|
Trận Ngọc Hồi - Đầm Mực (31 - 1 - 1789)
Trong chiến dịch Thăng Long, đầu xuân Kỷ Dậu (1789), trận Ngọc Hồi -Đầm
Mực có một vị trí to lớn. Đây là một trận then chốt quyết định, trận
quyết chiến lớn giữa quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy
với quân xâm lược Măn Thanh ở cửa ngơ phía nam Thăng Long.
Cuối năm 1788, 29 vạn quân Thanh do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị
thống lĩnh, theo sự dẫn đường của bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống, đă tràn
vào nước ta, chiếm được kinh thành Thăng Long và cả vùng đồng bằng Bắc
hà. Lúc đó quân Tây Sơn đồn trú ở phía Bắc do Đại tư mă Ngô Văn Sở chỉ
huy có khoảng 1 vạn, do t́nh thế bất lợi, đă theo kế của Ngô Th́ Nhậm,
tạm rút về pḥng giữ ở Tam Điệp và Biện Sơn.
Tự măn với thắng lợi bước đầu, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh tạm thời dừng tiến
công, cho quân nghỉ ngơi ăn tết Nguyên Đán ở Thăng Long, sai người về
báo tin thắng trận, xin thêm lương thảo, vũ khí và quân số, để mồng 6
tháng Giêng sẽ tiến binh "vào tận sào huyệt bắt sống Nguyễn Huệ". Tuy
dừng lại tạm thời, nhưng Tôn Sĩ Nghị cũng thận trọng chia quân đóng giữ
các ngả theo đội h́nh tiến công lớn, để pḥng bị quân Tây Sơn tiến công
bất ngờ.
Quân Thanh tạm ngừng tiến công và đóng theo năm cụm lớn sau đây: cụm thứ
nhất là đạo quân chủ lực do Tôn Sĩ Nghị trực tiếp chỉ huy, đóng doanh
trại trên băi cát hai bên bờ sông Hồng, khoảng Bồ Đề, ở giữa có cầu phao
qua lại. Cụm thứ hai do phó tướng Đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy đóng ở Hà
Hồi và Ngọc Hồi gần với trục đường thiên lư, phía nam Thăng Long. Cụm
thứ ba là quân Điền Châu và Triều Châu do tri phủ Sầm Nghi Đống chỉ huy,
đóng ở Khương Thượng (Đống Đa - Hà Nội). Cụm thứ tư là quân Vân Quư do
Đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy, đóng ở Sơn Tây (Hà Tây). Cụm thứ 5 là quân
Khâm Châu theo đường biển tiến vào đóng ở Hải Dương. Đại bản doanh Tôn
Sĩ Nghị đóng ở cung Tây long.
Sau khi nhận được tin từ Bắc Hà cấp báo về quân Thanh đă chiếm Thăng
Long, Nguyễn Huệ lúc đó ở Phú Xuân (Huế) đă nhanh chóng làm lễ đăng
quang, lập ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung và lập tức hạ lệnh
xuất quân. Quân Tây Sơn do Quang Trung - Nguyễn Huệ thống lĩnh theo hai
đường thủy bộ tiến ra Bắc. Sau 25 ngày (tức 15 tháng 1 năm 1789), đại
quân tập kết tại Tam Điệp - Biện Sơn. Tại đây, Quang Trung đă quyết định
mở cuộc phản công chiến lược và vạch kế hoạch tác chiến, nhằm nhanh
chóng đánh tan quân Thanh, giải phóng Thăng Long và cả nước.
Tổng số quân Tây Sơn lúc đó khoảng 10 vạn. Quân địch ngoài 29 vạn quân
xâm lược c̣n có khoảng 2 vạn quân "cần vương" của bù nh́n Lê Chiêu Thống
mới tập hợp. So sánh lực lượng có sự chênh lệch lớn, nhưng nhận thấy
quân địch có nhiều yếu điểm và sơ hở, Quang Trung khẳng định quyết tâm
chiến lược, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc tiến công. Ông đă cho quân
ăn Tết trước và tuyên bố trước ba quân: "Lần này ta ra, thân hành cầm
quân, phương lược tiến đánh đă có tính sẵn. Chẳng qua mười ngày, có thể
đuổi được người Thanh". Ông hẹn, sẽ giải phóng Thăng Long trước ngày
mồng 6 tháng Giêng, để ngày mồng 7 mở tiệc lớn ăn mừng thắng lợi.
Quang Trung chia quân thành 5 đạo theo nhiều hướng cùng một lúc tiến
công tiêu diệt quân Thanh. Hai đạo tiến công cụm quân địch ở phía nam
Thăng Long, tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, một đạo do Đô đốc Long (có tài liệu
nói là Đặng Tiến Đông) chỉ huy, tiến theo hướng tây nam, tiêu diệt cụm
quân Điền Châu và Triều Châu của tướng Sầm Nghi Đống; một đạo do Đô đốc
Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy vượt biển tiêu diệt cụm quân giặc ở Hải Dương
và "sẵn sàng tiếp ứng phía đông", uy hiếp sườn đông đạo quân Tôn Sĩ Nghị
và một đạo do Đô đốc Lộc chỉ huy, đánh vào sông Lục Đầu chẹn đường rút
lui của giặc.
Trong kế hoạch của Quang Trung, hệ thống đồn trại của quân Thanh đóng
giữ ở Ngọc Hồi là mục tiêu chủ yếu. Chủ lực Tây Sơn sẽ tiến công chính
diện và mănh liệt, tiêu diệt cụm quân Hứa Thế Hanh, mở toang cửa ngơ
phía nam Thăng Long. Đây là hướng tiến công chủ yếu và trận Ngọc Hồi sẽ
là một trận then chốt quyết định của chiến dịch đại phá quân Thanh.
