Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Vua Hàm Nghi

Tung-Linh Le 

Từ đầu năm 2008, Nhà nước, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế và cộng đồng Nguyễn Phước tộc (trong và ngoài nước) đă có những động thái tích cực để đưa di hài vua Hàm Nghi về Huế. Vị vua yêu nước, mang tinh thần dân tộc quật cường đang sắp=2 0sửa về lại cố hương sau 120 năm biệt xứ chốn lưu đày.

Cuộc nổi dậy kháng Pháp bất thành, kinh đô Huế bị thất thủ ngày 23-5 năm Ất Dậu (1885). Vua Hàm Nghi theo phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết chạy ra Tân Sở và ban chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu và toàn thể dân chúng nổi dậy chống Pháp. 

Sau ba năm kháng chiến ở rừng sâu, đêm 2-11-1888, giữa lúc trời mưa lạnh, vua Hàm Nghi bị tên Trương Quang Ngọc phản bội bắt đem nộp cho Pháp. Không thể mua chuộc đ0ợc ông vua trẻ lúc ấy chỉ mới 18 tuổi, thực dân Pháp đă đưa vua xuống tàu La Comète vào Sài G̣n, rồi đưa qua tàu Biên Ḥa, lưu đày biệt xứ sang Algeria. Trước đó, thực dân Pháp đă yêu cầu viên toàn quyền Algeria đối xử tử tế với toan tính có thể đưa Hàm Nghi trở lại ngai vàng một=2 0lần nữa...

Ngày 13-1-1889, tàu Biên Ḥa cập bến thủ đô Alger của Algeria. Tại đây, nhà vua được chính quyền tiếp đón đàng hoàng và được nhiều học sinh người Việt t́m đến viếng chào. Nhà vua được cấp Villa des Pins (biệt thự Hiên Tùng) sang trọng, nằm gần Alger. Ông cũng được viên toàn quyền Pháp tại Algeria là Tirman tiếp kiến và mời cơm thân mật tại gia đ́nh.

Không chịu khuất phục

Mười ngày đầu, cựu hoàng tạm trú tại L'hotel de la Régence (Toà nhiế p chính). Sau đó, ông được chuyển về ở Villa des Pins (Biết thự Rừng thông) cách Alger 5 cây số.

 

Vua Hàm Nghi ở tại Algeria nhưng thái độ bất hợp tác của vua tỏ rơ ngay từ đầu. Thời gian khởi nghĩa nhà vua thường nói rằng ḿnh thà chết trong rừng hơn là trở về làm vua mC3 bị người Pháp kiềm tỏa. Ngay trước thời điểm lên tàu đi xa, có cơ hội về thăm gia đ́nh, thăm người mẹ đang đau nặng, nhưng nhà vua cự tuyệt: “Tôi thân đă tù, nước đă mất, c̣n dám nghĩ chi đến cha mẹ, anh chị em nữa!”.

Ngày 24-1, Toàn quyền Tirman tiếp kiến và mời cựu hoàng ăn cơm gia đ́nh. Ít ngày sau, qua Toàn quyền Tirman, cựu hoàng nhận được tin thân mẫu là Bà Phan Thị Nhàn (vợ thứ của Ngài Hồng Cai, Hoàng Tử thứ 26 của vua Thiệu Tr ) - đă từ trần vào ngày 21-1-1889 tại Huế. Thân phụ mất (1876) lúc cựu hoàng mới 5, 6 tuổi. Đến nay lại được tin thân mẫu qua đời, cựu hoàng đau khổ vô cùng.

Gần mười tháng tiếp đó, cựu hoàng không chịu học tiếng Pháp. Ông cho rằng tiếng Pháp là thứ tiếng của dân tộc đă cướp nưBc Việt Nam, không học làm ǵ. Mọi việc giao thiệp đều qua thông ngôn Trần B́nh Thanh. Nhưng dần dần ông thấy người Pháp ở Algérie không phải là loại người Pháp thực dân ở xứ An Nam, không những họ không thù hận ông mà trái lại họ c̣n quư mến và giúp đỡ ông. Đến tháng 11-1889, cựu hoàng chịu học tiếng Pháp với giáo sư Néopol.

Sau mấy năm học tập, cựu hoàng nói và viết tiếng Pháp giống như một người Pháp. Tuy nhiên, ông luôn nói tiếng Việt và=2 0ăn cơm Việt Nam do những người bên Việt Nam cử qua phục vụ. Cựu hoàng giao du quen thuộc với nhiều trí thức nổi tiếng Pháp. Năm 1899, cựu hoàng được qua thăm Pháp. Trong những ngày tham quan thủ đô Paris, cựu hoàng được xem triển lăm tranh của Gauguin (1848-1903), về sau vẽ tranh, cựu hoàng đă chịu ảnh hưởng của phong cách=2 0Gauguin.

Người dân Alger th́ quen gọi vua Hàm Nghi với cái tên thân thiện là “ông hoàng An Nam” (Prince d'Annam), bởi nhà vua luôn nói tiếng Việt, đầu búi tó, đội khăn vành, vận áo dài đen, quần trắng, ăn các món ăn của người Việt do người Việt nấu... Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: “Về sau khi tiếp xúc với nhiều người, gặp nhiều người Pháp tốt, nhà vua nhận ra không phải người Pháp nào cũng là kẻ thù và ông mới chịu theo học tiếng Pháp đến m c thông thạo”. Nhà vua cũng thường vẽ tranh, chụp ảnh như là những thú vui tao nhă trong đời sống của ḿnh.

