong bài Loa Sơn điếu cổ có ca
ngợi chiến công đó như sau:
Thành Nam thập nhị ḱnh nghê quán,
Chiếu diệu anh hùng đại vơ công.
(Phía Nam thành mười hai g̣ xác giặc,
Rạng rỡ vơ công lớn của anh hùng).
***
Trận Đống Đa - Thăng Long là trận then chốt quyết định trong chiến dịch
giải phóng Thăng Long đầu xuân Kỷ Dậu (1789). Trận đánh diễn ra bất ngờ,
thần tốc và mănh liệt đến mức đă làm đảo lộn và sụp đổ hoàn toàn thế
trận của địch, khiến cho chủ tướng và binh sĩ Thanh ở khu vực Thăng Long
bị choáng váng, không kịp trở tay, tan vỡ nhanh như mặt trời đốt giá.
Với chiến thắng Đống Đa, quân Tây Sơn trong chốc lát đă tiêu diệt một
cụm quân quan trong bảo vệ trực tiếp ở tây nam thành Thăng Long rồi thừa
thắng lao thẳng vào sào huyệt trung tâm của địch, đánh tan tành đạo quân
chủ lực nhà Thanh đang tháo chạy trong cơn hoảng loạn. Trận Đống Đa –
Thăng Long chứng tỏ tài năng lănh đạo chỉ huy của Nguyễn Huệ cùng các
tướng và tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường của quân đội Tây Sơn.
Nếu như trận Ngọc Hồi - Đầm Mực là trận tiến công chính diện nhằm đập
nát vị trí then chốt phía trước của hệ thống doanh trại quân Thanh, thu
hút chủ lực và sự chú ư của bộ chỉ huy địch, th́ trận Đống Đa - Thăng
Long là trận vu hồi, thọc sâu hết sức bất ngờ vào chỗ sơ hở, hiểm yếu
nhất của địch, để phát huy thế tiến công, đánh thẳng vào cơ quan đầu
năo, làm tê liệt và tan ră hoàn toàn đạo quân xâm lược.
Trưa ngày mồng 5 Tết, sau khi thắng lợi, tiến vào Thăng Long, gặp đô đốc
Long ra đón, Quang Trung khen ngợi: "Việc quân cốt ở thần tốc, tướng
quân đánh một trận mà thành công lớn, ta đến sau thật là xấu hổ". Đô đốc
Long trả lời: "Chúa thượng đem chính binh đánh phía trước, thần đem kỳ
binh lẻn đánh phía sau, đang đêm nhân khi giặc không pḥng bị mà đánh
nên dễ thành công. Vả lại, Nghi Đống không phải là người có tài làm
tướng. Đánh được địch là nhờ oai binh của chúa thượng và sự cố gắng của
các tướng" (7). Câu đối thoại trên thật là khiêm tốn, tuy rất ngắn ngủi
nhưng cũng đủ cho chúng ta hiểu thêm tài năng quân sự của Nguyễn Huệ
trong việc hoạch định kế hoạch tác chiến đồng thời thể hiện tài mưu trí
sáng tạo của các tướng Tây Sơn - những người trực tiếp chỉ huy đánh trận
Đống Đa - Thăng Long. Câu đối thoại cũng cho thấy rơ ư đồ và thế trận
của Quang Trung cũng như nhận thức sâu sắc của các tướng lĩnh Tây Sơn về
vai tṛ, nhiệm vụ của đạo quân của ḿnh trong mối quan hệ của các cánh
quân trong một kế hoạch tác chiến chiến dịch lúc đó.