Hệ thống đồn trại Ngọc Hồi chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong đội h́nh
quân Thanh. Từ khi được tin Quang Trung đang tuyển quân ở Nghệ An và
Thanh Hóa chuẩn bị tiến ra Bắc, Tôn Sĩ Nghị mới lo lắng tăng cường pḥng
thủ xung quanh Thăng Long, chủ yếu là mặt nam. Hắn ra lệnh "đề pḥng
trước cho quân đi đóng giữ các nơi trên khắp bốn ngả đường". Đặc biệt ở
phía nam Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị sai lập thêm nhiều đồn lũy mới, tạo
thành một hệ thống pḥng thủ dài gần 80 km từ Gián Khẩu, tiếp theo đó là
các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi, Ngọc Hồi, Văn Điển. Sách Đại Nam
chính biên liệt truyện sơ tập chép: Trên hướng này "từ cửa Thăng Long
đến Hà Hồi thuộc Thượng Phúc, người Thanh đóng liền đồn lũy, bắc súng
đại bác, phía ngoài đồn th́ đặt ngầm địa lôi, pḥng bị rất vững". Đề đốc
Hứa Thế Hanh là phó tướng của Tôn Sĩ Nghị được giao trọng trách trực
tiếp chỉ huy mặt trận phía nam, phụ trách hệ thống pḥng thủ chủ yếu này.
Đồn Ngọc Hồi của quân Thanh được xây dựng trên cánh đồng phía nam cách
Thăng Long khoảng 14 km. Tại đây, quân Thanh đắp nhiều lũy đất để pḥng
vệ. Di tích đồn lũy hiện nay không c̣n, nhưng c̣n được ghi nhớ trong kư
ức của nhân dân địa phương và để lại dấu ấn trong một số tên đất ở vùng
này như "đồng đồn", "nền đồn", "cây đa đồn" v.v… "Nền đồn" là di tích
của nền nhà của viên tướng chỉ huy và "Đồng đồn" là nơi xưa kia có đồn
lũy của quân Thanh. Ở gần đấy có "cây da đồn", nơi tập hợp của giặc. Đồn
Ngọc Hồi chiếm lĩnh một địa h́nh tương đối cao, khống chế đường thiên lư,
ngăn chặn quân Tây Sơn từ Tam Điệp ra; là một đồn lũy kiên cố được Tôn
Sĩ Nghị đặc biệt chú ư. Nó là vị trí then chốt trong hệ thống pḥng thủ
tạm thời của địch ở phía nam Thăng Long.
Hướng nam là hướng pḥng vệ chủ yếu của đạo quân này. Ở đây có cửa lũy
phía nam là nơi quân địch canh pḥng, bảo vệ cẩn mật nhất. Trên chiến
lũy có nhiều đại bác. Phía ngoài được bố trí một băi chướng ngại khá
phức tạp và nguy hiểm. Chúng cắm chông sắt, làm cạm bẫy và đặt địa lôi.
Băi chướng ngại bao quanh đồn, nhưng tập trung chủ yếu vào hướng nam.
Trong chiến lũy, địch lập nhiều doanh trại và sở chỉ huy.
Số quân Thanh đóng ở Ngọc Hồi có khoảng 3 - 4 vạn. Đây là một bộ phận
quan trọng trong đạo quân chủ lực tinh nhuệ của Tôn Sĩ Nghị, gồm nhiều
đội kỵ binh người Măn của đạo kỵ binh Lưỡng Quảng, những đội hỏa pháo,
hai đạo bộ binh chính quy của Tổng binh Thượng Duy Thăng và Tổng binh
Trương Triều Long. Quân lính được trang bị tốt, ngoài vũ khí bạch binh
như gươm đao, giáo mộc, cung tên… c̣n rất nhiều hỏa khí lợi hại như địa
lôi, súng tay, đại bác và ống phun hỏa mù. Để chống hỏa hổ của Tây Sơn,
quân Thanh c̣n được phân phát những tấm lá chắn bằng da trâu sống.
Đạo quân chủ lực này của địch gồm số quân lính Quảng Đông và Quảng Tây -
lực lượng tin cậy nhất của Tôn Sĩ Nghị, dưới sự chỉ huy của phó tướng
Hứa Thế Hanh. Trong bộ chỉ huy đạo quân này c̣n có Tổng binh Thượng Duy
Thăng và Phó tướng Khánh Thành đốc suất quân lính Quảng Tây; các tổng
binh Trương Triều Long và Lư Hóa Long đốc suất binh lính Quảng Đông.
Trương Triều Long là tướng chỉ huy tiên phong và Thượng Duy Thăng là
tướng chỉ huy quân tả dực của Tôn Sĩ Nghị. Trong số năm tướng lĩnh cao
cấp nhất của đạo quân chủ lực, Tôn Sĩ Nghị đă cử ba tướng về đồn Ngọc
Hồi và mặt trận nam Thăng Long, đó là Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long và
Thượng Duy Thăng. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Tôn Sĩ Nghị
đối với mặt trận này mà ở đó đồn Ngọc Hồi giữ vai tṛ quyết định nhất.
Đồn Ngọc Hồi là nơi tập trung nhiều quân tinh nhuệ và tướng giỏi của
giặc. Với vị trí then chốt của nó, nhiệm vụ của cứ điểm này là chi viện
cho các đồn khác ở phía nam khi bị tiến công, chặn đứng và đánh tan cuộc
tiến công của quân Tây Sơn từ phía nam tiến ra Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị
tin rằng, quân Tây Sơn sau khi đă phải đột phá qua nhiều đồn lũy từ Gián
khẩu đến Hà Hồi, th́ khó có đủ sức vượt qua được Ngọc Hồi.
Để đánh trận Ngọc Hồi, Quang Trung quyết định sử dụng một lực lượng lớn
gồm hai đạo quân. Đạo thứ nhất là đạo quân chủ lực do Quang Trung đích
thân chỉ huy và một đạo quân nữa do Đại đô đốc Bảo chỉ huy. Đạo quân của
Quang Trung đảm nhận hướng tiến công chủ yếu, là lực lượng chủ lực tinh
nhuệ, bảo đảm cơ động nhanh, tiến công mạnh, đột kích khỏe, bao gồm cả
bộ binh, tượng binh và kỵ binh, được trang bị nhiều hỏa hổ và đại bác.