Khi đă tiếp cận, học hỏi nhiều điều từ văn hóa, văn minh Pháp, có người ca ngợi lịch sử nước Pháp trước mặt ông, nhà vua không bàn căi mà chỉ đáp lời: “Lịch sử nước Pháp r=E 1t hấp dẫn tôi nhưng lịch sử nước tôi cũng hấp dẫn tôi không kém!”...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kết luận: “Vua Hàm Nghi giao du quen thuộc với nhiều trí thức nói tiếng Pháp; nhiều quan chức cao cấp của Pháp rất trọng nể tinh thần yêu nước và phong cách sống phương Đông của ông”. Ông Tôn Thất Hanh, nguyên chủ tịch hội đồng Nguyễn Phước tộc, nói: “Vua Hàm Nghi là biểu tượng của sự chống đối đối với thực dân Pháp từ trẻ đến già, với cái tâm thật trong sáng!”.

Tác giả Bửu Diên - Hoàng Oanh, trong đặc san tưởng niệm Ba vị hoàng đế cách mạng Hàm Nghi - Thành Thái - Duy Tân do hội đồng hoàng tộc Nguyễn Phước hải ngoại ấn hành năm 2004, nhận xét: “Cuộc đời sóng gió, ḷng yêu nước và đức độ của vua Hàm Nghi 1ă cảm hóa được nhiều người bạn ngoại quốc”, thông qua nhắc lại tường thuật của cô Blanche - con gái vị đại tá tư lệnh Alger thời bấy giờ đă viết về vua Hàm Nghi: “Nếu Người bằng ḷng trở lại ngôi báu th́ người Pháp chúng tôi rất vui mừng v́ Người đă được dân chúng và sĩ phu sùng bái. Ḷng yêu tổ quốc, yêu quê hương, yêu đồng bào của Người lớn hơn cả chiếc ngai vàng. Tôi yêu mến tổ quốc của tôi nên tôi rất quí20trọng những người yêu tổ quốc của họ!”.

Một gia đ́nh Việt giữa xứ người

Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Đắc Xuân, vào đầu thế kỷ 20, thông qua một người Pháp, vua Hàm Nghi viết thư về Huế yêu cầu gửi hai người cháu là Bửu Thùy và Bửu Phong, con của công tử Ưng Uyển, anh cùng cha khác mẹ với ḿnh, sang Alger ở cùng.

Vợ ông Ưng Uyển, là con gái của đại thần Nguyễn Hữu Độ, không đồng ư. Đến năm 1904, khi đă 33 tuổi, vua cưới vợ là cô Marcelle Laloe, con gái ngài luật sư chánh án ṭa thượng thẩm Alger. Ngài Laloe góa vợ, có một con gái duy nhất, là người rất được trọng vọng đối với dân bản xứ, có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của vị vua nước Nam đang lưu vong nên đă gả con gái cho.

http://img.photobucket.com/albums/v416/Cha_IGI/Dam_cuoi_vua_HamNghi.jpg

Ngày cưới, vua Hàm Nghi vẫn phục sức kiểu Việt với áo dài, khăn đóng, búi tóc cổ truyền, đi trên chiếc xe song mă rước vị hôn thê đến nhà thờ làm lễ.

http://img.photobucket.com/albums/v416%20%20/Cha_IGI/Dam_cuoi_vua_HamNghi3.jpg

Những bức ảnh tư liệu cho thấy hàng ngh́n người đă theo dơi lễ cưới của vị vua An Nam, và đây trở thành một sự kiện văn hóa của người dân trong vùng.

http://img.photobucket.com/albums/v416/Cha_IGI/Dam_cuoi_vua_HamNghi5.jpg

Vợ theo Thiên Chúa giáo, vua Hàm Nghi tuy không theo đạo nhưng rất tôn trọng vợ, thỉnh thoảng có đến nhà thờ, và hai người sống với nhau rất hạnh phúc cho đến cuối đời.

http://img.photobucket.com/albums/v416/Cha_IGI/Dam_cuoi_vua_HamNghi2.jpg

Nhà vua có ba người con, con đầu ḷng là hoàng nữ Như Mai sinh năm 1905, năm 1908 có thêm cô con gái kế là Như Lư và đến năm 1910 sinh con trai út Minh Đức.

Ư thức về sự đày ải suốt cuộc đời, biệt th Hiên Tùng được vua đổi tên thành biệt thự Gia Long, trong đó xây một cổ lâu theo kiểu kiến trúc Việt truyền thống, biến thành nơi để thờ phụng, tế tự ḍng tộc nhà Nguyễn. Ông thường bảo: “Các con chưa thể được làm người dân Việt Nam tốt th́ hăy là những người Pháp tốt”.

Cách sống và cách dạy con dựa trên tinh thần Việt của nhà vua đă tác động tích cực nên các con ông đều trở thành người rất có tư cách. Con gái đầu Như Mai năm 1925 đă đỗ đ ầu kỹ sư nông học tại Trường canh nông Quốc gia Grignon, là người phụ nữ đầu tiên đỗ đầu trường này.

Bà không lập gia đ́nh mà đem tri thức giúp dân nghèo cải tạo nông nghiệp tỉnh Dordogne, biến vùng đất nghèo trở nên giàu có. “Bà chúa nước Nam” theo cách gọi của dân địa phương đă dựng được một lâu đài lớn tại làng Thonac, về sau biến một phần đất trở thành nghĩa trang gia đ́nh, nơi đặt di hài vua Hàm Nghi hiện nay.

