Xung quanh sự ra đời và sự nghiệp của vua Đinh Bộ Lĩnh, vị hoàng đế
được coi là khởi đầu nền độc lập tự chủ lâu dài nước ta, lại là một
bức màn truyền thuyết bao phủ. Những dăy núi đá vôi, những ḍng sông
nhỏ quanh co ở cố đô Hoa Lư càng tăng thêm tính huyền thoại của
những câu chuyện thời Đinh Lê ở đây. Có điều những câu chuyện đó và
cả thời kỳ 12 sứ quân ở nước ta lại không hề thấy chép trong các tài
liệu của Hoa sử…
Truyền thuyết không phải là lịch sử, nhưng là bóng dáng của lịch sử
c̣n lưu lại. Trong chuyện Đinh Lê, cái “h́nh” để tạo cái “bóng” này
lại là những sự kiện xảy ra ở một nơi khác, trên một b́nh diện khác…
Đầu tiên là truyền thuyết cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh.Đại
Việt sử kư toàn thưchép:
“Vua
mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần
trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu
ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy
tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm
kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên
tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn
trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm.
Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lăo các sách
bảo nhau: “Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta
nếu không theo về, ngày sau hối th́ đă muộn”. Bèn dẫn con em đến
theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách
Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua c̣n ít tuổi, thế quân chưa
mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan, cầu găy, vua
rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ
vua, nên sợ mà lui.”
Truyền thuyết trên giống hệt chuyện của … Chu Nguyên Chương (vua đầu
nhà Minh bên Trung Quốc) thủa nhỏ. Cũng chăn trâu, tập trận, cũng mổ
ḅ khao quân, cũng bị đuổi lưu lạc khắp nơi. Giống hơn nữa là chuyện
Đinh Bộ Lĩnh đầu quân cho sứ quân Trần Lăm ở Bố Hải khẩu (Thái
B́nh), được Trần Lăm tin tưởng, gả con gái và trao quyền cầm quân
cho. Chu Nguyên Chương th́ gia nhập khởi nghĩa Hồng Cân của tướng
Quách Tử Hưng, cũng được gả con gái và giao quyền hành. Từ đó đánh
đông dẹp bắc, thắng quân Mông Cổ rồi lên ngôi.
Thậm chí một trong những bạn chăn trâu thủa nhỏ của Đinh Bộ Lĩnh sau
thành khai quốc công thần nhà Đinh là Lưu Cơ th́ có tên trùng khớp
với mưu sĩ khai quốc công thần của Chu Nguyên Chương là Lưu Bá Ôn.
Truyền thuyết thứ hai của nhà Đinh là chuyện cái chết của Đinh Tiên
Hoàng và sự tranh chấp vương vị giữa các con của vua Đinh. Gọi là
“truyền thuyết” v́ toàn những chuyện sử mà nghe như đùa: Đinh Liễn
nổi giận dễ dàng giết Hạng Lang (con thứ của Đinh Tiên Hoàng). Rồi
một tên quan vô danh tiểu tốt Đỗ Thích chỉ v́ nằm mơ thấy sao rơi
vào miệng mà đă giết cả cha con vua Đinh lúc đang say xỉn… Đọc đoạn
sử này thấy sao mà nhà Đinh lại bê tha, thối nát vậy.
Sự thực th́ câu chuyện này là “bóng dáng” của câu chuyện khác, cũng
của một vị vua họ Chu của Trung Hoa. Đó là Hậu Lương Chu Ôn. Chu Ôn
xuất thân nghèo hèn, thủa nhỏ phải đi chăn lợn, làm công cho địa chủ
là Lưu Sùng. Chu Ôn rất thích đánh quyền múa kiếm, sao nhăng lao
động nên thường bị Lưu Sùng đánh mắng. Khi Hoàng Sào khởi nghĩa, Chu
Ôn cùng hai anh đi theo. Trong chiến đấu Chu Ôn dũng cảm thiện chiến
được thăng làm quan tiên phong…
Đoạn trên cũng không khác chuyện Đinh Bộ Lĩnh đi chăn trâu rồi đầu
quân cho Trần Lăm là mấy. Khó biết dân gian đă chép truyền thuyết
vua Đinh từ chuyện của Chu Ôn hay Chu Nguyên Chương.