Đại tư mă Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân và những tướng Tây Sơn đă
quen thuộc chiến trường Bắc Hà, chỉ huy quân tiên phong. Hám Hổ hầu tức
Chiêu Viễn tướng quân là người từng chiêu tập hàng vạn tân binh Thanh
Nghệ, đốc suất hậu quân. Nhiệm vụ của cả đạo quân này là tiến công chính
diện, đánh thắng vào hệ thống pḥng thủ của địch ở nam Thăng Long, mặt
trận chủ yếu của quân giặc. Đạo quân do Đại đô đốc Bảo chỉ huy gồm kỵ
binh và tượng binh, trong đó có đội voi chiến mạnh, theo đường qua Sơn
Minh (Ứng Ḥa, Hà Tây) tiến ra Đại Áng (Thường Tín) ở phía tây nam đồn
Ngọc Hồi; có nhiệm vụ "tiếp ứng cho cánh hữu", sắn sàng phối hợp với đạo
quân chủ lực của Nguyễn Huệ để đối phó kịp thời với mọi t́nh huống và
chủ yếu là bất ngờ từ phía tây tham dự vào trận quyết chiến tiêu diệt
đồn Ngọc Hồi giành toàn thắng.
***
Đêm 30 tháng Chạp Mậu Thân (25 - 1 - 1789) cả 5 đạo quân Tây Sơn nhận
lệnh tiến công. Vào lúc giao thừa, đạo quân chủ lực của Quang Trung vượt
sông Gián Khẩu, mở màn chiến dịch đại phá quân Thanh. Tiền quân Ngô Văn
Sở và Phạm Văn Lân bất ngờ tiến công tiêu diệt các vị trí tiền tiêu của
giặc ở Gián Khẩu. Các vị trí này do quân của Lê Chiêu Thống đóng giữ.
Quân địch hoảng sợ, nhanh chóng tan vỡ và bỏ chạy từ đầu. Quân Tây Sơn
thừa thắng tiến lên, tiêu diệt luôn các đồn lũy quân Thanh ở bờ bắc sông
Nguyệt Quyết và Nhật Tảo. Những toán quân Thanh do thám "từ đằng xa
trông thấy bóng cũng chạy nốt" (1). Quân Tây Sơn đuổi đến Phú Xuyên (Hà
Tây), th́ bắt gọn được toàn bộ tàn quân và bọn lính do thám của địch
"không một tên nào chạy thoát" (2).
Toàn bộ đồn lũy của địch từ Gián Khẩu đến Phú Xuyên đều bị hạ mà quân
Thanh ở đồn Hà Hồi không hay biết ǵ. Nửa đêm mồng 3 Tết Kỷ Dậu (28 - 1
- 1789) quân Tây Sơn đă tiến đến Thường Tín, bí mật bao vây đồn Hà Hồi
(cách Thăng Long khoảng 20 km). Quang Trung cho quân vây chặt rồi bắc
loa gọi hàng. Khắp bốn mặt đồn, "tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran
để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người" (3). Quân Thanh đóng trong
đồn đang ngủ bỗng nghe tiếng quân hô "ai nấy rụng rời, sợ hăi, liền xin
ra hàng" (4). Chỉ một bộ phận quân chủ lực, nhưng với hành động bí mật,
bất ngờ, kết hợp bao vây uy hiếp dữ dội, quân Tây Sơn chỉ trong chốc
lát, không tốn một chiến sĩ, một mũi tên ḥn đạn, đă tiêu diệt trọng một
vị trí quan trọng của quân Thanh ở sát con đường thiên lư từ Nam ra.
Quang Trung tạm đóng quân trên cánh đồng Cung ở phía nam Hà Hồi để chuẩn
bị cho cuộc tiến công quyết định vào đồn Ngọc Hồi, nơi chủ lực quân
Thanh đang đóng giữ. Cũng trong thời gian đó, theo kế hoạch hiệp đồng,
đạo quân của đại đô đốc Bảo cũng tập kết tại Đại Áng (xă Hưng Thanh,
Thường Tín, Hà Tây), phía tây nam Ngọc Hồi. Đạo quân này đi theo con
đường núi ra Vân Đ́nh (Ứng Ḥa, Hà Tây) rồi băng qua nhiều làng xă đến
Đại Áng, đóng trên cánh đồng Rền. Lúc đó, trước mặt quân Tây Sơn là một
hệ thống đồn lũy pḥng thủ khá kiên cố, có công sự khá vững chắc bảo vệ,
có binh lực đông và hỏa lực rất mạnh. Quân Thanh cũng vừa được tăng
cường quân số, sẵn sàng chống lại cuộc tiến công của quân Tây Sơn.
Bấy giờ, trong thế trận chung của cả chiến dịch, lực lượng quân Tây Sơn
chỉ bằng một phần ba quân địch, nhưng chỉ riêng ở Ngọc Hồi th́ quân Tây
Sơn đông hơn hẳn địch. Tuy tại Tam Điệp, Quang Trung đă có kế hoạch tác
chiến cho cả chiến dịch, trong đó có cả kế hoạch tiêu diệt đồn Ngọc Hồi;
nhưng sau khi diệt đồn Hạ Hồi, Quang Trung cần phải t́m hiểu kỹ hơn về
địch và phải vạch ra một kế hoạch chi tiết cho trận quyết chiến ở Ngọc
Hồi. Quyết tâm chiến đấu của Nguyễn Huệ thể hiện trong kế hoạch sau đây:
- Toàn bộ lực lượng tượng binh, đại bộ phận bộ binh, kỵ binh và hỏa pháo
sẽ được huy động vào cuộc tiến công vào Ngọc Hồi, trong đó đại bộ phận
đạo quân chủ lực do Quang Trung đích thân chỉ huy mở cuộc tiến công
chính diện vào mặt nam Ngọc Hồi. Nhiệm vụ của cánh quân này là phá tan
cứ điểm Ngọc Hồi và tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch ở đây.