Người con gái kế Như Lư đang học đại học ngành dược đă bỏ học đi lấy chồng là một nhà quí tộc thành công trong nghề nông, sinh được ba người con, hiện đang sinh sống tại Pháp. Phần hoàng thân Minh Đức, cũng như bao nhiêu thanh niên Pháp, phải đi lính trong Thế chiến thứ 2. Theo tác giả Nguyễn Xuân Thọ, sau thế chiến hoàng thân ở trong quân đội Pháp với cấp thiếu tá.

Sau khi Đức thua trận, ông được lệnh đưa đi Việt Nam trong hàng ngũ quân Pháp, nhưng ông thẳng thừng từ chối. Ông Jean De Latour Dejean - một đại sứ làm việc cho Bộ Ngoại giao Pháp, từng là sĩ quan, bạn thân và l0 đồng đội với ông Minh Đức lúc ấy - kể câu chuyện hoàng thân tuyên bố với Chính phủ Pháp rằng ông không thể cầm súng bắn lại đồng bào ông. Nếu Chính phủ Pháp muốn đưa ông ra ṭa án binh th́ cứ đưa. Ông không chịu đi qua Việt Nam để đánh giặc cho Pháp, chống lại Việt Nam.


Đă gần ngày về với quê nhà

Nhiều sử liệu cho rằng vua Hàm Nghi mất vào ngày 4-1-1943; tuy nhiên ông Nguyễn Đắc Xuân dẫn theo lời bà Như Lư cho rằng vua mất vào ngày 14-1-1944, tại biệt thự Gia Long và an táng ngay tại đây. Đến năm 1962, khi Algeria độc lập th́ biệt thự Gia Long được trả về cho Algeria và ba năm sau di hài nhà vua được chuyển về cải táng ở khu lăng mộ tại làng Thonac, trong khu vực lâu đài của trưởng nữ Như Mai ở tỉnh Dordogne.

http://farm2.static.flickr.com/12%20%2029/1354357196_4172ad99eb_o.jpg

Ông Xuân cho biết khu lăng mộ hiện có năm hài cốt gồm: vua Hàm Nghi, bà Marcelle Laloe - vợ vua (mất năm 1974), bà quản gia (mất 1941), ông Minh Đức (mất 1990) và bà Như Mai (mất 2000). Theo ông Xuân, nếu đưa về Huế nên thiết kế một khu lăng mộ riêng cho phong trào Cần Vương và cải táng vua Hàm Nghi và gia đ́nh, cùng việc bố trí các chí sĩ trong phong trào Cần Vương như: Tôn Thất Thuyết, Tôn Thất Thiệp, Tôn Thất Đạm... để vừa trở thành điểm tưởng niệm, tham quan học hỏi...

Đến nay tE1nh Thừa Thiên - Huế đă bước đầu thống nhất phương án chọn địa điểm đặt nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho vua Hàm Nghi tại vùng đồi Thủy Xuân - TP Huế. Đó là một khu đất nằm kề các khu lăng những người thân của vua gồm lăng người cha Kiên Thái vương và hai vua anh là Đồng Khánh và Kiến Phúc (nằm trong khu vực lăng Tự Đức)...

(trích đăng từ Báo Người Lao Động số Xuân 2004 của Tác giả Nguyễn Đắc Xuân)

 

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fvnmedia.vn%2Fimages_upload%2Fsmall_140034.JPG&w=-1&v=1b7502b662947b76d58dcc189e6d5e5e

Di ảnh vua Hàm Nghi thờ tại lâu đài De la Nauche

 

Vua Hàm Nghi và câu chuyện cổ tích kỳ lạ 

 

Vũ Thanh (dịch từ bài của GS.TS. N.L.Nikulin gửi trước khi mất)

 

Cuộc đời và những câu chuyện kể về vua Hàm Nghi - vị vua tài năng và có số phận kỳ lạ không chỉ được ghi lại trong lịch sử của nước Việt Nam, mà c̣n đi vào văn học, tiểu thuyB At nước ngoài như một câu chuyện cổ tích thần kỳ.

 

Hàm Nghi - Vị vua tài năng có một số phận không b́nh thường

Khi có dịp đến thăm Huế, tôi đă lang thang rất lâu khắp Kinh đô, khắp các cung điện, đền miếu, lăng tẩm kỳ bí.
Ở đây tôi được thưởng ngoạn một nền kiến trúc phức tạp, tinh tế, đẹp mê hồn, ngAm nh́n phong cảnh Huế tuyệt vời từ cửa Ngọ Môn, hít thở thật sâu bầu không khí kỳ lạ của cố đô được ḥa quyện bởi hơi mát của biển và ḍng sông Hương huyền diệu.
Ḷng đầy xúc động, tôi đứng trước ngai vàn g triều Nguyễn, ngẫm xem những ai đă từng ngồi trên chiếc ngai vàng này, và đặc biệt tôi nghĩ về một người trong số họ, một con người rất đỗi tài năng và có một số phận không b́nh thường.
Tên tuổi ông không chỉ gắn liền với những sự kiện lớn lao trong lịch sử cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp, mà c̣n là sự khởi đầu cho nền hội họa hiện đại Việt Nam.
Tên tuổi ông cũng gắn liền với một trong những cuộc tiếp xúc trực tiếp sớm nhất trong lịch sử quan hệ văn hóa Việt - Nga và đó cũng là một trang tuyệt vời trong lịch sử văn hóa nhân loại nói chung.