Chu Ôn là tướng của Hoàng Sào nhưng đă phản bội, đầu hàng nhà Đường,
sau đó rồi lại gạt bỏ nhà Đường mà lên ngôi Lương Thái Tổ. Từ đó bắt
đầu thời kỳ phân liệt Trung Hoa mà sử gọi là thời Ngũ đại thập quốc.
Khi nh́n từ góc nh́n của người Việt ở Giao Chỉ th́ đă bị chép thành
thời kỳ “loạn 12 sứ quân”. Sự lầm lẫn này nhiều khả năng xảy ra hơn
là nhầm với thời kỳ Chiến Quốc của nhà Tần v́ thời Chiến Quốc cách
thời của Đinh Lê quá xa.
Đinh là dịch tượng chỉ hướng Tây. Chu cũng vậy. Chính v́ thế mà có
sự lẫn lộn giữa Đinh Bộ Lĩnh với Chu Ôn hay Chu Nguyên Chương v́ các
vị này đều ở vào thời kỳ phân liệt cát cứ mà lên ngôi. Chu Ôn lên
ngôi nhà Hậu Lương th́ đổi tên thành Chu Hoảng. Có thể Hoảng =
Hoàng. Như vậy Đinh Tiên Hoàng tương đương với Chu Hoảng – Lương
Thái Tổ.
Chu Ôn sống dâm loạn, thất thường. Ông ta ngủ với kỹ nữ sinh ra Chu
Hữu Khuê. Sau đó lại thường bắt các con dâu phải hầu hạ ḿnh. Năm
912, Chu Ôn ốm nặng, định truyền ngôi cho con thứ là Chu Hữu Văn.
Nhưng người con trai lớn là Chu Hữu Khuê nhanh tay hơn, phát động
chính biến.
Đêm ngày 18-7 năm 912, khi bệnh t́nh Chu Ôn đang trở nên nguy cấp
th́ Chu Hữu Khuê cùng tay chân của ḿnh xông vào bên trong. Chu Ôn
bị một thuộc hạ của Chu Hữu Khuê đâm một đao giữa bụng, chết ngay
tại chỗ. Thuộc hạ của Chu Hữu Khuê c̣n tiêu diệt nốt Chu Hữu Văn.
Sau khi mọi việc đă xong xuôi, Hữu Khuê ra lệnh cho quan hầu cận của
Hoàng đế thảo một bức chiếu thư giả vu khống Chu Hữu Văn giết cha và
phong ḿnh làm Hoàng đế. Chu Hữu Khuê sinh ra trong kỹ viện, gây tội
ác giết cha giết em nên có miếu hiệu là Lương Thứ Nhân.
Chỉ ít lâu sau, người con trai khác của Chu Ôn là Chu Hữu Trinh lại
nổi dậy, giết chết Chu Hữu Khuê, tự ḿnh lên ngôi Hoàng đế. Như vậy
Chu Ôn và Chu Hữu Văn đă bị một thuộc hạ giết chết trong đêm, giống
y chuyện Đỗ Thích thí nhị Đinh ở Hoa Lư. C̣n chuyện Đinh Liễn giết
Hạng Lang là chuyện Chu Hữu Trinh giết Chu Hữu Khuê, lên ngôi Lương
Mạt Đế.