- Một bộ phận quân chủ lực được bí mật bố trí sẵn ở phía đông bắc Ngọc
Hồi nhằm ngăn chặn quân địch rút theo đường thiên lư và đê sông Hồng về
Thăng Long, buộc quân Thanh phải chạy về hướng tây đến Đầm Mực.
- Đầm Mực (làng Quỳnh Đô) được chọn làm điểm quyết chiến tiêu diệt quân
Thanh tháo chạy trên hướng này. Đạo quân Đại đô đốc Bảo được lệnh bày
sẵn một thế trận bao vây, tiêu diệt toàn bộ tàn quân địch tại đây, quyết
không cho chúng sống sót chạy về Thăng Long.
Lúc đó, quân Thanh ở Ngọc Hồi biết rằng "sớm muộn thế nào cũng bị quân
Tây Sơn đánh tới", v́ vậy những cuộc "yến tiệc vui mừng" ngày Tết đă
chấm dứt và chúng được lệnh chuyển sang sẵn sàng chiến đấu, đối phó với
quân Tây Sơn từ Hà Hồi lên. Tinh thần quân Thanh trở nên hết sức căng
thẳng, hoang mang và nơm nớp lo sợ.
Ngày mồng 5 Tết (30 - 1 - 1789), lúc trời chưa sáng, quân Tây Sơn bất
ngờ tiến công. Từ nơi tập kết phía nam Hà Hồi, đạo quân chủ lực bí mật
xuất phát vào khoảng nửa đêm. Quân lính Tây Sơn đầu chít khăn, giương
cao cờ đỏ, nhanh chóng tiêu diệt đồn B́nh Vọng (xă Bạch Đằng, Thường
Tín), tiến thẳng đến Ngọc Hồi.
Đội tượng binh Tây Sơn gồm hơn một trăm voi chiến xông trận. Mỗi con voi
lúc đó đă chở cả người và vũ khí. Ngoài cung nỏ, giáo, lao, tượng binh
c̣n được trang bị nhiều thứ hỏa khí như súng tay, hỏa hổ và đặc biệt có
đại bác đặt trên ḿnh voi. Biết rằng, quân Tây Sơn có lợi thế về tượng
binh, trước khi tiến quân sang xâm lược nước ta, quân Thanh đă nghiên
cứu cách pḥng chống. Trong 8 điều Quân luật mà Tôn Sĩ Nghị ban hành có
điều thứ tư nói rằng: "Người Nam đánh trận hay dùng sức voi. Voi không
phải là vật nội địa từng tập quen nên hễ gặp phải, trước tiên quân ta
thế nào cũng phải tránh chạy. Không biết rằng, sức voi tuy khỏe, chung
quy cũng là thân máu thịt, không thể đương được với súng ống của ta. Nếu
thấy voi ra trận, xa th́ bắn súng, gần th́ dùng cung và lao, làm cho nó
bị đạn mà chạy trở lại, giày xéo lẫn nhau, quân ta nhân cơ hội ấy mà
tiến lên chém giết, thế nào cũng thắng trận, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa"
(5)
Tại đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bố trí một băi chướng ngại vật, trong đó có
chông sắt và địa lôi, nhằm ngăn cản không cho tượng binh Tây Sơn tiến
sát vào chiến lũy. Khi voi chiến của Nguyễn Huệ xuất trận, quân Thanh
trông thấy rất hoảng sợ. Đề đốc Hứa Thế Hanh truyền lệnh: "Dạy voi đánh
trận là lối cũ của người Nam man. Mưu mẹo chống chế, úy phủ (tức Tôn Sĩ
Nghị) đă có công văn nói rơ rồi" (6); hắn trấn tĩnh bộ binh và ra lệnh
cho đội kỵ binh tinh nhuệ nghênh chiến. Tuy nhiên, vừa trông thấy voi,
ngựa quân Thanh đă "sợ hăi, hí lên, té chạy, lồng lộn quay về, chà đạp
lẫn nhau" (7). Đội kỵ binh tinh nhuệ của Hứa Thế Hanh bị rối loạn, bỏ
chạy vào trong lũy cố thủ.
Quang Trung cưỡi voi trực tiếp đốc chiến, ra lệnh thừa thắng đuổi theo.
Quân địch dựa vào chiến lũy, dùng đại bác và cung nỏ bắn ra rất dữ dội
để cản đường tiến của đoàn tượng binh Tây Sơn. Hỏa lực của địch "bắn ra
như mưa" (8). Theo lệnh của Quang Trung đội voi chiến chia thành hai
cánh, tạo thành hai gọng ḱm, đánh cả phía tả và phía hữu, tạo điều kiện
cho bộ binh và kỵ binh xông lên. Bộ binh đă được huấn luyện từ trước,
trong đó có đội cảm tử gồm 600 người, chia làm 20 toán. Mỗi toán 10
người giắt dao găm bên hông, khiêng một tấm mộc lớn bằng gỗ phía ngoài
quấn rơm ướt và 20 chiến sĩ cầm vũ khí tiến theo sau. Tất cả các toán
cảm tử quân dàn hàng ngang theo thế trận chữ "nhất" phía trước có 20 tấm
mộc kết liền với nhau tạo thành một bức tường di động, cứ thế xông thẳng
vào trận địa quân Thanh.