Quang Trung - Nguyễn Huệ là thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Tây
Sơn, là người tổ chức và lănh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm
lược. Chiến trận diễn ra ở Ngọc Hồi - Đầm Mực và Đống Đa - Thăng Long
cũng như trên các hướng chiến dịch khác đă chứng tỏ nghệ thuật tổ chức
và chỉ huy tuyệt vời của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tuy lực lượng so sánh
chỉ bằng khoảng một phần ba quân địch, nhưng Quang Trung đă sớm tạo nên
ưu thế về nhiều mặt, nhanh chóng giành lại quyền chủ động, nắm đúng thời
cơ và xác định chính xác hướng tiến công chủ yếu, thứ yếu và bổ trợ để
tạo nên một thế trận hoàn chỉnh, lợi hại, sử dụng binh lực một cách hợp
lư với hiệu suất chiến đấu cao nhất. Trong chỉ đạo tác chiến, Quang
Trung nêu cao phương châm đánh nhanh, giải quyết nhanh; tận dụng và phát
huy cao độ yếu tố bất ngờ.
Cách đánh của Quang Trung là cùng một lúc bằng nhiều mũi, trên nhiều
hướng bất ngờ tiến công vào toàn thế trận của giặc. Nhờ xác định hướng
tiến công chính xác, Quang Trung đă tận dụng được mọi yếu tố thuận lợi
của ḿnh, khoét sâu chỗ yếu, sơ hở và hạn chế sở trường của địch để tạo
một thế trận tiến công áp đảo đối phương.
Trận Đống Đa - Thăng Long và trận Ngọc Hồi - Đầm Mực nằm trong thế trận
chung đó và hai trận đă phối hợp hiệp đồng tuyệt diệu. Quân ta đánh lớn
ở Ngọc Hồi đă "thu hút, lôi cuốn địch" tạo điều kiện để đánh vu hồi ở
Khương Thượng . Ở đây Nguyễn Huệ đă thực sự đánh địch bằng mưu, thắng
địch bằng thế. Trong khi đó, trận Đống Đa diễn ra quá nhanh và bất ngờ
khiến cho Tôn Sĩ Nghị và các tướng Thanh ở Thăng Long không c̣n kịp nghĩ
đến việc chi viện cho Ngọc Hồi nữa. Đánh mạnh, thắng lớn trên hướng
chính diện của đạo quân chủ lực đă uy hiếp mặt nam, tạo điều kiện cho đô
đốc Long đưa quân bí mật áp sát đồn Khương Thượng . Sự kết hợp hữu cơ,
tương hỗ giữa chính binh và kỳ binh đă làm nên chiến thắng. Đó cũng là
một thành công lớn của Nguyễn Huệ khi vận dụng binh pháp của Tôn Tử: "Dĩ
chính hợp dĩ kỳ thắng", nghĩa là đánh bằng chính binh và thắng bằng kỳ
binh vậy.
Mũi vu hồi vào Đống Đa chính là mũi kỳ binh, đánh vào sườn giặc, tạo
điều kiện để đánh đ̣n quyết định vào tổng hành dinh Tôn Sĩ Nghị. Việc
chọn Khương Thượng - Đống Đa, chọn cụm quân của Sầm Nghi Đống làm mục
tiêu đầu tiên của trận đánh là một sự lựa chọn táo bạo, nhằm mở ra cánh
cửa phá thế trận địch, để tức khắc thọc sâu vào cung Tây Long. Đ̣n đánh
điểm huyệt này đă làm rung chuyển toàn bộ cơ thể đội h́nh địch, phá vỡ
chiến lược và làm đảo lộn thế trận quân Thanh, tạo nên phản ứng dây
chuyền, gây nên sự phát triển đột biến chiến dịch. Nói cách khác, lúc đó
sự bùng nổ chiến thuật đă dẫn tới đột biến chiến dịch và phá vỡ chiến
lược địch.
V́ sao đ̣n đánh của cánh quân đô đốc Long ở Đống Đa đă đạt tới sự đột
biến chiến dịch và phá vỡ chiến lược như vậy ? Có thể nêu mấy yếu tố sau
đây:
Một là, đồn Đống Đa là vị trí hiểm yếu, v́ nó án ngữ mặt trận tây nam
Thăng Long, Ô Chợ Dừa và được coi là cánh cửa bảo vệ mặt tây của thành.