 

Nguyên mẫu của=2 0một tác phẩm
Có thể nói, từ nửa cuối thế kỷ XVIII, các nhà văn Nga đă bắt đầu quan tâm ngày càng nhiều đến các quốc gia phương Đông và nền văn hóa của họ. Chính v́ vậy mà suốt thế kỷ XIX, nền văn hóa Nga, ở mức độ nào đó, đă trở nên giàu có màu sắc thẩm mỹ hơn nhờ nắm bắt được một cách nghệ thuật thực tại của các nước phương Đông, cùng với nền văn hóa và nghệ thuật của họ, trong đó có Việt Nam, mặc dù sự tiếp xúc với Việt Nam là rất ít. Nhưng các nhà văn Nga vẫn luôn quan tâm đến nỗi đau tinh thần=2 0của nhân dân Việt Nam với một t́nh cảm chân thành.
Tôi đă được xem một tác phẩm của nền văn học Nga, in năm 1903, viết về vấn đề này. Nguyên mẫu của tác phẩm là một nhân vật l=E 1ch sử. Người ta c̣n lưu giữ được chân dung thật của ông. Tấm ảnh cũ chụp một người trong trang phục truyền thống của các nho sĩ Việt Nam, đầu đội khăn xếp, nét mặt suy tư toát lên vẻ đẹp tinh thần. Đó là một khuôn mặt thông minh, tài ba, có tâm hồn và đầy trách nhiệm.

 

Vua Hàm Nghi thời trẻ

 

http://farm3.static.flickr.com/2264/2080253222_055a205720_o.jpgVua_Ham_Nghi da AnhThang88.

 

Trong giai đoạn lịch sử hết sức cam go, khi đất=2 0nước Việ t Nam của ông đang nằm dưới ách thống trị của bọn thực dân, năm 1884 ông lên ngôi vua khi mới 13 tuổi, trước ông, chỉ trong một thời gian ngắn, đă có hai ông vua trẻ bị truất quyền. Có tư tưởng phản kháng chính quyền thực dân, nhà vua lập tức trở thành người đứng đầu phong trào khởi nghĩa Cần Vương yêu nước.
Bọn thực dân t́m cách sát hại ông. Khi ông trốn vào vùng rừng núi chúng đă truy lùng ông ráo riết. Cho tới năm 1888 nhà vua bị bắt do có kẻ phản bội.
Chúng đưa ông đi đày ở tận Bắc Phi - Angiêri. Và tại đây, theo nhà Việt Nam học người Nga V.V. Remartruc, mùa xuân năm 1902, trên đường về Nga, nữ văn sĩ Tachiana Lvôpna Sepkina-Kupernhic đă gặp vị vua Việt Nam đang bị lưu đày - Hàm Nghi. Các tài liệu lịch sử hiện c̣n lưu trữ cũng đă=2 0xác đị nh điều này.
Nữ văn sĩ 28 tuổi này, đến thời điểm đó rất được công chúng của đất nước ḿnh ái mộ với tư cách là một cây bút hấp dẫn, có học vấn. Bà có một t́nh yêu tha thiết với sân khấu và văn học. Bà tán đồng những tư tưởng tự do, dân chủ của thời đại ḿnh. Tachiana Lvôpna có tư chất nghệ sĩ, đầy sức sống, rất tài năng, nổi bật bởi sự cần mẫn phi thường, thông thạo nhiều ngôn ngữ châu Âu.
Thiếu bà khó có thể h́nh dung được lịch sử sân khấu Nga nửa đầu thế kỷ XX. Sân khấu là vận mệnh của bà. Cụ cố của bà là nghệ sĩ Nga vĩ đại M.C. Sepkin. Từ thời thơ ấu Tachiana Lvôpna đă hít thở bầu không khí của nhà hát. 18 tuổi bà đă là tác giả vở kịch "Bức tranh mùa hè" đ ợc dàn d=E 1ng ở Maxcơva trên sân khấu của Nhà hát Malưi danh tiếng vào năm 1892. Sau đó tiếp tục là những vở kịch khác của bà. Từ 1894 cho đến cuối đời nữ văn sĩ đă dịch ra tiếng Nga nhiều vở kịch của các nhà viết kịch phương Tây như Sêcxpia, Lôpơ đơ Vega, Môlie, Gônđôni, P.B. Seriđan và nhiều tác giả khác.

 

Bà có cuốn du kư hai tập mang tên "Những bức thư từ phương xa" (1903-1913) viết về những chuyện kỳ lạ ở nước ngoài. Nguyên mẫu của nhân vật trong một truyện kư ở tập I là vua Hàm Nghi. Truyện có nhan đề Hoàng tử Ly Tdong (mà không phải Hàm Nghi), người mà trong các thư từ trao đổi, Tachiana Lvôpna và những người quen của bà gọi là Hoàng tử An Nam, hoặc theo kiểu Pháp: Pr ince d’ Annam.

  0D

Câu chuyện cổ tích thần kỳ
http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/53/2008/05/cung%20dien%20Hue.jpgTrong phần đầu tác phẩm của ḿnh, Sepkina-Kupernhic đă phủ lên nhân vật một bức màn cổ tích lăng mạn, đôi chỗ bà phải lược bỏ những chi tiết có thật. Đối với nữ văn sĩ th́ chân dung tâm lư của nhân vật là quan trọng hơn; từ đây để bảo vệ họ, tên thật được thay thế bằng những cái tên hư cấu như trong trường hợp Hàm Nghi. Sự thay đổi tên tuổi c̣n có thể giải thích bằng lư do tránh sự kiểm duyệt.
Có thể thấy rơ rằng - khi đối chiếu các sự kiện trong cuộc đời Hàm Nghi và nhân vật trong truyện kư của Tachi ana Lvôpna như: nơi tù đày, biệt thự cách không xa thành phố Angiê, tài năng nghệ sĩ, sE1 quan tâm đến học thuyết Nho giáo v.v..., và rằng trong tác phẩm của bà c̣n lưu giữ rất nhiều diện mạo tinh thần và vóc dáng thực sự của Hàm Nghi - truyện kư đă dựa trên cơ sở tài liệu thuần túy và nhân vật hoàn toàn đồng nhất với Hàm Nghi.