Được những tấm mộc lớn che chở tên đạn, đội quân cảm tử tiến gần đến
chiến lũy. Quân Thanh sử dụng hỏa đồng (súng phun khói lửa), lợi dụng
chiều gió phun khói vào quân Tây Sơn. Trong chốc lát "khói lửa mù trời,
cách gan tấc không trông thấy ǵ" (9)
Nhưng những chiến binh cảm tử Tây Sơn vô cùng dũng cảm, giữ vững đội
h́nh, áp sát chiến lũy. Khi đến chiến lũy, quân Tây Sơn liền bỏ các tấm
mộc xuống, xông lên phá cửa lũy, chặt rào rồi lao vào bên trong doanh
trại quân Thanh. Sử nhà Thanh chép: "Quân tiên phong của giặc (tức quân
Tây Sơn) xông thẳng vào đại doanh của ta" (10), "giặc dùng những bó rơm
to lớn để che đỡ mà lăn xả vào… kẻ trước ngă, người sau nối, hết thảy
đều trổ sức liều chết mà chiến đấu" (11). Quân Thanh chống trả quyết
liệt, hy vọng đẩy quân Tây Sơn ra ngoài, bảo vệ chiến lũy. Nhưng đội
quân xung kích của Tây Sơn đă phá được cửa lũy mở đường cho bộ binh và
kỵ binh tiến vào. Bộ binh, kỵ binh, tượng binh Tây Sơn ào ạt tiến lên,
xông vào cửa lũy đă mở. Từ hai phía tả và hữu, đội tượng binh cũng đồng
thời ập tới. Quân Tây Sơn "lùa voi, xông pha tên đạn, nhổ rào lũy tiến
vào". Từ trên ḿnh voi, quân ta dùng đại bác và hỏa hổ đốt phá đồn lũy
doanh trại đối phương và thiêu cháy rất nhiều quân địch. Thế xung trận
của quân Tây Sơn như triều dâng băo cuốn. Sách An Nam quân doanh kỷ yếu
cũng chép: "Quân giặc (tức quân Tây Sơn) họp lại đông như kiến cỏ, thế
ào ào giống như nước thủy triều dâng lên".
Quân Thanh khiếp sợ trước sức mạnh của quân Tây Sơn, nhất là trước uy
lực của đoàn voi chiến. Sử nhà Thanh chép: "Quân giặc đều dùng voi chở
đại bác xông ra trận", "trên lưng mỗi con voi có 3, 4 tên quân giặc chít
khăn đỏ, ngồi ném hỏa cầu lưu hoàng ra khắp mọi nơi, đốt cháy cả người
nữa" (12). Đó là hỏa hổ - một thứ vũ khí lợi hại của quân Tây Sơn mà
quân giặc đă biết và pḥng bị. Trong điều thứ 5, Quân luật của quân
Thanh có nói: "Quân Nam không có sở trường ǵ khác, toan dùng thứ ống
phun lửa làm lợi khí gọi là hỏa hổ. Khi hai bên giáp nhau, trước hết họ
dùng thứ đó đốt cháy quần áo quân ta, buộc quân ta phải lui". Tôn Sĩ
Nghị cũng đă cho chế hàng trăm chiếc lá chắn bằng da trâu sống và ra
lệnh: "Nếu gặp hỏa hổ của người Nam phun lửa th́ quân ta một tay cầm lá
chắn đỡ lửa, một tay cầm dao chém bừa, chắc rằng chúng sẽ bỏ chạy tan
tác". Mặc dầu vậy, quân Thanh vẫn bị bất ngờ trước tinh thần chiến đấu
ngoan cường, mưu trí và sự lợi hại hỏa khí của quân Tây Sơn.
Quân ta tràn vào trong đồn lũy và doanh trại giặc như những ḍng thác
đổ, không một sức mạnh nào ngăn cản được. Quân Thanh không chống đỡ nổi,
bỏ chạy tán loạn, chúng "giày xéo lên nhau mà chết" hoặc số chạy được ra
ngoài th́ vướng phải địa lôi, rơi xuống cạm bẫy do chúng bố trí, "chết
và bị thương rất nhiều". Nhiều trận ác chiến diễn ra ở quanh Ngọc Hồi,
nhưng đó chỉ là những cố gắng trong tuyệt vọng của địch. Quân địch càng
co cụm lại càng bị tiêu diệt nhiều. Sở chỉ huy của Hứa Thế Hanh bị tiêu
diệt. Nhiều doanh trại bị đốt cháy. Ngọc Hồi ch́m trong khói lửa mịt mù.
Sách Hoàng Lê nhất thống chí chép rằng: "Quân Thanh chống không nổi, bỏ
chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết… Quân Tây Sơn thừa thế chém
giết lung tung; thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại
bại" (13).
Đồn Ngọc Hồi cứ điểm kiên cố và mạnh nhất của quân Thanh ở mặt trận phía
nam Thăng Long, bị phá vỡ. Một bộ phận lớn quân Thanh bị giết và bị bắt.
Trong đám loạn quân, đề đốc Hứa Thế Hanh - viên phó tướng của Tôn Sĩ
Nghị cùng với Tổng binh Thượng Duy Thăng đă phải bỏ mạng.
Tuy vậy, số quân Thoát Hoan chết ở đồn Ngọc Hồi vẫn c̣n khá nhiều. Tồng
binh Lương Triều Long dẫn một toán lớn tàn binh chạy về Thăng Long.
Nhưng mới chạy được một quăng, chưa kịp hoàn hồn, bọn chúng đă thấy phía
trước mặt xuất hiện cờ Tây Sơn và nổi lên tiếng trống, tiếng reo ḥ dậy
đất. Không ngờ trên đường thiên lư và bờ đê sông Tô Lịch về Thăng Long
đă có quân Tây Sơn chốt giữ. Đây là lực lượng nghi binh đă được Quang
Trung cử đến chốt sẵn phía đông bắc Ngọc Hồi khoảng 3 km; mục đích là hư
trương Thanh Thế, uy hiếp tinh thần vốn đă hoang mang cực độ của quân
Thanh, buộc chúng phải chạy theo hướng tây về Quỳnh Đô - Văn Điển, nơi
Đại đô đốc Bảo đang chờ chúng.