Cuối cùng trong truyền thuyết Đinh Lê là chuyện Thái hậu Dương Vân
Nga khoác long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi đất nước bị
nạn ngoại xâm đe dọa. Chuyện này đă bị các sử gia nghi ngờ từ lâu v́
quá giống cuộc binh biến Trần Kiều dẫn đến sự lên ngôi của Tống Thái
Tổ. Thập đạo quân tính ra là cả triệu người. Đội quân như vậy vào
thời đó th́ chỉ có Triệu Khuông Dẫn là Chỉ huy sứ của nhà Hậu Chu
cầm đầu mà thôi.
Triệu Khuông Dẫn tiếp ngôi từ nhà Hậu Chu của họ Sài. Sài Vương Chu
Thế Tông ở đây là “tiền triều” của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, tức
là ứng với Đinh Tiên Hoàng. Có thể thấy truyền thuyết Việt đă chép
những chuyện của các thời vua Chu trong Hoa sử để h́nh thành nên
những truyền thuyết thời Đinh Lê ở Hoa Lư. Chu Ôn là người bắt đầu
thời kỳ Hoa Nam thập quốc, c̣n Chu Thế Tông kết thúc thời kỳ này.
Truyền thuyết Việt chép thành chuyện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ
quân.
Cổng đ́nh Gia Phương
Câu đối ở đ́nh Gia Phương (Đại Hữu), quê Đinh Bộ Lĩnh:
Địa phân Chu Tống dĩ lai, triệu tác Nam Bang tân đế trạch
Quốc tự Trần Lê nhi hậu, do truyền Đại Hữu cổ thang hương.
Dịch:
Đất tách Chu Tống tới nay, sáng lập Nam Bang thành đế quốc
Nước từ Trần Lê trở lại, c̣n truyền Đại Hữu chốn quê hương.
Chu Tống ở đây là nói đến thời kỳ Chu Thế Tông – Tống Thái Tổ, là
lúc nhà Đinh Lê lập quốc gia riêng.
Từ quan điểm lịch sử của cộng đồng dân tộc Hoa – Việt th́ các triều
đại của Chu Ôn hay Chu Thế Tông đều là triều đại của người Việt (Bách
Việt). Nhà Tống từ Triệu Khuông Dẫn cũng là một phần của sử Việt.
Chu Nguyên Chương thắng quân Nguyên Mông, lập nước Ngô cũng là sử
Việt. Chỉ có tới Chu Đệ, đoạt ngôi nhà Minh, dời đô về Bắc Kinh th́
Trung Quốc đă chuyển thành quốc gia của người phương Bắc. Cho tới
nay xuất thân của Chu Đệ vẫn đang là dấu hỏi v́ nhiều khả năng Chu
Đệ chẳng có họ hàng ǵ với Chu Nguyên Chương hết, mà là người Mông
Cổ hay Cao Ly (http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/tham-cung-bi-su/201205/Nghi-an-me-ruot-cua-hoang-de-Chu-Nguyen-Chuong-2152618/).
Đó cũng là lư do v́ sao Minh Thành Tổ khi chiếm Đại Việt đă tận diệt
văn hóa lịch sử vùng đất này, nhằm xóa đi gốc tích thật sự của Trung
Hoa, đánh lẫn Nam Bắc, Hoa Hán.
Truyền thuyết Đinh Lê ở Hoa Lư là chuyện sao chép của Hoa sử nên
trên mảnh đất Giao Chỉ thời phân ră hậu Đường không hề có “loạn 12
sứ quân”. Cũng không có triều Đinh, triều Lê mấy đời vua, con cháu
trong nhà tranh chấp hay nhường ngôi Đinh – Lê – Lư nào cả. Đúng như
câu đối trên trong đ́nh Gia Phương, từ nhà Đinh chuyển sang luôn nhà
Trần và Lê (Quốc
tự Trần Lê nhi hậu). Sự thực chỉ có một triều Lư ẩn họ Lê làm
chủ đất Đinh Bộ – Tĩnh Hải qua 2 đời Lư Thái Tổ và Lư Thái Tông, đến
Lư Thánh Tông mới xưng nước Đại Việt độc lập và rời đô từ Hoa Lư về
Thăng Long.