Nữ văn sĩ đă vẽ nên bức tranh với những đặc điểm của đất nước Việt Nam. Đó là một bức tranh kỳ lạ về một đất nước thuộc vùng văn hóa Viễn Đông. Bà đă nhiều lần nhấn mạnh đến nét nhỏ nhắn, duyên dáng của những con người từ đất nước “phương Đông xa xôi” - những đặc điểm đập ngay vào mắt người nước ngoài từ cái nh́n đầu tiên khi làm quen với những người Việt Nam có văn hóa. Vị hoàng tử “được dạy dỗ bởi những bậc hiền triết của đất nước ḿnh”, “theo đạo Nho và tôn thờ những giáo lư của nó".
Nhân vật truyền thống của truyện cổ tích thần kỳ thường là các hoàng tử, thế tử, mà không phải là vua, càng không phải là những ông vua bị hạ bệ.
Theo tinh thần của truyện cổ tích, việc xâm lược của bọn thực dân trên đất nước của hoàng tử đă được kể lại: “Vào một buổi sáng bất hạnh xuất hiện những người phương Tây cùng với vũ khí sáng ḷa và những viên đạn thảm khốc, chúng đem lại sự hủy hoại.” (Sepkina-Kupernhic, tr.392).
Tiếp theo, tính cổ tích của truyện bị vi phạm bởi việc kể lại một cách chân xác những sự kiện lịch sử có thực: “Chàng bị bọn thực dân bắt và bị đưa đi đày. Theo s1 lựa chọn của những ông chủ mới của đất nước chàng - trên ngai vàng của cha ông chàng đang ngự trị những bóng ma câm lặng, - c̣n chàng th́ bị giữ làm con tin vĩnh viễn, suốt cuộc đời.” (Sepkina-Kupernhic, tr.392). Nếu đó đúng là truyện cổ tích th́ có lẽ đây sẽ là một câu chuyện cổ tích thật khủng khiếp. Buộc phải dời khỏi quê hương ḿnh, hoàng tử bị đưa đi đày ở Bắc Phi: “Ở đó là Tổ quốc chàng; c̣n ở đây là bậc thang để đi đến nấm mồ.” (Sepkina-Kupernhic, tr.396).

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/53/2008/05/539Palais_small.jpg
Cuộc sống trong hoàng cung H uế xưa (Ảnh nguồn: belleindochine.free.fr)

Câu chuyện cổ tích của Tachiana Sepkina-Kupernhic kết thúc bằng=2 0những t́nh tiết chân thực : “Dáng dấp nhỏ bé của hoàng tử (chàng xuất hiện giữa chúng tôi, giữa những bạn bè chung) trong bộ trang phục nửa Âu nửa Á, ngay lập tức đă lôi cuốn sự chú ư của tôi. Chiếc khăn xếp màu trắng trùm trên mái tóc đuôi sam, chiếc áo dài màu đen với ống tay áo rộng buông xuôi được lót bằng lụa tơ tằm màu xanh tươi (màu xanh của quê hương chàng); nước da vàng ngăm đen mang sắc màu của chiếc ngà voi lâu năm; c̣n rất buồn và rất thông minh là đôi mắt đen hơi xếch lên phía thái dương; tay và chân chàng nhỏ nhắn - Tất cả điều đó khiến tôi nghĩ về một bức tượng quư giá, được chạm trổ bằng bàn tay tài hoa của một nghệ sĩ phương Đông” (Sepkina-Kupernhic, tr. 394).

 

 

 

Tất nhiên, chiếc khăn xếp màu trắng là màu quốc tang. Hàm Nghi không dùng để che mái tóc đuôi sam, mà che búi tóc truyền thống mà các nhà nho Việt Nam thường để. Nhưng toàn bộ chi tiết của quần áo và vẻ ngoài, rơ ràng, được tái hiện lại từ một người có tài quan sát.

Tới thời gian của cuộc gặp gỡ này, vua Hàm Nghi đă thông thạo tiếng Pháp. Khi đến Angiêri, trong lúc bị cưỡng bức đi đày, thời gian đầu ông đă định sống thu ḿnh lại, chính xác hơn là cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Cách sống này không chỉ là thái độ cực đoan của tuổi trẻ mà trước hết là của sự khó chịu v i những ǵ liên quan tới thực dân, tới “bọn Tây”.

 

Cùng với điều đó, Hàm Nghi c̣n giữ lại cho ḿnh nhiều thói quen như khi c̣n sống trong cung đ́nh Huế. Nữ văn sĩ Nga đă dẫn ra t́nh tiết sau: bên cạnh hoàng tử luôn có hai người trẻ tuổi từ các gia đ́nh trí thức Việt Nam, họ tự nguyện theo ông trong cảnh tù đày.
“Họ đi lại nhẹ nhàng dường như không có tiếng động trên những chiếc đế gi=C 3y màu trắng. C̣n khi hoàng tử quay về phía họ hỏi bằng tiếng mẹ đẻ, họ trả lời ŕ rầm chỉ đủ để nghe, giống như tiếng của những chiếc chén trà Trung Hoa nhỏ nhắn chạm nhau và ngân vang trên khay nước.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 400). Ở đây, nữ văn sĩ đă ghi nh=E 1n cung cách tinh tế, lịch thiệp, tôn kính của giới quư tộc Việt Nam với nhà vua, mặc dù họ đang ở tại nơi tù đày của bọn thực dân.
Rơ ràng, lúc đầu vua Hàm Nghi đă chối từ việc học tiếng Pháp, tiếng của “bọn Tây”. Nhưng ông nhanh chóng thay đổi quan điểm của ḿnh. Ông quan tâm đến văn hóa châu Âu, say mê âm nhạc, và điều cơ bản nhất - ông hết sức yêu thích hội họa. Hơn nữa, hội họa trở thành niềm ham thích của ông, nuôi dưỡng cuộc đời ông, thành nghề nghiệp của ông.