Tàn quân Thanh chạy băng qua cánh đồng Lưu Phái, Quỳnh Đô. Chúng qua cầu
Vĩnh (c̣n gọi là cầu Viềng) định t́m đường về Thăng Long. Nhưng th́nh
ĺnh, trước mặt chúng xuất hiện cả một đoàn voi chiến lớn cùng với vô số
quân Tây Sơn đứng chặn kín mọi ngả đường. Đây là đạo quân do Đại đô đốc
Bảo chỉ huy, "tiếp ứng cho cánh hữu" theo kế hoạch của Quang Trung đă bố
trí sẵn một thế trận đón lơng địch.
Bấy giờ hai ngả đường dọc theo bờ sông phải Tô Lịch, ngả phía bắc và
phía nam đều bị chận đánh. Sau lưng quân Thanh, quân chủ lực và lực
lượng quân nghi binh đang truy đuổi ráo riết. Không c̣n con đường nào
khác, quân Thanh phải chạy vào khu vực Đầm Mực ở phía tây. Tại Đầm Mực,
đạo quân Đại đô đốc Bảo đă giăng sẵn một mẻ lưới để bổ vây và tiêu diệt
bọn tàn binh quân giặc. Quân địch đă bị dồn vào đường cùng. Từ ba mặt
quân ta khép chặt ṿng vây, dồn ép chúng vào cánh đồng Đầm Mực lầy lội
và um tùm. Quân giặc tuy c̣n đông đến vài vạn nhưng chỉ c̣n là một khối
người rối loạn, kiệt sức và tinh thần hết sức hoảng loạn. Sách Hoàng Lê
nhất thống chí chép: Quân Thanh "hết hồn hết vía, trốn vội xuống Đầm Mực
làng Quỳnh Đô" và "quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn
người" (14). Tượng binh Tây Sơn như những chiến xa trong chiến tranh
hiện đại, vừa bao vây chặn đường, vừa xông vào giày xéo. Bộ binh và kỵ
binh Tây Sơn cũng thả sức tung hoành, chém giết quân địch. Quân Thanh số
th́ bị giết, bị voi giày, bị ngập ch́m trong lầy bùn, số th́ bị bắt làm
tù binh. Bọn tàn quân giặc chạy thoát ở Ngọc Hồi , đến đây phần lớn bị
tiêu diệt trong đó có cả tổng binh Trương Triều Long. Một số tên lẩn
trốn vào các làng xóm xung quanh cũng bị nhân dân giết chết hoặc bắt nộp
cho quân Tây Sơn.
Như vậy, chỉ trong sáng ngày mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đă
đánh tan cụm quân giặc ở Ngọc Hồi, tiêu diệt toàn bộ khoảng 3 - 4 vạn
tên giặc ở Ngọc Hồi và Đầm Mực. Cả một hệ thống đồn trại giặc, một cứ
điểm then chốt nhất của quân Thanh ở phía nam Thăng Long đă nhanh chóng
bị san phẳng. Đạo quân chủ lực của Quang Trung và đạo quân của Đại đô
đốc Bảo đă hoàn thành hết sức vẻ vang nhiệm vụ nặng nề của hướng tiến
công chủ yếu, trong đó trận Ngọc Hồi - Đầm Mực là trận quyết chiến, trận
then chốt có ư nghĩa quyết định.
***
Trước ngày diễn ra trận Ngọc Hồi - Đầm Mực bọn tướng Thanh tuy có lo
pḥng bị nhưng cũng vẫn hết sức chủ quan, coi thường quân Tây Sơn. Khi
nghe tin báo cấp về việc Nguyễn Huệ đă mở cuộc tiến công. Tôn Sĩ Nghị
c̣n huênh hoang đối với giặc (tức quân Tây Sơn) không có ǵ đáng lo
ngại" (15); và đề đốc Hứa Thế Hanh, viên tướng chỉ huy toàn bộ mặt trận
phía nam Thăng Long th́ tuyên bố: "Đợi đến sáng mai, hội quân lại đánh,
hăy xem ta quét sạch quân Nam" (16). Thế nhưng nào ngờ toàn bộ quân
Thanh ở đây đă nhanh chóng bị tiêu diệt trong ṿng một buổi sáng. Tin
sét đánh đó làm cho Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh ở Thăng Long hết sức hốt
hoảng. Chúng nói với nhau: "Thật là tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở
dưới đất chui lên" (17). Bản thân Tôn Sĩ Nghị hết sức kinh ngạc trước
lối đánh thần tốc của quân Tây Sơn. Sau khi biết các đồn Hà Hồi, Ngọc
Hồi bị hạ hắn "rút kiếm chém xuống đất nói rằng: Sao mà thần đến thế".