Đập tan được cánh cửa này, quân Tây Sơn sẽ tạo nên thời cơ, chọc mũi dao
sắc nhọn xuyên vào mạng sườn Tôn Sĩ Nghị. Đó là điều kiện chủ yếu nhất.
Hai là, lực lượng phía tây nam thành Thăng Long do tri phủ Sầm Nghi Đống
chỉ huy thực chất là đạo quân ô hợp, tổ chức lỏng lẻo, tinh thần và khả
năng chiến đấu kém. Đó là điểm yếu của địch.
Ba là, đây chính là một hướng tiến công của Tây Sơn mà Tôn Sĩ Nghị chủ
quan, không lường tới, cho là khó có thể xảy ra v́ con đường “thượng
đạo” hiểm trở, rất khó cơ động và triển khai lực lượng. Quân Tây Sơn
tiến công vào khu vực doanh trại Sầm Nghi Đống là đánh vào vị trí hiểm
yếu, nhưng rất sơ hở trong thế trận của Tôn Sĩ Nghị.
Bốn là, trận đánh mở màn vào thời điểm bất ngờ nhất, trận đánh khoảng
lúc canh tư. Các tướng lĩnh Tây Sơn trong trận này đă vận dụng rất tốt
yếu tố thời cơ, chạy đua với địch về thời gian, chọn thời điểm thuận lợi
nhất để tiến công đúng vào lúc quân Thanh không ngờ tới. Quả như đô đốc
Long đă nói: “đang đêm, nhân lúc giặc không pḥng bị mà đánh nên dễ
thành công”.
Năm là, quân đội Tây Sơn đă được nhân dân nhiệt t́nh ủng hộ. Trận rồng
lửa mà dân làng 9 xă xung quanh Khương Thượng tạo nên đă góp phần quan
trọng đánh vào tinh thần quân Thanh, cùng thiêu cháy doanh trại giặc,
nhờ đó quân địch càng nhanh chóng tan ră và thất bại…
Khi đă tiêu hao một bộ phận sinh lực địch và xiết chặt ṿng vây làm cho
quân địch hoàn toàn cô lập, tê liệt, quân Tây Sơn để lại một lực lượng
tiếp tục vây hăm Loa Sơn, c̣n phần lớn quân tinh nhuệ nhanh chóng vượt
qua cửa ô Thịnh Quang chọc thẳng vào đại bản doanh quân Thanh. Đây là
lối đánh đầy mưu trí, vừa tiết kiệm binh lực, tranh thủ thời gian, bảo
đảm tính thần tốc, bất ngờ của mũi kỳ binh của đô đốc Long. Sở chỉ huy
Sầm Nghi Đống ở Loa Sơn trơ trọi chỉ c̣n lựa chọn hoặc đầu hàng hoặc bị
tiêu diệt. Và kết cục, Sầm Nghi Đống cùng bọn tùy tùng đă tuyệt vọng
phải tự tử để giữ “khí tiết” của ḿnh.
Sau khi đồn Đống Đa cơ bản bị tiêu diệt, đô đốc Long đă hết sức khẩn
trương, mau lẹ chớp thời cơ dẫn quân kỵ mă đánh vào Thăng Long, tiến
thẳng tới cung Tây Long, nơi trung tâm đầu năo của quân giặc. Đ̣n đánh
thọc sâu bất ngờ đă làm đảo lộn toàn bộ dự tính, làm sụp đổ thế trận của
Tôn Sĩ nghị. Hắn không thể nào lường trước được hành động bất ngờ, táo
bạo này. Tuy đang có trong tay cả một đạo quân chủ lực lớn, nhưng viên
chủ soái của quân Thanh như bị đ̣n trời giáng, hoảng hốt, không kịp ứng
xử, không c̣n biết xoay xở, đối phó như thế nào. Chủ tướng bỏ chạy, quân
Thanh lúc đó như rắn mất đầu. Trong t́nh thế ấy quân giặc không bị đánh
mà đă tự tan vỡ. Trong cơn hoảng loạn, chúng chen lấn, xô đẩy, tranh
nhau t́m đường tháo chạy. Chính v́ vậy, biết bao quân giặc đă tự chết,
đă bị giết và bị bắt làm tù binh.
Sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu (30 – 1 – 1789), đạo quân đô đốc Long là lực
lượng Tây Sơn đầu tiên tiến vào giải phóng Thăng Long. Thắng lợi này đă
tạo điều kiện thuận lợi để trưa hôm đó, đạo chủ lực của Quang Trung và
đô đốc Bảo sau khi quét sạch quân Thanh ở mặt trận phía nam nhanh chóng
tiến vào tiếp quản kinh thành. Chỉ trong năm ngày đêm đầu Xuân Kỷ Dậu,
kể từ lúc mở màn chiến dịch (đêm 30 Tết) đến ngày mồng 5, quân Tây Sơn
đă toàn thắng, đánh tan tành hàng chục vạn quân xâm lược, giành thắng
lợi nhanh, gọn và triệt để. Trong chiến công vĩ đại này có sự đóng góp
to lớn của cánh quân do đô đốc Long chỉ huy.
Trận Đống Đa – Thăng Long v́ thế, đă có vai tṛ hết sức quan trọng và ư
nghĩa lớn lao trong chiến dịch đại phá quân Thanh tại Thăng Long đầu
xuân Kỷ Dậu 1789.
------
(1) Đô đốc Long là ai ? Vấn đề này cho đến nay giới sử học chưa có câu
trả lời thỏa đáng. Sách Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái
chép là đô đốc Long. Sách Đại nam chính biên liệt truyện của Quốc sử
quán triều Nguyễn và Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ chép là đô
đốc Mưu. Sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện của Nguyễn Trọng Tŕ đă
giới thiệu 14 vị tướng Tây Sơn, trong đó tác giả cho rằng Đô đốc Long
chính là Đặng Văn Long, tự là Tử Vân, quê ở huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn
(B́nh Định). Nguyễn Quang Thắng trong sách Quảng Nam đất nước và nhân
vật lại chứng minh Đô đốc Long chính là Lê Văn Long, người làng Phú Xuân
Trung, huyện Lệ Dương, châu Thăng Hoa (nay thuộc thị xă Tam Kỳ, Quảng
Nam). Phan Huy Lê trong bài viết Đô đốc Long và một số di vật thời Tây
Sơn mới phát hiện đă chứng minh rằng Đô đốc Long hay Đô đốc Mưu chính là
Đô đốc Đặng Tiến Đông người làng Dương Xá (Chương Mỹ, Hà Tây), Đỗ Văn
Ninh trong bài Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Đặng Tiến Giản, khẳng
định đó là Đô đốc Đặng Tiến Giản v.v… Nghiên cứu tất cả các tư liệu lịch
sử, chúng tôi thấy có thể có cả Đô đốc Long và Đô đốc Đặng Tiến Đông
(hay Giản); Đô đốc Đông là một vị đại tướng cùng với Đô đốc Long chỉ huy
cánh quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long từ hướng tây nam.
(2) (3) (4) (5) Hoàng Lê nhất thống chí, Sđd, tr. 365.
(6) Các công tŕnh nghiên cứu trước đây cho rằng, trận Đống Đa (30 – 1 –
1789) kết thúc nhanh gọn trong buổi sáng với cái chết của tướng chỉ huy
Sầm Nghi Đống. Gần đây, một số tư liệu mới phản ánh hơi khác, rằng Sầm
Nghi Đống bị bao vây ở Loa Sơn trong cả ngày 30 – 1, sáng 31 – 1 – 1789
tướng giặc buộc phải tự vẫn.
(7) Lê Trọng Hàm, Minh đô sử, sách chép tay của Viện sử học, q. 44
In trong "20 trận đánh trong lịch sử dân tộc".- H., 2003.- Tr. 340 – 358
|
|