 

Số phận đă khiến ông cũng là người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh v́ tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà c̣n cả tro ng lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai tṛ tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hoá của dân tộc ḿnh.

Vua Hàm Nghi - một hoạ sĩ

Dáng dấp lạ lẫm, gợi cảm cùng với sự trang nhă của hoàng tử và sự bí ẩn của chàng đă tạo nên mối thiện cảm lớn lao trong ḷng nữ văn sĩ Nga. Và bà cùng với bạn bè của ḿnh đă trở thành khách20mời tại nhà ông, nơi mà bên cạnh những bản thảo và nhạc cụ (cả Đông và Tây), bên cạnh các bản nhạc (mà giữa chúng có cả các tác phẩm của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Mikhain Ivanôvich Glinka), th́ thu hút sự chú ư của khách lại là những bức tranh do chính hoàng tử vẽ, chúng chứng tỏ cho khách thấy tài năng ng hệ thuật của ông.

Ở đó c̣n có chiếc giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trong biệt thự của hoàng tử, nữ văn sĩ Nga c̣n nh́n thấy “ những vật quư giá và thiêng liêng như: Những tấm lụa quư treo tường, cùng với những câu danh ngôn của Khổng phu tử được dát bằng vàng trên lụa, những nhạc cụ của đất nước chàng, những cuộn bản thảo, mực và bút trên bàn viết, những chiếc chiếu cói trên nền nhà. Ở một chỗ kh=C 3c trong nhà là cây đàn dương cầm, chiếc viôlông, những bản nhạc, giữa chúng tôi t́m thấy Glinka của chúng ta, và giá vẽ cùng với bản thảo dang dở. Trên những chiếc bàn khắp nơi là phác thảo của hoàng tử, tranh của chàng, chúng cho tôi biết rằng trong thân h́nh nhỏ bé như chiếc ngà voi kia ẩn giấu tâm hồn của một nghệ sĩ=2 0lớn. ” (Sepkina-Kupernhic, tr.398). Qua nhận xét này của nữ văn sĩ - một người có tầm hiểu biết nghệ thuật sâu rộng, đă biểu lộ niềm kính trọng lớn lao đối với Hàm Nghi.

Vua Hàm Nghi vẽ ǵ trong những bức tranh đầu tiên của ḿnh? Nữ văn sĩ đă thông báo ngắn gọn điều đó: “ Khu vườn của chàng... Những cửa ṿm kiểu La Mă ở Tamgađa, cảnh hoàng hôn trên biển..., cảnh điêu tàn của Kôxntantina và cánh rừng cọ El-Kantari, mái ṿm trắng của nhà mộ Marabi, những trẻ em da đen - tất cả đều sống động, hiện lên trên nền vải. ” (Sepkina-Kupernhic, tr. 398). Rơ ràng, nhà vua đă vẽ mẫu thực tất cả những ǵ ông có thể quan sát được trực tiếp.

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fwww.tuanvietnam.net%2FLibrary%2FImages%2F53%2F2008%2F05%2Fhinh%2520anh%2520sach%2520ve%2520Ham%2520Nghi.jpg&w=-1&v=25eeaf0e8332aeec6d6b1b6fdc1da476 
H́nh chụp một cuốn sách về Vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp

Nữ văn sĩ đă viết một đoạn cần thiết để lồng vào thiên truyện kư của ḿnh, nói về bi kịch sâu kín của hoàng tử và đất nước thân yêu, cùng với khát vọng về tự do, về nền độc lập trước bọn thực dân của chàng. Trong số những người tới làm khách, có một người dường như muốn tỏ sự quan tâm tới chàng: “ Thật là có lỗi, nếu như không triển lăm những tC3c phẩm của ḿnh ở Pariss, thưa hoàng tử ? - Một phụ nữ xinh đẹp người Pháp có mặt ở đó hỏi một cách nông nổi. Hoàng tử hơi tái mặt, chàng tỏ ra hào hiệp, lịch sự nhưng vẫn trả lời một cách dứt khoát: - Tôi lại cho rằng, sẽ là có lỗi nếu triển lăm những bức tranh của ḿnh ở Pariss! ”( Sepkina-Kupernhic, tr.399).

Ư thức tự hào và ḷng tự trọng về đất nước thân yêu bị xúc phạm được biểu hiện trong câu trả lời tế nhị và giàu ư nghĩa của hoàng tử. “ Và ư nghĩa chân chính của câu trả lời này đă thức tỉnh tôi! ” - nữ văn sĩ kết luận. Hoàng tử đă có thể cởi mở với nữ văn sĩ hơn là với những người Pháp về những quan điểm chính trị của ḿnh với niềm xúc động khi nhớ về Tổ quốc.