Cùng lúc trên hướng tiến công chủ yếu diễn ra trận quyết chiến Ngọc Hồi
- Đầm Mực, một cánh quân khác do Đô đốc Long (Đặng Tiến Đông) chỉ huy đă
bất ngờ mở cuộc tiến công từ phía tây nam Thăng Long, tập kích, tiêu
diệt đạo quân Sầm Nghi Đống ở Khương Thượng và Nam Đồng (Đống Đa). Cuộc
chiến ở Ngọc Hồi đă thu hút sự chú ư của địch, càng tạo thêm yếu tố bất
ngờ cho trận Đống Đa. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực và chiến thắng Đống
Đa đă đặt Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh ở Thăng Long vào một t́nh thế hoàn
toàn bị bất ngờ, bị động, không kịp tổ chức chống cự, không thể nào sử
dụng được lực lượng chủ lực; chúng buộc phải tháo chạy tán loạn và bị
tiêu diệt. Thắng lợi của trận quyết chiến Ngọc Hồi - Đầm Mực đă góp phần
to lớn vào sự toàn thắng của chiến dịch Thăng Long 1789.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực chứng tỏ nghệ thuật quân sự tài giỏi của
quân đội Tây Sơn mà người tiêu biểu là Quang Trung - Nguyễn Huệ. "Hành
quân cốt ở thần tốc", Quang Trung đă nói như vậy khi giải thích về
nguyên nhân thắng lợi ở Ngọc Hồi. Trong khi chuẩn bị và tiến hành trận
quyết chiến này, khi giải quyết mối tương tác giữa các yếu tố lực lượng,
không gian và thời gian để thực hiện đánh tiêu diệt, Quang Trung đặc
biệt quan tâm đến nhân tố thời gian, đến tính cơ động, đến tốc độ, đến
hiệu quả của tính bất ngờ, đến nghệ thuật biến thời gian thành lực
lượng. "Sao mà thần đến thế !" - câu nói thốt lên từ viên chủ tướng giặc
đă thể hiện đầy đủ tính tốc quyết trong nghệ thuật quân sự của Quang
Trung. Hứa Thế Hanh định "đợi đến sáng mai… ta sẽ quét sạch quân Nam";
thế nhưng Nguyễn Huệ đă đi trước địch. Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh đều
không có thời gian cần thiết để thực hiện ư định của ḿnh.
Mục đích của trận đánh là tiêu diệt toàn bộ tập đoàn Hứa Thế Hanh ở Ngọc
Hồi. Để đạt mục đích đó, Quang Trung đă vận dụng những biện pháp quân sự
thích hợp. Ông đă sử dụng phối hợp hai mũi tiến công bằng cả chính binh
và kỳ binh. Mũi chính binh đánh chính diện do Quang Trung trực tiếp chỉ
huy, trong đó có cả Tư mă Ngô Văn Sở và Nội hầu Phan Văn Lân; mũi kỳ
binh tức mũi vu hồi chiến thuật từ cánh hữu do Đại đô đốc Bảo đảm nhiệm.
Sử dụng hai đạo quân đánh vào hướng chủ yếu, Nguyễn Huệ đă tạo được thế
uy hiếp ở cả trước mặt và cạnh sườn, để bao vây và tiến công, tiêu diệt
địch. Nghệ thuật cơ động tiếp cận và dàn thế trận ở Ngọc Hồi đă tạo yếu
tố bất ngờ lớn đối với địch. Các mũi tiến công đảm nhận những nhiệm vụ
khác nhau, nhưng đă chi viện lẫn nhau, hiệp đồng đúng theo kế hoạch dự
kiến; đó là sự phối hợp chiến thuật tuyệt đẹp trong một trận đánh.
Một điểm đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Quang Trung là khả năng đột
kích, công đồn, đánh tiêu diệt lớn, đánh tan ră nhanh chóng những đạo
quân, những tập đoàn lực lượng chủ chốt của địch. Biểu hiện ở đánh các
đồn Gián Khẩu, Nhật Tảo, Phú Xuyên, Thanh Liêm, Hà Hồi và nhất là đồn
Ngọc Hồi, cứ điểm quan trọng và mạnh nhất của địch trong một thời gian
rất ngắn. Thắng lợi to lớn trên hướng tiến công chủ yếu này đă đưa đến
việc uy hiếp lớn mặt nam thành Thăng Long. Điều này có ư nghĩa lớn v́ nó
là tiền đề không thể thiếu trong mưu lược của Quang Trung, là tạo điều
kiện cho cánh quân Đô đốc Long (Đặng Tiến Đông) đánh vào đồn Khương
Thượng. Lối đánh tiêu diệt của Quang Trung là nhằm đánh cả vào thể xác
và tinh thần đối phương, khiến chúng phải sụp đổ nhanh chóng.
Yếu tố bất ngờ trong quá tŕnh thực hành chiến dịch nói chung và ở chiến
trận Ngọc Hồi - Đầm Mực nói riêng được vận dụng và phát huy hiệu quả
lớn. Khi dùng binh, Quang Trung đă hành động ngoài dự đoán của Tôn Sĩ
Nghị. Bên cạnh việc chọn hướng tiến công và bố trí thế trận, nghệ thuật
giành thời cơ của Quang Trung thật táo bạo, không theo một quy luật
thông thường như sự hiểu biết của các tướng giặc. Chẳng hạn, ta mở cuộc
tiến công vào đêm 30 Tết, đă hành động mau chóng để trận đánh quyết định
diễn ra và kết thúc vào sáng mồng 5 Tết, tức là trước một ngày theo dự
kiến xuất quân của Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh. Hành quân trên một tuyến
dài đến gần 90 km, vừa vẫn bảo đảm được bí mật, bất ngờ mà tốc độ lại
nhanh chóng th́ quả là một điều hiếm thấy. V́ thế, quân Tây Sơn đă áp
sát Ngọc Hồi mà quân Thanh vẫn không hay biết ǵ. Trận Ngọc Hồi - Đầm
Mực diễn ra hết sức quyết liệt giữa hai đạo quân chủ lực của ta và địch
nhưng cũng giải quyết nhanh chóng trong một buổi sáng. Đó là kết quả của
hành động quân sự nhanh chóng, bất ngờ của quân Tây Sơn.