Vua Hàm Nghi và ước mơ về nước Nga không thành hiện thực

“ Nhưng rơ ràng rằng, chàng không muốn và không có thói quen nói chuyện với những kẻ xâm lược đất nước ḿnh và cái ǵ đang rung động trong trái tim chàng, đang muốn t́m kiếm lối thoát, chàng có thể dễ dàng cởi mở với một người sinh ra ở đất nước N ga xa xôi. Chàng tin rằng, sự động chạm của bàn tay tôi sẽ không thể làm đau chàng, và lần đầu tiên thật bất ngờ, chàng đă bắt đầu nói với tôi về chính Tổ quốc ḿnh .” (Sepkina-Kupernhic, tr. 402). Nữ văn sĩ đă thấy cần phải nhấn mạnh: “ Và cuộc nói chuyện của chúng tôi đă bắt đầu: đó là cuộc đối thoại giữa hai người khác nhau, hai nền văn minh, hai chủng tộc .” (Sepkina-Kupernhic, tr. 401).

Ở nhà văn Nga biểu lộ tư tư ng về sự bất thường của cuộc toạ đàm này, về ư nghĩa to lớn của sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chủng tộc, các nền văn minh và các dân tộc. Giữa nữ văn sĩ Nga và Hàm Nghi đă h́nh thành một t́nh bạn, một sự tin cậy lẫn nhau. Có thể nói rằng, những miền khác biệt của bầu trời văn hoá đă gặp gỡ nh au...

Cuộc đàm đạo đầy xúc động của hoàng tử với nữ văn sĩ Nga về Việt Nam - đất nước đang bị bọn thực dân nô dịch, niềm tin và mối thiện cảm của ông đối với bà (cuối cùng vào năm 1902 ông đă viết cho bà) - là những t́nh tiết quư báu trong lịch sử quan hệ văn hoá Nga - Việt. Hoàng tử c̣n cho bà biết rằng, ông đang viết bằng tiếng mẹ đẻ một cuốn sách bàn về học thuyết Nho giáo, “ Chàng không nói với ai về điều đó, nhưng điều đó tạo nên mục đích cuộc đời chàng ”.

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fwww.tuanvietnam.net%2FLibrary%2FImages%2F53%2F2008%2F05%2F100PalaisRoyalThaiHoaSalleTrone_small.jpg&w=-1&v=7835564bc460038fdec30e0948b79792

Ngai vàng trong điện Thái Hoà, Huế

Chàng kể về Kinh đô của ḿnh, “ về ngôi báu đang bị kẻ không có quyền được ngồi trên đó chiếm20đoạt ”, kể từ đó chàng “ đă bị tước mất quyền, thậm chí quyền được ngắm nh́n bầu trời thân yêu của ḿnh ” (Sepkina-Kupernhic, tr. 402). Như vậy là, vào năm 1902, nữ văn sĩ Nga Tachiana Sepkina-Kupernhic đă đàm đạo ở Angiêri với cựu hoàng Hàm Nghi về cố đô Huế của Việt Nam.

Vẫn c̣n có một chi tiết quan trọng: Hàm Nghi không chỉ biết về nước Nga, nghĩ về nó mà c̣n mơ ước được đến thăm mảnh đất này:

E2 Sau đó chàng nói:

- Tôi mong muốn được nh́n thấy những bông tuyết và những miền thảo nguyên của đất nước bạn...

- Hăy đến chỗ chúng tôi! - Tôi bật ra lời mà không hề suy nghĩ.

Hoàng tử cúi thấp đầu.

Lát sau chàng ngẩng lên nh́n tôi và mắt chàng đẫm lệ.

- Tôi là một con chim bất hạnh bởi sợi dây đang buộc chặt chân ḿnh. Chàng khẽ khàng thốt lên cùng với nụ cười thường lệ, nhưng lúc này nụ cười ấy đă trở nên đau đớn.” (Sepkina-Kupernhic, tr. 403).

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fwww.tuanvietnam.net%2FLibrary%2FImages%2F53%2F2008%2F05%2F07_caybachduong.jpg&w=-1&v=814b9c4f82a41dcc343d2867ec2d2625

Nước Nga - Ước mơ không thành hiện thực 

của Vua Hàm Nghi

Sepkina-Kupernhic đă cảm thấy và truyền đạt lại được toàn bộ tấn bi kịch sâu lắng trong ḷng vua Hàm Nghi, những k hát vọng cao cả và mối lo âu tới số phận của đất nước Việt Nam thân yêu của ông, nỗi buồn của nhà vua về cố đô Huế, truyền đạt lại cho chúng ta ngày nay mối quan tâm của Người tới nền triết học Nho giáo, tới âm nhạc (phương Đông và phương Tây), kể về tài năng nghệ thuật khác thường của nhà vua và=2 0sự quan tâm của Người tới nước Nga xa xôi…

Hàm Nghi không đạt được nguyện vọng là đến thăm nước Nga, không nh́n thấy những bông tuyết Nga. Nhưng tâm nguyện của ông, vào đầu thế kỷ XX - hầu như đă một trăm năm trước chúng ta - mơ ước được đến nước Nga, vẫn không hề bị quên lăng, bởi nữ văn sĩ Nga T.L. Sepkina-Kupernhic đă kể lại điều đó cho tất cả mọi người.