Trong trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, Quang Trung đă sử dụng phối hợp nhiều
loại quân, nhiều binh chủng, trong đó có cả tượng binh, kỵ binh, pháo
binh và bộ binh. Ở Ngọc Hồi, địch xây dựng trận địa thành tuyến chiến
lũy khá kiên cố. Muốn chọc thùng tuyến trận địa này phải áp dụng một
phương pháp tác chiến mới, bất ngờ với địch, Nguyễn Huệ dùng chiến thuật
tung đội sâu, có sự hiệp đồng nhiều loại quân, trong đó tượng binh là
lực lượng đột kích mạnh. Cả hỏa khí và bạch khí; cả đại bác, hỏa hổ,
súng tay và các loại cung tên, đao kiếm đă được sử dụng và phát huy tác
dụng mạnh mẽ trong chiến đấu. Cách sử dụng pháo binh của Nguyễn Huệ ở
đây cũng là một điều bất ngờ lớn đối với địch. Quân Thanh biết Tây Sơn
có thế lợi ở voi chiến nên đă đề ra cách pḥng và chống voi. Nhưng sự
thật đến Ngọc Hồi, quân ta đă sử dụng pháo - voi, đặt đại bác và hỏa hổ
trên lưng voi chiến, pháo di chuyển nhanh hơn, tính động cơ tốt hơn,
tăng thêm uy thế hỏa lực đối với địch. Bởi vậy, khi bất ngờ trông thấy
voi chở đại bác xông trận, quân Thanh vội bỏ chạy tán loạn v́ khiếp
nhược, không chống cự nổi. Các mũi tiến công, các binh chủng của quân
Tây Sơn hoạt động ăn khớp và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong trận
quyết chiến này, sự hiệp đồng đă đạt đến mức độ chuẩn xác, có hiệu quả
chiến đấu lớn, thể hiện tính kế hoạch, tính thống nhất và khoc học trong
nghệ thuật chỉ huy của Nguyễn Huệ. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực chứng
tỏ cách đánh tài giỏi tuyệt vời của Quang Trung - Nguyễn Huệ và các
tướng lĩnh Tây Sơn .
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực là chiến công lớn của các chiến binh Tây
Sơn, những người lính trưởng thành từ nghĩa quân đă vượt qua bao khó
khăn, gian khổ chiến đấu ngoan cường, không biết mệt mỏi. Đặc biệt,
trong trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, binh sĩ Tây Sơn đă chiến đấu với tinh
thần dũng mănh vô song, với khí thế áp đảo quân thù. Chính kẻ thù cũng
phải công nhận sức tiến công của quân Tây Sơn "như nước thủy triều dâng
lên". Tinh thần và khí thế đó là kết quả của quá tŕnh rèn luyện, được
sự cổ vũ của phong trào nông dân và phong trào dân tộc lúc ấy, dưới sự
chỉ đạo của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực cũng là chiến thắng của nhân dân trong
vùng nam Thăng Long. Quân Tây Sơn thực hành trận quyết chiến vào những
ngày Tết cổ truyền của dân. Nhân dân đă mang lương thực, nhất là các thứ
quà tết như bánh chưng, rượu, thịt… tiếp tế cho quân đội. Ngoài những
kho lương thực được chuẩn bị trước, lực lượng hậu cần tại chỗ của nhân
dân giữ vai tṛ quan trọng bảo đảm cho quân Tây Sơn có thể vận động
nhanh chóng và chiến đấu liên tục. Riêng vùng Ngọc Hồi, nhân dân đă đón
tiếp những người anh hùng vừa giải phóng quê hương ḿnh một cách rất
nồng nhiệt. Nhân dân bày quà bánh bên đường để khao thưởng quân sĩ và
hoan nghênh Quang Trung với tấm biẻn mang bốn chữ "Hậu lai kỳ tô" (vua
đến dân được sống lại). Quang Trung cảm động nhận lấy quà của nhân dân
và tặng lại bốn chữ "Hiếu nghĩa khả phong" (tấm ḷng chuộng nghĩa đáng
khen). Nhân dân vùng Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đầm Mực rất nhiệt t́nh tham gia
chiến đấu, họ c̣n đem cả rơm rạ, những tấm ván cửa, ván nằm và tự lấy
những tấm ván cửa đ́nh, cửa chùa trong làng ủng hộ nghĩa quân đánh giặc.
Nhân dân c̣n bày cách này cách khác hoặc trực tiếp tham gia vào trận
đánh. Khi đạo quân của Đại đô đốc Bảo đến tập kết ở Đại Áng, lập tức
nhân dân địa phương bao gồm cả già trẻ hăng hái nhập ngũ. Nhân dân địa
phương lưu truyền và tự hào về "đội quân đầu bạc" của các cụ già có mặt
trong trận Đầm Mực. Khi giặc trốn vào làng, nhân dân đă lùng sục bắt nộp
cho quân đội Tây Sơn.
Thắng lợi của chiến dịch Thăng Long 1789 trong đó tiêu biểu là trận Ngọc
Hồi - Đầm Mực là một vũ công hiển hách rất đáng tự hào của dân tộc ta.
Chiến công đó thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của quân
đội Tây Sơn, sự tham gia nhiệt t́nh của nhân dân địa phương và nhất là
chứng tỏ nhà nghệ thuật quân sự tài giỏi của Quang Trung - Nguyễn Huệ và
các tướng lĩnh Tây Sơn.
------
(1) (2) (3) (4) Hoàng Lê Nhất thống chí, Nxb Văn học, Hà Nội, 1984, tr.
360, 363.
(5) Hoàng Lê Nhất thống chí, Sđd, tr. 333 - 334.
(6) Lê Trọng Hàm, Minh đô sử, Sách chữ Hán, Tập 19, q. 44.
(7) Việt sử thông giám cương mục, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1993, tr.
846.
(8) Việt sử thông giám cương mục, Tập 1, Sđd, tr. 846.
(9) Hoàng Lê Nhất thống chí, Sđd, tr. 363.
(10) An Nam quân doanh kỷ yếu, bản chữ Hán.
(11) Việt sử thông giám cương mục, Tập 2.
(12) Ngụy Nguyên, Thánh vũ kư, bản chữ Hán, q. 36
(13) (14) Hoàng Lê Nhất thống chí, Sđd, tr. 364.
(15) Nguyễn Thu, Lê Quư kỷ sự.
(16) Minh đô sử, Sđd, q. 44
(17) Hoàng Lê Nhất thống chí, Sđd, tr. 365.
In trong "20 trận đánh trong lịch sử dân tộc".- H., 2003.- Tr. 314 - 336
|