Bà đă thể hiện sự yêu thích thực ḷng tài năng hội hoạ của Hàm Nghi qua những bức tranh đầu tiên của nhà vua- hoạ sĩ. Cần phải lưu ư bạn đọc rằng, giai đoạn này, nền hội hoạ hiện đại của Việt Nam c̣n chưa h́nh thành, nó mới chỉ thực sự đang nảy sinh. Về những bức tranh được sáng tác trong thời gian trên, tôi mới chỉ được biết có một bức. Đó là tác phẩm “B́nh văn” của hoạ sĩ Lê Văn Miến, ra đời năm 1898 và được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.

http://thumbnail.xalo.vn/Image/?url=http%3A%2F%2Fimages.vietnamnet.vn%2Fdataimages%2F200805%2Foriginal%2Fimages1544544_80502binhvan.jpg&w=-1&v=9b033859dd704bcba96cca6eab219c4b

"B́nh văn" (1898) - Tranh: Lê Văn Miến

Vua Hàm Nghi là một trong những hoạ sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu - với thể loại tranh sơn dầu, bằng sự tính toán theo phép phối cảnh. HC3m Nghi cần phải được coi là người mở đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam . Và điều rơ ràng là ông đă trở thành một hoạ sĩ chuyên nghiệp.

Tất nhiên, đối với lịch sử hội hoạ Việt Nam, điều lư thú đặc biệt là những câu chuyện được kể về những bức tranh của vua Hàm Nghi, mặc dù đó chỉ là một vài bức. Quan trọng hơn, việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp sáng tạo của ông rơ ràng đă làm giàu có thêm nền văn hoá Việt Nam.

Nhưng ở đâu có thể c̣n đang lưu giữ những bức tranh của vua Hàm Nghi? Điều cần lưu ư thứ nhất là, bởi ông có thời gian sống rất lâu ở Bắc Phi, mất năm 1944 cũng tại đó và được mai táng trong khu vườn biệt thự Gia Long của ḿnh ở ngoại vi trước đây của thành phố El-Biar (ngày nay nằm trong phạm vi của Thủ đô Angiêri - thành phố Angiê), th́ việc trước hết là phải t́m kiếm ở chính nơi này.

Tiếp theo, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, khả năng rất lớn là những bức tranh của vua Hàm Nghi hiện đang c̣n ở Pháp. Đó là điều cần lưu ư thứ hai. Điều thứ ba, chúng tôi quan tâm đến một sự kiện đáng lưu ư trong cuộc đời Hàm Nghi từ tài liệu được lưu trữ. Năm 1902 ông đă đến Pariss. Mục đích của chuyến đi là để cưới con gái của Laloer - một quan chức lớn của nước Pháp.

Chúng tôi sẽ dẫn ra đây bức thư được gửi từ Paris của nữ văn sĩ Nga Maria Vxevôlôđôpna Krextôpxkaia cho bạn gái của bà là M. Theixa. Bức thư nói về chính M.V. Krextôpxkaia, người đă có mặt vào đầu năm 1902 tại Angiêri cùng với T.L. Sepkina-K upernhic; cha bà chính là nhà văn Nga nổi tiếng Vxevôlôđ Vlađimirôvich Krextôpxki, tác giả của cuốn tiểu thuyết được nhiều người biết đến Những vùng hẻo lánh ở Pêterburg , ông đă có mặt ở Sài G̣n vào năm 1880 và đă viết tặng thành phố Việt Nam này một kư sự tuyệt vời.

Bức thư viết cho M. Theixa đề ngày 19 tháng S1u năm 1902: “ Hoàng tử An Nam đă có mặt được một vài ngày ở Paris, tôi đă gặp chàng và ngay lập tức chàng đă hỏi thăm tin tức của cô bạn gái chưa chồng Tachiana (Sepkina-Kupernhic). Chàng nói: Tôi gần đây không hề nhận được tin tức của Tachiana, và muốn biết khi nào nàng sẽ tới Paris. Thời gian vừa rồi Tachiana có ở Maxcơva không nhỉ, tôi đă gửi thư đến đó, không hiểu nàng có nhận được không? Chúng tôi tập trung nhóm các bạn trẻ quen=2 0biết Hoàng tử An Nam để có mặt trong tiệc cưới của chàng sẽ tổ chức vào ngày 9 tháng Bảy ”.

Có đúng thế chăng, bức thư này mang đầy ư nghĩa? Hàm Nghi đă đi từ Angiêri đến Paris và đă gặp một người phụ nữ Nga, và ngay lập tức hỏi thăm tin tức về người bạn gái yêu quư của ḿnh, nữ văn sĩ Nga Tachiana.

C̣n nữa, vua Hàm Nghi đă trở thành trung tâm chú ư của những người phụ nữ Nga. Mọi chuyện thật sự đă xảy ra ở Paris, chứ không phải ở Maxcơva hay ở Peterburg. Ngoài ra, từ bức thư chúng ta c̣n biết rơ rằng: trong đám cưới của cựu vương Việt Nam vào ngày 9 tháng Bảy năm 1902 có mặt một phụ nữ Nga. Có thể ở đó c̣n có mặt những người Nga khác nữa.

Cũng cần biết rằng, cuộc hôn nhân của Hàm Nghi với con gái của Laloer đă cho ra đời hai người con gái. Cả hai đều là những người thành đạt và sống ở châu Âu. Chắc rằng con cháu họ vẫn c̣n ǵn giữ những bức tranh của hoạ sĩ Hàm Nghi.

Số phận đă khiến ông cũng là người sáng lập nền hội hoạ hiện đại Việt Nam. Vua Hàm Nghi có thể có vị trí vinh dự không chỉ trong lịch sử của cuộc đấu tranh v́ tự do chống lại chủ nghĩa thực dân, mà c̣n cả trong lịch sử nền nghệ thuật Việt Nam. Không đâu ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, một cựu hoàng lại có được một vai tṛ tương tự như vậy trong lịch sử nền văn hoá của dân tộc ḿnh.

Xem tiếp Vua Hàm Nhi Phần II

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18